1.Ý NGHĨA CỦA CHUYÊN ĐỀ:
Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới điều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước. Do đó các nước điều nhanh nhạy, linh hoạt, học hỏi nhanh để hòa mình vào dòng chảy cùng với thế giới và trong khu vực.
Việt Nam cũng không là trường hợp ngoại lệ. Để theo đuổi mục tiêu đó, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của minh như: gạo, café, cao su, hạt điều, gổ, thủy sản, dệt may, giày dép, dầu khí, hàng thủ công mỹ nghệ .
Việt Nam có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như văn hóa bản sắc dân tộc rất phù hợp với các ngành nghề thủ công truyền thống. Từ những nguyên liệu thô sơ có sẳn trong thiên nhiên, con người đã sáng tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sử dụng. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói chung cũng như các sản phẩm mây tre đan nói riêng của việt Nam điều mang một sắc thái, bản sắc rất riêng biệt qua đó người Việt Nam muốn gởi đến thế giới những thông điệp về tình yêu thiên nhiên, yêu hòa bình, hiếu khách và tinh thần đoàn kết dân tộc của người Việt.
Ở Việt Nam, ngành thủ công mỹ nghệ là một trong những ngành được chú trọng phát triển. Đặc biệt là hàng mây tre đan xuất khẩu, với ưu thế về nguồn nhân lực dồi dào, lượng vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh cũng như các nguyên liệu có sẳn và nhiều trong thiên nhiên. Việt Nam có thể đẩy mạnh hoạt động của ngành mây tre đan để vừa thu về giá trị xuất khẩu lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, vừa giải quyết được việc làm cho phần lớn người lao động.
Công ty tnhh Ds artex là một công ty họat động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Lĩnh vực chủ yếu mà công ty đang chú trọng đó là xuất khẩu mặt hàng mây tre đan nhập khẩu máy móc, nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất mặt hàng này. Đề tài (( Phân tích tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tnhh mỹ thuật Dương Sơn và giải pháp gia tăng xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty)) nhằm hiểu thêm về tình hình hoạt đông của công ty qua đó áp dụng những lý thuyết đã học vào thực tiễn nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho công ty.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Dựa vào tình hình kinh tế hiện nay, việc xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn bất cập vì gặp nhiều đối thủ cạnh tranh nên một số công ty đang cố gắng để khắc phục những nan giải đó.Do đó đề tài được đề ra nhằm mục tiêu:
-Phân tích tình hình xuất khẩu mây tre đan của công ty trong thời gian qua nhằm rút ra những kinh nghiệm và giải pháp cho kế hoạch kinh doanh cho những năm tiếp theo.
-Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của công ty làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch chiến lược mới.
-Giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.
-Làm tài liệu tham khảo cho công ty.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Với những mục tiêu đưa ra ở trên, để thực hiện và phát triển đề tài theo chiều sâu, rộng thì cần phải dựa vào phương pháp nghiên cứu sau:
-Phương pháp thống kê-tập hợp phân tích mô tả số liệu: dùng công cụ thống kê tập hợp số liệu, tài liệu của công ty sau đó tiến hành phân tích, đối chiếu, so sánh rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi.
-Phương pháp nghiên cứu marketing: sử dụng kênh phân phối, ma trận SWOT để nhìn nhận vấn đề rỏ nét hơn, làm nổi bật lên chiến lược phát triển kinh doanh của công ty.
-Phương pháp phân tích tài chính: dùng công cụ các tỷ số tài chính để tính toán xác định kết quả từ đó rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động của công ty.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
-Đề tài nghiên cứu việc kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty chủ yếu là xuất khẩu hàng mây tre đan trong phạm vi công ty tnhh Ds artex để nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây có chiều hướng phát triển như thế nào? Tăng hay giảm có thuận lợi và khó khăn ra sao để từ đó tìm ra giải pháp hoạch định kế hoạch cho tương lai.
- Dựa vào số liệu công ty cung cấp trong 4 năm gần đây đó là năm 2006, 2007, 2008, 2009 để có thể so sánh, tổng hợp đưa ra các nhận xét, nhận định.
61 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3284 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH mỹ thuật Dương Sơn và giải pháp gia tăng xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Ý NGHĨA CỦA CHUYÊN ĐỀ:
Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới điều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước. Do đó các nước điều nhanh nhạy, linh hoạt, học hỏi nhanh để hòa mình vào dòng chảy cùng với thế giới và trong khu vực.
Việt Nam cũng không là trường hợp ngoại lệ. Để theo đuổi mục tiêu đó, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của minh như: gạo, café, cao su, hạt điều, gổ, thủy sản, dệt may, giày dép, dầu khí, hàng thủ công mỹ nghệ…..
Việt Nam có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như văn hóa bản sắc dân tộc rất phù hợp với các ngành nghề thủ công truyền thống. Từ những nguyên liệu thô sơ có sẳn trong thiên nhiên, con người đã sáng tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sử dụng. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói chung cũng như các sản phẩm mây tre đan nói riêng của việt Nam điều mang một sắc thái, bản sắc rất riêng biệt qua đó người Việt Nam muốn gởi đến thế giới những thông điệp về tình yêu thiên nhiên, yêu hòa bình, hiếu khách và tinh thần đoàn kết dân tộc của người Việt.
Ở Việt Nam, ngành thủ công mỹ nghệ là một trong những ngành được chú trọng phát triển. Đặc biệt là hàng mây tre đan xuất khẩu, với ưu thế về nguồn nhân lực dồi dào, lượng vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh cũng như các nguyên liệu có sẳn và nhiều trong thiên nhiên. Việt Nam có thể đẩy mạnh hoạt động của ngành mây tre đan để vừa thu về giá trị xuất khẩu lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, vừa giải quyết được việc làm cho phần lớn người lao động.
Công ty tnhh Ds artex là một công ty họat động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Lĩnh vực chủ yếu mà công ty đang chú trọng đó là xuất khẩu mặt hàng mây tre đan nhập khẩu máy móc, nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất mặt hàng này. Đề tài (( Phân tích tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tnhh mỹ thuật Dương Sơn và giải pháp gia tăng xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty)) nhằm hiểu thêm về tình hình hoạt đông của công ty qua đó áp dụng những lý thuyết đã học vào thực tiễn nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho công ty.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Dựa vào tình hình kinh tế hiện nay, việc xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn bất cập vì gặp nhiều đối thủ cạnh tranh nên một số công ty đang cố gắng để khắc phục những nan giải đó.Do đó đề tài được đề ra nhằm mục tiêu:
-Phân tích tình hình xuất khẩu mây tre đan của công ty trong thời gian qua nhằm rút ra những kinh nghiệm và giải pháp cho kế hoạch kinh doanh cho những năm tiếp theo.
-Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của công ty làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch chiến lược mới.
-Giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.
-Làm tài liệu tham khảo cho công ty.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Với những mục tiêu đưa ra ở trên, để thực hiện và phát triển đề tài theo chiều sâu, rộng thì cần phải dựa vào phương pháp nghiên cứu sau:
-Phương pháp thống kê-tập hợp phân tích mô tả số liệu: dùng công cụ thống kê tập hợp số liệu, tài liệu của công ty sau đó tiến hành phân tích, đối chiếu, so sánh rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi.
-Phương pháp nghiên cứu marketing: sử dụng kênh phân phối, ma trận SWOT để nhìn nhận vấn đề rỏ nét hơn, làm nổi bật lên chiến lược phát triển kinh doanh của công ty.
-Phương pháp phân tích tài chính: dùng công cụ các tỷ số tài chính để tính toán xác định kết quả từ đó rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động của công ty.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
-Đề tài nghiên cứu việc kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty chủ yếu là xuất khẩu hàng mây tre đan trong phạm vi công ty tnhh Ds artex để nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây có chiều hướng phát triển như thế nào? Tăng hay giảm có thuận lợi và khó khăn ra sao để từ đó tìm ra giải pháp hoạch định kế hoạch cho tương lai.
- Dựa vào số liệu công ty cung cấp trong 4 năm gần đây đó là năm 2006, 2007, 2008, 2009 để có thể so sánh, tổng hợp đưa ra các nhận xét, nhận định.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU.
1.1.1 Khái niệm của xuất khẩu.
- Xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia
Cơ sở của hoạt động xuất khẩu hàng hóa là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa giữa hai nước. Khi việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia có lợi thì các quốc gia điều quan tâm và mở rộng hoạt động này
- Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất hiện lâu đời và ngày càng phát triển. Tuy hình thức cơ bản là trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước nhưng hiện nay nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau
- Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực , mọi điều kiện kinh tế từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng cho đến xuất khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất, từ máy móc thiết bị cho tới công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các quốc gia.
- Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về điều kiện không gian lẫn điều kiện thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong một hai ngày hoặc kéo dài hàng năm, có thể được tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu.
1.1.2.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp.
-Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và tiếp cận vào thị trường thế giới. Nếu thành công đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp mở rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình.
- Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tề hàng hóa nhiều thành phần sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Sản xuất hàng hóa xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động vào làm việc tạo ra thu nhập ổn định, tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm. Đây là một nhân tố thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
-Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu :Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ,cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc ,thiết bị ,công nghệ hiện đại .Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn :xuất khẩu ,đầu tư nước ngoài ,vay vốn ,viện trợ ,thu từ hoạt động du lịch ,các dịch vụ có thu ngoại tệ ,xuất khẩu lao động ...Xuất khẩu là nguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu
-Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ,thúc đẩy sản xuất phát triển .Xuất khầu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển.Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất ,kinh doanh ở những ngành liên quan khác.Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ ,giúp cho Sản xuất ổn định và kinh tế phát triển.vì có nhiều thị trường, dẫn đến có thể phân tán rủi ro do cạnh tranh .
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất ,tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả ,giảm chi phí và tăng năng suất .
-Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân.Xuất khẩu làm tăng GDP,làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân,từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa, là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế ,nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu ,xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu, là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng
II. CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CHỦ YẾU
1.2.1 Xuất khẩu tại chỗ
1.2.1.1 Khái niệm
Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu ngay chính đất nước của mình để thu ngoại tệ thông qua việc giao hàng bán cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo sự chỉ định của phía nước ngoài; hoặc bán sang khu chế xuất hoặc các xí nghiệp chế xuất đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
1.2.1.2 Đặc điểm
- Hợp đồng ký kết là hợp đồng ngoại thương
- Hàng hóa vật tư là đối tượng mua bán của hợp đồng không xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
- Các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan về xuất nhập khẩu tại chỗ (mở tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ) và các thủ tục khác để hoàn thuế.
1.2.1.3 Ưu và nhược điểm của phương thức này.
1.2.1.3.1 Ưu điểm.
Tăng kim ngạch xuất khẩu
Giảm rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu
Giảm chi phí kinh doanh xuất khẩu : chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm hàng hóa.
1.2.1.3.2 Nhược điểm.
Thủ tục xuất khẩu khá phức tạp
1.2.2 Xuất khẩu ủy thác.
1.2.2.1 Khái niệm.
Đây là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh dịch vụ thương mại thông qua qua nhận xuất khẩu hàng hóa cho một doanh nghiệp khác và được hưởng phí trên việc xuất khẩu đó.
1.2.2.2 Đặc điểm.
Thương nhận được ủy thác cho thương nhân khác xuất khẩu, nhập khẩu hoặc được nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu từ thương nhân khác các loại hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngưng xuất khẩu, hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngưng nhập khẩu.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, bên ủy thác hoặc bên nhận thác phải các giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu trước khi hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác.
Các tổ chức, cá nhân Việt Nam không phải thương nhân trên cơ sở hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật, được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho nhu cầu của tổ chức và cá nhân đó, trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngưng xuất khẩu, hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngưng nhập khẩu.
Quyền lợi và nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác, nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
1.2.2.3Ưu và nhược điểm của phương thức này.
1.2.2.3.1 Ưu điểm.
Ở khía cạnh nào đó, phương thức xuất khẩu này làm tăng tiềm năng kinh doanh xuất khẩu cho công ty nhận ủy thác: duy trì khách hàng, thị trường,…
Phát triển hoạt động thương mại dịch vụ tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
Tạo việc làm cho phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.
1.2.2.3.2 Nhược điểm
Có thể phải bị tham gia vào các tranh chấp thương mại
Bên ủy thác xuất khẩu không thực hiện tốt nghĩa vụ: thủ tục và thuế xuất khẩu… bên nhận ủy thác chịu trách nhiệm liên đới
Gia công hàng xuất khẩu
1.2.3.1Khái niệm
Là phương thức sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức trước; người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền gia công
1.2.3.2 Các hình thức gia công quốc tế
1.2.3.2.1Nhận nguyên liệu, giao thành phẩm
Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm (không chịu thuế quan) cho bên nhận gia công chế biến sản phẩm và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Trong trường hợp này, trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công. Thực chất đây là hình thức “làm thuê” cho bên đặt gia công, bên nhận gia công không có quyền chi phối sản phẩm làm ra.
Đây là hình thức gia công xuất khẩu chủ yếu vì công nghiệp sản xuất nguyên liệu của Việt Nam chưa phát triển, chưa tạo được nguyên liệu có chất lượng cao.
1.2.3.2.2 Mua đứt, bán đoạn dựa trên hợp đồng mua bán dài hạn với người nước ngoài.
Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường hợp này, quyền sở hữu về nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công. Vì vậy, khi nhập trở lại các bộ phận giá trị thực tế tăng thêm đều phải chịu thuế quan. Thực chất đây là hình thức bên đặt gia công giao nguyên vật liệu, giúp đỡ kỹ thuật cho bên nhận gia công và bao tiêu sản phẩm.
1.2.3.2.3 Kết hợp
Trong đó, bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên phụ liệu.
1.2.3.3 Đặc điểm.
Thường được áp dụng ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đầu tư ít chưa có thương hiệu nỗi tiếng.
Các doanh nghiệp thực hiện gia công xuất khẩu để nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của mình song song với tiến hành xuất khẩu tự doanh
1.2.3.4 Ưu và nhược điểm.
1.2.3.4.1 Ưu điểm.
Đây là hình thức rất thích hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam vì các doanh nghiệp có vốn đầu tư hạn chế, chưa am hiểu về luật lệ và thị trường thế giới, chưa có thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp nỗi tiếng, qua gia công xuất khẩu vẫn có thể thâm nhập ở mức độ nhất định vào thị trường thế giới
Qua gia công xuất khẩu, doanh nghiệp có thể tích lũy kinh nghiệm tổ chức sản xuất xuất khẩu, kinh nghiệm làm thủ tục xuất khẩu, tích lũy vốn,…
Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu ít vì đầu tư đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanh đều do bên phía đối tác đặt gia công nước ngoài lo.
Đây là hình thức giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ ( ở khía cạnh nào đó, đây là hình thức xuất khẩu lao động phổ thông tại chỗ).
1.2.3.4.2 Nhược điểm.
Hiệu quả xuất khẩu thấp, ngoại tệ thu được chủ yếu là tiền gia công, mà đơn giá gia công ngày một giảm trong điều kiện cạnh tranh lớn giữa các đơn vị nhận gia công
Tính phụ thuộc vào đối tác nước ngoài cao.
Nếu chỉ áp dụng phương thức gia công xuất khẩu, doanh nghiệp khó có thể xây dựng chiến lược phát triển ổn định và lâu dài vì doanh nghiệp không thể xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm; chiến lược giá; chiến lược phân phối; xây dựng thương hiệu và kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm,…
1.2.4Xuất khẩu tự doanh.
1.2.4.1 Khái niệm.
Là hình thức doanh nghiệp tự tạo ra sản phẩm (tổ chức thu mua hoặc tổ chức sản xuất), tự tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu.
1.2.4.2Ưu và nhược điểm của phương thức.
1.2.4.2.1 Ưu điểm.
Công ty có khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc tinh chế sản phẩm để xuất khẩu với giá cao và tìm mọi cách để giảm chi phí kinh doanh hàng xuất khẩu, để thu được nhiều lợi nhuận
Đối với những công ty lớn, chất lượng sản phẩm có uy tín, với phương thức tự doanh bảo đảm cho công ty đẩy mạnh xâm nhập thị trường thế giới để trở thành công ty xuyên quốc gia hoặc đa quốc gia, và thu được chẵng những là lợi nhuận mà vốn vô hình, đó là nhãn hiệu, biểu tượng, uy tín của công ty ngày càng tăng cao.
1.2.4.2.2 Nhược điểm.
Chi phí kinh doanh cao cho tiếp thị, tìm kiếm khách hàng.
Vốn kinh doanh lớn
Đòi hỏi phải có thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp riêng.
Rủi ro trong xuất khẩu nhiều hơn so với phương thức gia công xuất khẩu vì mọi gia đoạn của quá trình kinh doanh xuất khẩu đều do doanh nghiệp xuất khẩu tự lo.
1.2.5 Hình thức thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài
1.2.5.1 Khái niệm
Là hình thức doanh nghiệp có hàng xuất khẩu thuê doanh nghiệp nước ngoài làm đại lý bán hàng của mình và thu ngoại tệ về.
1.2.5.2 Đặc điểm
Không được thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý các mặt hàng cấm xuất khẩu hoặc tạm ngưng xuất khẩu.
Chỉ được ký hợp đồng thuê đại lý bán hàng tại nước ngoài sau khi bộ thương mại Việt Nam cho phép.
Phải chuyển tiền thu được từ các hợp đồng bán hàng qua đại lý về nước theo quy định quản lý ngoại hối (do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành)
Có thể nhận tiền bằng hàng hóa
Hàng xuất khẩu theo các hợp đồng đại lý tại nước ngoài không tiêu thụ hết, tái nhập vào Việt Nam, hàng hóa này không phải chịu thuế nhập khẩu và được hoàn thuế xuất khẩu (nếu có).
1.2.5.3 Ưu và nhược điểm
1.2.5.3.1Ưu điểm
Doanh nghiệp không cần đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động thương mại ở nước ngoài, mà vẫn có thể xâm nhập sâu và rộng vào thị trường khu vực và thế giới.
Phát triển thương hiệu và thị phần ở nước ngoài.
1.2.5.3.2Nhược điểm.
Nếu không am hiểu tường tận đối tác nhận đại lý hoặc không ký hợp đồng đại lý chặt chẽ dễ bị chiếm dụng vốn hoặc mất vốn (do đối tác không trả) và giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài rất phức tạp.
1.2.6 Hình thức tạm nhập, tái xuất.
1.2.6.1 Khái niệm.
Là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mua hàng của một nước, nhập về Việt Nam, sau đó tái xuất khẩu sang một nước khác mà không cần qua chế biến tại Việt Nam.
Đặc điểm.
Cơ sở pháp lý của hình thức tạm nhập để tái xuất khẩu là hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua hàng (do doanh nghiệp Việt Nam ký với doanh nghiệp nước xuất khẩu) và hợp đồng bán hàng (do doanh nghiệp Việt Nam ký với doanh nghiệp nước nhập khẩu). Hợp đồng mua hàng có thể ký sau hợp đồng bán hàng tùy theo điều kiện cụ thể do doanh nghiệp tự quyết định.
Doanh nghiệp có thể tạm nhập tái xuất khẩu các mặt hàng cấm xuất khẩu hoặc tạm ngưng xuất khẩu hoặc tạm ngưng xuất khẩu, nhưng phải có giấy phép của bộ thương mại
Hàng hóa tạm nhập tái xuất khẩu được lưu tại Việt Nam không qua 120 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu.
1.2.6.3Vai trò của hình thức tạm nhập tái xuất khẩu.
Cho phép doanh nghiệp thực hiện đầu cơ hàng để hưởng chênh lệch giá quốc tế (mua khi rẻ, bán khi đắt)
Mua nhiều giá rẻ, sau đó phân nhỏ hàng hóa để xuất bán cho người mua ở các nước khách nhau với giá cao.
Giữ bí mật kinh doanh quốc tế: không cho người xuất khẩu (đích thực) biết sẽ xuất bán cho ai? Đưa tới đâu? (Vì nhập khẩu về Việt Nam) và không cho người mua (đích thực) biết hàng hóa từ đâu tới.
Tăng thu ngoại tệ cho doanh nghiệp.
Tạo sự cân bằng trong cán cân thương mại quốc tế giữa hai nước, tránh được chiến tranh thương mại, mà không dẫn đến nhập siêu, hoặc với hình thức tạm nhập, tái xuất cho phép giải quyết các trường hợp hàng của nước này không có nhu cầu tại nước kia trong khi hai nước lại muốn có quan hệ thương mại với nhau.
1.2.7 Hình thức chuyển khẩu
1.2.7.1 Khái niệm:
Là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam
1.2.7.2 Các hình thức của chuyển khẩu hàng hóa
- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.
- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam, nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
1.2.7.3 Ưu và nhược điểm
1.2.7.3.1 Ưu điểm
Doanh nghiệp thực hiện vai trò môi giới thương mại để kiếm lời.
Nếu biết cách phân phối giữa người bán (thực thụ) và người mua (thực thụ) thì doanh nghiệp không cần bỏ vốn mà vẫn có thể kiếm lời ( trong trường hợp này, thường sử dụng các loại L/C: Back to Back; Transferable L/C…).
Chi phí kinh doanh và thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động chuyển khẩu thường thấp hơn so với hình thức tạm nhập tái xuất khẩu.
1.2.7.3.2 Nhược điểm
Chuyển khẩu trong thực tế là hình thức kinh doanh phức tạp, có nhiều rủi ro, đòi hỏi trình độ của nhà kinh doanh phải cao, phải rất am hiểu về thị trường, giá cả