Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, đã tác động mạnh đến mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế xã hội, làm thay đổi nhận thức và phương pháp sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế khác nhau, trong đó có lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của ngân hàng điện tử là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, nhanh chóng, chính xác và bảo mật. Là kết quả tất yếu của quá trình phát triển công nghệ thông tin, được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, các ngân hàng trên thế giới đã và đang phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ của ngân hàng điện tử. Đối với nước ta đây là lĩnh vực hoàn toàn mới và chỉ mới phát triển ở một mức độ nhất định.
Trước tình hình đó, trên cơ sở lý luận được học tập tại trường và thực tiễn thu được trong quá trình thực tập tại NHTMCP Kỹ Thương, em đã lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương” cho chuyên đề thực tập của mình.
Chuyên đề thực tập gồm có ba phần:
Chương I: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử
Chương II: Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng Techcombank
Chương III: Kiến nghị nhằm góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2276 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Mục lục 1
Danh mục các từ viết tắt 5
Danh mục bảng biểu 6
Lời mở đầu 7
Chương I 8
Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử 8
1.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử 8
1.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử 8
1.1.2. Quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 12
1.1.3. Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử 13
a. Máy thanh toán tại điểm bán hàng (EFTPOS) 14
b. Máy rút tiền tự động (ATM) 15
c. Phone banking 16
d. Mobile banking: 17
e. Home banking 18
f. Internet banking 20
1.1.4. Lợi ích của dịch vụ ngân hàng điện tử 22
a. Đối với khách hàng 22
b. Đối với ngân hàng: 23
c. Đối với nền kinh tế 26
1.1.5. Hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử: 27
a. Đối với khách hàng: 27
b. Đối với ngân hàng: 28
1.1.6. Điều kiện phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 29
a. Hành lang pháp lý và môi trường thể chế 29
b. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng 30
c. Hệ thống tập trung hóa tài khoản kế toán (core banking) 31
d. Cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học công nghệ cao 33
e. Hạ tầng công nghệ thông tin 33
f. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng 35
1.2. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số nước trên thế giới 36
1.3. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 38
Chương II 41
Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử ở NHTMCP Kỹ Thương 41
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam 41
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 41
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Techcombank 44
a. Cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của Hội sở chính và các chi nhánh: 44
b. Các chức danh quản lý của bộ máy quản lý và sự phân công trách nhiệm: 46
c. Các phòng ban chức năng: 48
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Kỹ Thương 49
2.3. Thực tiễn triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Techcombank 55
2.3.1. Dịch vụ thẻ ngân hàng ở NHTMCP Kỹ Thương: 55
a. Tình hình phát hành thẻ của NHTMCP Kỹ Thương: 56
b. Tình hình hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng Techcombank 62
2.3.2. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến: 66
a. Dịch vụ mobile banking: Thanh toán qua SMS - F@STMOBIPAY 66
b. Dịch vụ home banking: TECHCOMBANK HOMEBANKING 67
c. Dịch vụ Internet banking: 69
2.4. Những ưu điểm và hạn chế của quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng Techcombank 73
2.4.1. Những ưu điểm: 73
2.4.2. Những hạn chế: 74
2.4.3. Những khó khăn trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Techcombank 76
a. Khó khăn từ môi trường kinh tế vĩ mô 76
b. Hạn chế của ngân hàng Techcombank 76
4.3.3. Tập quán tiêu dung tiền mặt của dân cư 77
Chương III 79
Giải pháp nhằm góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 79
3.1. Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Việt Nam 79
3.1.1. Xu thế toàn cầu hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam 79
a. Tác động tích cực của các cam kết quốc tế: 80
b. Thách thức của hệ thống ngân hàng Việt Nam: 81
3.1.2. Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Việt Nam trong thời gian tới 83
3.2. Một số thách thức trong hoạt động e-banking: 85
3.3. Giải pháp từ phía chính phủ và ngân hàng nhà nước 86
3.3.1. Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đối với các dịch vụ ngân hàng điện tử 86
3.3.2. Hỗ trợ các ngân hàng nâng cao năng lực tài chính 88
3.3.3. Phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 88
3.3.4. Hỗ trợ các ngân hàng trong việc nâng cao trình độ của doanh nghiệp, cá nhân nhằm tạo cầu về dịch vụ ngân hàng trên thị trường 90
3.3.5. NHNN phải là đẩu mối hợp tác giữa các NHTM trong nước và tăng cường hợp tác quốc tế 91
3.4. Kiến nghị đối với ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam 91
3.4.1. Đầu tư để hiện đại hóa các hệ thống công nghệ 92
3.4.2. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị 93
3.4.3. Nâng cao trình độ và nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng 94
3.4.4. Tăng cường hoạt động Marketting để mở rộng thị trường 95
Kết luận 97
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………….98
Danh mục các từ viết tắt
STT
Viết tắt
Cụm từ
1
NH
Ngân hàng
2
NHNN
Ngân hàng nhà nước
3
NHTM
Ngân hàng thương mại
4
NHTMCP
Ngân hàng thương mại cổ phần
5
TMĐT
Thương mại điện tử
6
TT
Thanh toán
7
TTLNH
Thanh toán liên ngân hàng
8
TTĐTLNH
Thanh toán điện tử liên ngân hàng
9
NĐ
Nghị định
10
CNTT
Công nghệ thông tin
11
CP
Chính phủ
12
QĐ
Quyết định
13
HĐQT
Hội đồng quản trị
Tên viết tắt của một số ngân hàng:
STT
Viết tắt
Tên ngân hàng
1
TCB
Techcombank
2
VCB
Vietcombank
3
NN & PTNTVN
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
4
EAB
Ngân hàng Đông Á
5
ACB
Ngân hàng Á Châu
Danh mục bảng biểu
Danh mục các bảng biểu:
STT
Tên bảng
Trang
1
Bảng 1.1: Các dịch vụ e-banking
10
2
Bảng 1.2: Số người sử dụng Internet & tỷ lệ số dân sử dụng Internet qua các năm
34
3
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản
49
4
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Techcombank
51
5
Bảng 2.3: Quy mô dư nợ tín dụng của Techcombank
52
6
Bảng 2.4: Tình hình phát hành thẻ thanh toán của Techcombank
60
7
Bảng 2.5: Quy mô số dư tiền gửi trên tài khoản thẻ
61
8
Bảng 2.6: Tình hình giao dịch thẻ của Techcombank
62
9
Bảng 2.7: Số lượng máy ATM của Techcombank
63
10
Bảng 2.8: Số lượng máy POS của Techcombank
64
Danh mục các biểu đồ:
STT
Tên biểu đồ
Trang
1
Hình 2.1: Tổng tài sản của Techcombank
50
2
Hình 2.2: Lợi nhuận trước thuế của Techcombank
51
3
Hình 2.3: Số lượng ngân hàng tham gia thị trường thẻ Việt Nam
54
Sơ đồ:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng Techcombank (trang 44)
Lời mở đầu
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, đã tác động mạnh đến mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế xã hội, làm thay đổi nhận thức và phương pháp sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế khác nhau, trong đó có lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của ngân hàng điện tử là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, nhanh chóng, chính xác và bảo mật. Là kết quả tất yếu của quá trình phát triển công nghệ thông tin, được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, các ngân hàng trên thế giới đã và đang phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ của ngân hàng điện tử. Đối với nước ta đây là lĩnh vực hoàn toàn mới và chỉ mới phát triển ở một mức độ nhất định.
Trước tình hình đó, trên cơ sở lý luận được học tập tại trường và thực tiễn thu được trong quá trình thực tập tại NHTMCP Kỹ Thương, em đã lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương” cho chuyên đề thực tập của mình.
Chuyên đề thực tập gồm có ba phần:
Chương I: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử
Chương II: Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng Techcombank
Chương III: Kiến nghị nhằm góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
Chương I
Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử
1.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử
1.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử
Cùng với sự bùng nổ của cách mạng công nghệ thông tin truyên thông, công cuộc đổi mới công nghệ, hiện đại hoá hoạt động ngân hàng đã dẫn đến sự ra đời của một loạt các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng hiện đại, đa tiện ích. Các dịch vụ và sản phẩm này được phân phối đến khách hàng bán buôn và bán lẻ một cách nhanh chóng (trực tuyến, liên tục 24h/ngày và 7 ngày/tuần, không phụ thuộc vào không gian và thời gian) thông qua kênh phân phối điện tử (Internet và các thiết bị truy nhập đầu cuối khác như máy tính, máy ATM, POS, điện thoại để bàn, điện thoại di động…) được gọi là dịch vụ ngân hàng điện tử (E–Banking).
Dịch vụ ngân hàng điện tử được hiểu là các nghiệp vụ, phương thức cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyển thống trước đây đến người tiêu dùng được phân phối qua con đường điện tử và các kênh truyền thông tương tác như Internet, điện thoại, mạng không dây,… Hiểu một cách đơn giản nhất, đây là sự kết hợp giữa việc cung cấp dịch vụ ngân hàng với internet, điện thoại…, đưa dịch vụ ngân hàng tới khách hàng thông qua ứng dụng của công nghệ thông tin. Đây vừa là một kênh phân phối rất hiện đại, kết hợp cả các ứng dụng công nghệ gồm mobile banking, phone banking, home banking và cao nhất là internet banking, vừa là một sản phẩm mới đem lại giá trị gia tăng cho khách hàng. Dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép khách hàng có thể bằng nhiều thiết bị truy cập khác nhau để giao dịch với ngân hàng mà không cần đến ngân hàng, có thể giao dịch tại bất kì đâu và bất kì lúc nào. Hiện nay, dịch vụ ngân hàng điện tử tồn tại dưới hai hình thức: hình thức ngân hàng trực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên môi trường mạng Internet, cung cấp dịch vụ 100% thông qua môi trường mạng; và mô hình kết hợp giữa hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hoá các dịch vụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên những kênh phân phối mới. Ngân hàng điện tử tại Việt Nam chủ yếu phát triển theo mô hình này.
Qua sơ đồ trên ta có thể thấy các sản phẩm và dịch vụ e-banking bao gồm cả các hoạt động ngân hàng truyền thống như vấn tin tài khoản, gửi và rút tiền, mở tài khoản tín dụng, dịch vụ thanh toán hoá đơn, chuyển tiền điện tử, kết xuất tài khoản, thị trường liên ngân hàng và hoán đổi ngoại tệ… thông qua máy rút tiền tự động ATM và các kênh giao dịch điện tử: internet banking, mobile banking, home banking… không những thế, e-banking còn là một kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp, nó đem lại cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và nhiều tiện ích tiêu dùng cho khách hàng, ví dụ nhờ có dịch vụ ngân hàng điện tử khách hàng có thể mua hàng hóa qua mạng Internet, do vậy đây là kênh phân phối hàng hóa mới của doanh nghiệp. Ngoài ra, e-banking còn giúp kết nối các chi nhánh, các ngân hàng trong cả một hệ thống ngân hàng. Để triển khai dịch vụ e-banking, ngân hàng trước hết sẽ xây dựng một giao diện trực tuyến để khách hàng đăng nhập vào hệ thống, thực hiện lệnh giao dịch của mình ngay trên máy tính tại bất kì đâu. Lệnh này của khách hàng sau đó được chuyển đến bộ phận xử lý giao dịch điện tử của ngân hàng để nhân viên ngân hàng tiếp tục hoàn chỉnh lệnh.
Bảng 1.1: Các dịch vụ e-banking:
STT
Các dịch vụ
Mô tả
Tài khoản và các dịch vụ khách hàng
1
Danh sách/tóm tắt tài khoản
Cho phép vấn tin về tất cả các tài khoản (cá
nhân hoặc công ty) đã liên kết cho eBanking
2
Chi tiết tài khoản
Cho phép vấn tin các thông tin chi tiết cho các
tài khoản đã lựa chọn
3
Quá trình giao dịch
Cho phép vấn tin tất cả các hoạt động cho một tài khoản cụ thể, được liên kết cho eBanking
4
Yêu cầu sao kê
Cho phép sao kê tài khoản cho tài khoản tiền
gửi thanh toán và tiết kiệm được yêu cầu trong
phạm vi Tài khoản đã liên kết cho eBanking
5
Nhật ký hoạt động Internet
Hiển thị các hoạt động của khách hàng trong
phạm vi eBanking site (bao gồm vấn tin, login và logout) cho một giai đoạn cụ thể theo khách
hàng.
6
Thay đổi PIN
Cho phép thay đổi eBanking PIN
7
Thay đổi Email
Cho phép thay đổi địa chỉ Email
Các dịch vụ chuyên biệt
8
Chuyển tiền
Cho phép chuyển tiền trong phạm vi các tài
khoản đã liên kết.
9
Hoàn trả khoản vay
Cho phép thanh toán on-line khoản vay trong
phạm vi các tài khoản đã liên kết.
10
Thanh toán hoá đơn
Cho phép thanh toán các hoá đơn cho các nhà
cung cấp dịch vụ
11
Yêu cầu sổ séc
Cho phép khách hàng yêu cầu sổ séc thông qua
eBanking.
12
Vấn tin trạng thái séc
Cho phép khách hàng thực hiện vấn tin trạng
thái séc cho tài khoản tiền gửi thanh toán đã
liên kết cho eBanking
13
Yêu cầu ngừng thanh toán séc
Cho phép các khách hàng yêu cầu ngừng séc
cho tài khoản tiền gửi thanh toán đã liên kết
cho eBanking
14
Đơn mở LC
Cho phép các khách hàng công ty điền vào một
mẫu xin mở L/C điện tử, được in ra để nộp cho
Ngân hàng (Chỉ dành cho khách hàng Công
Ty)
15
Đơn điện chuyển tiền thanh toán TT
Cho phép các khách hàng công ty điền vào một
mẫu mở điện chuyển tiền TT điện tử, được in ra
để nộp cho Ngân hàng (Chỉ dành cho khách hàng Công ty)
16
Vấn tin thẻ ghi nợ/ tín dụng
Cho phép khách hàng kiểm tra thông tin về thẻ
ghi nợ, tín dụng
1.1.2. Quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, ngân hàng điện tử tại Việt Nam cũng đã có được những bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, do tính chất còn quá mới mẻ và do khách hàng cũng chưa thực sự quan tâm lắm tới những dịch vụ này, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam vẫn đang thận trọng và dè dặt khi tung ra những sản phẩm dịch vụ mới. Cụ thể, trên thị trường mới chỉ có vài ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ ngân hàng tại nhà “home-banking” (Vietcombank, Incombank, ACB, Eximbank ...) và 2 ngân hàng nước ngoài là ANZ và Citibank cung cấp. Dịch vụ Phone-banking, có các ngân hàng cung cấp là VCB, ACB, Techcombank, HSBC, ANZ và Citibank… Dịch vụ Mobile-banking thì có ngân hàng Incombank, ACB và Techcombank…, ngoài ra, các ngân hàng khác chỉ mới dừng lại ở việc thiết lập các trang web chủ yếu để giới thiệu ngân hàng và cung cấp thông tin dịch vụ. Riêng Ngân hàng NN & PTNTVN đang triển khai thử nghiệm dự án E-banking.
Bên cạnh đó, để phục vụ cho hệ thống thanh toán cho TMĐT, VASC đã xây dựng cổng thanh toán VASC Payment để làm cơ sở cho hệ thống thanh toán qua mạng Internet và hệ thống quản lý chứng chỉ số - VASC CA (Certificate Authority), để cung cấp chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử để làm cơ sở pháp lý cho giao dịch điện tử, tạo niềm tin cho khách hàng cũng như nhà cung cấp dịch vụ, là xương sống cho sự phát triển thương mại điện tử trong thời gian tới.
Hệ thống thanh toán điện tử bắt đầu có sự tham gia của hệ thống SWIFT (Tháng 3 năm 1995)
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (T5/2002) cho phép phát triển ngân hàng bán lẻ và bán buôn
Các ngân hàng áp dụng dịch vụ cơ bản của ngân hàng điện tử (Truy vấn) : TECHCOMBANK, VCB, và một số ngân hàng khác
Các kênh giao dịch phi truyền thông như ATM, POS cũng được các ngân hàng đầu tư và khách hàng sử dụng ngày càng phổ biến
Một số ngân hàng NN tại việt Nam cung cấp dịch vụ NHĐT thực thụ: Citibanking (Citibank), Hexagon (HSBC), DB-Direct (Deutsch Bank), ANZ-link (ANZ bank). Tuy nhiên mới dừng lại ở việc cung cấp cho khách hàng là doanh nghiệp
Techcombank là ngân hàng TMCP đầu tiên được NHNN cấp phép cho cung cấp dịch vụ E-banking thực thụ theo các tiêu chuẩn quốc tế ra thị trường và đặc biệt là khách hàng bán lẻ.
1.1.3. Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử
Về nguyên tắc, thực chất của dịch vụ ngân hàng điện tử là việc thiết lập một kênh trao đổi thông tin tài chính giữa khách hàng và ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn và thuận tiện. Sau rất nhiều tìm tòi, thử nghiệm và ứng dụng, hiện nay dịch vụ ngân hàng điện tử được các ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp qua các kênh chính sau đây: ngân hàng tại nhà (home-banking, Internet-banking); ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone-banking, mobile banking); ngân hàng qua mạng không dây (Wireless-banking)… đặc biệt dịch vụ thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ đang rất phát triển.
a. Máy thanh toán tại điểm bán hàng (EFTPOS)
POS là chữ viết tắt của Point Of Sale, là một loại máy tính tiền cao cấp dùng để thanh toán tại quầy bán hàng và dùng để quản lý trong các nghành kinh doanh bán lẻ và ngay cả trong nghành kinh doanh dịch vụ. Vd: quầy tính tiền siêu thị, nhà hàng, khách sạn, shop, ...
Máy POS có những tính năng như có thể thanh toán hàng hóa tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng; thanh toán các khoản phí dịch vụ như điện, nước, điện thoại, bảo hiểm…; thực hiện các giao dịch như kiểm tra số dư, chuyển khoản… Ngoài ra, có những địa điểm có thể chấp nhận cho khách hàng rút tiền thông qua hệ thống máy POS. Ưu điểm của POS là chi phí đầu tư ban đầu tương đối rẻ, NH đầu tư một máy ATM tốn từ 17-18 ngàn USD/máy, chưa kể tiền điện, tiền thuê ki ốt… trong khi chỉ với khoản đầu tư từ 500-700 USD/máy và một đường điện thoại máy POS có thể hoạt động với nhiều chức năng không thua kém gì so với máy ATM, ngân hàng có thể ký hợp đồng đại lý thanh toán thẻ với rất nhiều điểm chấp nhận thẻ là các cửa hàng bằng cách đặt các máy đọc thẻ tại đó và chi trả phí thanh toán cho đại lý thanh toán thẻ. Ngoài ra, máy POS còn có ưu điểm là chỉ chiếm một diện tích nhỏ, có thể dễ dàng lắp đặt mọi nơi, tiện lợi cho khách hàng sử dụng, nhờ vậy số lượng các điểm chấp nhận thẻ đã không ngừng tăng mạnh trong thời gian gần đây. Các ngân hàng có thể tận dụng tính năng ưu việt này của POS để mở rộng mạng lưới phục vụ của mình mà không cần phải mở quá nhiều chi nhánh. Tuy vậy, giao dịch qua POS có một số hạn chế so với ATM như: không có chức năng rút tiền mặt trực tiếp, thường chỉ sử dụng để thanh toán tại các cửa hàng, điểm giao dịch chấp nhận thẻ, rủi ro thanh toán thẻ đối với khách hàng cao hơn. Do vậy, các dịch vụ cung cấp qua POS không đa dạng phong phú như ATM, chỉ giới hạn chủ yếu ở dịch vụ thanh toán.
Tại Việt Nam, các ngân hàng đã đầu tư nhiều loại máy POS khác nhau, nhưng phổ cập nhất là hai loại máy có thể sử dụng được bằng tiếng Việt.
Loại thứ nhất: là loại máy đơn, nhỏ gọn. Khách hàng nhập mã số PIN vào trực tiếp trên máy. Để bảo mật thông tin cho khách hàng, nhân viên tại các điểm chấp nhận thẻ thường đưa máy cho khách hàng nhập mã PIN, sau đó đặt trở lại vị trí cũ để kết nối với hệ thống và thực hiện các giao dịch.
Loại thứ hai: là loại máy có PIN PAX kèm theo để giúp khách hàng nhập mã PIN khi giao dịch. Điều này giúp việc bảo mật thông tin của khách hàng được tốt hơn.
b. Máy rút tiền tự động (ATM)
Máy rút tiền tự động hay máy giao dịch tự động (còn được gọi là ATM, viết tắt của Automated Teller Machine hoặc Automatic Teller Machine) là một thiết bị ngân hàng giao dịch tự động với khách hàng, thực hiện việc nhận dạng khách hàng thông qua thẻ ATM (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) hay các thiết bị tương thích, và giúp khách hàng kiểm tra tài khoản, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ.
Ngoài chức năng cơ bản cho phép khách hàng rút tiền mặt, in sao kê, chuyển khoản, nhiều ngân hàng đã bổ sung thêm dịch vụ bỏ tiền mặt, bỏ ngân phiếu vào tài khoản, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, mua thẻ cào điện thoại di động, bán vé hay các giao dịch điện tử trực tiếp khác cho các máy rút tiền tự động.
Máy rút tiền tự động, phối hợp với thẻ ATM (thẻ ghi nợ), khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng cho chi tiêu hàng ngày. Một ví dụ là các ông chủ có thể trả lương nhân viên qua tài khoản ngân hàng, và người nhận lương có thể lấy tiền mặt từ tài khoản qua các máy thay vì phải giao dịch với nhân viên ngân hàng. Thêm vào đó, máy cũng hạn chế phần nào việc sử dụng tiền mặt trong thanh khoản.
Máy rút tiền sử dụng giấy cuộn để in hóa đơn và thông báo hoạt động tài khoản của người sử dụng. Giấy này có thể là giấy in thường hoặc giấy cảm nhiệt. Ngày nay, các giấy này thường có in sẵn biểu tượng của ngân hàng phát hành máy rút tiền.
c. Phone banking
Phone-banking là hệ thống tự động trả lời hoạt động 24/24, khách hàng dùng điện thoại (bàn, di động) gọi vào số điện thoại cố định do Ngân hàng cung cấp sau đó nghe hướng dẫn nhấn vào các phím trên bàn phím đ