Hiện nay sự “giao thoa” giữa hoạt động kinh doanh bảo hiểm với ngân hàng đang được thể hiện rõ trên thị trường thế giới, nhiều tập đoàn bảo hiểm có ngân hàng thương mại và ngược lại nhiều ngân hàng thương mại thành lập công ty bảo hiểm. Đây là xu hướng thể hiện sự hỗ trợ nhau cùng kinh doanh phát triển. Hình thức này được gọi dưới tên Bancassurance.
Theo xu hướng chung, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đang mở rộng hoạt động của mình bằng sự liên kết với các công ty bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ theo hướng tạo nên sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng
Xu hướng này thiết lập trên nền tảng liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm với công nghệ hiện đại, hoạt động có phần phức tạp hơn so với sự liên kết giữa các ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ tiện ích.
Sự liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm đã biến dịch vụ bảo hiểm thành một phần sản phẩm của ngân hàng và ngược lại. Nói một cách khác trong cùng một sản phẩm dịch vụ người dân vừa được hưởng lợi ích của dịch vụ ngân hàng vừa hướng đến lợi ích an toàn của sản phẩm bảo hiểm
Trước xu thế hội nhập, ngân hàng TMCP Phương Đông đang dần khẳng định thương hiệu, vị thế cũng như uy tín trên thị trường tài chính trong và ngoài nước.
42 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2397 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động tín dụng với dịch vụ Bancassurance tại OceanBank chi nhánh Gia Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2
ÁP DỤNG DỊCH VỤ BANCASSURANCE VÀO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CN GIA ĐỊNH
GIỚI THIỆU VỀ BANCASSURANCE.
TIẾN TRÌNH BANCASSURANCE XUẤT HIỆN TẠI
VIỆT NAM.
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI
VIỆT NAM.
XÂY DỰNG DỊCH VỤ BANCASSURANE TẠI NHTMCP
PHƯƠNG ĐÔNG – CN GIA ĐỊNH.
2.1 GIỚI THIỆU VỀ BANCASSURANCE
2.1.1 Sự hình thành Bancassurance:
Đầu thập niên 70, ACM (Assurances du Crédit Mutuel) Vieet IARD (life and general insurance - Công ty Bảo hiểm Nhân thọ và Phi nhân thọ hoặc có thể dịch là Công ty Bảo hiểm Hỗn hợp (Composite)) đã chính thức được phép đi vào hoạt động - một bước ngoặt trong lịch sử ngành bảo hiểm. Ý tưởng của công ty này là nhằm tránh việc phải sử dụng đơn vị trung gian bảo hiểm khoản cho vay và tự bảo hiểm cho các khách hàng có giao dịch ngân hàng với mình. Đây chính là tiền thân của một hoạt động mà 15 năm sau được gọi với tên “Bancassurance”. Bancassurance là một thuật ngữ tiếng Pháp dùng để chỉ việc bán các sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống các NHTM ( tiếng Anh là: Bank Assurance hay Assure Banking).
Các sản phẩm Bancassurance ra đời và phát triển đầu tiên ở Mỹ và các nước châu Âu ( Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ) từ những năm 70 của thế kỉ 20 như là hệ quả tất yếu từ sự tác động của hàng loạt các yếu tố kinh tế - xã hội. Ở Châu Á, các sản phẩm Bancassurance đã khẳng định được chỗ đứng của mình với tư cách là sản phẩm tài chính “toàn diện”. 2.1.1.1 Khái niệm Bancassurance:
Bancassurance là việc ngân hàng và công ty bảo hiểm hợp tác với nhau để phát triển và phân phối một cách hiệu quả các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua việc cung cấp các sản phẩm cho cùng một cơ sở khách hàng. Ở đây cần phân biệt việc ngân hàng phân phối các sản phẩm bảo hiểm (Bancassurance) với việc các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp và phân phối các dịch vụ tài chính, ngân hàng (Assurbanking).
Một cách tổng quát, Bancassurance có thể hiểu một cách giản đơn nhất là việc các ngân hàng tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình. Việc tham gia của ngân hàng có thể ở nhiều cấp độ khác nhau tùy theo hình thức Bancassurance. Các ngân hàng tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình, gồm hai phần: sản phẩm ngân hàng và sản phẩm bảo hiểm.
Khách hàng sử dụng sản phẩm Bancassurance sẽ được tiếp cận các dịch vụ tài chính “trọn gói” qua “một cửa”với chi phí thấp và thuận tiện. Khách hàng có thể quản lý rủi ro tốt hơn và hoạch định tài sản hiệu quả hơn, đồng thời khách hàng có thể được hưởng thêm các dịch vụ gia tăng khác.
Theo một chuyên gia về Bancassurance, trên thực tế các sản phẩm tài chính nói chung, sản phẩm ngân hàng và sản phẩm bảo hiểm thường không có sự khác biệt quá nhiều, tuy nhiên mỗi ngân hàng có một chính sách sản phẩm, định vị sản phẩm cũng như dịch vụ khách hàng khác nhau. Đây là những yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh và sự hấp dẫn của mỗi ngân hàng. 2.1.1.2 Các hình thức của Bancassurance:
Bancassurance có thể được hình thành theo những cách sau :
Ngân hàng ký thõa thuận phân phối sản phẩm với công ty bảo hiểm, đóng vai trò là người đại diện bán hàng hoặc môi giới bảo hiểm cho công ty bảo hiểm.
Ngân hàng và công ty bảo hiểm nắm giữ cổ phần của nhau.
Liên doanh: Ngân hàng và công ty bảo hiểm cùng thành lập một công ty bảo hiểm mới để cùng kinh doanh.
Ngân hàng mua toàn bộ hoặc một phần công ty bảo hiểm hoặc ngược lại.
Ngân hàng thành lập một công ty bảo hiểm mới.
Như vậy, xét về mức độ kết hợp giữa ngân hàng và bảo hiểm, Bancassurance có thể được phân chia thành các hình thức cơ bản sau: Thõa thuận phân phối, Đồng minh chiến lược, Liên doanh và Tập đoàn dịch vụ tài chính.
Dưới đây là các đặc điểm của mỗi hình thức, được trình bày theo mức độ kết hợp tăng dần:
Thõa thuận phân phối:
- Ngân hàng phân phối các sản phẩm bảo hiểm (bán riêng rẽ hoặc bán cùng với các sản phẩm ngân hàng) để nhận hoa hồng.
- Không hoặc ít chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng.
- Để thực hiện được chỉ cần đầu tư ít.
Đồng minh chiến lược:
- Mức độ kết hợp cao hơn trong việc cung cấp sản phẩm và quản lý kênh phân phối.
- Có thể có sự chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng.
- Đòi hỏi phải đầu tư vào công nghệ thông tin và nhân sự bán hàng.
Liên doanh:
- Cùng sở hữu về sản phẩm và khách hàng.
- Chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng.
- Đòi hỏi có sự cam kết mạnh mẽ và dài hạn từ hai phía.
Tập đoàn dịch vụ tài chính:
- Các hoạt động và hệ thống kết hợp hoàn toàn.
- Có khả năng cao trong việc sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng hiện có và cung cấp các dịch vụ khác của ngân hàng .
- Dịch vụ tài chính “một cửa”.
- Tạo khả năng cho việc kết hợp đầy đủ của các sản phẩm.2.1.2 Lợi ích từ hoạt động Bancassurance.
2.1.2.1 Đối với ngân hàng.
Có thêm dịch vụ cung cấp cho khách hàng, qua đó tăng cường khả năng cạnh tranh của mình, tăng khả năng duy trì khách hàng và thu hút hơn nhiều khách hàng mới sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng có thể tăng doanh thu từ việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng mua bảo hiểm.
Tăng thu nhập không phải từ lãi thông qua việc thu phí các dịch vụ ngân hàng (phí chuyển khoản, ATM, thẻ tín dụng…), cho thuê mặt bằng giao dịch, hoa hồng từ bán bảo hiểm… Ngân hàng có thể tận dụng cơ sở khách hàng, mối quan hệ dài hạn với khách hàng, hệ thống phân phối hiện thời… nhằm tạo ra lợi thế so với các kênh phân phối khác trong việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhằm tạo ra thu nhập ổn định.
Tăng năng suất hoạt động của nhân viên ngân hàng thông qua việc cung cấp thêm các sản phẩm bảo hiểm, do vậy giúp giảm chi phí cố định một cách tương đối cho ngân hàng, đồng thời, các nhân viên ngân hàng cũng có thêm động lực và thu nhập. Ngoài ra, “văn hóa bán hàng” thu nhận được trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ tác động tích cực trở lại đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.
Tăng cường thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường, đồng thời, tạo thêm năng lực đổi mới, giảm bớt sự biến động của lợi nhuận theo thời gian do khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng và bảo hiểm thường biến động không theo cùng một chu kỳ. Thêm vào đó, Bancassurance giúp giảm vốn theo rủi ro của ngân hàng.
Việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm giúp giảm thiểu rủi ro không thu hồi được nợ của ngân hàng đối với các khoản cho vay.
Giúp tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng từ phía bảo hiểm. Có thể thấy trong các thõa thuận hợp tác của các công ty bảo hiểm nhân thọ Việt Nam với các ngân hàng đều bao hàm các thõa thuận đầu tư tiền hoặc phí bảo hiểm thu được vào ngân hàng.
2.1.2.2 Đối với công ty bảo hiểm
Bancassurance tạo ra nguồn khách hàng mới, cơ hội cho các sản phẩm mới và tiết kiệm chi phí nhờ quy mô lớn. Công ty bảo hiểm có thể tiếp cận và sử dụng nguồn dữ liệu rất lớn về khách hàng của ngân hàng, qua đó giảm chi phí phân phối sản phẩm. Có thể thấy, những khách hàng của ngân hàng là những khách hàng tiềm năng lớn đối với các công ty bảo hiểm vì họ thường có thu nhập trung bình khá trở lên và ít nhiều có thói quen sử dụng dịch vụ tài chính.
Phát triển các sản phẩm tài chính mới hiệu quả hơn khi hợp tác với các đối tác ngân hàng, tạo thị trường nhanh chóng mà không cần xây dựng mạng lưới đại lý.
Nhận được thêm vốn từ ngân hàng để cải thiện khả năng thanh toán và mở rộng kinh doanh.
Đa dạng hóa các kênh phân phối, tăng cường khả năng cạnh tranh nhất là trong giai đoạn thị trường bão hoà, đồng thời giảm bớt sự biến động lợi nhuận theo thời gian.
Bán các sản phẩm ngân hàng cho khách hàng tham gia bảo hiểm, qua đó giúp giảm thiểu rủi ro phát sinh từ việc giao dịch bằng tiền mặt, giải quyết tốt bài toán thu phí, thanh toán quyền lợi bảo hiểm bằng tiền mặt. Đối với các nước mà người dân có thói quen sử dụng tiền mặt cao như ở Việt Nam, điều này rất có ý nghĩa. Thực tế cho thấy, các công ty bảo hiểm, đặc biệt là các công ty bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam chịu rủi ro lớn trong việc quản lý tiền mặt trong quá trình thu phí, giải quyết quyền lợi bảo hiểm (mất cắp, tiền giả, nhầm lẫn…) và giải quyết bài toán rất lớn về tổ chức lực lượng thu phí bảo hiểm. Rõ ràng, Bancassurance giúp giảm bớt sự lệ thuộc của công ty bảo hiểm vào hệ thống đại lý truyền thống và môi giới bằng cách tận dụng hệ thống khai thác rộng lớn của ngân hàng.
Tăng cường thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường trong việc sử dụng uy tín và thương hiệu của ngân hàng, vì trên thực tế hệ thống ngân hàng thường có uy tín rất lớn trong đời sống kinh tế - xã hội.
2.1.2.3 Đối với khách hàng
Khách hàng được ngân hàng cung cấp một dịch vụ tài chính tổng thể, tiện ích của các sản phẩm bảo hiểm được ngân hàng xem xét đánh gía trước khi giới thiệu đến khách hàng, thuận tiện trong việc tiếp cận nguồn thông tin về các sản phẩm bảo hiểm khi có nhu cầu cũng như dễ dàng nộp phí bảo hiểm từ tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân tại ngân hàng.
Khách hàng được sử dụng các dịch vụ tài chính “trọn gói” với chi phí thấp hơn và thuận tiện hơn. Khách hàng có thể quản lý rủi ro tốt hơn và hoạch định tài sản hiệu quả hơn. Đồng thời, khách hàng có thể được hưởng các dịch vụ gia tăng khác.
Bên cạnh đó, khi mua bảo hiểm tại ngân hàng khách hàng có thể có thêm niềm tin vì có thêm một người nữa để “bảo lãnh uy tín” cho công ty bảo hiểm. Khách hàng cũng có thể được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi thuế của Nhà nước.
Bảng 5: Liệt kê lợi ích của “Liên kết bảo hiểm và ngân hàng”
Ngân hàng
Nhà bảo hiểm
Khách hàng
- Hưởng hoa hồng, tăng doanh thu- Đa dạng hóa sản phẩm cung cấp
- Có thêm khách hàng mới- Tăng uy tín- Tăng hiệu quả kinh doanh
- Tiếp cận nguồn dữ liệu khách hàng mới.
- Giảm chi phí phân phối
- Có thêm khách hàng mới.
- Đa dạng hóa kênh phân phối
- Tăng hiệu quả kinh doanh (do giảm chi phí thu phí...)
- Thêm một kênh để tiếp cận sản phẩm - Thanh toán phí đơn giản
- Mua sản phẩm giá thấp hơn- Được cung cấp thông tin và được cung cấp thêm một số dịch vụ- Mua tại 1 nơi (kết hợp ngân hàng và dịch vụ bảo hiểm)
2.1.3 Những nhược điểm của Bancassurance.
Thương hiệu của ngân hàng đi kèm với thương hiệu của các công ty bảo hiểm. Do đó, nếu trên thị trường xảy ra những biến động như: Công ty bảo hiểm làm ăn kém hiệu quả, gian dối, khách hàng không hài lòng, công ty bảo hiểm phải bồi hoàn tiền bảo hiểm trong một vụ tai nạn lớn... sẽ ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của khách hàng và sự tín nhiệm của khách hàng đối với thương hiệu của ngân hàng.
Nếu như các công ty bảo hiểm không có một kế hoạch hợp lý để tiếp xúc với khách hàng của ngân hàng hoặc đội ngũ nhân viên của các công ty bảo hiểm không chuyên nghiệp, giao tiếp với khách hàng vụng về... sẽ ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu, hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Một nguy cơ có thể phát sinh từ kênh phân phối này đó là các công ty bảo hiểm có thể quá vội vã trong việc cung cấp các sản phẩm tiết kiệm với mức lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi ngân hàng để thu hút sự quan tâm của khách hàng và cạnh tranh với ngân hàng.
2.1.4 Sự phát triển Bancassurance ở châu Á
Trong những năm gần đây việc “bán bảo hiểm qua ngân hàng” có sự tăng trưởng đáng kể ở các thị trường khác nhau, đặc biệt là thị trường các nước phát triển. Các nhà bảo hiểm nhân thọ trên thế giới vẫn thích sử dụng kênh phân phối truyền thống. Tuy nhiên kênh “ bán bảo hiểm qua ngân hàng ” ngày càng khẳng định vị trí quan trọng và đã có nhiều nhà bảo hiểm và ngân hàng lớn liên kết với nhau để cung cấp sản phẩm ra thị trường. Bancassurance là kết quả của chiến lược kinh doanh, được ngân hàng và công ty bảo hiểm hợp tác với nhau để cùng hoà nhập trong thị trường tài chính. Sự kết hợp này sẽ giúp phát triển, phân phối hiệu quả các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua việc cung cấp dịch vụ cho cùng một cơ sở khách hàng.
Sự phát triển của các sản phẩm bảo hiểm liên kết ngân hàng đã được thúc đẩy bởi tỷ lệ lãi suất ngân hàng thấp trong những năm trở lại đây. Từ góc độ của công ty bảo hiểm nhân thọ thì những sản phẩm này ưu việt hơn do không đòi hỏi nhiều vốn như các đơn bảo hiểm truyền thống và rủi ro trong đầu tư cũng thấp hơn. Mặc dù có những sản phẩm bảo hiểm và ngân hàng tương tự nhau, hoạt động Bancassurance trong bảo hiểm nhân thọ với phần lớn sản phẩm tử kỳ, sinh kỳ, tiết kiệm cũng như loại sản phẩm đầu tư. Do lãi suất tiền gửi thấp trong những năm gần đây cùng với thói quen của người dân thường sử dụng tiền mặt trong giao dịch, các ngân hàng đã sẵn sàng ngăn chặn luồng tiền chảy ra bằng việc giới thiệu những sản phẩm bảo hiểm chất lượng cao thay thế cho những loại tiền gửi truyền thống. Đồng thời, nền kinh tế của các nước cũng đã có sự phát triển nhất định, phần nào người dân cũng đã có những thay đổi về thói quen và cách sống, ngày càng có nhiều người quan tâm đến công nghệ kỹ thuật, sự tiện lợi của các đồ dùng, nhu cầu cá nhân, hiện tượng tiêu tiền nhiều để đáp ứng cuộc sống cũng đã bắt đầu hình thành khá nhiều nhất là tại các đô thị. Mặt khác, hiện nay đa số các công ty tổ chức đều chi trả lương của công nhân viên và giao dịch kinh doanh qua hệ thống tài khoản ngân hàng làm cho lượng tiền được giữ lại tại các ngân hàng nhiều hơn trước đây.
Các sản phẩm Bancassurance đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường khu vực châu Á và được coi là một sản phẩm thay thế cho việc gửi tiền ngân hàng vốn chỉ mang lại khoản lãi suất thấp, ổn định. Doanh thu phí từ những sản phẩm mới này đã tăng từ mức không đáng kể. Tỷ trọng đơn bảo hiểm được cung cấp bởi kênh “bán bảo hiểm qua ngân hàng” ở một số quốc gia châu Á chiếm khoảng 5% - 10%.
Bảng 6: Doanh thu phí bảo hiểm của một số nước Đông và Đông Nam Á
năm 2005
Quốc gia
Nhân thọ
Phi nhân thọ
Tổng
Triệu Đôla Mỹ
% Thị
phần trên thế giới
Triệu Đôla Mỹ
% Thị
phần trên thế giới
Triệu Đôla Mỹ
% Thị
phần trên thế giới
Trung Quốc
39,592
2.01
20,539
1.41
60,131
1.76
SingaPore
7,176
0.36
3,059
0.21
10,234
0.30
Malaysia
4,795
0.24
2,432
0.17
7,227
0.21
Thailand
3,516
0.18
2,860
0.20
6,376
0.19
Indonesia
2,303
0.12
1,968
0.14
4,271
0.12
Philippines
885
0.04
558
0.04
1,443
0.04
Việt Nam
511
0.03
343
0.02
854
0.02
Nguồn: SwissRe Sigma Report No.5/2006
Để Bancassurance thành công như Châu Âu, đã có một sự so sánh về môi trường kinh doanh, những yếu tố mang tính quyết định ảnh hưởng đến Bancassurance ở cả 2 khu vực để có thể thấy được những tiềm năng của thị truờng Bancassurance ở châu Á.
Hồng Kông và Singapore đã chứng tỏ rõ nét là những quốc gia có nền kinh tế khá ổn định, tất cả đêu có hệ thống luật pháp và hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ, cùng với quá trình phát trình phát triển ổn định trong thời gian dài, vì thế hoạt động Bancassurance đem lại hiệu quả gần như tương đồng giống châu Âu. Đặc biệt, với thị trường Trung Quốc, rõ ràng đây là thị trường lớn, nhiều cơ hội kinh doanh và chính phủ Trung Quốc cũng đã có những cải cách hợp lý, do đó theo dự đoán thì Trung Quốc có thể trở thành 1 trong 5 thị trường lớn về Bancassurance trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm nhân thọ.
Với những cải tiến và chấp thuận Bancassurance ở châu Á, các công ty bảo hiểm nước ngoài kinh doanh tại châu Á đã nhanh chóng chứng minh kinh nghiệm trong việc phối hợp với ngân hàng phát triển dịch vụ Bancassurance. Các công ty mới thâm nhập thị trường tại châu Á cũng đã sẵn sàng xây dựng lực lượng Bancassurance để cạnh tranh với những đối thủ hiện tại. Và cũng không có nhiều ngạc nhiên khi các công ty bảo hiểm nước ngoài, với những kinh nghiệm phối hợp với ngân hàng, đã giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển Bancassurance ở châu Á cũng như các kênh phân phối khác. Nhìn chung thì các công ty bảo hiểm nước ngoài, kinh doanh Bancassurance chiếm khoảng 3/4. Trong khi đó, ngược lại thì các ngân hàng trong nước và liên doanh chiếm phần lớn trong thoả thuận hợp tác Bancassurancevà các ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm khoảng 3% trong việc hợp tác này.
Bảng7: Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam năm 2006
Lọai hình DN
Nhà nước
Cổ phần
Liên doanh
100 vốn nước ngoài
Tổng cộng
Bảo hiểm phi nhân thọ
2
10
4
5
21
Bảo hiểm Nhân thọ
1
1
5
7
Tái bảo hiểm
1
1
Môi giới bảo hiểm
5
3
8
Tổng cộng
3
16
5
13
37
( Nguồn: Thị trường Bảo hiểm Việt Nam năm 2006 – Bộ Tài chính )
Biểu đồ 4: Tỷ trọng các Doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam năm 2006
Đối với ngân hàng, Bancassurance hiệu quả, cũng có nghĩa là sẽ gia tăng thu nhập và tăng thêm những cơ hội kinh doanh. Sự cạnh tranh gia tăng và việc lãi suất tiền gửi luôn biến động đã làm cho lợi nhuận có chiều hướng bị giảm. Do đó để vận hành tốt trong thị trường tài chính hiệu quả hơn, và đảm bảo quyền lợi tài chính của khách hàng, các ngân hàng phải gia tăng những cơ hội kinh doanh mới bằng cách hợp tác với công ty bảo hiểm.
Mặc dù có sự xuất phát rất thấp, có nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu và có sự phát triển không đồng đều ở các khu vực. Bancassurance rất thành công ở châu Âu, nó cũng phát triển rất nhanh ở châu Á trong những năm gần đây, mặc dù có những biến động ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động của Bancassurance do những chính sách không hợp lý và đã làm hạn chế hoạt động của Bancassurance. Tuy nhiên sau khi được điều chỉnh và xoá bỏ những chính sách không hợp lý này, ngân hàng và bảo hiểm đã có những chiến lược hợp lý, thúc đẩy nhau để phát triển Bancassurance.
2.2 TIẾN TRÌNH BANCASSURANCE XUẤT HIỆN TẠI
VIỆT NAM
2.2.1 Sự hình thành và đặc điểm của Bancassurance tại Việt Nam
2.2.1.1 Sự hình thành:
Trước năm 1975, theo một số tài liệu ghi chép lại, ở miền Nam nước ta đã có khoảng 50 công ty bảo hiểm nội địa. Điều đó cho thấy thị trường bảo hiểm ở đây đã phát triển ở mức khá sôi động. Các tài liệu ghi chép lại cũng cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngân hàng và các công ty bảo hiểm ở giai đoạn đó. Nhiều ngân hàng đã làm đại lý cho công ty bảo hiểm. Nhiều dự án cho vay vốn lớn ở các ngân hàng đã yêu cầu phải có hợp đồng bảo hiểm đi kèm. Còn ở miền Bắc, duy nhất chỉ có một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, đó là Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam - Bảo Việt.
Do cơ chế bấy giờ, giữa ngân hàng một cấp và hoạt động của Bảo Việt chưa có mối quan hệ gì đáng kể. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước với xu hướng mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, nhiều loại hình bảo hiểm với sự đa dạng, phong phú đã ra đời. Song, trong thực tế thị trường bảo hiểm có sự phát triển muộn hơn so với thị trường dịch vụ ngân hàng cũng như đổi mới hoạt động ngân hàng, nó được bắt đầu vào giữa thập niên của thế kỷ trước.
Từ giữa những năm 90, Việt Nam đã thực hiện chính sách kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Lĩnh vực tài chính cũng đã từng bước được tự do hoá và mở cửa. Dưới tác động của nhiều nhân tố nêu trên, hoạt động Bancassurance ở Việt Nam đã ra đời, đánh dấu bằng việc ngân hàng thực hiện khuyến mãi các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ cho khách hàng.
Năm 2005, các chủ thẻ ATM của Vietcombank, Agribank đã bắt đầu chú ý đến một giao dịch mới: đóng phí bảo hiểm qua máy ATM. Đây cũng là một hình thức cơ bản nhất và phổ biến nhất của Bancassurance tại Việt Nam.Sự cơ bản này đồng nghĩa với một bước khởi động cho những liên kết quy mô trong tương lai. Một bước khởi động tạm thời không đòi hỏi quá cao về hiệu quả của dịch vụ mang lại.
Tiếp đến, các ngân hàng đã đưa ra những sản phẩm ngân hàng ít nhiều mang đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ như: Tiết kiệm định kỳ của Sacombank... Ngân hàng Công thương Việt Nam đã liên doanh với The Asia Insurance để lập Công ty Bảo hiểm châu Á - Ngân hàng Công thương. Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã liên doanh với QBE để lập Công ty Bảo hiểm BIDV-QBE. Nhiều ngân hàng cũng đã nắm giữ cổ phần của các công ty bảo hiểm cổ phần.
. Về phía ngành bảo hiểm