Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng trong hoạt động xuất- nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ logistics tại Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường hàng hoá và dịch vụ Việt Nam ngày càng được mở rộng, nhu cầu giao lưu phân phối ngày càng trở nên cấp thiết và ngành Logistics đã trở thành một ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất Việt Nam. Đây là một ngành có cái tên khá mới mẻ đối với nhiều người Việt Nam nhưng lại có một vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất- kinh doanh của một ngành và với cả nền kinh tế. Sự phát triển của dịch vụ Logistics có ý nghĩa giúp cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phát triển kinh tế.
Với doanh số hàng tỷ USD nên dịch vụ Logistics rất hấp dẫn các nhà đầu tư và họ đang đầu tư sôi động tại Việt Nam. Hiện nay, đã có 25 công ty cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu thế giới có mặt tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong số các công ty này không thể không nhắc tới NYK Logistics- công ty hàng đầu Nhật Bản về vận tải biển và Logistics. Chỉ mới có mặt tại Việt Nam, nhưng NYK Logistics đã gặt hái được nhiều thành công. Vậy những yếu tố nào đã giúp NYK phát triển nhanh chóng như vậy tại thị trường Việt Nam? Để tìm hiểu vấn đề trên, đề tài: “Phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics tại công ty NYK Logistics Việt Nam” được nghiên cứu đưới đây sẽ làm rõ phần nào vấn đề trên.
68 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5273 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics tại công ty NYK Logistics Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN.
Tôi xin cam đoan chuyên đề thực tập“ Phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics tại NYK Logistics Việt Nam” là công trình do tôi tự nghiên cứu, xây dựng và không sao chép của bất kỳ ai. Các số liệu trong chuyên đề được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong chuyên đề chưa từng được công bố tại bất cứ công trình nào khác. Mọi tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
Hà Nội, ngày 11, tháng 5, năm 2010.
Tác giả.
Ngô Thị Nga.
MỤC LỤC
Lời mở đầu. 6
1.1 Lịch sử hình thành của công ty. 7
1.2 Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh của công ty. 9
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 19
1.3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NYK Logistics Việt Nam. 19
1.3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 19
1.3.2 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của công ty. 23
Chương 2: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Logistic tại NYK Logistic Việt Nam. 26
2.1 Sự cần thiết khách quan phải đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistic tại NYK Logistic Việt Nam. 26
2.2 Thực trạng Kinh doanh dịch vụ Logistic tại NYK Logistic Việt Nam. 29
2.2.1 Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại NYK Logistics Việt Nam. 29
2.2.2 Phân tích Thực trạng quy trình kinh doanh dịch vụ logistic của NYK Logistic Việt Nam. 37
2.2.3 Các kết quả kinh doanh dịch vụ Logistic của NYK Logistic Việt Nam đã đạt được. 40
2.3 Kết luận đánh giá về kinh doanh dịch vụ Logistic tại NYK Logistic Việt Nam. 47
2.3.1 Những kết quả đạt được. 47
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân. 49
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh doanh dịch vụ Logistic tại NYK logistic Việt Nam thời gian tới. 53
3.1 Phương hướng phát triển của NYK Logistic Việt Nam những năm sắp tới. 53
3.1.1 Thị trường dịch vụ Logistics Việt Nam trong tương lai. 53
3.1.2 Phương hướng phát triển trong những năm sắp tới. 54
3.2 Giải pháp phát triển kinh doanhh dịch vụ Logistic tại NYK Logistics Việt Nam những sắp tới. 56
3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 56
3.2.2 Xây dựng và phát triển thương hiệu, tạo ấn tượng tốt về hình ảnh của Doanh Nghiệp trong lòng khách hàng. 57
3.2.3 Tăng cường nghiên cứu, phát triển và sử dụng công nghệ thông tin. 58
3.3 Một số kiến nghị với nhà nước. 60
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 66
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.
USD : Đô la mỹ.
Container: Công ten nơ.
MTO- (Multimodal Transport Operator) : Người vận tải đa phương thức.
TEU- (twenty-foot equivalent units): Sức chứa container. TEU là đơn vị đo của hàng hóa được container hóa tương đương với một container tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) ( khoảng 39 m³ thể tích). Các container 45 ft cũng được tính là 2 TEU.
GVC-( Global Value Chain): Chuỗi giá trị toàn cầu.
EU : những nước tây âu.
Bộ GTVT : Bộ giao thông vận tải.
VND : Việt Nam đồng.
KD : Kinh doanh.
KDDV : Kinh doanh dịch vụ.
10. Dịch vụ INSD (International Network Solution Division): Dịch vụ gom hàng và phân phối ra thị trương quốc tế.
11. Dịch vụ NVOCC : Gom hàng và thuê vận chuyển.
12. EDI : Thương mại điện tử.
13. JIT : Just in time.
14. XNK: Xuất nhập khẩu.
15. VN : Việt Nam.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NYK Logistics Việt Nam 10
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức phối hợp hoạt động kinh doanh đường biển, đường hàng không và đường bộ của NYK Việt Nam 18
Bảng 2.1: Doanh thu và lợi nhuận theo từng loại dịch vụ năm 2008, 2009. 29
Bảng 1.1 Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2007 đến năm 2009. 20
Hình 1.3 Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận năm 2007, 2008, 2009. 22
Bảng 1.2 Tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận năm 2007, 2008, 2009. 22
Bảng 2.2 Tỷ trọng doanh thu, lợi nhuận và doanh thu so với lợi nhuận năm 2007. 41
Bảng 2.3 Tỷ trọng doanh thu, lợi nhuận và tỷ trọng doanh thu so với lợi nhuận năm 2008. 43
Bảng 2.4 Tỷ trọng doanh thu, lợi nhuận và tỷ trọng lợi nhuận so với doanh thu năm 2009. 45
Bảng 3.1: Tổng doanh thu bình quân trong các năm 2010 đến 2015. 55
Lời mở đầu.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng trong hoạt động xuất- nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ logistics tại Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường hàng hoá và dịch vụ Việt Nam ngày càng được mở rộng, nhu cầu giao lưu phân phối ngày càng trở nên cấp thiết và ngành Logistics đã trở thành một ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất Việt Nam. Đây là một ngành có cái tên khá mới mẻ đối với nhiều người Việt Nam nhưng lại có một vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất- kinh doanh của một ngành và với cả nền kinh tế. Sự phát triển của dịch vụ Logistics có ý nghĩa giúp cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phát triển kinh tế.
Với doanh số hàng tỷ USD nên dịch vụ Logistics rất hấp dẫn các nhà đầu tư và họ đang đầu tư sôi động tại Việt Nam. Hiện nay, đã có 25 công ty cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu thế giới có mặt tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong số các công ty này không thể không nhắc tới NYK Logistics- công ty hàng đầu Nhật Bản về vận tải biển và Logistics. Chỉ mới có mặt tại Việt Nam, nhưng NYK Logistics đã gặt hái được nhiều thành công. Vậy những yếu tố nào đã giúp NYK phát triển nhanh chóng như vậy tại thị trường Việt Nam? Để tìm hiểu vấn đề trên, đề tài: “Phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics tại công ty NYK Logistics Việt Nam” được nghiên cứu đưới đây sẽ làm rõ phần nào vấn đề trên.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Phan Tố Uyên đã tận tình hướng dẫn em và giúp em hoàn thành đề tài này.
Chương 1: Khái quát chung về tập đoàn NYK Logistic Việt Nam.
1.1 Lịch sử hình thành của công ty.
NYK Logistics chính thức được thành lập vào ngày 29 tháng 9 năm 1885 tại Chiyodaku, Tokyo, Nhật Bản, với đăng ký với tên kinh doanh là Nippon Yusen Kabushiki Kaisha ( Công ty cổ phần đường biển Nhật Bản - NYK). Từ đó đến nay, NYK Logistics đã phát triển nhanh chóng và trở thành tập đoàn vận tải giao nhận lớn nhất Nhật Bản, được đánh giá là một trong những công ty hàng đầu thế giới về Logistics và vận tải đường biển.
Kể từ năm 2006, NYK đã có một mạng lưới rộng khắp thế giới với trên 55 công ty con có trụ sở tại hầu hết các nước, châu Á, châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản , Trung Quốc, Australia....NYK Logistics sở hữu hơn 160 tàu lớn, gần 100 container, và nhiều đội xe tải vào loại lớn nhất thế giới. Cùng với số lượng nhân viên khoảng hơn 35000 người, với trình độ quản lý, cùng trình độ công nghệ phát triển và thương hiệu uy tín hơn 100 năm tuổi của mình, tất cả những yếu tố trên đã mang lại cho NYK nguồn doanh thu hàng năm khổng lồ ( Lên tới hơn 17 tỷ USD năm 2008). NYK kết hợp tất cả các loại hình vận tải bao gồm: đường bộ, đường biển và đường không vào chuỗi các hoạt động kinh doanh của mình.
NYK kinh doanh chủ yếu trên 6 lĩnh vực sau:
Vận tải container (Container Transport)
Dịch vụ Logistics (Logistics)
Vận chuyển năng lượng khối lượng lớn (Bulk & Energy Resources Transport - high efficiency tankers)
Vận tải ôtô (Car transport)
Dịch vụ kinh doanh tàu biển (Cruises)
Dịch vụ liên quan tới cảng và ga đến cuối cùng (Port & Terminal Related Services)
Trong 6 lĩnh vực kinh doanh trên thì các loại hình liên quan đến vận tải đường biển mang lại doanh thu lớn nhất (khoảng 60%), tiếp đến là dịch vụ logistics ( hơn 20%). Kể từ năm 2005, dịch vụ Logistics của NYK liên tục phát triển mạnh mẽ, rầm rộ một cách dáng kinh ngạc đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của toàn bộ mạng lưới NYK trên toàn cầu. Dịch vụ Logistics của NYK hiện nay đã phát triển mạnh tại nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương, châu Á, Trung Quốc và Nhật Bản; Đã thu hút hơn 13.133 lao động tại 320 trung tâm Logistics, với 1.730.377 m2 nhà kho và một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu hiện đại. (Global Supply chain management).
NYK xuất hiện tại Việt Nam kể từ khi mở văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1969. Sau đó NYK bắt đầu mở rộng phạm vi kinh doanh trong lĩnh vực vận tải- giao nhận hàng hoá bằng vận tải container, vận chuyển than và gỗ từ Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Vào năm 2004, NYK trở thành công ty vận tải biển đầu tiên và duy nhất cung cấp dịch vụ chuyên tuyến trực tiếp từ Nhật Bản tới các cảng biển ở Việt Nam như Cái Lân và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, mỗi năm hãng tàu này vận chuyển được hơn 130.000 TEU tới Việt Nam.
Tới năm 2006, dưới sự đồng ý của chính phủ Việt Nam, NYK đã liên doanh với đại lý hàng hải Việt Nam (VOSA Group of Companies) thành lập các công ty con của mình bao gồm:
Công ty NYK Line Việt Nam (NYK Vietnam Co. Ltd): hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường biển, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty tiếp vận Hồng Hà (Hong Ha Logistics Co.Ltd) nay đổi tên thành NYK Logistics : hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường bộ, có trụ sở tại Hà Nội ( tại HITC, Xuân thủy, Cầu Giấy, Hà Nội)
Công ty dịch vụ biển và hàng không Yussen (Yussen Air & Sea Service Vietnam Co.Ltd): hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải đường hàng không.
Ngoài ra, NYK còn có 12 văn phòng đại diện và kho hàng lớn ở các tỉnh và thành phố lớn trên toàn quốc như: thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ninh Cần Thơ, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quế võ.... Tất cả các công ty con, các văn phòng và các kho hàng của NYK tại Việt Nam đều được thống nhất hoạt động với nhau thông qua sự điều hành của văn phòng đại diện của NYK tại Việt Nam ( Trụ sở: phòng 805, toà nhà HITC, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội).
Hoạt động kinh doanh của NYK Logistics tại Việt Nam mặc dù chỉ mới bắt đầu phát triển mạnh từ cuối năm 2005, đầu năm 2006 nhưng đã đạt được rất nhiều thành công. Thị phần của NYK trên thị trường Việt Nam cũng có sự tăng trưởng rõ rệt.
1.2 Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh của công ty.
Công ty NYK Logistics được thành lập vào tháng 3 năm 2006 (là công ty Liên doanh giữa NYK Line Nhật Bản và đại lý hàng hải Việt Nam VOSA), nhằm mục đích mở rộng hoạt động của tập đoàn NYK tại Việt Nam.
Tổng số vốn đầu tư ban đầu là: 500.000 USD ( vốn đăng ký thành lập) và 6.500.000 USD (vốn đầu tư hoạt động tính tới quý 1/2008). Đến năm 2009 số vốn đầu tư lên tới 7.800.000 USD ( vốn đầu tư hoạt động). Dự kiến đầu tư thêm trong năm 2010 nhằm hoạt động hiệu quả hơn và số vốn đầu tư sẽ lên tới 9.000.000 USD.
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NYK Logistics Việt Nam
Nguồn: Bộ Phận Văn Phòng, công ty NYK Logistics Việt Nam, 1 /2010.
Bộ máy quản lý của công ty gồm:
- Tổng giám đốc tập đoàn: Shigeto Hasegawa.
- Tổng giám đốc: Kyosuke Noguchi.
- Phó giám đốc: Phan Ngọc Cảnh.
Hoàng Tùng.
- Các phòng ban và bộ phận nghiệp vụ gồm.
Bộ phận hải quan (Customs clearance Staffs):
Đây là bộ phận đầu mối cho việc xuất khẩu hàng hóa. Khách hàng của công ty thường là những nhà sản xuất linh kiện, bộ phận lăp ráp để xuất khẩu ra nước ngoài vì vậy dù cho các bộ phận khác hoàn thành tốt mà bộ phận hải Quan không hoạt động thì việc xuất khẩu hàng hóa cũng không thể thực hiện được. Bộ phận này có chức năng là làm giấy tờ hải quan, khai báo hải quan cho hàng hóa xuất khẩu. Văn phòng Kinh Bắc của NYK Logistics Việt Nam chính là bộ phận hải quan nằm ở Hải Phòng do cảng xuất hàng của công ty tại Miền Bắc chủ yếu nằm tại Hải hòng và Quảng Ninh. Điển hình như khi NYK Logistics xuất khẩu hàng của Honda (sau khi đã hoàn tất việc đóng gói, phân loại và dán nhãn mác thì hàng sẽ được đóng vào container mang đi xuất khẩu) thì việc lập hồ sơ hải quan sẽ được thực hiện ngay khi có kế hoạch đóng hàng Honda đi xuất khẩu. Kế hoạch đóng hàng sau khi lập xong sẽ được gửi cho bộ phận kho, hải quan và bộ phận vận tải, vì vậy thông thường thì tờ khai sẽ hoàn thành trước tiên ngay cả khi hàng chưa đóng vào container. Sau khi khai báo và hoàn thành hồ sơ hải quan thì hồ sơ sẽ được gửi ngay cho container trước khi vận chuyển. Việc tờ khai hoàn thành trước khi đóng hàng là rất cần thiết và quan trọng, nó đảm bảo cho việc kịp tiến độ xuất khẩu hàng hóa và nếu có sai sót sẽ có thời gian để sửa chữa và thay đổi. Bộ phận Hải Quan trong công ty phải hoạt động một cách linh hoạt và phải phối hợp nhịp nhàng sao cho Contaner khi xuất phát ra cảng biển xuất khẩu thì giấy tờ Hải Quan đã hoàn thành xong để việc giao hàng được kịp thời. Vì vậy nhiệm vụ của bộ phận Hải Quan đó là cung cấp giấy tờ để xuất khẩu hàng hóa một cách kịp thời, nhanh chóng theo đúng tiêu chí just in time, phải đúng mặt hàng, đúng địa điểm, đúng thời gian.
Ngoài việc khai báo hải quan cho hàng công ty mang đi xuất khẩu thì dịch vụ khai báo hải quan thuê cũng là dịch vụ mang lại lợi nhuận cao cho NYK Logistics. Các doanh nghiệp thuê NYK logistic Việt Nam khai báo hải quan thông thường là những doanh nghiệp mới đầu tư trong lĩnh vực xuất khẩu nên chưa có kinh nghiệm, hoặc bộ phận khai báo hải quan của họ chưa có hoặc chi phí quá cao nên phải đi thuê. Đối với các doanh nghiệp sản xuất hoặc thương mại, việc khai báo hải quan, lập hồ sơ sẽ có phần khó khăn hơn so với NYK Logistics- một công ty kinh doanh dịch vụ Logistics hàng đầu. Thuê ngoài sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho các doanh nghiệp thương mại, sản xuất và nhất là đối với những mặt hàng gặp khó khăn như: hàng nằm ở luồng vàng hoặc luồng đỏ, khó định giá, khó lấy được nguồn gốc xuất sứ…. Khi này NYK Logistics sẽ đứng ra hoàn tất hồ sơ cho chủ hàng nhanh chóng và thuận lợi sao cho kịp tiến độ giao hàng. Có thể nói Bộ phận Hải Quan của NYK Logistics Việt Nam đóng vai trò “ hô hấp” cho toàn bộ “ cơ thể ” hoạt động và đạt hiệu quả cao.
2.Bộ phận kho (Warehouse Staff).
Kho là bộ phận không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Ở NYK Logistics cũng vậy, kho được sử dụng với chức năng lưu trữ và bảo quản hàng hóa. Nhưng đối với công ty NYK Logistic kho còn có rất nhiều chức năng khác nữa. Bộ phận kho của công ty được chia làm 2 loại đó là: Kho tại chính công ty xuất khẩu và kho của công ty. Kho của công ty xuất khẩu được sử dụng khi những mặt hàng của công ty xuất khẩu không cần thuê NYK đóng gói, bảo quản hay sắp xếp lại mà chỉ cần vận chuyển đi xuất khẩu. Những khách hàng chính mà NYK Logistics Việt Nam sử dụng kho tại chính công ty xuất khẩu đó chính là: Canon Quế võ, Canon Tiên Sơn, Amtech…. Mỗi một khách hàng sẽ có một hoặc một số nhân viên của NYK Logistics Việt Nam quản lý. Căn cứ vào kế hoạch đóng hàng, kế hoạch sản xuất, số đầu kéo và số container thì nhân viên của công ty sẽ điều hành việc đóng hàng tại cổng nào của nhà máy, thời gian đóng hàng và số lượng hàng mang đi xuất khẩu sao cho kịp tiến độ xuất khẩu hàng hóa. Ta có thể coi Canon Tiên Sơn là một ví dụ điển hình nhất cho việc sử dụng kho tại chính công ty xuất khẩu. Canon Tiên Sơn là một nhà máy sản xuất hàng điện tử nguyên chiếc nên việc đóng gói và dán nhãn mác sẽ do công ty tự làm, khi kế hoạch xuất khẩu và kế hoạch sản xuất được gửi xuống văn phòng của công ty thì bộ phận hải quan sẽ lập hồ sơ hải quan và bộ phận điều hành xe sẽ lập kế hoạch vận chuyển. Kế hoạch vận chuyển sẽ được gửi đến cho Canon Tiên Sơn và nhân viên của NYK Logistics Việt Nam ở kho của Canon Tiên sơn. Hàng hóa sau khi hoàn tất sẽ được vận chuyển đến kho mang đi xuất khẩu. Kho của Canon Tiên Sơn sẽ chia ra 12 cửa kho, mỗi cửa kho là một cửa đóng hàng. Xe container sẽ được điều đến từng cửa kho theo từng giờ khác nhau tùy theo từng loại mặt hàng và kế hoạch xuất khẩu. Nhân viên NYK tại kho của Canon không chỉ điều hành xe vào các cửa kho lấy hàng mà còn phải kiểm tra mã container có đúng với mặt hàng xuất khẩu dự kiến hay không, kiểm tra tiến độ lấy hàng, giờ đóng hàng, giấy tờ hải quan…
Đối với những khách hàng cần phân loại và sắp xếp, đóng gói, dán nhãn mác… thì công ty sẽ vận chuyển hàng hóa về kho. Tại kho hàng hóa sẽ được bộ phận KD và IKD phân loại, mở kiện, đóng gói, kiểm tra và xuất kho. Vì vậy nhiệm vụ của bộ phận kho đó chính là phân loại chính xác, phát hiện hang hóa sai sót, kém phẩm chất, dóng gói dung quy cách và giao hàng kịp thời cho bộ phận TOS. Khách hàng chính của bộ phận kho này là Honda, Honda là một khách hàng sản xuất động cơ và xuất khẩu chủ yếu là toàn bộ linh kiện xe máy. Kế hoạch lấy hàng từ Honda Vĩnh phúc sẽ được lập dựa trên số lượng hàng trong kho và lượng hàng cần xuất khẩu. Bộ phận điều hành xe sẽ tổ chức lấy hàng từ Honda và vận chuyển về kho tại Yên Phong. Từ đây kho bắt đầu hoạt động, bước đầu tiên là moi hàng ra khỏi contaniner và vận chuyển đến khu vực KD- bộ phận mở kiện hàng. Tại bộ phận KD, hàng hóa sẽ được mở ra khỏi kiện, phân loại chi tiết và chuyển đến cho bộ phận IKD- bộ phận đóng gói. Tại IKD hàng hóa sẽ được phân chia theo số lượng chi tiết( nếu là chi tiết lớn: vành xe, xích, lốp, khung…), phân chia theo khối lượng( chi tiết nhỏ như: ốc, bulon…) và đóng gói. Trong suốt quá trình KD và IKD sẽ luôn phải theo dõi, phát hiện chi tiết, linh kiện lỗi để trả lại cho Honda. Công việc cuối cùng của kho đó chính là dãn nhãn, tem… và đóng palets. Toàn bộ các hoạt động trong kho của NYK Logistics luôn dựa trên thuyết Kaizen- Làm đúng theo từng bước, kiểm tra lại bước vùa làm, tạo điều kiện tốt nhất cho bước sau, khuyến khích sang tạo….
Bộ phận văn phòng (Office Clarks).
Bộ phận văn phòng chính là bộ phận đầu não của công ty. Mặc dù các bộ phận khác vô cùng quan trọng nhưng nó phải hoạt động theo chỉ thị của bộ phận văn phòng. Bộ phận văn phòng làm nền tảng cho toàn bộ mọi hoạt động của công ty, bộ phận đóng vai trò đầu mối giao tiếp với thị trường bên ngoài. Có thể coi bộ phận văn phòng là bộ phận tổng hợp của các bộ phận điều tiết các mối quan hệ trong và ngoài công ty. Bộ phận văn phòng đứng ra để điều tiết mọi hoạt động mua bán đặt hàng, ký kết hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu và dịch vụ. Không những thế bộ phận còn phải đứng ra điều tiết toàn bộ hoạt động nội bộ của công ty và nó còn bao gồm nhiều phòng ban khác nhau như: Bộ phận nhân sự, bộ phận tài chính, bộ phận ngoại giao…. Mỗi phòng ban hoạt động theo đúng quyền hạn và chức vụ của nó đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết cục diện mọi vấn đề. Thông thường thì bộ phận văn phòng thường nằm tại trụ sở chính của công ty tại tòa nhà HITC, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội nhưng cũng có một số bộ phận lại được tổ chức tại địa điểm hoạt động như bộ phận Addmin tại NYK Logistics Việt Nam tại khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh.. Như bộ phận nhân sự là bộ phận đứng ra xắp xếp, tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, đào tạo và đánh giá nhân lực trong công ty nhưng lại nằm ở trụ sở chính của công ty. Vậy thì những hoạt động về nhân sự tại địa điểm hoạt động chính như NYK logistics tại khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh thì sao? Đó chính là lý do bộ phận Addmin được thành lập, bộ phận nhân sự sẽ điều hành và quản lý thông qua các văn bản và ủy quyền cho bộ phân Addmin quản lý. Bộ phận Addmin chính là bộ phận thu nhỏ của bộ phân văn phòng và nằm tại mỗi địa điểm hoạt động của doanh nghiệp ví dụ như bộ phận Addmin tại khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh. Addmin đứng ra tổ chức, thực hiệncác hoạt động như: tuyển dụng, đào tạo, chấm công, làm bảo hiểm, tính lương, trả lương, tổ chức hội họp…. Bộ phận Addmin là bộ phận tổng hợp nhất của bộ phận văn phòng với quy mô nhỏ nhưng lại hoạt động với đầy đủ các chức năng, lĩnh vực như: nhân sự, tài chính, ngoại giao….
Bộ phận điều hành xe và lái xe (Driver Staff).
Bộ phận này bao gồm trưởng đội xe, các cán bộ điều hành xe (còn gọi là đội TOS), và các lái xe. Do các lái xe luôn điều khiển container trên đường hơn nữa tình trạng giao thông khó kiểm soát nên ảnh hưởng rõ rệt đến tiến độ nhận và giao hàng vì vậy bộ phận này khó kiểm soát nhất. Đội TOS sẽ được chia ra theo khách hàng tức là mỗi một nhân viên sẽ theo dõi 1 hoặc một nhóm khách hàng. Căn cứ vào lượng hàng cần vận chuyển, đội TOS sẽ điều xe đến nơi khách hàng để nhận hàng và vận chuyển. Việc điều xe và vận