Chuyên đề Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ dẫn đến tốc độ phát triển các đô thị, khu công nghiệp tăng rất nhanh. Mặt khác sự chênh lệch thu nhập rất lớn giữa thu nhập ở thành thị và nông thôn, sự dư thừa lao động nông nghiệp là nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự di cư ồ ạt của dòng người từ nông thôn sang thành thị để sinh sống và làm việc tại các đô thị và các khu công nghiệp. Hiện nay có hàng triệu người thuộc đối tượng này đang sống và làm việc tại các đô thị và các khu công nghiệp. Vì vậy việc giải quyết nhà ở cho các đối tượng này là vấn đề rất lớn cần được đánh giá một cách đầy đủ, đúng mức từ đó đề ra những giải pháp và chính sách mang tính đồng bộ. Các KCN, KCX của Việt Nam ngày càng trở thành nơi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước. Hiệu quả trước mắt có thể thấy là nhiều việc làm mới được tạo ra, thu nhập tăng lên với người lao động cùng với sự phát triển các hoạt động kinh tế khác như tài chính, bảo hiểm, các dịch vụ cho KCN, KCX. Điều lớn hơn là đã làm cho thay đổi nhanh chóng sự phát triển kinh tế xã hội tại các tỉnh, thành phố có KCN, KCX đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước. Theo kinh nghiệm thực tế đã cho thấy, để nâng cao hiệu quả và phát triển năng suất lao động thì một trong những việc phải làm là việc phân bổ dân cư, lao động tại các vùng công nghiệp phải tính đến điều kiện về thời gian đi lại của công nhân sao cho ít nhất. Từ chỗ làm việc đến chỗ ở trung bình không nên quá 30-40 phút tuỳ thuộc vào hệ thống giao thông và tốc độ di chuyển của phương tiện đi lại. Tuy nhiên các khu dân cư cần có khoảng cách với khu vực sản xuất để tránh ô nhiễm môi trường.

doc69 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2739 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ dẫn đến tốc độ phát triển các đô thị, khu công nghiệp tăng rất nhanh. Mặt khác sự chênh lệch thu nhập rất lớn giữa thu nhập ở thành thị và nông thôn, sự dư thừa lao động nông nghiệp là nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự di cư ồ ạt của dòng người từ nông thôn sang thành thị để sinh sống và làm việc tại các đô thị và các khu công nghiệp. Hiện nay có hàng triệu người thuộc đối tượng này đang sống và làm việc tại các đô thị và các khu công nghiệp. Vì vậy việc giải quyết nhà ở cho các đối tượng này là vấn đề rất lớn cần được đánh giá một cách đầy đủ, đúng mức từ đó đề ra những giải pháp và chính sách mang tính đồng bộ. Các KCN, KCX của Việt Nam ngày càng trở thành nơi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước. Hiệu quả trước mắt có thể thấy là nhiều việc làm mới được tạo ra, thu nhập tăng lên với người lao động cùng với sự phát triển các hoạt động kinh tế khác như tài chính, bảo hiểm, các dịch vụ cho KCN, KCX. Điều lớn hơn là đã làm cho thay đổi nhanh chóng sự phát triển kinh tế xã hội tại các tỉnh, thành phố có KCN, KCX đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước. Theo kinh nghiệm thực tế đã cho thấy, để nâng cao hiệu quả và phát triển năng suất lao động thì một trong những việc phải làm là việc phân bổ dân cư, lao động tại các vùng công nghiệp phải tính đến điều kiện về thời gian đi lại của công nhân sao cho ít nhất. Từ chỗ làm việc đến chỗ ở trung bình không nên quá 30-40 phút tuỳ thuộc vào hệ thống giao thông và tốc độ di chuyển của phương tiện đi lại. Tuy nhiên các khu dân cư cần có khoảng cách với khu vực sản xuất để tránh ô nhiễm môi trường. Số lượng lao động tăng nhanh nhưng quy hoạch phát triển khu công nghiệp chưa tính tới yêu cầu về chỗ ở cho công nhân. Chỉ khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng thì vấn đề nhà ở cho công nhân mới trở nên bức xúc. Ở phía nhà nước cũng như phía doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa có hướng giải quyết và cho đến nay cũng chưa có cơ chế chính sách rõ ràng cho công tác xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam. Vì vậy, em nghiên cứu đề tài “Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”. Đề tài tập trung làm rõ hai mục tiêu chính: Thứ nhất, nêu lên thực trạng của việc phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Đã có những cơ chế chính sách nào của nhà nước nhằm định hướng giải quyết cho vấn đề nhà ở công nhân chưa? Nó có hiệu quả gì không? Thứ hai, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra một số giải pháp cho việc phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Về không gian: Đề tài sẽ nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX trên phạm vi cả nước, tuy nhiên có tập trung vào những khu công nghiệp điển hình ở Việt Nam như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Về thời gian: Những số liệu liên quan dùng trong đề tài để phân tích, nghiên cứu được thu thập trong thời gian 5 năm gần đây, từ 2001-2006; đề tài sẽ kiến nghị những giải pháp đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2015. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp tổng hợp kết hợp với phương pháp chuyên gia trong phân tích; Dựa trên tài liệu, sách báo có liên quan, những đề tài đã nghiên cứu trước đây; dựa trên số liệu thứ cấp của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã điều tra thực tế tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam của các nhà nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Kết cấu đề tài: ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì phần nội dung chính của đề tài được giải quyết trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan chung về nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX và kinh nghiệm của các nước trên thế giới về việc phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX. Chương 2: Thực trạng về phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX và các cơ chế chính sách của nhà nước về việc phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam. Chương 3: Những kiến nghị và giải pháp cho việc phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KCN, KCX VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KCN, KCX Khái quát về các KCN, KCX. Sau hơn 15 năm phát triển kể từ khi ra đời KCN đầu tiên (khu chế xuất Tân Thuận – thành lập ngày 24/9/1991), cho đến giữa năm 2006, cả nước ta đã có 135 KCN, KCX được thành lập ở 45 tỉnh, thành phố trong cả nước với tổng diện tích đất tự nhiên 26.500 ha, trong đó có 75 KCN, KCX đã đi vào hoạt động. Số lượng các KCN vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ và theo số liệu gần đây nhất, tính đến tháng 10/2007 cả nước đã có 154 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 32.808 ha. Trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 21.775 ha chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên. Có 92 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 20.758 ha và 62 KCN đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 12.073 ha. Theo kế hoạch đến 2015 có khoảng 109 KCN nữa sẽ hình thành. Tính đến giữa năm 2006 các KCN ở nước ta đã thu hút 86 vạn lao động trực tiếp làm việc trong KCN và trên một triệu lao động trong lĩnh vực xây dựng, cung cấp dịch vụ cho các KCN tại các cơ sở kinh doanh ngoài KCN. Tỷ lệ bình quân thu hút lao động tại các KCN trên một đơn vị diện tích hiện nay là 90-100 người/ ha . Nếu KCN tập trung các ngành nghề như dệt may, lắp ráp điện tử, sản xuất giày dép…có sử dụng nhiều lao động thì tỷ lệ trên còn cao hơn. Như vậy với KCN, KCX có quy mô bình quân ở Việt Nam hiện nay là 100-150 ha thì một KCN sẽ có khả năng thu hút 10.000-15.000 lao động. Với KCN có quy mô diện tích lớn tới 2.700 ha như KCN Nhơn Trạch (Đồng Nai) thì khi lấp đầy lượng lao động làm việc tại đây đạt mức 300.000 người và sẽ tạo nên ở đây một đô thị công nghiệp mới. Các KCN, KCX phân bố ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước tuy nhiên nó tập trung chủ yếu ở những vùng kinh tế trọng điểm của ba miền Bắc, Trung, Nam. Với tổng diện tích đất tự nhiên lên tới 25.900 ha, 110 KCN này chiếm gần 80% tổng diện tích các KCN trong cả nước. Đến thời điểm cuối tháng 10/2007, các KCN, KCX trên cả nước đã cho thuê được trên 11.177 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN cả nước là 54,1%, riêng các KCN đã vận hành thì cho thuê được trên 9.928 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là trên 71,1%. Theo thống kê tại các địa phương gửi báo cáo và ước tính từ các nguồn thông tin khác, hiện nay có khoảng 1 triệu lao động đang làm việc tại các KCN, KCX và các khu kinh tế trên toàn quốc. Trong số những lao động này có khoảng trên 700.000 lao động là người tỉnh ngoài hoặc huyện ngoài và có nhu cầu thuê nhà ở trong thời gian lao động tại các KCN, KCX. Trong các khu nhà tập trung (xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc từ phía các doanh nghiệp) cũng chỉ đủ cung cấp chỗ ở, sinh hoạt cho khoảng 7-10% số lao động đang lam việc tại đây và có nhu cầu về nhà ở. Trên 90% công nhân còn lại phải tự thu xếp chỗ ở, thuê trọ rải rác trong các khu dân cư gần nơi họ làm việc hay các KCN. Với sự phát triển hiện nay của các KCN, KCX ở Việt Nam thì đến nay các KCN, KCX này đã thu hút trên cả nước được 2.600 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 25,3 tỷ USD và gần 2.800 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 137 nghìn tỷ đồng (chưa kể các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN với tổng số vốn đầu tư 976 triệu USD và 43 nghìn tỷ đồng). Việc phát triển các KCN, KCX đã và đang góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ và lao động nhập cư. Trong thời gian tới, lực lượng lao động trong các KCN, KCX gia tăng mạnh mẽ cùng với sự phát triển của các dự án hoạt động trong các KCN, KCX. Tính đến tháng 6/2007 , các KCN, KCX của cả nước đã thu hút được khoảng 1 triệu lao động trực tiếp với tỷ trọng lao động có chuyên môn kỹ thuật tăng lên và đạt gần 40%. Ngoài ra nếu tính cả số lao động gián tiếp thì tổng số việc làm được tạo ra từ chương trình phát triển KCN, KCX tập trung nhiều nhất là tại TP Hồ Chí Minh với khoảng trên 210 nghìn lao động làm việc tại hơn 100 xí nghiệp trong 14 KCN, KCX, trong số này có khoảng 60-70% lao động là người từ các địa phương khác đến làm việc tại TP Hồ Chí Minh và đại đa số công nhân ở đây đều có nhu cầu nhà trọ. Trong khi đó toàn thành phố chỉ có 4/14 KCN là có xây nhà lưu trú cho công nhân, còn lại đều không có hoặc là công nhân phải sống trong các khu nhà tạm bợ, thiếu thốn điều kiện sinh hoạt tối thiểu. Năm 2007, TP Hồ Chí Minh đã khởi công xây dựng nhà lưu trú tại 5 khu là: Tân Thuận, Linh Trung 2, Tân Thới Hiệp, Long Thới, Vĩnh Lộc với tổng quy mô đáp ứng được gần 7000 chỗ ở cho công nhân. Đến tháng 3/2007 thành phố tiến hành sửa chữa 2 khu nhà ở KCX Linh Trung để đưa công nhân vào ở. Ngoài ra thành phố cũng tích cực bổ sung quy hoạch bên ngoài KCN, KCX quyết tâm xây dựng được 8000-10.000 chỗ ở cho công nhân trong năm 2008. Riêng tại Hà Nôị, quá trình mở rộng phát triển và thu hút mạnh đầu tư vào các KCN, KCX đã tạo lên sức hút mạnh về lao động tại đây, bao gồm đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân, nhân viên nghiệp vụ và cán bộ quản lý trong đó 90% là công nhân và kỹ thuật viên. Trong số những lao động đang làm việc tại Hà Nội có cả người Việt Nam và người nước ngoài chủ yếu là cán bộ quản lý hay kỹ thuật viên cao cấp. Lao động trong các KCN, KCX ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung hiện nay có đặc điểm là lao động trẻ, lao động nữ và lao động di cư chiếm tỷ lệ khá cao. Lao động ở độ tuổi từ 18 đến 35 chiếm 90% tổng số lao động trong các KCN, KCX. Lao động nữ chiếm 60% (phù hợp với ngành da giày, dệt may, thuỷ sản); lao động từ địa phương khác đến làm việc chiếm 65%. Tại Đà Nẵng có 6 KCN trên tổng diện tích đất khoảng 1500 ha và thu hút khoảng 40 nghìn lao động. Trong số đó có khoảng 60% là người ngoại tỉnh cần chỗ trọ. Riêng quận Liên Chiểu, dân số sở tại khoảng 91 nghìn người. Trong khi đó số lao động ngoại tỉnh khoảng 30 nghìn người. Cùng lúc đó trên địa bàn quận còn có khoảng 30 nghìn sinh viên của các trường đại học. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có chương trình, dự án về nhà trọ cho công nhân các KCN, KCX. Quảng Nam với 5 KCN, KCX thu hút khoảng 18 nghìn lao động. Riêng tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc (huyện Điện Bàn) có khoảng 15 nghìn lao động, tuy nhiên số nhà ở cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 5%, còn lại thì 95% số người lao động đều phải tự tìm chỗ ở trong dân. Hầu hết số lao động này đang phải thuê ở những nhà trọ mà số lượng và chất lượng của chúng đa phần là thấp, cũng chưa thể có số liệu thống kê được. Tại tỉnh Bình Dương có 21 KCN, KCX chiếm diện tích khoảng 5300 ha với khoảng 149 nghìn lao động. Tuy nhiên mới chỉ có rất ít khu nhà chính thức là dành cho công nhân. Ở đây chỉ có công ty giày Thái Bình thì có khoảng 1000 chỗ ở cho công nhân và Mỹ Phước thì có khoảng 900-1000 chỗ, còn lại hầu hết đều chung tình trạng như các KCN, KCX trên toàn quốc. Tại thị trấn Bến Lức (Long An), dân số trên địa bàn của thị trấn khoảng trên 18 nghìn người, riêng nhà máy Chin Lou đóng tại địa bàn thị trấn đã có khoảng 25 nghìn công nhân làm việc. Trong số đó có khoảng 10 nghìn người đang thuê nhà trên đất thị trấn. Trong tổng số những công nhân thuê nhà này chỉ có vài nghìn người là có khả năng thuê được những nhà trọ xây dựng tương đối cơ bản của các doanh nghiệp cho thuê nhà trọ như Kim Tỷ và Dung Quý. Số công nhân và lao động còn lại phải thuê những nhà rất tạm bợ, cơi nới, tận dụng. Số lao động trong các KCN, KCX tăng nhanh với các điều kiện và đặc điểm nêu trên dẫn đến cầu về nhà ở tăng mạnh tại các khu vực KCN (nhà ở cho người địa phương khác đến làm việc, nhà ở cho gia đình trẻ mới hình thành …). Hầu như toàn bộ số người lao động từ địa phương khác đến làm việc tại các KCN, KCX đều có nhu cầu về nhà ở. Một số lao động là người địa phương cũng có nhu cầu về nhà ở gần KCN, KCX do chế độ làm việc theo ca kíp của các doanh nghiệp buộc người dân phải bám xưởng bám máy hay làm thêm giờ. Do diện tích nhà ở của gia đình hiện có chật hẹp, do bản thân người lao động thích sống tự lập không muốn phụ thuộc gia đình, bên cạnh đó cũng do giao thông trong khu vực chưa thuận tiện, tốn nhiều thời gian hoặc kém an toàn nên một số công nhân tuy trong cùng huyện với những KCN, KCX song ở các địa điểm khó khăn về giao thông vẫn có nhu cầu về nhà ở gần KCN… Phần lớn những nhà cho thuê đều là nhà tạm bợ, lợp ngói xi măng, khoảng 3-4 công nhân thuê một buồng với giá từ 100.000-150.000 đồng/người/tháng không kể điện nước; ở các khu vực xa đô thị lớn thì giá thuê phòng có thấp hơn chút ít. Tình hình an ninh trật tự tại các khu công nhân thuê trọ ở một số KCN cũng có nhiều bức xúc do lực lượng lao động thuê nhà đông và phức tạp. Nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX – Khái niệm và phân loại. Khái niệm chung về nhà ở. Mỗi quốc gia dù là phát triển hay đang phát triển cũng đều có một sự giống nhau, đặc biệt đối với những nước đang có nền công nghiệp phát triển đều có sự giống nhau về phân tầng xã hội trong cộng đồng dân cư. Điều này thể hiện ở chỗ, bao giờ trong xã hội của nó cũng bao gồm những hộ gia đình có mức sống, sinh hoạt, thu nhập hoàn toàn khác nhau. Đó là những người có thu nhập rất cao; những người có thu nhập cao; những người có thu nhập trung bình; những người có thu nhập thấp; và những người có thu nhập rất thấp. Với những người thuộc nhóm có thu nhập cao, rất cao hay trung bình thì với họ vấn đề nhà ở không có gì khó khăn lắm cho họ, nhưng với những người có thu nhập thấp và rất thấp thì lại khác. Họ hầu hết là gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề tạo lập nhà ở. Hầu hết những chương trình phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới, bao giờ chương trình nhà ở cho các thành phần dân cư trong xã hội cũng được quan tâm rất nhiều. Chương trình này bao gồm cả các thành phần dân cư, đối tượng xã hội là nhà cho người lao động tại các khu sản xuất, nhà cho người nghèo, người gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống do thiên tai, bệnh tật,… Tùy theo tình hình, đặc điểm thực tế của mỗi nước và trong từng hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn mà có chính sách đầu tư phát triển nhà ở cho các đối tượng nêu trên là khác nhau. Từ việc đầu tư bằng ngân sách nhà nước đến việc khuyến khích và tạo điều kiện để hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà ở để cho các đối tượng này thuê, tạm thời cư trú hoặc thuê mua. Để hiểu thế nào là nhà ở cho công người lao động, công nhân tại các KCN, KCX, thì hiện nay chưa từng có một khái niệm cụ thể nào nói đến. Cũng chưa có khái niệm thống nhất nào về nhà ở cho công nhân, người lao động tại các KCN, KCX. Theo những điều khoản, quy phạm trong “Chương I: Những quy định chung” của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6 tháng 9 năm 2006 về Quy định chi tiết và hướng dấn thi hành Luật Nhà ở, chúng ta có khái niệm về “nhà ở xã hội” được dùng nhất thể hóa với nhà ở công nhân, người lao động tại các KCN, KCX như sau: “Nhà ở xã hội” được hiểu là nhà ở do nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại điều 53 và điều 54 của Luật Nhà ở thuê hoặc thuê mướn theo cơ chế do Nhà nước quy định.” Ngoài ra trong luật Nhà ở còn có quy định về điều kiện được thuê và mua nhà ở xã hội bao gồm: Chưa có sở hữu nhà và chưa được thuê hoặc thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 5m2 sàn/ người; nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng là nhà ở tạm, hư hỏng hoặc dột nát. Người được thuê – mua quỹ nhà ở xã hội ngoài các điều kiện quy định nói trên còn phải thanh toán lần đầu 20% giá trị của nhà được thuê mua. Vấn đề nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, cho người lao động được thể hiện qua các chính sách về đất đai như: không tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, có những chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi về lãi suất vốn vay và các chính sách tạo điều kiện và ưu đãi khác như giá cho thuê, giá thuê mua được tính trên nguyên tắc bảo toàn vốn đầu tư xây dựng. Các loại hình nhà ở của công nhân tại các KCN, KCX. Nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX hiện nay rất đa dạng và có nhiều hình thức, tuy nhiên có thể chia thành ba loại chính như sau: Nhà ở do nhà nước xây dựng. Nhà ở do các doanh nghiệp xây dựng. Nhà ở do các hộ dân xây dựng. Thứ nhất là loại nhà ở do nhà nước xây dựng. Đây là loại hình nhà ở có chất lượng cao nhất trong tất cả các loại hình nhà ở dành cho công nhân, người lao động trong các KCN, KCX thuê vì loại nhà ở này được xây dựng theo tiêu chuẩn của Nhà nước ban hành. Hiện nay loại nhà ở này có rất ít, nó chiếm khoảng 1% trong tổng số lượng nhà ở cho công nhân thuê và chỉ được thực hiện ở một số địa phương tập trung các KCN lớn như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Đây là một loại hình nhà ở chung cư chưa được xây dựng ở các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác ngoài những thành phố trên. Thứ hai là loại nhà do các doanh nghiệp xây dựng, đây là loại nhà ở được thiết kế trên diện tích đất tại các KCN. Loại nhà này được xây dựng khoảng 3-5 tầng theo tiêu chuẩn của Bộ xây dựng và quy định của UBND TP Hồ Chí Minh (Quyết định 75). Những khu nhà ở này hiện nay đang được xây dựng và hoàn chỉnh để đưa vào sử dụng, nhưng hầu hết nó tập trung ở TP Hồ Chí Minh như ở KCX Tân Thuận do công ty cổ phần phát triển Sài Gòn xây dựng 2 khu nhà quy mô 1900 chỗ ở, KCN Tân Bình, công ty phát triển nhà Quận 5 xây dựng 2 khu chung cư với quy mô 720 chỗ ở; KCX Linh Trung 1, công ty dịch vụ địa ốc Sài Gòn xây dựng 104 phòng vơi quy mô 840 chỗ ở, Tổng công ty xây dựng Sài Gòn xây dựng 2 khu nhà 5 tầng với quy mô 1520 chỗ ở; KCN Vĩnh Lộc, công ty cổ phần nhà Quận 5 xây dựng 2 khu chung cư với quy mô là 720 chỗ ở.. Theo số liệu thống kê về việc nhà nước và doanh nghiệp đảm bảo được chỗ ở cho người lao động ta thấy: Tỉnh, thành phố  Tỷ lệ nhà ở được đảm bảo (%)   TP Hồ Chí Minh  5.4   Đồng Nai  6.5   Bình Dương  15   Như vậy ta thấy so vói tổng nhu cầu của người lao động về chỗ ở thì tỷ lệ này là quá ít. Doanh nghiệp và nhà nước mới chỉ đảm bảo được một phần nhỏ số lượng nhà cho công nhân tại các KCN, KCX. Đây là những khu nhà đảm bảo chất lượng tốt thứ hai sau loại nhà ở do nhà nước xây dựng. Chất lượng của nó hơn hẳn so với những loại nhà ở do doanh nghiệp tư nhân và các hộ gia đình xây dựng để cho thuê. Khu nhà này đã đảm bảo được chất lượng cuộc sống của người công nhân. Nhà ở do doanh nghiệp xây dựng trong khuôn viên đất của doanh nghiệp trong KCN. Vì vậy chất lượng cuộc sống trong này bị tách biệt với cộng đồng dân cư, đồng thời những hạ tầng xã hội đi kèm với chất lượng cuộc sống cũng có nhiều bất cập Thứ ba là loại nhà ở do các hộ dân xây dựng, hiện nay loại nhà ở này khá phổ biến ở hầu hết các KCN, KCX trên cả nước. Theo số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu đề tài liên quan đến vấn đề nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho thấy, tại TP HCM nhà ở do hộ gia đình xây dựng đảm bảo được 96,4% số lượng chỗ ở cho người lao động trong các KCN, KCX. Còn tại Long An thì đại đa số (chiếm gần 100%) số lượng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở đây là do các hộ gia đình cung cấp. Nhà nước cũng như doanh nghiệp chưa hề xây dựng chỗ ở cho công nhân. Cũng với tình trạng như trên thì tại Quảng Nam, Bình Định, chỗ ở của công nhân hiện nay chủ yếu do các hộ gia đình cung cấp. Riêng tại Hà Nội, hiện nay có khoảng 28.200 lao động trong các KCN, KCX nhưng công nhân thì trên 90% phải thuê nhà trọ của dân để ở. Tỉnh Hưng Yên đang đầu tư xây dựng khu chung cư tại KCN Như Quỳnh. Tuy nhiên khi công trình đã hoàn thành cũng chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu nhà ở cho lao động tại đây, còn đa phần
Luận văn liên quan