Chuyên đề Phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn các xã thuộc chương trình 135 - Giai đoạn II (2006-2010)

1. Quy hoạch và kếhoạch sửdụng đất đai của xã: ðểquản lý đất đai đúng pháp luật và chủquyền cần: (1) Có hồsơ địa giới hành chính; (2) Các bản đồ ðịa giới hành chính, Hành chính, Bản đồ địa chính, thửa đất, Bản đồhiện trạng sửdụng đất, Bản đồquy hoạch sửdụng đất; (3) Sổ địa chính của từng xã, sổmục kê đất đai (xã), sổtheo dõi biến động đất đai, Hồsơ đăng ký quyền và chứng nhận quyền sửdụng đất; và (4) Sổthống kê và kiểm kê đất. Thời hạn hiệu lực quy hoạch và kếhoạch sửdụng đất đai của xã được thểhiện trên bản đồQuy hoạch sửdụng đất gắn với kỳquy hoạch chung 10 năm/lần. 2. Nguyên tắc, căn cứvà nội dung lập quy hoạch, kếhoạch sửdụng đất: a. Nguyên tắc: - Phù hợp với quy hoạch sửdụng được cấp trên phê duyệt và thểhiện được nhu cầu sửdụng của cấp dưới. - Sửdụng đất tiết kiệm, hiệu quảkết hợp khai thác bảo vệthiên nhiên, môi trường, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. - Quy hoạch, kếhoạch sửdụng đất được bàn công khai, dân chủ, được điều chỉnh và phê duyệt phù hợp vào năm cuối của kỳquy hoạch trước đó. b. Căn cứ: - Căn cứvào Quy hoạch tổng thểphát triển kinh tếxã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, quy hoạch phát triển các ngành và các địa phương, hiện trạng và nhu cầu sửdụng đất, các tiến bộkhoa học công nghệliên quan tới việc sử dụng đất và hiệu quảsửdụng đất của kỳtrước, khảnăng đầu tưthực hiện các công trình, dựán có sửdụng đất.

pdf48 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn các xã thuộc chương trình 135 - Giai đoạn II (2006-2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ỦY BAN DÂN TỘC ***** CHUYÊN ðỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ðỊA BÀN CÁC XÃ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 - GIAI ðOẠN II ( 2006-2010) (Chuyên ñề số 6, theo Quyết ñịnh số 04/2007/Qð-UBDT ngày 19/7/2007 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc) ðỐI TƯỢNG HỌC: Cán bộ xã, thôn, bản THỜI LƯỢNG: 16 tiết học HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2008 2 MỤC LỤC Nội dung Trang I. Vai trò của quy hoạch, sử dụng ñất ñai trong phát triển kinh tế xã hội II. Phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp III. Bảo quản và chế biến sau thu hoạch 1. Vai trò của bảo quản và chế biến sau thu hoạch 2. Yêu cầu bảo quản và chế biến sau thu hoạch 3. Quản lý số lượng, chất lượng sản phẩm sau thu hoạch và chế biến 4. Một số biện pháp thông dụng ñể bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch IV. Quản lý, bảo vệ rừng và các công trình cấp nước tập trung qui mô nhỏ 1. Quản lý và bảo vệ rừng 2. Quản lý và bảo vệ nguồn nước V.Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp 1. Ý nghĩa của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp 2. Các nội dung ứng dụng KHCN trong nông nghiệp ñể phát triển sản xuất và phục vụ chuyển dịch cơ cấu 3. Các vấn ñề cần quan tâm trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, KHCN vào sản xuất 4. Giới thiệu một số tiến bộ kỹ thuật KHCN VI. ðánh giá hiệu quả sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp 1. Khái niệm hiệu quả sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp 2. Cách ñánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp VII. Tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất VIII. Phân tích, xác ñịnh lợi thế của ñịa phương ñể chọn phương án ñầu tư, chuyển dịch cơ cấu sản xuất phù hợp. Tài liệu tham khảo Phụ lục 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BQLDA Ban Quản lý dự án CT 135-II Chương trình 135 Giai ñoạn II ðBSH ðồng bằng Sông Hồng KHCN Khoa học công nghệ UBND Ủy ban nhân dân VAC Vườn-ao-chuồng VACR Vườn-ao-chuồng-rừng SẢN XUẤT SX 4 I. VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH, SỬ DỤNG ðẤT ðAI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1. Nắm vững quy hoạch và kế hoạch sử dụng ñất ñai của xã, thôn bản. 2. Quản lý tốt quy hoạch và kế hoạch sử dụng ñất ñai. 3. Các biện pháp sử dụng hiệu quả, hợp lý quỹ ruộng ñất trong nông nghiệp nông thôn ñể phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, xóa ñói giảm nghèo. 1. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng ñất ñai của xã: ðể quản lý ñất ñai ñúng pháp luật và chủ quyền cần: (1) Có hồ sơ ñịa giới hành chính; (2) Các bản ñồ ðịa giới hành chính, Hành chính, Bản ñồ ñịa chính, thửa ñất, Bản ñồ hiện trạng sử dụng ñất, Bản ñồ quy hoạch sử dụng ñất; (3) Sổ ñịa chính của từng xã, sổ mục kê ñất ñai (xã), sổ theo dõi biến ñộng ñất ñai, Hồ sơ ñăng ký quyền và chứng nhận quyền sử dụng ñất; và (4) Sổ thống kê và kiểm kê ñất. Thời hạn hiệu lực quy hoạch và kế hoạch sử dụng ñất ñai của xã ñược thể hiện trên bản ñồ Quy hoạch sử dụng ñất gắn với kỳ quy hoạch chung 10 năm/lần. 2. Nguyên tắc, căn cứ và nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất: a. Nguyên tắc: - Phù hợp với quy hoạch sử dụng ñược cấp trên phê duyệt và thể hiện ñược nhu cầu sử dụng của cấp dưới. - Sử dụng ñất tiết kiệm, hiệu quả kết hợp khai thác bảo vệ thiên nhiên, môi trường, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất ñược bàn công khai, dân chủ, ñược ñiều chỉnh và phê duyệt phù hợp vào năm cuối của kỳ quy hoạch trước ñó. b. Căn cứ: - Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của ñất nước, quy hoạch phát triển các ngành và các ñịa phương, hiện trạng và nhu cầu sử dụng ñất, các tiến bộ khoa học công nghệ liên quan tới việc sử dụng ñất và hiệu quả sử dụng ñất của kỳ trước, khả năng ñầu tư thực hiện các công trình, dự án có sử dụng ñất. c. Nội dung quy hoạch và kế hoạch sử dụng ñất: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất của xã, thôn ñược lập chi tiết gắn với thửa ñất và có tham khảo ý kiến của người dân. - Nội dung quy hoạch ñất như sau: *ðiều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, hiện trạng sử dụng ñất và ñánh giá ñược tiềm năng ñất ñai. *Xác ñịnh phương hướng, mục tiêu sử dụng ñất trong kỳ quy hoạch và dự kiến phân bổ cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, diện tích ñất thu hồi cho các chương trình dự án. * Xác ñịnh các biện pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng ñất và các biện pháp bảo vệ, cải tạo sử dụng ñất gắn với bảo vệ môi trường. - Nội dung kế hoạch sử dụng ñất: 5 * Phân tích, ñánh giá kết quả sử dụng ñất kỳ quy hoạch trước. * Kế hoạch thu hồi các diện tích ñể phân bổ theo nhu cầu quy hoạch mới, dịch chuyển cơ cấu sản xuất, cơ cấu sử dụng ñất trong nông nghiệp. * Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích ñất sử dụng và cụ thể hóa thành kế hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện 5 năm một, từng năm một. 3. Cách phân loại ñất ñai, lập và quản lý các chương trình, dự án nhỏ có liên quan tới quy hoạch và kế hoạch sử dụng ñất ñai ñể phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: a. Tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng ñất: - Phân loại ñất ñai: trên cơ sở mục ñích sử dụng, phân chia thành 3 loại là: + Nhóm ñất nông nghiệp bao gồm 8 loại ñất: Trồng cây hàng năm, lâu năm, rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng ñặc dụng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và ñất sản xuất nông nghiệp khác theo quy ñịnh của chính phủ. + Nhóm ñất phi nông nghiệp bao gồm 10 loại ñất: ðất ở, ñất xây dựng trụ sở công vụ, quốc phòng an ninh, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, công trình công cộng, do cơ sở tôn giáo sử dụng, nghĩa trang, sông ngòi kênh rạch chuyên dụng và ñất phi nông nghiệp khác theo quy ñịnh của chính phủ. + Nhóm ñất chưa sử dụng bao gồm các loại ñất chưa xác ñịnh mục ñích sử dụng. - Thực hiện tốt chế ñộ sử dụng các loại ñất ñai: theo phương thức ổn ñịnh lâu dài hoặc có thời hạn, ñất nông nghiệp, phi nông nghiệp và ñất chưa sử dụng. b. Lập và quản lý các chương trình, dự án phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trên cơ sở thực trạng của nhóm ñất và loại ñất, kết quả sản xuất hàng năm, ñể xác ñịnh vùng sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp và tập trung tích tụ ñất cho sản xuất hoặc xây dựng làng nghề, phát triển nghề phụ. ðể chuyển dịch cơ cấu sản xuất và phát triển kinh tế, cán bộ xã, thôn bản phải nghiên cứu phân tích chất ñất, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, lựa chọn ñược các phương án sản xuất & xây dựng các mô hình sản xuất và phát triển nhân rộng theo từng nhóm hộ gia ñình, khu vực thôn, bản cụ thể như ; chương trình phát triển cây lương thực, chương trình phát triển chăn nuôi ñại gia súc, chương trình trồng rừng , dự án phát triển cây cà phê, dự án phát triển vùng cây ăn quả tập trung... 4. Quản lý ruộng ñất và một số ñịnh hướng sử dụng hiệu quả, hợp lý quỹ ruộng ñất trong nông nghiệp nông thôn: THẢO LUẬN 1. Việc quản lý và sử dụng ñất ñai, ruộng ñất hiện nay tại ñịa phương bạn như thế nào? 2. Làm thế nào ñể ñánh giá ñược mức ñộ và hiệu quả sử dụng ñất ñai, ruộng ñất? 3.Các biện pháp nào giúp quản lý và sử dụng hiệu quả ñất ñai, ruộng ñất? 6 a. Quản lý và sử dụng ruộng ñất ñể phát triển sản xuất: Quản lý chặt chẽ ruộng ñất trên sổ sách và trên quỹ ruộng ñất thực có, không cắt ñất ñem bán, chuyển nhượng ñất và tài sản trên ñất, không cho thuê hưởng lãi... ðể có hướng khai thác và sử dụng hợp lý nhất cần nắm vững ñặc ñiểm, khả năng và ñiều kiện cấy trồng, chăn thả của mỗi thửa ruộng, mặt nước, cánh ñồng, khu rừng, thường xuyên quan tâm ñến việc cải tạo, tăng ñộ phì nhiêu của ñất (thành phần cơ giới của ñất, hàm lượng N-P-K, các yếu tố vi lượng, ñộ chua, chế ñộ nước...), ñộ phì nhiêu của ñất sẽ không ngừng ñược tăng lên nếu biết cách thức sử dụng ñất hợp lý và ngược lại, nếu khai thác không hợp lý, thiếu ñầu tư, chặt phá rừng ñầu nguồn nước, các ảnh hưởng tự nhiên và phá hoại của con người do tập quán canh tác lạc hậu ñốt nương, cuốc rẫy, quảng canh, không dùng phân hữu cơ... sẽ làm cạn kiệt màu mỡ, suy thoái ñất, hạn hán, lũ lụt, lở ñất. b. ðánh giá mức ñộ và cách nâng cao hiệu quả sử dụng ñất: - Mức ñộ và hiệu quả sử dụng ñất ñược ñánh giá trên cơ sở một số chỉ tiêu cơ bản sau: Bình quân ñất canh tác/nhân khẩu, lao ñộng, hộ; Mức ñộ ñầu tư của hộ/ñơn vị diện tích; Số lượt (Hệ số) sử dụng ruộng ñất của hộ; Năng xuất ñất ñai, năng xuất cây trồng; Giá trị tăng thêm trên một ñơn vị diện tích. - ðể nâng cao hiệu quả sử dụng ñất cần: + Gắn việc sử dụng ruộng ñất với sự phát triển của tiến bộ khoa học, chất lượng lao ñộng, các phương thức thâm canh và chế ñộ canh tác tiên tiến, vì ruộng ñất có vị trí cố ñịnh gắn liền với ñiều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, khí hậu, nước, cây trồng, con gia súc… và các ñiều kiện kinh tế xã hội khác như dân số và lao ñộng, công nghiệp, thương mại dịch vụ. Sức sản xuất của ruộng ñất biểu hiện tập trung ở ñộ phì nhiêu của ruộng ñất, nâng cao ñộ phì nhiêu của ruộng ñất là tăng sức sản xuất của nó, ñây là ñiều kiện quan trọng nhất ñể nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, tăng năng xuất lao ñộng và hạ giá thành sản phẩm. + Phát triển sản xuất phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bố trí các ngành sản xuất phù hợp: quỹ ruộng ñất trong nông nghiệp ñược phân ra ñất nông nghiệp, ñất lâm nghiệp, ñất chuyên dụng và những loại ñất khác. ðể nhanh chóng phát triển sản xuất cần thực hiện theo phương hướng thâm canh, tăng vụ và khai hoang; bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ phù hợp với ñiều kiện sinh thái của từng vùng, khai thác và sử dụng tổng hợp ñất ñai với tài nguyên thiên nhiên khác, kết hợp kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành nghề khác, c. Sử dụng hợp lý quỹ ñất: - ðánh giá thổ nhưỡng (tính chất của ñất), ñộ phì nhiêu của ñất, vị trí ñất ñai, ñịa hình, khí hậu, tăng số vụ sản xuất của ñất bằng thâm canh, luân canh, xen canh trên cơ sở sử dụng các giống ngắn ngày, có năng xuất cao và ổn ñịnh, các tập ñoàn giống thích hợp và xây dựng cơ chế luân canh, xen canh khoa học với từng loại ñất. Không bỏ lỡ thời vụ vì lý do thiếu lao ñộng. - ðảm bảo các ñiều kiện vật chất-kỹ thuật, cụ thể là cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu, thủy lợi và thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng. - Tận dụng sử dụng diện tích mặt nước, phủ xanh diện tích ñất trống ñồi trọc. Có kế hoạch chống xói mòn, cải tạo ñất lâu dài, toàn diện, thường xuyên 7 - Quản lý và thực hiện tốt quy hoạch và kế hoạch sử dụng ñất ñai: thông qua giao quyền sử dụng ruộng ñất xác ñịnh cơ cấu sản xuất, tổ chức sản xuất, giữ gìn, bảo vệ và cải tạo ñất. II. PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP THẢO LUẬN 1. Liệt kê các nguồn lực cần thiết cho phát triển sản xuất 2. Làm thế nào ñể sử dụng hiệu quả các nguồn lực ñó? 1. Các nguồn lực ñể phát triển sản xuất: 1. Vốn tự nhiên: Các loại ñất của hộ, Các tài nguyên thiên nhiên của cộng ñồng Nguồn nước cho sinh hoạt và tưới tiêu Nguồn gen (giống) sinh học ñộng thực vật 2. Vốn nhân lực: Lao ñộng chính và người ăn theo Trình ñộ văn hoá, kiến thức của các thành viên Kỹ năng, sở thích và năng khiếu của các thành viên Sức khoẻ, tâm lý và ñời sống tình cảm cuả các thành viên 3. Vốn xã hội: Các mạng lưới hỗ trợ cuả hàng xóm, họ hàng, hiệp hội... Hợp tác trong sản xuất, buôn bán và dịch vụ Các cuộc gặp gỡ trao ñổi kiến thức và kinh nghiệm Các nghi lễ, lễ hội truyền thống: hiếu hỷ, Cơ hội ñể tham gia ý kiến vào các hoạt ñộng ñịa phương như: họp dân, ñúng góp ý kiến 4. Vốn tài chính: Thu nhập tiền mặt và tiết kiệm; Các nguồn tín dụng và vốn vay; Các nguồn vốn tích luỹ ở ñàn gia súc, gia cầm Các nguồn cho thu nhập phụ (như buôn bán, thu từ lâm sản...) 5. Vốn tài sản: Nhà ở và các tài sản sử dụng cho sinh hoạt trong nhà; Phương tiện ñi lại; Phương tiện thông tin Các máy móc sản xuất và chế biến; Các công cụ sản xuất 2. Các ngành sản xuất trong nông nghiệp: a. Các nhóm cây trồng: - Sản xuất cây lương thực: Là ngành sản xuất chính của nông nghiệp nước ta. Các cây chủ ñạo là: lúa, ngô, khoai, sắn, ñậu ñỗ các loại, trong ñó lúa là chủ yếu. Sản xuất và cơ cấu sản xuất lương thực nhìn chung ñược bố trí rộng rãi ở các ñịa phương, phù hợp với các ñiều kiện tự nhiên, kinh tế. - Sản xuất cây công nghiệp: ñòi hỏi quy trình kỹ thuật và trình ñộ thâm canh cao, phải ñầu tư vốn, lao ñộng lớn. Cây chủ ñạo: ðiều, Cà phê, tiêu, chè, cao su, hồi, quế... Nhược ñiểm: Thời gian chờ ñợi lâu, chu kỳ khai thác dài nên thu hồi vốn lâu. ðể dịch chuyển cơ cấu, cần lựa chọn cây mũi nhọn, chủ lực kết hợp phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ñặc sản, dược liệu. 8 ðể phát triển sản xuất, cần quy hoạch tạo vùng chuyên canh, thâm canh ñi ñôi công tác ñầu tư chế biến , bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm. - Sản xuất cây ăn quả: Phần lớn tiêu thụ dưới dạng tươi, khó chế biến, vận chuyển xa, nên ñể phát triển, bố trí sản xuất phải gắn với tiêu thụ và chế biến sản phẩm. Hiện ñã có các tập ñoàn cây ăn quả chất lượng tốt như quả có múi, quả thịt, quả mọng, cho dầu… Nhiều vùng sản xuất tập trung ñược hình thành. Tuy nhiên với ñiều kiện vùng sâu xa, phải quan tâm ñến vận chuyển, bảo quản, tiêu thu, chế biến khi xây dựng quy hoạch vùng sản xuất tập trung. - Sản xuất cây rau: Rau bản ñịa và rau thuần hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, chăn nuôi; các loại rau ăn lá, ăn hoa, ăn củ quả, có tính mùa vụ. Biện pháp phát triển là mở rộng diện tích trồng, thâm canh tăng năng xuất, xác ñịnh cơ cấu rau tiêu dùng nội ñịa, xuất khẩu, nâng cao kỹ thuật chế biến, bảo quản, vận chuyển và có các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất rau an toàn từ ñồng ruộng ñến bàn ăn. b. Chăn nuôi: ðối tượng của chăn nuôi là gia súc – cơ thể sống có hệ thần kinh cao cấp, có ñặc tính sinh học, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, tiết sữa và nhạy cảm với các ñiều kiện thời tiết khí hậu. - Chăn nuôi trâu bò: Ngành chăn nuôi quan trọng theo hướng chăn nuôi trâu bò cày kéo, lấy thịt, sữa, sinh sản. Tùy theo thực tế ñịa phương cần và nhu cầu thị trường xác ñịnh chọn cơ cấu ñàn hợp lý trên cơ sở khả năng sản xuất của hộ, của các tổ chức, cá nhân, hợp tác xã. - Chăn nuôi lợn chủ yếu ñể lấy thịt: Ưu ñiểm: lợn có thể nuôi ở khắp các ñịa phương, tái sản xuất nhanh, không ñòi hỏi quy trình kỹ thuật và trình ñộ thâm canh cao, phải ñầu tư vốn, lao ñộng lớn, thu hồi vốn nhanh. ðể dịch chuyển cơ cấu, phát triển sản xuất ñối với các xã, thôn miền núi, tuyên truyền vận ñộng nuôi chuồng, ñầu tư thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y phòng bệnh và chọn lọc giống lợn cho năng xuất chất lượng cao, ñối với giống bản ñịa: nuôi theo hướng ñặc sản hoặc phải lai tạo thích nghi mới có năng xuất và sản lượng cao. - Chăn nuôi gia cầm: Thời gian thu sản phẩm ngắn, số lượng ñàn nuôi ñông nhưng hiện nay khả năng bùng phát dịch lớn, ñể ñảm bảo phát triển ñàn phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật và hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y, mua con giống tại các ñịa chỉ tin cậy, ñảm bảo… - Nuôi cá: Nuôi cá ñem hiệu quả kinh tế cao, tận dụng mặt nước, hồ, ao, sông, suối ñều có thể sản xuất ñược. Cần xác ñịnh cơ cấu ñàn, tầng nước, chủng loại cá nuôi, nguồn thức ăn, khâu chăm sóc bảo vệ cá. Chế ñộ ăn theo 4 ñịnh: ñịnh lượng thức ăn, ñịnh chất lượng thức ăn, ñịnh ñịa ñiểm cho ăn và ñịnh thời gian cho ăn, thu hoạch hợp lý bằng ñánh tỉa thả bù, cải tạo xây dựng hệ thống ao nuôi thích hợp, quan tâm tiêu thụ và chế biến . Ngoài ra, một số loại khác cũng ñang ñược quan tâm chăn nuôi và phát triển cho giá trị hàng hóa cao như: các giống vật nuôi bản ñịa (lợn mán, gà ñịa phương, rô ñồng), các loại nông sản truyền thống (nghêu, tôm, cua, cá lồng, ốc, ếch nhái) và các loại thủy hải sản khác; nuôi ñà ñiểu (vật nuôi của thế kỷ 21), một số loại côn trùng có giá trị kinh tế và hàng hóa cao (tằm tơ, dế, …). 9 3. Nội dung cơ bản trong phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: a. Phát triển các ngành sản xuất với cơ cấu hợp lý: - ðối với ngành sản xuất nông nghiệp: Xây dựng các phương án phát triển các cây, con chủ ñạo. ðể phát triển sản xuất nông nghiệp một cách toàn diện nhằm phát huy tích cực lợi thế sản xuất, thế mạnh của ñịa phương. Cần cụ thể hoá các nội dung như: + Hướng phát triển trồng trọt: Bố trí cây trồng hợp lý cây hàng năm (ñể quay vòng ñất nhanh, thâm canh tăng năng xuất, bố trí xen canh, tăng vụ, luân canh, gối vụ cây trồng, tăng hệ số sử dụng ñất) và cây lâu năm (ñể tạo ñà cho phát triển nông sản hàng hoá ñặc biệt với các loại cây có giá trị kinh tế cao, có khả năng tiêu thu trên thị trường), mở rộng dần tỷ lệ diện tích các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, thúc ñẩy sự hình thành các vùng chuyên canh ñể phá thế ñộc canh lương thực sang sản xuất nhiều nông sản hàng hóa. Cơ cấu phổ biến hiện nay tại nhiều ñịa phương, trồng trọt thường chiếm 60-70% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, các loại cây trồng chủ yếu là: cây lương thực khoảng 60%; cây công nghiệp chiếm khoảng 20%; cây ăn quả khoảng 8-10%, còn lại là các loại cây rau, hoa và cây khác. Xu hướng chung phấn ñấu giảm diện tích trồng trọt hàng năm từ 5-7%, phấn ñấu thâm canh, tăng vụ và sản lượng nhờ sử dụng các giống mới, giống lai, các loại sản phẩm thị trường có nhu cầu mạnh kết hợp với thâm canh, xen canh, luân canh, gối vụ, một số loại nông sản bản ñịa có xu hướng trở thành hàng hoá có giá trị cao (nếp nương, ngô nếp nương, khoai sọ, rau cải làn, hồng quả...). + Căn cứ xác ñịnh cơ cấu sản xuất của ngành trồng trọt: (1) Dựa vào mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phát triển nông nghiệp ñất nước, của vùng, của ñịa phương, nhu cầu của thị trường và nền kinh tế quốc dân; (2) Tiềm năng hệ sinh thái và khả năng có thể khai thác hiệu quả sản xuất của ruộng ñất; (3) Sự thích hợp và khả năng chuyên canh các giống cây con chủ yếu và một số loại cây trồng chủ ñạo nhóm lương thực, mỳ màu, ñậu ñỗ, ngô… Tuy nhiên, ñể ñảm bảo an ninh lương thực cần phải quy hoạch và giữ ổn ñịnh diện tích trồng lúa, một số cây màu chủ ñạo phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, xuất khẩu và chăn nuôi. - ðối với chăn nuôi: + Phương hướng: Nhanh chóng ñưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính ñể cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, phân bón cho trồng trọt, thu hút lao ñộng và tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu quan trọng. Cơ cấu phổ biến hiện nay: chiếm tỷ trọng 30-40 %, chủ yếu là chăn nuôi lợn, trâu bò, gia cầm, thuỷ sản, ngoài ra nhiều ñịa phương phát triển nuôi dê, một số vật nuôi có giá trị hàng hoá cao như hươu, nai, chăn nuôi gia cầm có xu hướng không tăng do việc khống chế dịch bệnh khó khăn, nghề nuôi cá, tôm cũng ñang ñược phát triển mạnh nhưng tiêu thụ còn khó khăn, giá bán thấp, ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu thường gây thất thu lớn. Các biện pháp cơ bản: Xác ñịnh vùng, con chăn nuôi thích hợp (miền núi, trung du nuôi ñại gia súc, ngựa, dê, hươu…), phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế liên kết phát triển chăn nuôi, khuyến khích các hộ gia ñình chuyên canh, 10 nghiên cứu chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, con giống có chất lượng, ưu thế lai, phát triển các hệ thống chuồng trại hiện ñại, phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, cung ứng thức ăn và vật tư chăn nuôi, giác ngộ ý thức người dân, bảo vệ môi trường, gắn sản xuất với thị trường và có các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. + Căn cứ xác ñịnh cơ cấu sản xuất của ngành chăn nuôi: (1) Dựa vào mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phát triển nông nghiệp; nhu cầu của thị trường và của nền kinh tế quốc dân; (2) Tiềm năng hệ sinh thái và khả năng có thể khai thác hiệu quả sản xuất của ruộng ñất; (3) Sự thích hợp và khả năng chuyên canh các giống cây, cỏ và con giống chủ yếu theo ñịa phương. - ðối với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Phát triển nghề truyền thống (mây tre ñan, t
Luận văn liên quan