Ngành xây dựng nước ta đang cùng các ngành kinh tế khác ra sức phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong năm 2006- 2010 đạt 7,5 – 8% năm và hơn nữa. Mặt khác, toàn ngành còn đang phải tích cực chuẩn bị đón nhận nhiêm vụ nặng nề hơn trong thập kỷ sắp tới nhằm đưa nước tá trở thành nước công nghiệp hoá về cơ bản. Bên cạnh đó nước ta đã là thành viên của khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA) và vừa mới gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngành xây dựng nước ta cần nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh trên đất nước mình và tham gia mạnh mẽ vào thị truờng xây dựng khu vực và quốc tế. Muốn vậy, ngành phải tiến theo con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp sớm đưa toàn ngành tham gia vào quá trình hội nhập đó.
86 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2888 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền Trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Ngành xây dựng nước ta đang cùng các ngành kinh tế khác ra sức phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong năm 2006- 2010 đạt 7,5 – 8% năm và hơn nữa. Mặt khác, toàn ngành còn đang phải tích cực chuẩn bị đón nhận nhiêm vụ nặng nề hơn trong thập kỷ sắp tới nhằm đưa nước tá trở thành nước công nghiệp hoá về cơ bản. Bên cạnh đó nước ta đã là thành viên của khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA) và vừa mới gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngành xây dựng nước ta cần nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh trên đất nước mình và tham gia mạnh mẽ vào thị truờng xây dựng khu vực và quốc tế. Muốn vậy, ngành phải tiến theo con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp sớm đưa toàn ngành tham gia vào quá trình hội nhập đó.
Truớc tình hình đó, Tổng công ty Thành an, một trong những công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng ở nước ta không thể đứng ngoài cuộc xu hướng phát chung của toàn ngành. Nâng cao chất lượng công trình là một trong những biện pháp giúp cho chi nhánh nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Chính vì thế em quyết định chọn đề tài “ Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Trong qúa trình hoàn thành bài viết này em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình cuả GS TS Nguyễn Đình Phan. Em xin chân thành cảm ơn thầy và mong thầy tiếp tục giúp đỡ em hoàn thành tốt hơn nữa chuyên đề này.
I) Vai trò của quản lý chất lượng công trình đối với sự phát triển của doanh nghiệp
1) Chất lượng sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1) Các quan niệm về khái niệm chất lượng sản phẩm
Từ câu hỏi về khái niêm chất lượng sản phẩm người ta có thể trả lời theo những cách khác nhau tuỳ theo đối tượng được hỏi. Các câu trả lời thường thấy có thể là:
Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đôi với yêu cầu của người tiêu dung.
Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu
Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn.
Nhưng khái niệm này nhìn nhận trên một góc độ nào đó thì không sai nhưng trên thực tê, nhu cầu có thể thay đổi theo thời gian, vì thế cần xem xét định kỳ các yêu cầu chất lượng để có thể đảm bảo lúc nào sản phẩm của doanh nghiệp làm ra cũng thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dung. Các nhu cầu sẽ được chuyển thành những đặc tính với các tiêu chuẩn nhất định. Nhu cầu có thể bao gồm tính năng sử dụng, tính dễ sử dụng, tính sẵn sang, độ tin cậy, tính thuận tiện và dễ dàng trong sửa chữa, tính an toàn, thẩm mỹ, các tác động đến môi trường.
Nhìn nhận về khái niệm về chất lượng sản phẩm ta có thể xem xét những quan điểm khác nhau như sau:
Dưới quan niệm xuất phát từ bản thân sản phẩm : Chất lượng là tập hợp tính chất của sản phẩm để chế định tính thích hợp của nó nhằm thoả mãn nhu cầu xác định phù hợp công dụng của nó. Quan niệm này đã đồng nghĩa chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm có thể là có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không được người tiêu dùng đánh giá cao.
Dưới quan niệm từ phía nhà sản xuất: Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với tập hợp cá yêu cầu, tiêu chuẩn hoặc các quy cách đã được xác định trước. Dịnh nghĩa này cụ thể mang tính thực tế cao, đảm bảo nhằm mục đích sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn đã đề ra từ trước, tạo cơ sở thực tiễn cho các hoạt động điều chỉnh các chỉ tiêu chất lượng đặt ra.
Ví dụ: Sản phẩm đưa vào Nhật bản các doanh nghiệp không nên dùng màu vàng. Vì thế mà trước kia Coca Cola không cạnh tranh với Pepsi trong môi trường kinh doanh ở Nhật Bản với vỏ trai màu vàng và đỏ. Như vậy Coca Cola đã sai lầm trong chiến lược của mình.
Dưới quan niệm từ phía thị trường: Đại diẹn cho quan niệm này là khái niệm chất lượng sản phẩm của các chuyên gia quản lý chất lượng hàng đầu thế giới như W.Edwards Deming và Josenph Juran ở Nhật bản, Philip Crosby ở Mỹ… Trong nhóm quan niệm này lại có những cách tiếp cận khác nhau.
Thoả mãn từ phía khách hàng: Khách hàng coi chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm dịch vụ hiện tại vơí mục đích sử dụng của khách hàng. Như Philip Crosby đã định nghĩa thì “ chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” trong cuốn “ Chất lượng là thứ cho không”. Còn Deming lại cho rằng “ Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng”…
Xuất phát từ mặt giá trị, chất lượng được hiểu là đại lượng đo bằng tỷ số giữa lợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm với chi phí phải bỏ ra để đạt được lợi ích đó.
Chât lương = Lợi ích/ Chi phí = 1 chính là Tiêu chuẩn
Xuất phát từ tính cạnh tranh của sản phẩm thì chất lượng cung cấp những thuộc tính mang lại lợi thể cạnh tranh nhằm phân biệt nó với sản phẩm cùng loai trên thị trường.
Ngoài những quan niệm này, trong nền kinh tế thị trường, người ta còn đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào phục vụ những mục đích cụ thể nhằm duy trì và phát triển thị trường hay sự cải tiến không ngừng về chất lượng sản phẩm. Những quan niêm hướng theo thị trường được đa số các nhà nghiên cứu và các doanh nhân tán đồng vì nó phản ánh đúng nhu cầu thực của người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp đạt được mục tỉêu thoả mãn khách hàng, củng cố được thị trường và giữ được thành công lâu dài.
Ngày nay người ta thường nói đến chất lượng tổng hợp bao gồm chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ sau khi bán và chi phí bỏ ra để đạt được mức chất lượng đó. Đánh giá cao việc kết hợp này sẽ giúp cho doanh nghiệp thu được hiều quả cao trong sản xuất kinh doanh.
Để giúp hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thống nhất , dễ dàng, Tổ chức Quốc Tế về Tiêu chuẩn hoá ( ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 , phần thuật ngữ ISO 9000 đã đưa ra định nghĩa chất lượng: “ Chất lượng là mức độ thoả mãn của tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu” ( nhu cầu tiêm ẩn và nhu cầu nêu ra)
Cho tới ngày nay quan niệm chất lượng sản phẩm tiếp tục mở rộng hơn nữa, chất lượng là sự kết hợp giữa các đặc tính của sản phẩm thoả mãn những nhu cầu của khách hàng trong những giới hạn chi phí nhất định. Trong thực tế ta thấy rằng các doanh nghiệp theo đuổi chất lượng cao với bất cứ giá nào mà luôn đặt nó trong một giới hạn về kinh tế, xã hội và công nghệ.
1.2) Các loại chất lượng sản phẩm
Theo các chuyên gia nghiên cứu thì có 6 loại chất lượng sản phẩm
+) Chất lượng thiết kế: Chất lượng thiết kế là chất lượng thể hiện những thuộc tính chỉ tiêu của sản phẩm được phác thảo trên cơ sở nghiên cứu thị trường được định ra để sản xuất, chất lượng thiết kế được thể hiện trong các bản vẽ, bản thiết kế, trên các yêu cầu cụ thể về phương diện vật liệu chế tạo, những yêu cầu về gia công, sản xuất chế tạo, yêu cầu về bảo quản, yêu cầu về thử nghiệm và những yêu cầu hướng dẫn sử dụng. Chất lượng thiết kế còn gọi là chất lượng chính sách nhằm đáp ứng đơn thuần về lý thuyết đối với nhu cầu thị trường, còn thực tế có đạt được điều đó hay không thì nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
Yêu cầu đặt ra đối với những người đặt ra chất lượng thiết kế phải rất thận trọng bởi đó là những bước đầu tiên quyết định tới cả quá trình sản xuất sản phẩm, thậm trí nó còn ảnh hưởng cả tới quá trình đầu tư công nghệ.
+) Chất lượng chuẩn là loại chất lượng mà thuộc tính và chỉ tiêu của nó được phê duyệt trong quá trìng quản lý chất lượng và người quản lý chính là các cơ quan quản lý về mặt chất lượng sản phẩm mới có quyền phê chuẩn và sau khi phê chuẩn rồi thì chất lượng này trở thành pháp lệnh, văn bản pháp quy.
+) Chất lượng thực tế là mức độ thực tế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm và nó được thể hiện sau quá trình sản xuất trong quá trình sử dụng sản phẩm. Chất lượng là mức độ cho phép về độ lệch giữa chất lượng chuẩn và chất lượng thực tế của sản phẩm.
+) Chất lượng cho phép là do các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm, quan quản lý thị trường, trong hợp đồng quốc tế, hợp đồng giữa đôi bên quy định.
+) Chất lượng tối ưu
Chất lượng tối ưu của sản phẩm biểu thị khả toàn năng toàn diện nhu cầu thị trường điều kiện xác định với những chi phí xã hội thấp nhất.
Chất lượng tối ưu của sản phẩm nói nên mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm và chi phí.
+) Chất lượng toàn phần: Chất lượng toàn phần là mức chất lượng thể hiện mức tương quan giữa hiệu quả có ích cho sử dụng sản phẩm có chất lượng cao và tổng chi phí để sản xuất và sử dụng sản phẩm đó.
Bên cạnh 6 loại chất lượng sản phẩm thì chúng ta cũng cần nghiên cứu đến các thuộc tính của chất lượng sản phẩm . Mỗi sản phẩm đều được cấu thành bởi rất nhiều các thuộc tính có giá trị sử dụng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Chất lượng của các thuộc tính này phản ánh mức độ chất lượng của sản phẩm đó. Mỗi thuộc tính chất lượng của sản phẩm thể hiện thông qua một tập hợp các thông số kinh tế - kỹ thuật phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các thuộc tính này có quan hệ với nhau tạo ra một mức độ chất lượng nhất định của sản phẩm. Đối với những nhóm sản phẩm khác nhau , những yêu cầu về các thuộc tính chất lượng cũng khác nhau. Tuy nhiên, những thuộc tính chung nhất phản ánh chất lượng sản phẩm gồm:
Các thuộc tính kỹ thuật: Phản ánh công dụng, chức năng của sản phẩm. Nhóm này đặc trưng cho các thuộc tính xác định chức năng tác dụng chủ yếu của sản phẩm được quy định chức năng tác dụng chủ yếu của sản phẩm được quy đinh bởi chi tiết kết cấu vật chất, thành phần cấu tạo và đặc tính về cơ, lý, hoá của sản phẩm. Các yếu tố này được thiết kế theo những tổ hợp khác nhau tạo ra chức năng đặc trưng cho hoạt động của sản phẩm và hiêu quả của quá trình sử dụng sản phẩm đó.
Các yếu tố thẩm mỹ: đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức, dáng vẻ, kết cấu, kích thước, sự hoàn thiện, tính cân đối, màu sắc, trang trí, tính thời trang.
Tuổi thọ của sản phẩm: Đây là yếu tố đặc trưng cho tính chất của sản phẩm giữ được khả năng làm việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế trong một thời gian nhất định trên cơ sở đảm bảo đúng yêu cầu về mục đích, điều kiện sử dụng và chế độ bảo dưỡng quy định. Tuổi thọ là một yếu tố quan trọng trong quyết định lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng.
Độ tin cậy của sản phẩm: Độ tin cậy được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất phản ánh chất lượng của một sản phẩm và đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng duy trì và phát triển thị trường của mình.
Độ an toàn của sản phẩm: Những chỉ tiêu an toàn trong sử dụng, vận hành sản phẩm, an toàn đối với sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường là yếu tố tất yếu , bắt buộc phải có đối với mỗi sản phẩm trong điều kiện tiêu dùng hiện nay. Thuộc tính đặc biệt quan trọng với những sản phẩm thực phẩm thức ăn, thuốc chữa bệnh… Khi thiết kế sản phẩm luôn phải coi đây là thuộc tính cơ bản không thể thiếu được của một sản phẩm.
Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm: Cũng giống như độ an toàn , mức độ ô nhiễm được coi là một yêu cầu bắt buộc các nhà sản xuất phải tuân thủ khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường.
Tính tiện dụng: Phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có, tính dễ vận chuyển, bảo quản , dễ sử dụng của sản phẩm và khả năng thay thế khi có những bộ phận bị hỏng.
Tính kinh tế của sản phẩm: Đây là yếu tố quan trọng đối với những sản phẩm khi sử dụng có tiêu hao nguyên liệu, năng lượng trong sử dụng trở thành một trong những yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Ngoài những thuộc tính hữu hình có thể đánh giá cụ thể mức chất lượng sản phẩm, còn có các thuộc tính vô hình khác không biểu hiện một cách cụ thể dười dạng nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với khách hàng khi đánh giá chất lượng sản phẩm. Chất lượng vừa nói đến có thể nói đến là chất lượng dịch vụ sau bán các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề này thể hiện tinh thần trách nhiệm về sản phẩm của mình đối với khách hàng. Khi doanh nghiệp chú trọng đến vấn đề này thì đã tạo long tin cho khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra long trung thành của khách hàng.
Như vậy, chất lượng sản phẩm được tạo ra bởi toàn bộ thuộc tính của sản phẩm có khả năng thoả mãn nhu cầu vật chất hữu hình và vô hình của người tiêu dùng. Chúng phụ thuộc chặt chẽ vào mức độ phù hợp của từng thuộc tính này. Mỗi thuộc tính có tầm quan trọng khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất, mục đích sử dụng của sản phẩm đó.
1.3) Một số điều rút ra từ khái niệm chất lượng
1.3.1 Chất lượng sản phẩm là một khái niệm phức tạp và tổng hợp. Khi xem xét khái niệm về chất lượng của một sản phẩm ta cần xem xét trên cả hai phương diện kỹ thuật và kinh tế. Trước hết, xem xét chất lượng sản phẩm cần đặt chất lượng sản phẩm trong mối lien hệ chặt chẽ với các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Tức là chất lượng là sự kết hợp thống nhất giữa lao động với các yếu tố công nghệ, kỹ thuật kinh tế, xã hội. Chất lượng là thoả mãn nhu cầu của khách hàng để từ đó tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Như vậy để thể hiện chất lượng sản phẩm chúng ta cần phải tổng hợp của nhiều yếu tố , nhiều thành phần, bộ phận hợp thanh như nguyên nhiên liệu, máy móc thiết bị, lao động sống, công nghệ , kỹ thuật. Một sản phẩm đưa ra thị trường thì cần rất những điều kiện khách quan để có thể thành công và dành lây niềm tin của khách hàng. Người tiêu dung mua sản phẩm trước hết vì chúng có giá trị sử dụng thoả mãn mục đích yêu cầu của họ. Chính vì vậy, trứơc đây khi nói đến chất lượng, các doanh nghiệp thường ít chu ý mặt giá trị của sản phẩm nên dễ xảy ra tình trạng người sản xuất chỉ lo làm ra sản phẩm không thoả mãn được yêu cầu của khách hang về mặt kinh tế . Do đó, khi nói chất lượng sản phẩm không thể chỉ nói đến giá trị sử dụng của sản phâm mà phải đề cập đến cả mặt giá trị và các dịch vụ khác co lien quan trực tiếp đến sản phẩm.
1.3.2. Chất lượng sản phẩm là một quá trình. Một sản phẩm có chất lượng khi mà nó được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất giữa quá trình trước, trong, và sau sản xuất ; nghiên cứu thiết kế, chuẩn bị sản xuất, sản xuất và sử dụng sản phẩm. Phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và công nghệ lien quan đến mọi hoạt động trong toàn bộ qua trình sản xuất kinh doanh. Các yếu tố tác động đến chất lượng mang tính nhiều vẻ, co yếu tố bên trong và bên ngoài, coa yếu tố trực tiếp và gián tiếp , nguyên nhân và kết quả.
1.3.3. Chất lượng sản phẩm có tính tương đối cần được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ về không gian và thời gian. Chất lượng không phải ở trạng thái tĩnh mà nó thay đổi theo từng thời kỳ phụ thuộc vào sự biến động của các yếu tố khoa học công nghệ , kỹ thuật, và các yêu cầu của thị trường. Trên những thị trường khác nhau , tình hình khác nhau chúng ta có những yêu cầu khác nhau về một sản phẩm có chất lượng . Như vây, khi xem xét chất lượng sản phẩm cần xem xét trên mối quan hệ với các yếu tố thuộc môi trường bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp.
1.3.4. Đánh giá chất lượng cần đánh giá ở hai mặt chủ quan và khách quan. Tính chủ quan của chất lượng thể hiện thong qua chất lượng trong sự phù hợp hay còn gọi chất lượng thiết kế. Đó là mức độ phù hợp của thiết kế đối với nhu cầu của khách hàng. Nó phản ánh những nhận thức của khách hàng về chất lượng của sản phẩm. Nâng cao loại chất lượng này có ảnh hưởng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm. Tính khách quan thể hiện thong qua các thuộc tính vốn có trong từng sản phẩm. Nhờ tính khách quan này chấtlượng có thể tuân thủ thiết kế. Đó là mức độ phù hợp của các đặc tính chất lượng sản phẩm so với tiêu chuẩn thiết kế đặt ra. Loại chất lượng này phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất đặc điểm và trình độ công nghệ và trình độ tổ chức quản lý. sản xuất của các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng loại này giúp doanh nghiệp giảm chi phí chất lượng.
Như vậy, chất lượng sản phẩm được thể hiện đúng trong những điều kiện tiêu dung xác định phù hợp với mục đích tiêu dung cụ thể . Không có một chất lượng cụ thể cho tất cả các loai sản phẩm. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm đòi hỏi việc cung cấp những thong tin cân thiết về sản phẩm cho người tiều dùng cũng như thong tin từ người tiêu dùng cho doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Như đã nói ở mục 1.3 Chất lượng là một khái niệm tổng hợp chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố thuộc môi trường kinh doanh bên trong và những nhân tố bên trong của doanh nghiệp. Các mối quan hệ này có quan hệ chặt chẽ rang buộc với nhau, tạo ra tác động tổng hợp đến chất lượng sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra.
1.4.1 Những nhân tố môi trường bên ngoài
1.4.1.1 Tình hình phát triển kinh tế thế giới.
Những cuối của thế ký XX và những năm đầu thế kỷ XXI với sự phát triển đi lên của một số nền kinh tế mới đến từ Châu Á góp phần vào tốc đọ phát triển của nền kinh tế toàn cầu như Nhật Bản , Trung Quốc… Một thể kỷ hưa hẹn nhiều thay đổi trong các phong cách kinh doanh, một thế kỷ khách hàng là đối tượng số một của các nhà kinh tế. Với rất nhiều quan điểm mới trong các lĩnh vực như Marketing, Tài chính… Chất lượng cũng là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất và cũng trở thành ngôn ngữ giao tiếp giưa khách hàng và doanh nghiệp sản xuất sản phẩm. Sự thành công triết lý “ chất lượng” tại Nhật đã thổi một luồng tư tưởng mới trong quan niệm quản lý mới.
Xu hướng toàn cầu hoá với sự tham gia hội nhập của doanh nghiệp vào nền kinh tế thế giới của moi quốc gia: Đẩy mạnh tự do thương mại quốc tế. Sự phat triển nhanh chóng công nghệ thong tin đã làm thay đổi nhiều cách tư duy cũ và đòi hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng. Kéo theo đó ảnh hưởng của khách hàng tới doanh nghiệp ngày càng cao vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng là chìa khoá thành công của nhiều doanh nghiệp. Đây cũng là bí quyết cho sự tồn tại và phát triên của các doanh nghiệp ở Nhật Bản. Triết lý kinh doanh của các công ty Nhật là chất lượng sản phẩm. Thực hiện nghiêm túc vấn đề này nên hầu hết các sản phẩm của các doanh nghiệp Nhật được đánh giá cao và được thế giới tiếp nhận. Điều này đã đem lại khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Nhật rất cao vì ngoài chất lượng sản phẩm đạt được các doanh nghiệp Nhật còn cạnh tranh ở giá cả hợp lý. Các doanh nghiệp khác trên thế giới không còn cách nào khác là chấp nhận cạnh tranh. Và yếu tố giúp doanh nghiệp thành công đó là chất lượng. Nhờ vào quy luật của thị trường như vậy mà chúng ta có nhưng cách nhìn nhận khác về chất lượng sản phẩm.
1.4.1.2 Tình hình thị trường:
Đây là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm , tạo lực hút định hướng cho sự phát triển chất lượng sản phẩm . Sản phẩm chỉ có thể tồn tai khi nó đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Xu hướng phát triển của sản phẩm phụ thuộc vào xu hướng phát triển của sản phẩm. Vì vậy để hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cần định hướng sản phẩm của doanh nghiệp theo xu hướng của thị trường cũng như là định hướng theo nhu cầu của khách hàng . Ngày nay, khi mà nhu cầu khách hàng càng phong phú, đa dạng và thay đôi nhanh càng cần đến sự hoàn thiện chất lượng để thích ứng kịp thời đòi hỏi càng cao của khách hàng. Chất lượng ở đây phải phản ánh đầy đủ tính chất và đặc điểm nhu cầu của khách hàng. Như vậy hướng sản phẩm của mình phát triển với xu hướng phát triển của thị trường là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.4.1.3 Trình độ tiến bộ khoa học – công nghệ.
Yếu tố khoa học công nghệ luôn có tác động rất lớn đến trình độ phat triển của sản phẩm. Các thuộc tính chất lượng sản phẩm thì yếu tố kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên chất lượng sản phẩm. Các chỉ tiêu kỹ thuật này lại phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật sử dụng để tạo ra sản phẩm đó. Đây là giới hạn cao nhất mà chất lượng sản phẩm có thể đạt được. Tiến bộ khoa học công nghệ tao ra khả năng không ngừng cạnh tranh cua chất lượng sản phẩm. Tác động của tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật là không giới hạn. Việc nâng cao chất lượng của sản phẩm ngày càng đ