Ngành xây dựng nói chung và ngành xây dựng của tỉnh Hải Dương nói riêng có đóng vai trò không nhỏ cho sự phát triển kinh tế. Cùng với sự thay đổi của cơ chế kinh tế hiện nay, Hoạt động đầu tư xây dựng cũng có só sự phát triển mới phù hợp với những biến đổi chung.
Trong thực tế, sự chưa hoàn chỉnh của hệ thống luật pháp trong lĩnh vực xây dựng đã tạo kẽ hở cho những thói xấu phát triển. Bài học về chất lượng các công trình xây dựng những năm qua, bất cập trong cơ chế quản lý, giám sát đã đặt ra yêu cầu cần phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng.
Sở xây dựng Hải Dương là một cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiên quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: xây dựng, kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, phát triển đô thị, nhà ở và công sở, kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng, về các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý nhà nước của sở. Như vậy Sở xây dựng Hải Dương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thực tế, Công tác quản lý nhà nước tại Sở Xây dựng Hải Dương vẫn còn bộc lộ những khuyết điểm trong việc tổ chức lực lượng quản lý, yếu kém còn quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình trong lĩnh vực xây dựng.
Chính vì thế tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng tại Sở xây dựng Hải Dương. Thực trạng và giải pháp.”
Nội dung chính của đề tài gồm ba chương:
Chương I. Cơ sở lý luận của công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
Chương II. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng tại sở xây dựng hải dương
Chương III. Một số giải pháp năng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng tại sở xây dựng
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Vũ Cương cùng các cô chú cán bộ tại Sở Xây dựng Hải Dương đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Do hạn chế về kinh nghiệm thực tế và thời gian nghiên cứu có hạn nên còn nhiều sai sót trong quá trình nghiên cứu. Vì thế, tôi mong được sự đóng góp ý kiến và phê bình của các thầy cô trong khoa và các cô các chú tại Sở Xây dựng để tôi hoàn thiện hơn đề tài này!
Xin chân thành cảm ơn!
63 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4747 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng tại Sở xây dựng Hải Dương Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU.
Ngành xây dựng nói chung và ngành xây dựng của tỉnh Hải Dương nói riêng có đóng vai trò không nhỏ cho sự phát triển kinh tế. Cùng với sự thay đổi của cơ chế kinh tế hiện nay, Hoạt động đầu tư xây dựng cũng có só sự phát triển mới phù hợp với những biến đổi chung.
Trong thực tế, sự chưa hoàn chỉnh của hệ thống luật pháp trong lĩnh vực xây dựng đã tạo kẽ hở cho những thói xấu phát triển. Bài học về chất lượng các công trình xây dựng những năm qua, bất cập trong cơ chế quản lý, giám sát đã đặt ra yêu cầu cần phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng.
Sở xây dựng Hải Dương là một cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiên quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: xây dựng, kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, phát triển đô thị, nhà ở và công sở, kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng, về các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý nhà nước của sở. Như vậy Sở xây dựng Hải Dương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thực tế, Công tác quản lý nhà nước tại Sở Xây dựng Hải Dương vẫn còn bộc lộ những khuyết điểm trong việc tổ chức lực lượng quản lý, yếu kém còn quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình trong lĩnh vực xây dựng.
Chính vì thế tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng tại Sở xây dựng Hải Dương. Thực trạng và giải pháp.”
Nội dung chính của đề tài gồm ba chương:
Chương I. Cơ sở lý luận của công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
Chương II. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng tại sở xây dựng hải dương
Chương III. Một số giải pháp năng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng tại sở xây dựng
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Vũ Cương cùng các cô chú cán bộ tại Sở Xây dựng Hải Dương đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Do hạn chế về kinh nghiệm thực tế và thời gian nghiên cứu có hạn nên còn nhiều sai sót trong quá trình nghiên cứu. Vì thế, tôi mong được sự đóng góp ý kiến và phê bình của các thầy cô trong khoa và các cô các chú tại Sở Xây dựng để tôi hoàn thiện hơn đề tài này!
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Vũ thị Hương.
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.
I. Đặc trưng về quản lý nhà nước.
1. Khái niệm.
1.1. Quản lý.
Theo giáo trình Một số vấn đề Quản lý Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia [tr 26], có thể hiếu Quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý.
Cũng theo giáo Giáo trình này, Quản lý nhà nước chứa đựng nhiều nội dung phong phú, đa dạng. Nhưng nhìn chung là có các yếu tố cơ bản là:
* Yếu tố xã hội.
* Yếu tố chính trị.
* Yếu tố tổ chức.
* Yếu tố quyền uy.
* Yếu tố thông tin.
Trong đó, hai yếu tố đầu là yếu tố xuất phát, yếu tố mục đích chính trị của quản lý; còn ba yếu tố sau là yếu tố biện pháp, kĩ thuật và nghệ thuật quản lý.
1.2. Quản lý nhà nước.
Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một vấn đề lớn cả trong lý luận và thực tiễn. Trong lý luận, có thể hiểu:
Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực Nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, Quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ"
Theo nghĩa hẹp, Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính Nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình. Chẳng hạn như ra quyết định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt ,khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ ...
Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp này còn đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực của Nhà nước.
1.3. Khái niệm về đầu tư xây dựng.
Đầu tư xây dựng công trình là hoạt động có liên quan đến bỏ vốn ở giai đoạn hiện tại nhằm tạo dựng tài sản cố định là công trình xây dựng để sau đó tiến hành khai thác công trình, sinh lợi với một khoảng thời gian nhất định nào đó ở tương lai.
2. Đặc điểm của quản lý Nhà nước.
Quản lý Nhà nước hay cũng có thể gọi là quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực Nhà nước. Theo giáo trình Một số vấn đề Quản lý Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia, Quản lý Nhà nước mang những đặc điểm sau:
2.1. Mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của Nhà nước.
Trong quản lý, khách thể quản lý phải phục tùng chủ thể quản lý một cách nghiêm minh. Nếu khách thể làm trái, phải bị truy cứu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2.2. Quản lý nhà nước theo mục tiêu, chiến lược, chương trình và kế hoạch đã định.
Mục tiêu, chiến lược, chương trình và kế hoạch là những công cụ để hoạch định phát triển. Nghĩa là đặt ra những mục tiêu kinh tế - xã hội cần đạt được trong khoảng thời gian đã định sẵn và cả cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra.
Đặc điểm này đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải có chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Có chỉ tiêu khả thi và có biện pháp tổ chức hữu hiệu để thực hiện chỉ tiêu. Đồng thời, có cả các chỉ tiêu chủ yếu vừa mang tính định hướng vừa mang tính pháp lệnh.
2.3. Có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt.
Trong việc điều hành, phối hợp, huy động mọi lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp để tổ chức lại nền sản xuất và cuộc sống xã hội trên địa bàn của mình theo sự phân công, phân cấp đúng thẩm quyền theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Có như vậy trong quản lý hành chính mới luôn có tính chủ động sáng tạo và linh hoạt.
3. Vai trò và mục đích của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
3.1. Đối với dự án dân lập.
Sản phẩm đầu ra của dự án gồm cả các công trình xây dựng và các loại chất thải. Đối với chất thải rắn, thì chắc chắn là ảnh hưởng tới cộng đồng. Do vậy Nhà nước không thể bỏ qua. Ngay cả những dự án đem lại lợi ích rõ ràng cho cộng đồng nhưng nó vẫn có thể tiềm ẩn những tác hại nhất định. Điều này buộc Nhà nước phải luôn theo sát, quản lý các hoạt động này.
Đầu vào của mỗi dự án là tài nguyên của quốc gia, là máy móc, thiết bị công nghiệp…Việc sử dụng đầu vào của chủ đầu tư sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng về nhiều mặt. Nó liên quan đến nguồn lợi con người, công sản, chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người dân. Nhà nước cần Quản lý để cân đối nguồn lực trong nền kinh tế và để kiểm tra độ an toàn của các yếu tố đầu vào.
Việc quản lý nhà nước đảm bảo việc xây dựng đúng quy hoạch, đảm bảo an toàn trong xây dựng, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng xây dựng và kiến trúc chung, hạn chế việc tác động xấu đến môi trường…Đây là vai trò quan trọng nhất trong công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Do đặc tính mỗi công trình xây dựng như: đặc điểm phân bố công trình, các chỉ tiêu kết cấu, cấu trúc công trình … sẽ có ý nghĩa về mặt kinh tế chính trị, quốc phòng an ninh, xã hội… một cách sâu sắc. Do vậy Nhà nước cần tiền hành quản lý.
3.2. Đối với dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước.
Tất cả các dự án đều có một ban quản lý đi kèm, có thể ban quản lý tồn tại tạm thời, có thể tồn tại lâu dài nhưng luôn cần có sự quản lý của nhà nước:
Ban quản lý dự án do Nhà nước thành lập chỉ chuyên quản với tư cách chủ đầu tư. Họ đại diện cho Nhà nước về mặt vốn đầu tư. Và có sứ mạng biến vốn đó sớm thành mục tiêu đầu tư nên những ảnh hưởng khác của dự án được quan tâm ít hơn so với việc hoàn thành mục tiêu đầu tư. Nếu như không có sự quản lý của nhà nước đối với các ban này thì các dự án quốc gia trong khi theo đuổi các mục tiêu chuyên ngành thì lại làm tổn hại đến quốc gia ở mặt khác mà họ không lường được hoặc không quan tâm.
Việc Nhà nước quản lý đối với các dự án này để ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực như hiện tượng tham nhũng, bòn rút công trình…
4. Phương pháp quản lý Nhà nước.
4.1. Phương pháp hành chính.
Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng những văn bản, chỉ thị, những quy định về tổ chức.
Đây là một phương pháp sử dụng cả trong kinh tế và xã hội
4.2. Phương pháp kinh tế.
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động của chủ thể vào đối tượng quản lý bằng chính sách và đòn bẩy kinh tế như: tiền lương, tiền thưởng, phạt, giá cả, lợi nhuận, tín dụng,…Thông qua các chính sách và đòn bấy kinh tế để hướng dẫn, kích thích, điều chỉnh hành vi của đối tượng tham gia trong quá trình thực hiện đầu tư theo một mục tiêu nhất định của kinh tế xã hội.
4.3. Phương pháp giáo dục.
Phương pháp giáo dục là phương pháp tác động vào nhận thức, tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ. Phương pháp này mang tính thuyết phục, giúp người lao động phân biệt phải trái đúng sai như thế nào để họ quyết định việc mình làm.
II. Nội dung quản lý Nhà nước về xây dựng phân cho cấp Sở.
Căn cứ Luật Xây dựng, năm 2003.
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy bạn nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý Nhà nước thuộc ngành xây dựng.
Xác định Nội dung quản lý Nhà nước về xây dựng gồm các nội dung:
* Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây dựng.
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.
Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
* Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng.
Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng.
* Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng.
* Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng.
* Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
Cũng căn cứ theo Luật Xây dựng, phân rõ trách nhiệm của từng cấp:
* Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước.
* Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng.
* Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng.
* Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.
Đối với mỗi tỉnh, tùy theo tình hình thực tế mà áp dụng Luật một cách uyển chuyển nhằm phân trách nhiệm rõ ràng cho các đơn vị, đảm bảo quản lý có hiệu quả. Nhưng có thể xác định trách nhiệm được phân công cho Sở xây dựng trong việc quản lý về đầu tư xây dựng như sau :
1. Đối tượng quản lý.
Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, Ủy ban nhân dân (UBND) Tỉnh giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn của tỉnh mình. Cơ quan chuyên môn nhận trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng này là Sở xây dựng. Sở xây dựng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế về công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây dựng.
Sở Xây dựng giúp ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực: xây dựng, kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp (bao gồm: kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, xử lý nước thải, chiếu sáng, công viên cây xanh, nghĩa trang, chất thải rắn trong đô thị, khu công nghiệp), phát triển đô thị, nhà ở và công sở, kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng, về các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
2. Phạm vi quản lý.
2.1. Lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Sở Xây dựng chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra: về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng (bao gồm các khâu như: lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu (về khối lượng, chất lượng), bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình, xây dựng theo phân cấp và phân công của ủy ban nhân dân tỉnh); về điều kiên năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tham gia hoạt động trên địa bàn tỉnh và về công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý.
Sở Xây dựng thực hiện việc cấp và quản lý các chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo quy định của cá nhân và điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tham gia hoạt động trên địa bàn Tỉnh; thực hiện việc cấp, gia hạn , điều chỉnh và thu hồi giấy phép xây dựng có vi phạm đã được cấp trên địa bàn Tỉnh. Ngoài ra, Sở xây dựng tiền hành hướng dẫn kiểm tra các đơn vị cấp dưới (Huyện, Thành phố, Phường , Xã và thị trấn) thực hiện công việc quản lý giấy phép xây dựng.
Trong thẩm quyền quản lý của mình, Sở xây dựng tiến hành kiểm tra, theo dõi việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.
Còn đối với lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng cơ bản, Sở xây dựng là cơ quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước cụ thể các vấn đề: hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng, giám định chất lượng công trình, giám định sự cố công trình xây dựng, công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Tỉnh mình quản lý, vấn đề cề hợp đồng trong hoạt động xây dựng (hướng dẫn các chủ thể tham gia thực hiện theo quy định của pháp luật); tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình, các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới.
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng hướng dẫn và tiến hành các công tác lập báo cáo và các công việc lưu trữ.
2.2. Lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng.
Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồngư, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
Sở Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý về quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp.
Sở Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt các loại đồ án quy hoạch xây dựng.
Tổ chức lập, thẩm định và hướng dẫn, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức lập, thẩm định các Quy chế quản lý kiến trúc đô thị, các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn tổ chức lập các đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Đồng thời, tiến hành hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quy chế quản lý kiến trúc đô thị đã được phê duyệt.
Quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh theo phân cấp, bao gồm: tổ chức công bố, công khai các quy hoạch xây dựng; quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng, giới thiệu địa điểm xây dựng; cung cấp thông tin về kiến trúc, quy hoạch xây dựng.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện hành nghề kiến trúc sư, điều kiện năng lực của các cá nhân và tổ chức tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh.
2.3. Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp.
Lĩnh vực mà Sở Xây dựng có chức năng quản lý bao gồm: kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, công viên, cây xanh, nghĩa trang, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn trong các đô thị, khu công nghiệp. Những lĩnh vực này được gọi chung là hạ tầng kỹ thuật.
Với các cơ chế, chính sách do Sở Xây dựng tiến hành phối hợp với các cơ quan liên quan để xây dựng nhằm mục đích tạo thuận lợi để thu hút, hấp dẫn và khuyến khích các nhân tố trong xã hội tham gia đầu tư phát triển, khai thác, quản lý và cung cấp các dịch vụ hạ tầng kyc thuật. Sau khi được phê duyệt, ban hành, Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện để đưa chính sách đó vào cuộc sống.
Sở Xây dựng tiến hành sử dụng các công cụ như: các kế hoạch, các chương trình và dự án đầu tư phát triển, để nâng cao hiệu quả đầu tư hạ tầng kỹ thuật đã được phê duyệt.
Với các loại đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật: Sở tổ chức lập, thẩm định các đồ án đó. Đồng thời tiến hành hướng dẫn, kiểm tra công việc lập và thẩm định các loại đồ án quy hoạch (như quy hoạch: cấp nước, quy hoạch thoát nước, quy hoạch quản lý chất thải rắn,...). Và đưa vào tổ chức thực hiện và quản lý sau khi được phê duyệt.
Với các quy chuẩn, tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật được Sở tiến hành hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện.
Hướng dẫn tổ chức lập, tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh vầ công tác lập và quản lý chi phí dịch vụ hạ tầng kỹ thuật như: công bố hoặc ban hành định mức dự toán, hướng dẫn áp dụng hoặc vận dụng định mức đơn giá về dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, giá dự toán…
Sở đảm bảo việc xây dựng, kiểm tra, sử dụng, duy trì, tu dưỡng và sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn được quản lý tốt bằng những hướng dẫn đi kèm kiểm tra, tổng hợp tình hình.
Ngoài ra, trách nhiệm lưu trữ các thông tin về hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.
2.4. Lĩnh vực phát triển đô thị.
Với lĩnh vực phát triển đô thị, sở thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống đô thị, các điểm dân cư ( bao gồm cả dân cư công nghiệp, dân cư nông thôn) đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch của quốc gia, của vùng liên tỉnh đã được cấp trên phê duyệt.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để xây dựng các quy chế, chính sách nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển, quản lý các loại đô thị.
Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển đô thị đã được cấp trên phê duyệt và phân công. Thực hiện đánh giá, phân loại đô thị hàng năm theo các tiêu chí đã được Chính phủ phê duyệt, chuẩn bị các thủ tục cần thiết để công nhận loại đô thị trên địa bàn tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, khai thác các nguồn lực để xây dựng, phát triển đô thị theo quyền hạn được giao.
2.5. Lĩnh vực nhà ở và công sở.
Tổ chức xây dựng các chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện phát triển nhà ở xã hội khi được cấp trên phê duyệt trên địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn
Phối hợp với các cơ quan, tổ chức lập, thẩm định, thực hiện, kiểm tra quy hoạch xây dựng hệ thống công sở các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về bán nhà thuộc sở hữu nhà nước thực hiện chế độ hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công, theo quy định đã được ban hành.
Tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định của pháp luật, hướng dẫn, kiểm tra cấp