Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu;
Phát triển kinh tế-xã hội dựa vào khoa học và công nghệ;
Bảo đảm sự gắn kết giữa khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo;các lĩnh vực KH-CN gắn kết với nhau;
Đẩy mạnh tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ thế giới, đồng thời phát huy năng lực khoa học và công nghệ nội sinh;
Tập trung đầu tư của Nhà nước vào các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ.
93 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2198 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2011- 2020 TS. NguyÔn B¸ ¢n Phã ViÖn trëng, ViÖn ChiÕn lîc ph¸t triÓn Kết cấu của Chiến lược Tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế. Tình hình đất nước Bối cảnh quốc tế Quan điểm Mục tiêu chiến lược và khâu đột phá Mục tiêu tổng quát Mục tiêu chủ yếu về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường Đột phá chiến lược Định hướng phát triển, đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bảo đảm thực hiện thắng lợi chiến lược Tổ chức thực hiện chiến lược NHỮNG MỐC QUAN TRỌNG 1975 – 1979: Kinh tế kế hoạch hoá tập trung truyền thống 1980 – 1985: Kinh tế kế hoạch hoá có điều chỉnh (khoán sản xuất trong nông nghiệp, “ba kế hoạch” trong công nghiệp) Từ 1986 “đổi mới” chính thức bắt đầu (thừa nhận sự hiện hữu và vai trò quan trọng của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; Từ năm 1989, những cải cách mang tính “quyết định” để ổn định, mở cửa nền kinh tế, và khuyến khích cạnh tranh (tự do hoá lưu thông hàng hoá, phá giá đồng nội tệ, áp dụng lãi suất thực dương, khuyến khích tư nhân kinh doanh và thu hút FDI) 1991- Đại hội VII xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 1991-2000 với chủ đề ổn định và phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 1991-2000 Từ năm 1995: Phá thế bao vây cấm vận, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế - gia nhập ASEAN; APEC, ASEM; bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ; nộp đơn gia nhập WTO; ký hiệp định BTA VN – Hoa Kỳ; 2001- Đại hội IX xây dựng Chiến lược phát triển KT-XH lần thứ hai 2011-2010-Chiến lược đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. 2000-2005: Thực hiện “kích cầu” và đẩy mạnh cải cách (DNNN, ngân hàng); phát triển kinh tế tư nhân; phát triển thị truờng các nhân tố sản suất; hội nhập KTQT; và cảicách hành chính; 2006- 2008: Đẩy mạnh hội nhập KTQT: tổ chức thành công HNghị APEC, gia nhập WTO… 2008-2010: Khắc phục tác động của cuộc khủng hoảng TC và suy thoái kinh tế toàn cầu. 2011-2020. Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020 tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược 2001-2010. - Kinh tế thế giới và khu vực có nhiều chuyển biến, tác động nhiều chiều đến an ninh và phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. - Các vấn đề toàn cầu như an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thay đổi khí hậu, v.v… trở thành những “điểm nóng” của kinh tế thế giới, đe dọa gây bất ổn kinh tế thế giới và tác động mạnh đến an ninh và phát triển của mọi quốc gia. Bối cảnh thế giới 10 năm qua thay đổi nhanh, phức tạp, tăng trưởng không ổn định, biên độ giao động rộng hơn thời kỳ trước Tăng trưởng GDP thế giới 2001-2010 Nguồn IMF Tăng trưởng một số nước lớn 2006-2010 Nguồn IMF 4/2011 Nguon IMF Thương mại và Đầu tư quốc tế: Giá trị thương mại tăng khi kinh tế tăng nhanh và giảm mạnh khi khủng hoảng KT: Thương mại tòan cầu 2000-2010 Thương mại quốc tế đã tăng trưởng nhanh trong giai đoạn kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, suy giảm tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2008 khiến thương mại quốc tế giảm tốc. Theo IMF, thương mại quốc tế năm 2008 chỉ tăng trưởng 4,6%, thấp hơn 2,6 điểm phần trăm so với năm 2007, đồng thời là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ 2004 và thấp hơn mức trung bình kể từ 1990 đến nay (khoảng 6,6%). Giá dầu, các nguyên liệu thô và thực phẩm biến động mạnh và khó dự đoán. Các nước phương Tây không thể áp đạt luật chơi kinh tế- thương mại toàn cầu như trước đây. Dòng vốn FDI chịu tác động mạnh của suy giảm kinh tế thế giới và bất ổn tài chính toàn cầu từ cuối năm 2007. Vốn FDI thế giới năm 2008 có xu hướng giảm, chỉ đạt khoảng 1.406 tỷ USD15, trong đó FDI vào các nền kinh tế phát triển là 879 tỷ USD, giảm 6,5% so với năm 2007, FDI vào các nền kinh tế đang nổi chỉ đạt 527 tỷ USD, giảm 1,3% so với năm 2007. Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, vẫn tiếp tục là địa chỉ hấp dẫn đối với FDI năm 2008 và những năm tiếp theo. Biến động giá năng lượng, kim loại và lương thực thế giới Giá cả tăng nhanh, nhất là dầu thô và lương thực. Biến động giá Gạo (USD/tấn) Biến động giá dầu thô (USD/thùng) Lạm phát thế giới Lạm phát hiện trở thành nỗi lo chung của kinh tế toàn cầu, thách thức ổn định kinh tế vĩ mô của nhiều nước và khu vực. Năm 2008, lạm phát ở các nước OECD tăng gần 5%, các nước đang phát triển tăng 8-9%, mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ qua. Hiện có khoảng 50 nước với gần một nửa dân số thế giới đang phải “chống chịu” lạm phát 2 con số. Lạm phát toàn cầu tăng cao do thị trường thế giới đang tạo “mặt bằng” giá mới sau nhiều năm kinh tế toàn cầu tăng trưởng cao, đặc biệt là các nền kinh tế đang nổi. Nhóm BRIC không chỉ là những “cỗ máy lớn” tiêu thụ năng lượng, nguyên nhiên liệu, khiến giá dầu, khoáng sản và nguyên liệu tăng nhanh mà còn bùng nổ tiêu dùng, tạo áp lực rất lớn tăng giá hàng hóa thế giới. Lạm phát cơ bản và giá dầu thế giới 1999-2008 Điều kiện tài chính khó khăn * Việt Nam: Nợ công và Nợ phải trả, 2005 – 2010 % GDP Việt Nam: Điều chỉnh tài chính, 2010 – 2020 % GDP Nợ chính phủ và nợ do chính phủ bảo lãnh %(GDP) Nợ phải trả trên thu ngân sách (%, RHS) 2.Việt Nam trong nền kinh tế thế giới: Tình hình đất nước 2001-2010 Việt Nam đang đứng ở đâu trong bản đồ kinh tê, xã hội của thế giới? Sau hơn 20 năm đổi mới và 10 năm thực hiện chiến lược 2001-2010: Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi trình trạng nước kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tình hình đất nước... Tiềm lực kinh tế được nâng cao, đất nước đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển -Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 7,26%/năm. -Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá thực tế đạt trên 101,6 tỷ USD (năm 2000 la 31,2 tỷ USD), - GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD, Nước ta đã ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp. Tốc độ tăng trưởng Việt Nam và một số nước trong khu vực 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Việt Nam 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,5 6,3 5,7 Trung Quốc 9,1 10.0 10,1 10,4 10,7 11,9 10,0 9,5 Ấn Độ 3,73 8,39 8,33 9,23 9,20 9,0 7,4 7,0 Hàn Quốc 6,97 3,10 4,73 4,20 4,99 5,0 4,6 4,5 Indonesia 4,50 4,78 5,03 5,68 5,48 6,3 6,2 6,2 Malaysia 4,15 5,69 6,80 5,00 5,90 6,3 5,6 5,3 Philippines 4,45 4,93 6,38 4,87 5,45 7,2 4,5 4,7 Singapore 4,16 3,11 8,80 6,62 7,88 7,7 4,2 4,6 Thailand 5,32 7,14 6,28 4,49 5,02 4,8 5,0 5,0 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ASEAN- 5 Tăng trưởng GDP thời kỳ 1986-2008 Tổng GDP, - Công nghiệp + XD, - Khối Dịch vụ, - Khu vực nông nghiệp Tốc độ tăng trưởng GDP (%) (TCTK 2009) Quy mô, thu nhập nền kinh tế không ngừng tăng Ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp Tình hình đất nước (tiếp). - Công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP tăng từ 36,7% năm 2000 lên 41,1% năm 2010; Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 24,5% xuống còn khoảng 21,6% và tỷ trọng dịch vụ giữ mức 38,3%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 65,1% năm 2000 xuống 57,1% năm 2005 và xuống còn 48,2% năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP tăng Cơ cấu kinh tế 2000 -2010 2000 2001 2005 2006 2008 2009 2010 Tính theo GDP NLNgư nghiệp 24,5 23,2 21,0 20,4 22,2 20,9 20,6 CN – XD 36,7 38,1 41,0 41,5 39,8 40,2 41,1 Dịch vụ 38,7 38,6 38,0 38,1 38,0 38,9 38,3 Tính theo lao động NLNgư nghiệp 65,1 63,5 57,1 55,4 52,6 51,9 48,2 CN – XD 13,1 14,3 18,2 19,2 20,9 21,6 22,4 Dịch vụ 21,8 22,2 24,7 25,4 26,5 26,5 29,4 Vốn đầu tư toàn xã hội tăng cao, năng lực sản xuất nhiều ngành kinh tế tăng đáng kể. Môi trường đầu tư được cải thiện, thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho phát triển. Trong 10 năm, tổng đầu tư xã hội cũng như tỷ trọng vốn đầu tư xã hội so với GDP tăng liên tục và duy trì ở mức cao. Tỷ lệ vốn đầu tư xã hội/GDP năm 2010 dự kiến đạt khoảng 41,5%, bình quân dự kiến đạt 40,7%, vượt mục tiêu đề ra; trong đó, vốn trong nước chiếm khoảng 70%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký 10 năm ước đạt 168 tỷ USD, thực hiện ước đạt 59 tỷ USD. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cam kết 10 năm ước đạt 43 tỷ USD, giải ngân 20 tỷ USD. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, một số cân đối lớn của nền kinh tế (ngân sách Nhà nước, cán cân thanh toán tổng thể, nợ quốc gia và dự trữ ngoại tệ,...) cơ bản được bảo đảm. Năm 2010, thu NS gấp hơn 4 lần so n.2000. Cơ cấu nguồn thu chuyển biến tích cực, tỷ trọng thu nội địa tăng nhanh, từ 51% n.2000 lên 64,6% n.2010. Tỷ lệ thu NS bình quân 2001 - 2010 đạt khoảng 25% GDP. Cơ cấu chi ngân sách có nhiều đổi mới, chi cho đầu tư phát triển được ưu tiên; chi cho giáo dục đào tạo hàng năm ngày càng tăng và dự kiến đạt trên 20% tổng chi ngân sách; chi cho lĩnh vực môi trường không thấp hơn 1%. Bội chi ngân sách hàng năm khoảng 5%. Tỷ lệ dư nợ nước ngoài so với GDP vào năm 2010 khoảng 50%, tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ nước ngoài so với xuất khẩu trên 4,7% và khoảng 2/3 nợ là nợ ưu đãi. 2. Thể chế kinh tế thị trường từng bước được hình thành và hoàn thiện. Trong thời kỳ 2001 - 2010, đã tập trung vào việc xác lập và xây dựng thể chế, trong đó ưu tiên xây dựng hệ thống pháp luật và các cơ chế, chính sách(*). Trong thời kỳ 2001 - 2010, đã tập trung vào việc xác lập và xây dựng thể chế, trong đó ưu tiên xây dựng hệ thống pháp luật và các cơ chế, chính sách. Từ đầu năm 2001 đến tháng 07/2009 đã ban hành 133 Luật, 337 Nghị quyết, 46 Pháp lệnh, 1.141 Nghị định và hàng chục nghìn các văn bản quy phạm pháp luật khác. Chính phủ cũng đã chỉ đạo việc rà soát, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật theo từng ngành, lĩnh vực tạo cơ sở pháp lý cho việc vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao khả năng thu hút các nguồn lực phát triển cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt được thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xoá đói giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Hầu hết các mục tiêu đặt ra cho năm 2015 đều đã đạt và vượt vào năm 2008 (xoá bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói; phổ cập giáo dục tiểu học; tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ; giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em; tăng cường sức khoẻ bà mẹ; sốt rét và các bệnh dịch khác được đẩy lùi; thiết lập đối tác toàn cầu vì phát triển); có 2 mục tiêu chưa đạt là ngăn ngừa tình trạng HIV/AIDS và đảm bảo bền vững về môi trường. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập tăng lên Trong 10 năm qua, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ trên 16% năm 2000 lên 40% năm 2010; số lao động được giải quyết việc làm khoảng 15,6 triệu người, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho hơn 1,5 triệu người (7,5 triệu người thời kỳ 2001-2005 và 8,1 triệu người thời kỳ 2006-2010). Phúc lợi xã hội và hệ thống an sinh xã hội được chú trọng và từng bước mở rộng. Tỷ trọng chi ngân sách nhà nước để thực hiện phúc lợi xã hội trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, lương hưu, đảm bảo xã hội... tăng từ 24,6% năm 2000 lên 26,7% năm 2007. Đến hết năm 2008, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đạt 70% tổng số đối tượng theo Luật định. 4. Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước được nâng lên; cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh. 5. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên. Hạn chế, yếu kém Chất lượng tăng trưởng thấp, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chậm được cải thiện; các cân đối vĩ mô chưa thật sự vững chắc: - Chất lượng tăng trưởng thấp, dựa chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, dựa vào vốn và khai thác tài nguyên. Đóng góp của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là vốn, chiếm tỷ lớn, đóng góp của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng còn khiêm tốn - Kéo dài quá lâu tình trạng tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào các yếu tố vốn và khai thác tài nguyên. Đóng góp của yếu tố vốn chiếm tỷ lớn trên 52%, đóng góp của yếu tố tổng hợp TFP vào tăng trưởng kinh tế còn khiêm tốn chỉ khoảng 28%. - Các cân đối vĩ mô chưa vững chắc, dễ tổn thương Thâm hụt thương mại * Nhập siêu 2000-2010 Điều kiện tài chính khó khăn * Nguồn: MDF và tính toán của nhân viên Quỹ (Fund) Nguồn: MDF và tính toán của nhân viên Quỹ (Fund) Thâm hụt ngân sách * Lạm phát cao * - Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ. Nền kinh tế phụ thuộc và sản xuất giản đơn, dựa trên lao động không có kỹ năng, năng suất thấp và năng lưc tiếp thu và phát triển công nghệ yếu kém Khu vực nhà nước không hiệu quả và không hiệu lực đang thay thế, chèn lấn và cạnh tranh với khu vực tư nhân * - Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng công nghiệp chế tạo hàm lượng công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp. Số liệu xuất khẩu thời kỳ 2000-2007 cho thấy, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chỉ có khoảng 5% là hàng công nghệ cao; khoảng 10% là hàng công nghệ trung bình; 40% kim ngạch xuất khẩu là nông sản chưa qua chế biến (ví dụ gạo, cà phê, điều v.v…) và khoảng 27% là hàng công nghệ thấp (như dệt may, da giày v.v…). Điều đáng lưu ý là, cơ cấu xuất khẩu này gần như không thay đổi trong suốt 10 năm qua. Tỷ trọng hàng sơ cấp trong cơ cấu xuất khẩu đã giảm gần 10% từ năm 2000 đến 2007, tuy nhiên, phần lớn sự sụt giảm này được chuyển vào sự gia tăng tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp chế tạo xuất khẩu công nghệ thấp, trong khi đó tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ trung bình và cao gần như không đổi. * Thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu Trình độ công nghiệp: GTCNCT/XK ở VN: 51%; TG là 70-75% Chỉ số kinh tế tri thức còn rất thấp, chưa đạt được điểm trung bình. So với các nước trong khu vực, chỉ số kinh tế tri thức của nước ta chỉ cao hơn của nhóm thu nhập thấp và thấp hơn khá nhiều so với chỉ số của nhóm nước thu nhập trung bình thấp (4,1) và chưa bằng ½ chỉ số đạt được của nhóm nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs), thấp hơn khá nhiều so với Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và Philipin. Theo phương pháp đánh giá do Viện nghiên cứu của Ngân Hàng thế giới đưa ra thì Chỉ số kinh tế tri thức của Việt Nam năm 2008 là 3,02, xếp thứ 102 trong số 133 quốc gia được phân tích. Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ KT, XH thế giới? Chỉ số kinh tế tri thức: Chỉ số Kinh tế Tri thức (KEI) và chỉ số Tri thức (KI) do Viện Ngân hàng thế giới công bố. KI được đánh giá dựa trên 3 thành phần: giáo dục đào tạo, mức độ đổi mới và công nghệ thông tin (ICT). Đào tạo đuợc đánh giá qua 3 yếu tố: - Tỷ lệ dân từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết việc - Tỷ lê học sinh phổ thông trung học trên số thiếu niên trong độ tuổi - Tỷ lệ SV học chương trình sau phổ thông trên số thanh niên trong độ tuổi Mức độ đổi mới được đánh giá thông qua: - Giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ trên 1 triệu dân - Số sáng chế trên 1 triệu dân - Số các bài báo khoa học kỹ thuật được công bố trên 1 triệu dân Công nghệ thông tin được đo qua 3 chỉ số: - Số điện thoại trên 1000 dân - Số máy tính trên 1000 dân - Số nguời dùng Internet trên 1000 dân Chỉ số Kinh tế tri thức (KEI) được tính dựa trên chỉ số Tri thức (KI) và môi trường/chính sách kinh doanh, bao gồm các tiêu chí cơ bản: - Các rào cản thuế quan và phi thuế quan - Chất lượng các chính sách điều phối - Thượng tôn pháp luật So sánh chỉ số kinh tế tri thức năm 2008 của Việt Nam và các nước trong khu vực Nguồn: Ngân hàng thế giới Việt Nam đang ở đâu? Năng suất lao động rất thấp so với các nước Đơn vi: USD - Hiệu quả đầu tư còn thấp. So sánh ICOR của Việt Nam với các nước, vùng LT trong thời kỳ tăng trưởng nhanh Tăng trưởng và hệ số ICOR của nền kinh tế Việt Nam 1990-2009 Viêt Nam đang ở đâu? - Chi phi năng lượng cao. Mức tiêu tốn năng lượng của Việt Nam là 0,97 KWh/1USD trong khi mức trung bình của thế giới là 0,40 KWh/1USD của Singapore là 0,31; Hồng Kông là 0,21; Hàn Quốc là 0,46; Malaysia là 0,61; Thái Lan là 0,71; Ấn Độ là 0,90. Như vậy Để tạo ra một 1 USD của GDP, Việt Nam đã phải tốn lượng điện năng bằng 4,65 lần Hồng Kông, gần 2,10 so lần Hàn Quốc, 3,12 lần Singapore, và khoảng 1,37 – 1,60 lần so Thái Lan, Malaysia. Hiệu quả sử dụng năng lượng - Chỉ số cạnh tranh thấp - Chỉ số Năng lực cạnh tranh của Việt Nam liên tục giảm : 61/117 -2004/2005; 64/125- 2006/2007; 68/130 - 2007/2008; 70/131- 2008/2009 và 75/133 năm 2009/2010. NĂng lùc c¹nh tranh ViÖt Nam 2009 2) Kết cấu hạ tầng phát triển chậm, chất lượng thấp, thiếu đồng bộ đang cản trở sự phát triển; Mạng lưới giao thông thiếu đồng bộ, chất lượng thấp, chưa kết nối được các loại phương tiện nên không có khả năng phát triển vận tải đa phương thức chưa có đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc, hải cảng và sân bay hiện đại. Đường sắt hiện có chủ yếu khổ 1m; tỷ lệ đường sắt có tiêu chuẩn quốc tế (1,435 m) rất thấp. Trong số 125 cảng biển, chỉ có 9 cảng có khả năng cải tạo, nâng cấp để tiếp nhận tàu 50.000 DWT là loại tàu trung bình thế. Trong 22 cảng hàng không, chưa có cảng hiện đại tầm cỡ quốc tế. 3) Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa theo kịp yêu cầu phát triển; sức sản xuất chưa được giải phóng triệt để; Thể chế kinh tế thị trường chậm hoàn thiện cả về hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách; Các yếu tố thị trường và các loại thị trường hình thành, phát triển chậm, thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông suốt, đặc biệt ở thị trường đất đai và thị trường lao động (cụ thể chính sách tiền lương còn mang tính bình quân, chưa bảo đảm đời sống của người hưởng lương, chưa khuyến khích, thu hút và sử dụng được người tài). Chưa giải phóng triệt để sức sản xuất, huy động sức mạnh của tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển. 4) Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ chưa thực sự là quốc sách hàng đầu; Số SV/dân số của VN mới đạt 200 SV/1 vạn dân, trong khi đó Thái Lan là 374 SV/1 vạn dân; Hàn Quốc 670 SV; Australia 500 SV; Mỹ 570 SV. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi 20-24 học ĐH thì Việt Nam có 10%; Thái Lan 41%; Trung Quốc 15%; Hàn Quốc 89%. 5) Các lĩnh vực văn hoá, xã hội có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp. Thành tựu xóa đói giảm nghèo chưa vững chắc, bất bình đẳng có xu hướng gia tăng giữa các vùng.Chênh lệch thu nhập giữa nhóm dân cư còn lớn (giai đoạn 2001 - 2002 là 8,14 lần; giai đoạn 2006 là 8,4 lần, năm 2008 8,9 lần). Tỷ lệ hộ nghèo giữa vùng Tây Bắc (vùng có tỷ lệ nghèo cao nhất) và vùng Đông Nam Bộ (có tỷ lệ nghèo thấp nhất) là 9,8 lần (31,5% so với 3,2%). Việc làm mới được tạo ra, nhưng chủ yếu là ở khu vực năng suất lao động thấp, thu nhập thấp Mất an toàn, an ninh, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng 6) Bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, là thách thức lớn trong quá trình phát triển; Nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là những tài nguyên không có khả năng tái tạo đang bị khai thác quá mức với công nghệ lạc hậu gây lãng phí và đứng trước nguy cơ cạn kiệt; gây hủy hoại môi trường trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam đang ở đâu? - Tuổi thọ: VN: bình quân 72,8 tuổi, trong đó nam 70,2 tuổi, nử 75,6 tuổi; TG : nam 67 tuổi, nử 71 tuổi Mức độ biết chữ (trên 15 tuổi): VN 93,5%; TG: 85% Tỷ lệ sử dụng internet: VN: 31%; TG: 25% Số bác sỹ/10.000 dân: VN : 7 bác sỹ; TG: 4 bác sỹ Tỷ lệ sử dụng nước sạch: VN: 83%; TG: 86% Tỷ lệ che phủ rùng:VN: 40%; TG: 30% Đô thị hoá: VN: 30%; TG: 50% 1.3. Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất của quá trình phát triển kinh tế; các thách thức khó khăn đang ở phía trước Việt Nam đạt 1168 USD/ng, bằng 1/3 mức bình quân của nhóm trung bình là 3300 USD. Khoảng cách về thu nhập so với các nước trong khu vực vẫn còn lớn. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với một số nước trên thế giới * Năng lực nhà nước yếu kém trong thực hiện hiệu quả chính sách đổi mới cũng như quản lý các tác nhân trong thị trường nội địa và toàn cầu. Khó khăn trong việc chống lại các nhóm lợi ích cố hữu, chống tham nhũng, những đòi hỏi về trách nhiệm giải trình và thực thi kỷ luật đối với với các DNNN lớn, rủi ro, hoạt động không có hiệu quả. * Tính hiệu quả của Chính phủ * 1.5. Những bài học chủ yếu Bài học về phát huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc