Chuyên đề Quy định Pháp luật về quản lý tiền tệ và ngoại hối

Dự trữ bắt buộc là một phần số dư tiền gửi các loại mà các ngân hàng thương mại (NHTM) phải dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHTƯ. Trong hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM sử dụng các khoản tiền gửi của khách hàng để cho vay hoặc đầu tư một cách khá linh hoạt. Nếu như các khoản cho vay đều có thời hạn, một ngày hay cho vay qua đêm cũng đều có thời hạn, thậm chí thời hạn có thể còn kéo dài hơn dự kiến vì đến hạn thu nợ, có thể ngân hàng vẫn không thu được nợ - trong khi đó, đối với nguồn tiền gửi của khách hàng thì các ngân hàng lại rất khó khăn trong việc kiểm soát thời hạn, ngay cả khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì khách hàng gửi tiền vẫn có thể rút tiền trước khi đến hạn; tình trạng tiền cho vay ra chưa thu hồi về nhưng khách hàng gửi tiền lại có nhu cầu rút tiền trước hạn là hiện tượng luôn có thể. Điều này cho thấy rủi ro thanh khoản luôn là mối lo của các NHTM. Mặt khác, trên thực tế, thời hạn cho vay còn dài hơn thời hạn của nguồn tiền gửi, nói khác đi là kỳ hạn gửi tiền của mỗi loại tiền gửi không phải lúc nào cũng là cơ sở để xem xét và quyết định thời hạn cho vay, mà ngân hàng có thể khai thác tính ổn định tương đối của tổng số dư tiền gửi không kỳ hạn để cho vay có thời hạn, dùng nguồn tiền gửi thời hạn ngắn để cho vay với thời hạn dài hơn. nên nguy cơ rủi ro cao hơn. Khi rủi ro thanh khoản xảy ra, ngân hàng mất khả năng thanh toán - các khoản tiền gửi ở các ngân hàng sẽ nhanh chóng “bay hơi”, không những thế nó còn làm “bay hơi” giá trị tài sản và các khoản dự trữ của ngân hàng đó và theo phản ứng dây chuyền thì rủi ro này sẽ làm chấn động toàn hệ thống ngân hàng. Dự trữ bắt buộc là công cụ để NHTƯ các nước sử dụng để điều tiết tiền tệ trong nền kinh tế. Nói cách khác, dự trữ bắt buộc làm tăng khả năng kiểm soát của NHTƯ đối với quá trình cung ứng tiền. Thông qua việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHTƯ có thể tác động vào nguồn dự trữ, thay đổi vốn khả dụng của các ngân hàng để làm thay đổi tiềm năng tín dụng của các ngân hàng - nhưng NHTƯ không phải là người quyết định việc sử dụng các tiềm năng ấy. Mặc dù lịch sử ra đời của dự trữ bắt buộc là từ những năm đầu của thế kỷ 20, song hệ thống ngân hàng Việt Nam mới chỉ làm quen với khái niệm này vào tháng 5/1990, sau khi “Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam”, “Pháp lệnh Ngân hàng, các hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” được ban hành thì các NHTM Việt Nam mới bắt đầu thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc.

pdf27 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy định Pháp luật về quản lý tiền tệ và ngoại hối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 1 Chuyên đ ề 3: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NG ẠI HỐI Danh sách nhóm 3: 1. Đặng Thị Thu Hiền 2. Phạm Thị Hiếu 3. Trần Thị Ái Linh 4. Trần Hoàng Ngân 5. Nguyễn Thị Ánh Ngọc 6. Nguyễn Thị Kim Như 7. Nguyễn Hoàng Oanh 8. Phạm Thị Ngọc Phương QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 2 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA NHÓM STT TÊN IÊ VỤ ĐÁ GIÁ 1 Nguyễn Thị Ánh Ngọc Quy định pháp luật về Dự trữ bắt buộc & tập hợp bài word của nhóm Hoàn thành bài đúng nộp dung và thời gian nhóm đề ra 2 Đặng Thị Thu iền Quy định pháp luật về lãi suất cơ bản Hoàn thành bài đúng nộp dung và thời gian nhóm đề ra 3 guyễn Thị Kim hư Quy định pháp luật về chính sách tái cấp vốn Hoàn thành bài đúng nộp dung và thời gian nhóm đề ra 4 Phạm Thị iếu Quy định pháp luật về cơ chế tỷ giá hối đoái và quản lý dự trữ ngoại hối Hoàn thành bài đúng nộp dung và thời gian nhóm đề ra 5 Trần oàng gân Quy định pháp luật về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam và kiều hối; mang ngoại tệ vàng khi xuất nhập cảnh Hoàn thành bài đúng nộp dung và thời gian nhóm đề ra 6 Trần Thị Ái Linh Quy định pháp luật về sử dụng vàng trên lãnh thổ Việt Nam và mang vàng miếng, vàng nguyên liệu khi xuất nhập cảnh Hoàn thành bài đúng nộp dung và thời gian nhóm đề ra 7 Phạm Thị gọc Phương Quy định pháp luật về hoạt động thanh toán ngoại thương Hoàn thành bài đúng nộp dung và thời gian nhóm đề ra 8 guyễn oàng Oanh Quy định pháp luật về hoạt động đầu tư vốn ngoại tệ Hoàn thành bài đúng nộp dung và thời gian nhóm đề ra QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 3 I. QUI ĐỊ P ÁP LUẬT VỀ QUẢ LÝ TIỀ TỆ: Để có thể thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng thông qua việc cung ứng tiền và điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) có thể sử dụng các công cụ khác nhau: dự trữ bắt buộc, lãi suất, chính sách chiết khấu, ... 1. Dự trữ bắt buộc: 1.1 Lý do về quy định dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc là một phần số dư tiền gửi các loại mà các ngân hàng thương mại (NHTM) phải dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHTƯ. Trong hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM sử dụng các khoản tiền gửi của khách hàng để cho vay hoặc đầu tư một cách khá linh hoạt. Nếu như các khoản cho vay đều có thời hạn, một ngày hay cho vay qua đêm cũng đều có thời hạn, thậm chí thời hạn có thể còn kéo dài hơn dự kiến vì đến hạn thu nợ, có thể ngân hàng vẫn không thu được nợ - trong khi đó, đối với nguồn tiền gửi của khách hàng thì các ngân hàng lại rất khó khăn trong việc kiểm soát thời hạn, ngay cả khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì khách hàng gửi tiền vẫn có thể rút tiền trước khi đến hạn; tình trạng tiền cho vay ra chưa thu hồi về nhưng khách hàng gửi tiền lại có nhu cầu rút tiền trước hạn là hiện tượng luôn có thể... Điều này cho thấy rủi ro thanh khoản luôn là mối lo của các NHTM. Mặt khác, trên thực tế, thời hạn cho vay còn dài hơn thời hạn của nguồn tiền gửi, nói khác đi là kỳ hạn gửi tiền của mỗi loại tiền gửi không phải lúc nào cũng là cơ sở để xem xét và quyết định thời hạn cho vay, mà ngân hàng có thể khai thác tính ổn định tương đối của tổng số dư tiền gửi không kỳ hạn để cho vay có thời hạn, dùng nguồn tiền gửi thời hạn ngắn để cho vay với thời hạn dài hơn... nên nguy cơ rủi ro cao hơn. Khi rủi ro thanh khoản xảy ra, ngân hàng mất khả năng thanh toán - các khoản tiền gửi ở các ngân hàng sẽ nhanh chóng “bay hơi”, không những thế nó còn làm “bay hơi” giá trị tài sản và các khoản dự trữ của ngân hàng đó và theo phản ứng dây chuyền thì rủi ro này sẽ làm chấn động toàn hệ thống ngân hàng. Dự trữ bắt buộc là công cụ để NHTƯ các nước sử dụng để điều tiết tiền tệ trong nền kinh tế. Nói cách khác, dự trữ bắt buộc làm tăng khả năng kiểm soát của NHTƯ đối với quá trình cung ứng tiền. Thông qua việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHTƯ có thể tác động vào nguồn dự trữ, thay đổi vốn khả dụng của các ngân hàng để làm thay đổi tiềm năng tín dụng của các ngân hàng - nhưng NHTƯ không phải là người quyết định việc sử dụng các tiềm năng ấy. Mặc dù lịch sử ra đời của dự trữ bắt buộc là từ những năm đầu của thế kỷ 20, song hệ thống ngân hàng Việt Nam mới chỉ làm quen với khái niệm này vào tháng 5/1990, sau khi “Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam”, “Pháp lệnh Ngân hàng, các hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” được ban hành thì các NHTM Việt Nam mới bắt đầu thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc. 1.2 Tác động của dự trữ bắt buộc: - Dự trữ bắt buộc và tiềm năng tín dụng của các ngân hàng: Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay đổi, nó trực tiếp tác động đến nguồn vốn khả dụng của mỗi ngân hàng. Với tổng số nguồn tiền gửi huy động được, tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng thấp thì phần chênh lệch còn lại - vốn khả dụng của bản QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 4 thân ngân hàng này càng cao, khả năng cho vay ra của ngân hàng càng lớn và ngược lại. Bên cạnh đó, mỗi động tác cấp tín dụng cho một đối tượng nào đó thông qua chuyển khoản của ngân hàng - hoạt động này mở ra một nguồn vốn mới cho một ngân hàng kế tiếp, sự tiếp tục của quá trình này chính là quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng làm cho tổng nguồn có thể cho vay của toàn hệ thống được nhân lên nhiều lần so với số tiền gửi ban đầu, mức độ được nhân lên chính là hệ số nhân tiền. Qua đó cho thấy, tỷ lệ dự trữ bắt buộc có quan hệ chặt chẽ với nguồn vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, vốn khả dụng chỉ thể hiện được tiềm năng tín dụng, còn thực sự nó có làm cho khối lượng tín dụng tăng lên hay không lại phụ thuộc vào thái độ sẵn sàng cấp tín dụng của các ngân hàng và nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. - Dự trữ bắt buộc và lãi suất Dự trữ bắt buộc có thể tác động đến lãi suất bằng hai cách: Thứ nhất, do dự trữ bắt buộc có thể mở rộng hay thu hẹp tiềm năng tín dụng cho nên lãi suất thị trường cũng vì thế mà có thể giảm xuống hoặc tăng lên. Thứ hai, khi dự trữ bắt buộc tăng lên thì lãi thu được từ hoạt động cho vay giảm xuống làm giảm lợi nhuận của các NHTM. Điều này được các ngân hàng khắc phục bằng cách điều chỉnh tăng lãi suất cho vay trên thị trường tín dụng. - Dự trữ bắt buộc và khối lượng tiền cung ứng Khối lượng tiền cung ứng thay đổi là kết quả tất yếu của việc thay đổi tiềm năng tín dụng, thay đổi lãi suất trên thị trường, nó cũng là mục tiêu cuối cùng mà NHTƯ muốn đạt được khi điều chỉnh dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được nâng lên nếu NHTƯ thực hiện việc thắt chặt tiền tệ, hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát và ngược lại, để mở rộng tiền tệ nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động thì NHTƯ sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động ngược chiều đến khối lượng tiền cung ứng thể hiện qua công thức tính hệ số nhân tiền: 1 Hệ số tạo tiền = Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Có thể nói sự tác động của tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với khối lượng tiền trong nền kinh tế là khá toàn diện, nó tác động rất mạnh mẽ không chỉ đến quy mô, khối lượng tín dụng mà cả đối với lãi suất tín dụng. Mức độ tác động không đơn giản chỉ làm tăng hay giảm đơn thuần mà làm thay đổi theo số lần về tiền trong lưu thông. 1.3 Qui định pháp luật về dự trữ bắt buộc: Tùy vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ mà tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định khác nhau. Điều này được chứng minh rất rõ ở nước ta trong thời gian qua: QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 5 Bảng 01: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD Việt am từ tháng 01/2008- 01/2011 Tỷ lệ dự trữ bắt bụôc (VND) Văn bản 11% 1 - 5% 2 187/QĐ-NHNN ngày 16/1/2008 10% 1 - 4% 2 2560/QĐ-NHNN ngày 03/11/2008 8% 1 - 2% 2 2811/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008 6% 1 - 2% 2 2951/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008 5% 1 - 1% 2 3158/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 3% 1 - 1% 2 379/QĐ-NHNN ngày 24/02/2009 (1): đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng ( 2 ): đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên Nguồn: Bảng 01 cho thấy từ tháng 01/2008 - 01/2011 đến nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh giảm, việc điều chỉnh này của NHNN, nhằm đưa ra tín hiệu nới lỏng tiền tệ; mặt khác, thông qua việc nâng cao hệ số nhân tiền chính thức mở rộng khả năng cho vay, kích thích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tích cực cung ứng vốn cho nền kinh tế. Những căn cứ cụ thể sau thường được sử dụng để đưa ra yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc: - Tính chất kỳ hạn của mỗi loại tiền gửi - tùy vào tính chất kỳ hạn của tiền gửi mà nghĩa vụ dự trữ bắt buộc khác nhau; thông thường kỳ hạn càng dài thì mức độ ổn định càng cao và độ rủi ro thanh khoản càng thấp và vì thế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi này thường thấp hơn so với loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn hơn. - Mức độ của các khoản nợ - quy mô của các nguồn tiền gửi. Thông thường quy mô của các nguồn tiền gửi càng cao thì khả năng rủi ro càng cao và vì thế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tỷ lệ thuận với quy mô nguồn tiền gửi. - Loại tiền gửi khác nhau cũng chứa đựng khả năng an toàn thanh khoản khác nhau nên NHTƯ có thể quy định tỷ lệ khác nhau cho tiền gửi của các đồng tiền khác nhau (Xem bảng 02). Bảng 02: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo Quyết định 379 và Quyết định 79 Loại hình tổ chức tín dụng 379/QĐ-NHNN 79QĐ-NHNN Tiền gửi VND không kỳ hạn và dưới 12 tháng Tiền gửi VND từ 12-24 tháng Tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn và dưới 12 tháng Tiền gửi ngoại tệ từ 12-24 tháng 1. NHTM nhà nước, NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính. 3% 1% 4% 2% QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 6 2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 1% 1% 3% 1% 3. NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân. 1% 1% 3% 1% 4. Tổ chức tín dụng khác. 0% 0% 0% 0% Nguồn: Ngoài ra, tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn có thể quy định tùy theo quy mô và mức độ an toàn chung của mỗi ngân hàng... Ở nước ta, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng được phân chia tùy theo tính chất kỳ hạn, loại tiền gửi và thông thường, loại tiền gửi kỳ hạn ngắn, tiền gửi bằng ngoại tệ phải duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao hơn. Bên cạnh đó, sự khác biệt về tỷ lệ dự trữ bắt buộc giữa các ngân hàng cũng được quan tâm. Theo quy định tại Quyết định số 379/QĐ-NHNN áp dụng từ ngày 24/2/2009 (đối với VND) và Quyết định 79/QĐ-NHNN áp dụng từ 01/2/2010 (đối với ngoại tệ) thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định như sau: Để khuyến khích một số NHTM cho vay nông nghiệp và nông thôn ngày 08/12/2010, NHNN đã ban hành các thông báo số 457; 458; 459; 460; 461 về việc áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng có tỷ trọng cho vay nông nghiệp và nông thôn cao theo Thông tư 20/2010/TT- NHNN ngày 29/9/2010 của NHNN. Theo đó, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/20 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NHTM cổ phần Quốc Tế Việt Nam, NHTM cổ phần Kiên Long, NHTM cổ phần Mê Kông được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường. (www.sbv.gov.vn). Với quy định này NHNN đã bổ sung thêm một cơ sở mới cho việc xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đó là tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn tùy thuộc vào đối tượng đầu tư của các NHTM. Ở nước ta, để ngăn ngừa sự tăng trưởng tín dụng quá nóng nhằm kiểm soát lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được điều chỉnh khá mạnh vào năm 2007 (từ 5% lên 10%) và năm 2008 - khi tình hình dần bình ổn trở lại, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được điều giảm dần một cách linh hoạt. Tuy nhiên, gần như suốt năm 2009 và 2010, kể cả những tháng đầu năm 2011 - lạm phát không còn là nỗi lo mà là thực tế đang phải đối mặt thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VND vẫn không thay đổi (Xem bảng 01). 2. Lãi suất: 2.1 Khái niệm lãi suất: Trong hầu hết các hợp đồng cho vay tiền, người vay thường phải trả thêm một phần giá trị ngoài phần vốn gốc ban đầu. Tỉ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần vốn vay ban đầu được gọi là lãi suất. Lãi suất phải được trả bởi lẽ đồng tiền ngày hôm nay có giá hơn đồng tiền nhận được ngày mai khi tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 7 Theo Quy định phương pháp tính và hoạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng Ban hành kèm theo Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17/05/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì Lãi là khoản tiền bên vay, huy động vốn hoăc bên thuê trả cho bên vay, đầu tư chứng khoán, gửi tiền hoặc bên cho thuê về việc sử dụng vốn vay, vốn huy động hoặc tài sản cho thuê. Lãi được tính toán căn cứ vào số vốn, thời gian sử dụng vốn và lãi suất. Lãi suất thường được tính theo tuần, tháng hoặc năm do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Căn cứ vào lãi suất, số tiền vay và thời gian vay mà bên vay phải trả một số tiền nhất định. Số tiền này tỉ lệ thuận với lãi suất, số tiền đã vay và thời gian vay. * Phân biệt lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu của TW: Lãi suất cơ bản Lãi suất tái chiết khấu Lãi suất tái cấp vốn - Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn. - Chỉ áp dụng cho đồng Việt Nam - Do Ngân hang nhà nước công bố, làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh. Đây là công cụ trực tiếp để kiểm soát lãi suất kinh doanh của các NHTM. - Các NHTM ấn định lãi suất cho vay tối đa bằng 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố theo từng thời kỳ. - Lãi suất thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ có giá. VD: Hối phiếu, lệnh phiếu, Trái phiếu , ... - Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền cho người cầm (hoặc sở hữu các giấy đó để đổi lại một khoản lời mà ta gọi là lãi suất chiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh toán ghi trên đó khi đến hạn. Các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán họ bán lại các khoản sẽ thu này cho NH TW để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho NHTW một khoản, ta gọi đó là lãi suất tái chiết khấu. - Giống lãi suất tái chiết khấu, khác nhau về đối tượng ở đây là các khoản cho vay của các NHTM, và sau đó họ bán lại các khoản này co NH TW để đổi lấy lương tiền mặt. Các mức lãi suất hiện nay được NHNN công bố như sau: + Lãi suất cơ bản: 9% + Lãi suất tái chiết khấu: 8% + Lãi suất tái cấp vốn: 10% 2.2 Vai trò của lãi suất: a. Lãi suất với sự phân bổ các nguồn lực: Lãi suất là một loại giá cả, nghĩa là lãi suất có vai trò phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của xă hội. Để quyết định đầu tư vào một ngành kinh tế, một dự án hay là một tài sản nào đó chúng ta đều phải quan tâm đến sự chênh lệch giữa giá trị tỷ suất lợi tức thu được từ ngành kinh tế đó, dự án đó hay tài sản đó so với chi phí ban đầu. Điều này có nghĩa là phải xem xét một ngành, một dự án kinh doanh có đem lại lợi nhuận, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và đủ để trả khoản tiền lãi QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 8 của số tiền vay cho chi phí ban đầu hay không. Ngành nào, dự án kinh doanh nào có tỷ suất lợi tức lớn hơn lãi suất thì nguồn lực sẽ được phân bổ tới đó, và đó là sự phân bổ hiệu quả. Thông qua lãi suất, các doanh nghiệp có thể lựa chọn những ngành sản xuất khác nhau để đầu tư nhằm thu tỷ suất lợi nhuận cao. Như vậy lợi suất là tín hiệu, là căn cứ để có sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm trong xă hội, lãi suất là yếu tố cần thiết ban đầu trước khi đi đến quyết định đầu tư. b. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm: Thu nhập của một hộ gia đình thường được chia thành hai bộ phận: tiêu dùng và tiết kiệm. Tỷ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như thu nhập, tín dụng tiêu dùng, hiệu quả của tiết kiệm trong đó tiền tệ và lãi suất có tác dụng tích cực tới các nhân tố đó. Khi lãi suất thấp, chi phí tín dụng tiêu dùng thấp, người ta vay nhiều hơn cho việc mua sắm các hàng hoá, nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn. Ngược lại, khi lãi suất cao đem lại thu nhập từ khoản tiền để dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm, do đó tiết kiệm tăng. c. Lãi suất với đầu tư: Hoạt động đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố như thu nhập, chi phí kỳ vọng trong kinh doanh. Trong đó lãi suất thể hiện chi phí đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định đầu tư. Khi lãi suất ở mức cao, ít khoản đầu tư vào vốn hiện vật sẽ mang lại thu nhập nhiều hơn chi phí lãi trả cho các khoản đi vay, do vậy chi tiêu cho đầu tư giảm, ngược lại khi lãi suất giảm các doanh nghiệp sẽ quyết định đầu tư cho vốn hiện vật nhiều hơn, chi tiêu đầu tư sẽ tăng. Ngay cả khi một doanh nghiệp có dư thừa vốn và không muốn vay để đầu tư vào vốn hiện vật thì chi tiêu đầu tư vẫn bị ảnh hưởng của lãi suất do doanh nghiệp có thể mua chứng khoán. Lãi suất cao, chi phí cơ hội của một khoản đầu tư sẽ cao, chi tiêu đầu tư giảm do các doanh nghiệp mua chứng khoán sẽ tốt hơn vào đầu tư vốn hiện vật. Khi lãi suất chi phí cơ hội của đầu tư giảm, chi tiêu đầu tư sẽ tăng lên vì đầu tư vào vốn hiện vật rất có thể đem lại thu nhập lớn hơn cho doanh nghiệp so với mua chứng khoán. d. Lãi suất với tỉ giá hối đoái và lạm phát. Tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước khác. Tỷ giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như giá cả, thuế quan, quota, sự ưa thích hàng nội, hàng ngoại, năng suất lao động ... Ngoài ra tỷ giá trong ngắn hạn còn chịu ảnh hưởng của lãi suất: Lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ. Sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi trong lãi suất danh nghĩa. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát dự tính tăng (lãi suất thực không đổi) thì tỷ giá giảm. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất thực tế tăng (tỷ lệ lạm phát không đổit) thì giá đồng tiền trong nước tăng, tỷ giá tăng. Khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng, đồng nội tệ sẽ giảm giá (tỷ giá giảm) và ngược lại. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 9 Lý luận và thực tiễn đă thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất và lạm phát. Những nước trải qua lạm phát cao cũng chính là những nước có mức lãi suất cao. Lạm phát là hiện tượng mất giá của đồng tiền, là tình trạng tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy cũng có nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát lạm phát, trong đó giải pháp về lãi suất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền có nhiều trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm, lạm phát được kiềm chế. Như vậy, lãi suất cũng góp phần chống lạm phát. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ lãi suất trong chống lạm phát không thể duy trì lâu dài vì lãi suất tăng sẽ làm giảm đầu tư, giảm tổng cầu và làm giảm sản lượng. Do vậy lãi suất phải được sử dụng kết hợp với các công cụ khác thì mới có thể kiểm soát được lạm phát, ổn định giá cả, ổn định đồng tiền. Một chính sách lãi suất phù hợp là sự cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. 2.3 Quy định của pháp luật Việt am về lãi suất cơ bản: Theo Luật NHNN Việt Nam 2010: Lãi suất là một trong những Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia (bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ). Điều 12 luật NHNN Việt Nam 2010 quy định: - Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. - Trong trường hợp thị trường tiền tệ
Luận văn liên quan