Việt Nam có hệ động vật, thực vật vô cùng phongphú, có nhiều gen quý
hiếm đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Một trong những điều kiện tạo nên
sựphong phú và giàu có ấy chính là vùng biển nhiệt đới rộng với bờdài hơn 3000
km bao bọc hết phía đông và nam đất nước. Một trong những nguồn tài nguyên
phong phú và có giá trịmà vùng biển ban tặng cho chúng ta là rong biển.Tại vùng
biển Việt Nam có khoảng 800 loài rong biển thuộc tất cảcác bộcủa các ngành
rong đã được công bốtrên thếgiới.
Trên thếgiới, rong biển thuộc vào loại tài nguyên quý hiếm có giá trịkinh
tếvà được khai thác từnhiều năm nay phục vụcho nhiều mục đích khác nhau của
nền kinh tếquốc dân. Trong sốnhững giá trịvềmặt kinh tếcủa rong biển, phải kể
đến những sản phẩm có giá trịlớn nhất mà rong biển cho chúng ta là các
polysaccharide.
44 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5157 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy trình công nghệ chế biến rong biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG……………….
CHUYÊN ĐỀ
Quy trình công nghệ chế biến rong biển
Quy trình công nghệ chế biến rong biển Lớp: C3SH2
1
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam có hệ động vật, thực vật vô cùng phong phú, có nhiều gen quý
hiếm đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Một trong những điều kiện tạo nên
sự phong phú và giàu có ấy chính là vùng biển nhiệt đới rộng với bờ dài hơn 3000
km bao bọc hết phía đông và nam đất nước. Một trong những nguồn tài nguyên
phong phú và có giá trị mà vùng biển ban tặng cho chúng ta là rong biển.Tại vùng
biển Việt Nam có khoảng 800 loài rong biển thuộc tất cả các bộ của các ngành
rong đã được công bố trên thế giới.
Trên thế giới, rong biển thuộc vào loại tài nguyên quý hiếm có giá trị kinh
tế và được khai thác từ nhiều năm nay phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của
nền kinh tế quốc dân. Trong số những giá trị về mặt kinh tế của rong biển, phải kể
đến những sản phẩm có giá trị lớn nhất mà rong biển cho chúng ta là các
polysaccharide.
Các polysaccharide tự nhiên có cấu trúc mạng lưới, là nguồn đường vô tận
của rong biển. Ngoài chức năng là làm vật liệu tạo nên thành tế tào, các
polysaccharide giữ nhiều chức năng quan trọng khác đối với tế bào như trao đổi
chất và bảo vệ tế bào nên chúng có độ bền cơ học cao. Vì bản chất nêu trên kết
hợp với một số tính chất đặc biệt của chúng như tạo gel ở nồng độ thấp xấp xỉ
1%,độ nhớt cao rất dể tạo màng, mà các polysaccharide được sử dụng rộng rãi
tronh nhiều ngành kinh tế như: công nghệ thực phẩm( chế biến thịt, sữa, làm bánh
kẹo ) làm thuốc đánh răng, dùng trong mỹ phẩm…ngoài ra chúng còn là nguồn
nguyên liệu để làm dược phẩm.
Dựa vào tính chất dễ tạo màng, có thể dùng polysaccharide tự nhiên để tạo
màng polyme sinh học. Khi sử dụng polysaccharide để làm vật liệu chế tạo màng
sinh học, màng này giữ lại nhiều tính chất tốt của polysaccharide tự nhiên. Ngoài
ra, còn có thể biến tính chúng để thu được những tính chất cần thiết để phục vụ
yêu cầu thực tế, khắc phục những những nhược điểm của màng polyme hóa học.
Quy trình công nghệ chế biến rong biển Lớp: C3SH2
2
Màng polyme sinh học từ các polysaccharide này có thể đáp ứng được các
nhu cầu thực tế như: bao thuốc chữa bệnh, bảo quản thực phẩm, thẩm thấu, siêu
lọc, làm chất mang cho các chất có hoạt tính sinh học, dùng trong sử lý môi
trường…Một điều quan trọng là các phế thải của chúng ( màng sau khi sử dụng )
không gây ôi nhiễm môi trường, vì các vật liệu này sau khi thải ra môi trường sẽ
dần phân hủy bởi các hệ vi sinh vật có sẵn trong tự nhiên.
Quy trình công nghệ chế biến rong biển Lớp: C3SH2
3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Những thứ rau trên mặt đất giàu vitamin bao nhiêu thì các loại rong biển lại
chứa nhiều chất khoáng bấy nhiêu. Vì thế đối với người ăn chay không thể bỏ qua
các loại rong biển để bổ sung chất khoáng. Rong biển là một loại hải sản
"rau xanh", một món quà thiên nhiên quí giá vì ngoài dùng làm thức ăn, rong biển
còn được dùng làm thuốc, thức ăn hỗ trợ chữa bệnh cho con người.
Nhiều loại rong biển có thể làm thức ăn cho con người, ở Việt Nam thường
được dùng nhiều nhất là "rong câu" (rau câu), rong mứt, rong sụn, rong mơ, rong
nho… Một số khác người ta tách chiết carrageenan từ loại rong biển như: rong
sụn, rong đỏ, rong hồng vân, rong mơ… Trước đây rong biển được khai thác trong
tự nhiên từ thập niên 1960 ở nhiều nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung
Quốc… người ta đã trồng rong biển để làm lương thực.
Theo Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO), từ sản lượng rong biển
năm 1960 chỉ 150.000 tấn đến nay đã tăng đến 1,6 triệu tấn mỗi năm. Châu Á tiêu
thụ nhiều rong biển nhất, đến 90% tổng sản lượng toàn thế giới, châu Âu chỉ tiêu
thụ 1%. Hằng năm, Mỹ chi 10 triệu USD nhập các sản phẩm rong biển mà phần
lớn để làm thực phẩm cho người ăn kiêng. Trong các phương pháp dưỡng sinh của
nhiều dân tộc trên thế giới, rong biển được coi là thức ăn tạo sự dẻo dai, khỏe
mạnh về thể chất và tinh thần cho con người
Quy trình công nghệ chế biến rong biển Lớp: C3SH2
4
CHƯƠNG I:
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA RONG BIỂN VÀ GIỚI
THIỆU VỀ CARRAGEENAN
1.1. Phân tích giá trị thành phần dinh dưỡng của rong biển
- Rong biển rất giàu dưỡng chất, ngoài thành phần đạm rất cao rong biển
còn chứa rất nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng và vitamin, chất xơ trong đó
nổi bật là iốt ( yếu tố vi lượng tối cần thiết cho tuyến giáp). Hàm lượng sinh tố A
trong rong biển cao gấp 2 - 3 lần so với cà rốt, gấp 10 lần trong bơ, hàm lượng
canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò, vitamin B2 cao gấp 4 lần trong trứng, gấp 7 lần
trong trứng, vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy rong biển còn chứa các dưỡng chất
sau:
- Vitamin C: trong rong biển là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự trao
đổi chất của tế bào, thúc đẩy sự hình thành collagen trong cơ thể, làm vết thương
mau lành và có tác dụng phòng chảy máu chân răng.
- Iốt là chất khoáng rất cần thiết cho tuyến giáp, có nhiều trong rong biển.
Thiếu iốt sẽ mắc bệnh bướu cổ.
- Vitamin B2 trong rong biển có tác dụng tham gia truyền dẫn trong quá
trình ôxy hóa của cơ thể. Nếu cơ thể thiếu vitamin B2 kéo dài sẽ gây rối loạn trao
đổi chất của các tế bào.
- Axit béo trong rong biển có tác dụng thúc đẩy cơ thể thải loại cholesterol,
khống chế lượng cholesterol trong máu, từ đó ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và
bệnh tim mạch. Ngoài ra, rong biển còn chứa DHA, canxi và một số dưỡng chất
khác cần thiết cho sức khỏe.
- Chất khoáng trong rong biển rất giầu chất khoáng như calcium, photpho,
sắt, muối…
Quy trình công nghệ chế biến rong biển Lớp: C3SH2
5
Qua nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng, các chuyên gia y học thấy rằng,
rong biển có tác dụng bổ máu, tốt cho tim, thận, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết và các cơ
quan sinh dục. Rong biển làm dẻo dai các mạch máu và các mô tế bào, giúp điều
hòa hoạt động giữa các hệ thống trong cơ thể.
Thành phần quan trọng trong rong biển là chất fertile clement - có tác dụng
điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã trong cơ thể. Trong rong biển
có chứa polysaccharide, có tác dụng hấp thu cholesterol thải ra ngoài cơ thể, khiến
hàm lượng cholesterol trong huyết dịch duy trì ở mức cân bằng.
Nhiều nghiên cứu khoa học trong thời gian gần đây cũng đã xác nhận, rong
biển có tác dụng phòng chống virus và ung thư. Các chuyên gia y học đã phát hiện
ra huyết dịch của những bệnh nhân ung thư mang tính axit, trong khi đó rong biển
lại là thức ăn mang tính kiềm chứa nhiều canxi, vì thế, có tác dụng điều tiết và cân
bằng độ axit và kiềm trong máu.
Chất cellulose có nhiều trong rong biển kích thích sự co bóp của ruột, đẩy
nhanh quá trình bài tiết, hạ thấp nồng độ những chất có nguy cơ gây ung thư trong
đường ruột, từ đó làm giảm mắc ung thư kết tràng và ung thư trực tràng.
Dưới góc nhìn của y học hiện đại, rong biển là loại thức ăn thường được
dùng phối hợp trong thực đơn cho những người béo phì, người mắc bệnh tiểu
đường, người cao huyết áp và người bị suy tuyến giáp trạng.
Làm sạch ruột, ngừa táo bón
Thành phần Alga alkane mannitol có trong rong biển là loại đường có hàm
lượng calo thấp, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn
tiêu hoá nhanh và sớm loại bỏ các các chất cặn bã lưu lại trong ruột. Nhờ đó, ruột
trở nên sạch sẽ, tăng khả năng hấp thụ canxi. Cũng chính vì vậy mà rong biển trở
thành thực phẩm ngứa táo bón và thúc đẩy sự bài tiết hữu hiệu.
Quy trình công nghệ chế biến rong biển Lớp: C3SH2
6
Giảm huyết áp
Trong rong biển hàm chứa một lượng chất khoáng rất phong phú. Thực tế,
khoa học đã chứng minh rằng rong biển hấp thu từ nước biển hơn 90 loại khoáng
chất với hàm lượng muối thấp và canxi cao. Chính vì lẽ đó mà rong biển là thực
phẩm được ưu tiên hàng đầu đối với những người bị cao huyết áp.
Giảm cholesterol
Cuộc sống ngày nay ai cũng sợ các thực phẩm giàu cholesterol, nguyên
nhân gây nên bệnh béo phì. Vậy nên các thực phẩm với hàm lượng calo thấp
nhưng vẫn đảm bảo ngon miệng như rong biển đang rất được coi trọng. Các gia
đình nên áp dụng món canh rong biển trong thực đơn hàng ngày của mình.
Diệt khuẩn, làm sạch máu
Thành phần quan trọng nhất có trong rong biển là fertile clement. Đây là
chất có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã có trong cơ
thể. Thêm vào đó, nó còn là chất không thể thiếu của tuyến giáp trạng, nơi tiết ra
hooc-môn sinh trưởng, giúp cơ thể phát triển. Chính vì lẽ đó mà phụ nữ có thai và
trẻ em được khuyến khích ăn các thực phẩm làm từ rong biển.
Chất béo trong rong biển có tác dụng điều hòa lượng cholesterol trong máu,
ngăn chặn bệnh cao huyết áp và tim mạch. Ngoài ra, trong rong biển còn chứa
nhiều Iot, vitamin B2, DHA, và một số dưỡng chất khác cần thiết cho sức khỏe
thai phụ.
Một số lợi ích của rong biển với thai phụ là
- Ngăn ngừa chứng táo bón: Chất cellulose trong rong biển kích thích sự co
bóp của ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết, giúp đi tiêu đều đặn. Đồng thời,
cellulose còn giảm thiểu những chất gây ung thư đường ruột, phòng ngừa ung thư
kết tràng và ung thư trực tràng.
Quy trình công nghệ chế biến rong biển Lớp: C3SH2
7
- Phòng chống dị tật thai: Một số nghiên cứu chứng minh, các chất dinh
dưỡng có trong rong biển có tác dụng giúp ngăn ngừa khuyết tật bào thai. Axit
align và alignic được tìm thấy trong nhiều loại rong biển, có chức năng ngăn chặn
độc tố từ máu mẹ được vận chuyển vào bào thai. Lợi ích của rong biển với thai
phụ, Y tế - thiết bị. Ăn rong biển không chỉ giảm nguy cơ bị ung thư và còn tránh
được những khiếm khuyết về gene. Các nhà khoa học Nhật Bản coi rong biển như
vị thuốc chống phóng xạ và độc tố cho cơ thể.
- Đẹp da, đẹp tóc: Chất dinh dưỡng có trong rong biển có tác dụng giúp da
khỏe, đẹp và tăng đàn hồi. Nhiều người mẹ chia sẻ, khi ăn rong biển, tình trạng
mụn trứng cá và rạn da khi mang thai được giảm thiểu rõ rệt.
Ăn rong biển cũng giúp cho móng và tóc được khỏe đẹp. Lý do vui là khi
ấy, bạn không còn phải lo lắng chuyện dưỡng tóc trong thai kỳ hoặc nguy cơ ảnh
hưởng từ thuốc dưỡng tóc đến bé.
Ngăn ngừa chảy máu chân răngVitamin C có trong rong biển là chất cần
thiết cho sự trao đổi chất của tế bào, thúc đẩy sự hình thành collagen trong cơ thể,
giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng - dấu hiệu dễ gặp khi mang bầu.
Từ rong biển người Nhật tạo món ăn nori, người Hàn Quốc tạo món kim
hay gim, người Hoa với món pinyin... Ở VN có nhiều món ăn đặc sản được chế
biến từ rong biển: gỏi rong biển, nộm rau câu, canh rong biển, rong biển xào tôm
thịt, rong biển hầm sườn non, rong biển chiên…
Về thức uống có trà rong biển và đặc biệt các dạng nước giải khát từ rong
biển dân gian như nước sâm rong biển,
1.2. Giới thiệu về carrageenan từ rong biển
1.2.1. Lịch sử phát hiện ra Carrageenan
Carrageenan bắt đầu được sử dụng hơn 600 năm trước đây, được chiết xuất
từ rêu Irish moss (Loài rong đỏ Chondrus crispus) tại một ngôi làng trên bờ biển
phía Nam Ireland trong một ngôi làng mang tên Carraghen.
Quy trình công nghệ chế biến rong biển Lớp: C3SH2
8
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, carrageenan được sử dụng trong công
nghiệp bia và hồ sợi. Cũng trong thời kỳ này những khám phá về cấu trúc hóa học
của carrageenan được tiến hành mạnh mẽ.
Sau này, carrageenan được chiết xuất từ một số loài rong khác như
Gigartina stelata thuộc chi rong Gigartina. Nhiều loài rong khác cũng được
nghiên cứu trong việc chiết tách carrageenan để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau.
Ngày nay, sản xuất công nghiệp carrageenan không còn giới hạn vào chiết
tách từ Irish moss, mà rất nhiều loài rong đỏ thuộc ngành Rhodophyta đã được sử
dụng. Những loài này gọi chung là Carrageenophyte. Qua nhiều nghiên cứu, đã có
hàng chục loài rong biển được khai thác tự nhiên hay nuôi trồng để sản xuất
carrageenan.
1.2.2. Cấu tạo của carrageenan
Carrageenan là một polysaccharide của galactose–galactan. Ngoài mạch
polysaccharide chính còn có thể có các nhóm sulfat được gắn vào carrageenan ở
những vị trí và số lượng khác nhau. Vì vậy, carrageenan không phải chỉ là một
polysaccharid đơn lẻ, có cấu trúc nhất định mà là các galactan sulfat. Mỗi galactan
sulfat là một dạng riêng của carrageenan và có ký hiệu riêng. Ví dụ: λ – , κ –,
ι –, ν – carrageenan.
Trong quá trình chiết tách, do tác động của môi trường kiềm các μ-,ν-,λ-
carrageenan dễ chuyển hóa thành κ-,ι-, θ- carrageenan tương ứng. Các carrageenan
có mức độ sulfat hóa khác nhau, thí dụ κ–carrageenan (25 % sulfat), ι–carrageenan
(32 % sulfat), λ–carrageenan (35 % sulfat). Các sản phẩm này đã được thương mại
hóa, chiếm vị trí quan trọng trong thị trường polysaccharide.
Quy trình công nghệ chế biến rong biển Lớp: C3SH2
9
1.2.3. Tính chất
* Độ tan
Carrageenan tan trong nước nhưng độ tan của nó phụ thuộc vào dạng, nhiệt
độ, pH, nồng độ của ion và các chất tan khác.
Nhóm carrageenan có cầu nối 3,6-anhydro không ưa nước, do đó các
carrageenan này không tan trong nước. Nhóm carrageenan không có cầu nối thì dễ
tan hơn. Thí dụ như λ-carrageenan không có cầu nối 3,6-anhydro và có thêm 3
nhóm sulfat ưa nước nên nó tan trong nước ở điều kiện bất kỳ. Đối với
κ –carrageenan thì có độ tan trung bình, muối natri của κ –carrageenan tan trong
nước lạnh nhưng muối kali của κ –carrageenan chỉ tan trong nước nóng.
* Độ nhớt
Độ nhớt của các dung dịch carrageenan phụ thuộc vào nhiệt độ, dạng, trọng
lượng phân tử và sự hiện diện của các ion khác trong dung dịch. Khi nhiệt độ và
lực ion của dung dịch tăng thì độ nhớt của dung dịch giảm. Các carrageenan tạo
thành dung dịch có độ nhớt từ 25 – 500 Mpa, riêng κ –carrageenan có thể tạo dung
dịch có độ nhớt tới 2000 Mpa.
Quy trình công nghệ chế biến rong biển Lớp: C3SH2
10
Sự liên quan tỷ lệ thuận giữa độ nhớt và trọng lượng phân tử của
carrageenan có thể mô tả bằng công thức cân bằng của Mark-Houwink như sau:
[η] = K(Mw)α
Trong đó: η: độ nhớt
Mw: trọng lượng phân tử trung bình
K và α: hằng số phụ thuộc vào dạng của carrageenan và dung môi hòa tan
* Tương tác giữa carrageenan với protein
Đây là một trong những tính chất quan trọng của carrageenan và cũng là
đặc trưng cho tất cả các chất tạo gel cũng như các chất không tạo gel là xuất hiện
phản ứng với protein. Phản ứng này xảy ra nhờ các cation có mặt trong các nhóm
protein tích điện tác dụng với nhóm sulfat mang điện âm của carrageenan và có
tính quyết định đến độ bền cơ học của gel. Trong công nghiệp sữa, nhờ vào tính
chất liên kết với các protein trong sữa mà carrageenan được sử dụng (với nồng độ
0,015 – 0,025 %) làm tác nhân để ngăn chặn sự tách lỏng và làm ổn định các hạt
coca trong sữa sôcôla.
Quy trình công nghệ chế biến rong biển Lớp: C3SH2
11
* Tạo gel
Carrageenan có một tính chất vô cùng quan trọng là tạo gel ở nồng độ thấp
(nhỏ hơn 0,5 %). Ở dạng gel các mạch polysaccharide xoắn vòng như lò xo và
cũng có thể xoắn với nhau tạo thành khung xương không gian ba chiều vững chất,
bên trong có thể chứa nhiều phân tử nước (hay dung môi). Từ dạng dung dịch
chuyển sang dạng gel là do tương tác giữa các phân tử polyme hòa tan với các
phân tử dung môi ở bên trong, nhờ tương tác này mà gel tạo thành có độ bền cơ
học cao. Phần xoắn vòng lò xo chính là những mầm tạo gel, chúng lôi kéo các
phân tử dung môi vào vùng liên kết.
Sự hình thành gel có thể gây ra bởi nhiệt độ thấp hoặc thêm các cation với
một nồng độ nhất định. Quá trình hình thành gel diễn ra phức tạp, được thực hiện
theo hai bước:
- Bước 1: khi hạ nhiệt độ đến một giới hạn nào đó trong phân tử
carrageenan có sự chuyển cấu hình từ dạng cuộn ngẫu nhiên không có trật tự sang
dạng xoắn có trật tự. Nhiệt độ của quá trình chuyển đổi này phụ thuộc vào dạng
và cấu trúc các carrageenan, cũng như phụ thuộc vào dạng và nồng độ của muối
thêm vào dung dịch carrageenan. Do đó, mỗi một dạng carrageenan có một điểm
nhiệt độ tạo gel riêng.
- Bước 2: gel của các polyme xoắn có thể thực hiện ở các cấp độ xoắn.
Trong trường hợp đầu, sự phân nhánh và kết hợp lại sẽ xuất hiện cấp độ xoắn
thông qua sự hình thành không đầy đủ của xoắn kép, theo hướng đó mỗi chuỗi
tham gia vào xoắn kép với hơn một chuỗi khác. Trong trường hợp thứ hai, các
phần đã phát triển đầy đủ của đa xoắn tụ hợp lại tạo thành gel. Còn dưới các điều
kiện không tạo gel, ở các nồng độ polyme thấp sự hình thành và hợp lại của các
xoắn sẽ dẫn đến tăng độ nhớt.
Qua đó, có thể mô tả cơ chế tạo gel như sau: trước hết là xuất hiện sự
chuyển đổi cấu hình từ dạng cuộn sang xoắn lò xo, tiếp sau là sự kết hợp các xoắn
Quy trình công nghệ chế biến rong biển Lớp: C3SH2
12
và tụ hợp lại có trật tự tạo thành xoắn kép – gel. Như vậy, gel là tập hợp các xoắn
có trật tự hay còn gọi là xoắn kép.
1.2.4. Ứng dụng
Ngày nay thì người ta đã biết thêm nhiều loại rong có khả năng sản xuất
carrageenan. Những nhiên cứu chi tiết về các loài rong này đã cho phép người ta
có thể trồng chúng trên quy mô lớn và do đó đáp ứng đươc nhu cầu nguyên liệu
cho ngành công nghiệp sản xuất carrageenan.
Trong những năm cuối thế kỉ 20 thị trường tiêu thụ carrageenan không
ngừng tăng. Theo thống kê năm 2000 hơn 80% sản lượng carrageenan được sản
xuất từ các công ti của các quốc gia sau:
+ FMC của Mĩ
+ CP kolco của Mĩ
+ Danisco của Đan Mạch
+ Degussa của Đức
+ Ceamsa của Tây Ban Nha.
Hiện nay công nghiệp sản suất carrageenan không chỉ phát triển mạnh ở các
nước Mĩ và Tây Âu mà còn đang phát triển mạnh ở các quốc gia Châu Á. Trong
đó phải kể đến Trung Quốc, Nhật Bản, Philipin... Ở Việt Nam cũng đã có nhiều
công trình nghiên cứu về sản xuất carrageenan với hiệu xuất thu hồi cao, hơn nưã
khí hậu của chúng ta thích hợp cho việc phát triển cây rong sụn nguồn nguyên liệu
Quy trình công nghệ chế biến rong biển Lớp: C3SH2
13
chính để sản xuất carrageenan đây là thuận lợi lớn để chúng ta tiến hành mở nhà
máy sản xuất carrageenan.
Carrageenan được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực thực phẩm và phi
thực phẩm. Trong công nghệ thực phẩm Carrageenan được sử dụng là một chất để
điều chỉnh độ chắc, trạng thái, tính chất cảm quan…Chức năng của nó là tạo nhũ
tương, keo tụ và tính kết nối. Ngoài ra nó còn ứng dụng trong công nghệ khác
như:công nghiệp dệt, sản xuất kem đánh răng, kỹ nghệ sơn…
Ngày nay với tốc phát triển của khoa học, con người đã khám phá ra những
lợi ích của Carrageenan trong nhiều lĩnh vực.
¾ Trong thực phẩm
Carrageenan đóng vai trò là chất phụ gia trong thực phẩm để tạo đông tụ,
tạo tính mềm dẻo, đồng nhất cho sản phẩm và cho điểm nóng chảy thấp.
Carrgeenan được dùng trong các món ăn trong thực phẩm: các món thạch, hạnh
nhân, nước uống…
- Carrageenan được bổ sung vào bia, rượu, dấm làm tăng độ trong.
- Trong sản xuất bánh mì, bánh bicquy, bánh bông lan…carrageenan tạo
cho sản phẩm có cấu trúc mềm xốp.
- Trong công nghệ sản xuất chocolate:bổ sung Carrageenan vào để làm tăng
độ đồng nhất, độ đặc nhất định.
- Trong sản xuất kẹo:Làm tăng độ chắc, độ đặc cho sản phẩm
-Trong sản xuất phomat, sản xuất các loại mứt đông, mứt dẻo.
Đặc biệt ứng dụng nhiều trong lĩnh vực chế biến thủy sản:Carrageenan
được ứng dụng tạo lớp màng cho sản phẩm đông lạnh, làm giảm hao hụt về trọng
lượng và bay hơi nước, tránh sự mất nước của thịt gia cầm khi bảo quản
đông…Trong bảo quản đóng hộp các sản phẩm thịt, bổ sung vào surimi và giò
chả..
Quy trình công nghệ chế biến rong biển Lớp: C3SH2
14
Do Carrageenan tích điện âm của gốc SO42+ nên có khả năng liên kết với
protein qua gốc amin mang điện tích dương khi pH nằm dưới điểm đẳng
điện.Chính nhờ điểm này mà trên 50%tổng lượng Carrageenan được sử dụng
trong công nghiệp sữa. Vai trò của Carrageenan là làm cho các sản phẩm sữa có
độ ổn định khá cao, không cần dùng đến tinh bột hoặ