1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài
- Hoạt động xuất nhập khẩu là một lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vì nó cho chúng ta biết vị thế của đất nước ta trên thị trường khu vực và quốc tế, ngoài ra nó còn là yếu tố không thể thiếu trong việc cân bằng cán cân thương mại quốc gia, giúp ổn định và phát triển nền kinh tế.
- Vị thế của một quốc gia được khẳng định bởi sức mạnh nền kinh tế, kinh tế phát triển kéo sẽ là đòn bẩy thúc đẩy chính trị, xã hội phát triển. Tuy nhiên, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển kinh tế mà lại không mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện đa dạng hóa quan hệ và tích cực tìm kiếm thị trường mới, tăng cường buôn bán trao đổi hàng hóa giữa các nước với nhau. Bí quyết thành công trong chiến lược phát triển kinh tế của một nước là nhận thức được mối quan hệ giữa kinh tế trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài. Do đó, cần chú trọng phát triển Ngoại thương. Sự gia nhập WTO của Việt Nam tạo điều kiện cho các mặt hàng xuất khẩu có nhiều cơ hội để phát triển, trong đó có ngành dệt may cũng có cơ hội cạnh tranh với những những đối thủ khác trong ngành dệt may thế giới. Garmex Saigon JS đã góp phần tạo nên sự sôi động trong thị trường xuất khẩu với một nguồn hàng tương đối lớn với nhiều mẫu mã và chất lượng. Đề các sản phẩm đó đến với thị trường quốc tế, về đến tận tay người tiêu dùng đòi hỏi phải trải qua một quy trình. Quy trình xuất khẩu được diễn ra qua rất nhiều bước nghiệp vụ, để thúc đẩy xuất khẩu thì cần cải tiến, nâng cao, hoàn thiện các bước nghiệp vụ đó.
- Với lý do đó, em đã chọn đề tài:
“ Quy Trình Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Xuất Khẩu Tại
Công Ty Cổ Phần Sản Xuất – Thương Mại May Sài Gòn ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau đây:
- Thứ nhất là để nắm bắt được quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Thương Mại May Sài Gòn. Những ưu điểm và nhược điểm ở công ty đối với quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Thứ hai, nghiên cứu các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Thứ ba, tìm giải pháp để cải tiến, hoàn thiện, nâng cao quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty trong thời gian sắp tới nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
- Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn
* Phạm vi nghiên cứu
- Chủ yếu nghiên cứu quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Công Ty Cổ Phần Sản Xuất – Thương Mại May Sài Gòn.
- Do thời gian nghiên cứu có hạn nên em không thể nghiên cứu toàn bộ quy trình xuất khẩu của công ty mà chỉ chọn với phạm vi nhỏ hẹp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng, kết hợp gồm: Lý thuyết và dựa trên quan sát thực tế, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, thống kê, phương pháp chuyên gia, ý kiến của những người trong ngành.
5. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ Sở Lý Luận Về Thực Hiện Hợp Đồng Xuất Khẩu
- Trình bày một cách chi tiết về các vấn đề liên quan đến quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu nói chung, cũng như các công việc cần làm cụ thể nói riêng như: các khái niệm, các công việc trong xuất khẩu
Chương 2: Thực Trạng Quy Trình Tổ Chức Thực Hiện Đồng Xuất Khẩu Của Công Ty Cổ Phần Sản Xuất – Thương Mại May Sài Gòn.
- Giới thiệu tình hình chung của công ty như thực trạng hoạt động, quá trình hình thành, hoạt động phát triển của công ty. Đồng thời trong chương này cũng trình bày quy trình thực tế tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty, những khó khăn và thuận lợi.
Chương 3. Giải Pháp – Kết Luận
- Chương 3 là phần nối tiếp chương 2, và cũng là phần quan trọng nhất của chuyên đề này, trình bày các giải pháp giải quyết những khó khăn tồn tại ở chương trước nói chung và các phương pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến quy trình xuất khẩu một cách cụ thể chi tiết
85 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6315 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN
GVHD: PGS.TS. HÀ THỊ NGỌC OANH
SVTH: VŨ VĂN BA
MSSV: 0703920
LỚP: 10QT01
CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI THƯƠNG
NIÊN KHÓA: 2007 – 2011
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài này, trước hết em chân thành biết ơn sâu sắc đến tất cả quý Thầy Cô Trường Đại Học Bình Dương và nhất là các Thầy Cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tận tâm truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Hơn thế nữa, em xin chân thành cảm ơn cô PGS.TS. Hà Thị Ngọc Oanh là giáo viên hướng dẫn trực tiếp cho em trong thời gian thực hiện đề tài này.
Về phía Công Ty Cổ Phần Sản Xuất – Thương Mại May Sài Gòn, em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công Ty đã tạo điều kiện giúp cho em có cơ hội thực tập tại Công ty, đồng thời em xin cảm ơn đến các Cô Chú, Anh Chị ở Phòng Xuất - Nhập khẩu, Phòng Kinh doanh. Đặc biệt là Chị Võ Hiếu Kim Uyên -Trưởng phòng Xuất nhập khẩu, Cô Ngân ở phòng Kinh doanh đã hướng dẫn tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành đề tài một cách hoàn chỉnh hơn, giúp em vận dụng được những kiến thức đã được học tập ở trường vào thực tế một cách sâu sắc hơn.
Cuối cùng em xin chúc sức khỏe đến toàn thể các quý Thầy Cô Trường
Đại Học Bình Dương, luôn luôn vững vàng trong công tác giảng dạy vì sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà và hạnh phúc của gia đình.
Chúc Ban Lãnh Đạo cùng các Cô chú, Anh chị phòng Xuất nhập khẩu và tập thể Công Ty Cổ Phần Sản Xuất – Thương Mại May Sài Gòn dồi dào sức khỏe, tích cực trong công tác và luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, Công Ty liên tục phát triển vững mạnh và là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong sự phát triển kinh tế nước nhà.
Bình Dương, ngày 22 tháng 3 năm 2011
Trân Trọng
Vũ Văn Ba
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
TP.Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2011
Người Nhận Xét
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Bình Dương, Ngày….Tháng….Năm 2011
Người Nhận Xét
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 1
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU 3
1.1 Hợp đồng xuất khẩu 3
1.1.1 Khái niệm hợp đồng xuất khẩu 3
1.1.2 Vai trò của hợp đồng xuất khẩu 3
1.1.3 Nội dung của hợp đồng xuất khẩu 7
1. 2. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa 16
1.2.1. Xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa 16
1.2.2 Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán. 17
1.2.3 Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu 18
1.2.4. Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu 19
1.2.5. Thuê phương tiện vận tải 21
1.2.6. Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu 21
1.2.7. Thực hiện thủ tục hải quan 22
1.2.8. Giao hàng cho người vận tải 22
1.2.9 Lập bộ chứng từ thanh toán 23
1.2.10 Khiếu nại 24
Kết Luận Chương I 24
CHƯƠNG II. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN 25
2.1. Phân tích hợp đồng xuất khẩu cụ thể 25
2.1.1. Phần mở đầu, giới thiệu hợp đồng 25
2.1.2. Phần thông tin chủ thể của hợp đồng 25
2.1.3. Phần các điều khoản của hợp đồng 25
2.1.4. Phần cuối của hợp đồng 29
2.1.5 Nhận xét 29
2.2. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 30
2.2.1.Giấy xin phép xuất khẩu 32
2.2.2.Thực hiện những công việc đầu tiên của việc thanh toán. 32
2.2.3. Thuê tàu và mua bảo hiểm 35
2.2.4.Chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu 35
2.2.5. Giục mở L/C, kiểm tra L/C 37
2.2.6. Thủ tục hải quan 38
2.2.7. Giao hàng cho người chuyên chở 50
2.2.8 Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu 54
2.2.9. Lập bộ chứng từ thanh toán 55
2.2.10. Giấy chứng nhận xuất xứ 56
2.2.11. Khiếu nại 58
2.2.12. Thanh lý hợp đồng với đối tác 59
2.2.13 Đánh giá quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công Ty Garmex Saigon JS 59
Kết Luận Chương II 62
CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY GARMEX SAIGON JS 63
3.1 Mục đích hoàn thiện 63
3.2 Căn cứ vào thực trạng của công ty đang vướng mắc 64
3.3 Các giải pháp hoàn thiện những tồn tại gây khó khăn cho công ty 64
3.3.1 Hoàn thiện khâu đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu sẽ tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu 64
3.3.2 Tổ chức khâu chuẩn bị hàng hóa 70
3.3.3 Hoàn thiện khai báo hải quan 71
3.3.4 Vấn đề thương hiệu của công ty 72
3.4. Đánh giá chung – Kiến nghị 72
3.4.1 Đánh giá chung 72
3.4.2. Một số kiến nghị 73
Kết Luận Chương III 75
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC THAM KHẢO 77
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐHCĐ Đại hội Cổ đông
HĐQT Hội đồng Quản trị
TGĐ Tổng Giám đốc
TKHQ Tờ khai Hải quan
HQ Hải Quan
SXXK Sản xuất Xuất khẩu
SXKD Sản xuất Kinh doanh
XNK Xuất nhập khẩu
XK Xuất khẩu
HĐ Hợp đồng
ISO Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa
NPL Nguyên phụ liệu
PK Phụ kiện
ĐM Định mức
L/C Thư tín dụng (Letter of Credit)
T/T Điện chuyển tiền (Telegraphic Transfer Remittance)
C/O Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
P/L Phiếu đóng gói (Packing List)
B/L Vận đơn (Bill of Lading)
Invoice Hóa đơn thương mại
D/O Lệnh giao hàng (Delivery Order)
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1 Sơ đồ thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công Ty 30
Hình 2.2. Thủ tục xuất khẩu của Công ty 40
Hình 2.3. Quy trình khai báo hải quan theo phương pháp thủ công. 45
Hình 2.4 Quy trình đóng hàng tại Cảng Cát Lái 54
LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài
- Hoạt động xuất nhập khẩu là một lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vì nó cho chúng ta biết vị thế của đất nước ta trên thị trường khu vực và quốc tế, ngoài ra nó còn là yếu tố không thể thiếu trong việc cân bằng cán cân thương mại quốc gia, giúp ổn định và phát triển nền kinh tế.
- Vị thế của một quốc gia được khẳng định bởi sức mạnh nền kinh tế, kinh tế phát triển kéo sẽ là đòn bẩy thúc đẩy chính trị, xã hội phát triển. Tuy nhiên, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển kinh tế mà lại không mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện đa dạng hóa quan hệ và tích cực tìm kiếm thị trường mới, tăng cường buôn bán trao đổi hàng hóa giữa các nước với nhau. Bí quyết thành công trong chiến lược phát triển kinh tế của một nước là nhận thức được mối quan hệ giữa kinh tế trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài. Do đó, cần chú trọng phát triển Ngoại thương. Sự gia nhập WTO của Việt Nam tạo điều kiện cho các mặt hàng xuất khẩu có nhiều cơ hội để phát triển, trong đó có ngành dệt may cũng có cơ hội cạnh tranh với những những đối thủ khác trong ngành dệt may thế giới. Garmex Saigon JS đã góp phần tạo nên sự sôi động trong thị trường xuất khẩu với một nguồn hàng tương đối lớn với nhiều mẫu mã và chất lượng. Đề các sản phẩm đó đến với thị trường quốc tế, về đến tận tay người tiêu dùng đòi hỏi phải trải qua một quy trình. Quy trình xuất khẩu được diễn ra qua rất nhiều bước nghiệp vụ, để thúc đẩy xuất khẩu thì cần cải tiến, nâng cao, hoàn thiện các bước nghiệp vụ đó.
- Với lý do đó, em đã chọn đề tài:
“ Quy Trình Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Xuất Khẩu Tại
Công Ty Cổ Phần Sản Xuất – Thương Mại May Sài Gòn ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau đây:
- Thứ nhất là để nắm bắt được quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Thương Mại May Sài Gòn. Những ưu điểm và nhược điểm ở công ty đối với quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Thứ hai, nghiên cứu các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Thứ ba, tìm giải pháp để cải tiến, hoàn thiện, nâng cao quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty trong thời gian sắp tới nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
- Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn
* Phạm vi nghiên cứu
- Chủ yếu nghiên cứu quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Công Ty Cổ Phần Sản Xuất – Thương Mại May Sài Gòn.
- Do thời gian nghiên cứu có hạn nên em không thể nghiên cứu toàn bộ quy trình xuất khẩu của công ty mà chỉ chọn với phạm vi nhỏ hẹp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng, kết hợp gồm: Lý thuyết và dựa trên quan sát thực tế, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, thống kê, phương pháp chuyên gia, ý kiến của những người trong ngành.
5. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ Sở Lý Luận Về Thực Hiện Hợp Đồng Xuất Khẩu
- Trình bày một cách chi tiết về các vấn đề liên quan đến quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu nói chung, cũng như các công việc cần làm cụ thể nói riêng như: các khái niệm, các công việc trong xuất khẩu…
Chương 2: Thực Trạng Quy Trình Tổ Chức Thực Hiện Đồng Xuất Khẩu Của Công Ty Cổ Phần Sản Xuất – Thương Mại May Sài Gòn.
- Giới thiệu tình hình chung của công ty như thực trạng hoạt động, quá trình hình thành, hoạt động phát triển của công ty. Đồng thời trong chương này cũng trình bày quy trình thực tế tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty, những khó khăn và thuận lợi.
Chương 3. Giải Pháp – Kết Luận
- Chương 3 là phần nối tiếp chương 2, và cũng là phần quan trọng nhất của chuyên đề này, trình bày các giải pháp giải quyết những khó khăn tồn tại ở chương trước nói chung và các phương pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến quy trình xuất khẩu một cách cụ thể chi tiết…
CHƯƠNG I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU
1.1 Hợp đồng xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm hợp đồng xuất khẩu
Là hợp đồng bán hàng ra nước ngoài nhằm thực hiện việc chuyển giao hàng hóa ra nước ngoài, đồng thời thực hiện việc di chuyển hàng hóa sang tay người mua.
1.1.2 Vai trò của hợp đồng xuất khẩu
Trong điều kiện quốc tế hóa, đời sống kinh tế ngày càng phát triển đa dạng thì nền kinh tế của một quốc gia luôn gắn liền với hoạt động ngoại thương và hoạt động xuất khẩu của một quốc gia và thế giới nói riêng. Ngày nay xu hướng phát triển của hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Hoạt động xuất khẩu nhằm thúc đẩy sự phát triển giao thương giữa các quốc gia với nhau nhằm hình thành khối liên kết thống nhất.
Hoạt động xuất khẩu nhằm gia tăng lượng thu nhập ngoại tệ cho doanh nghiệp, góp phần nhằm nhập khẩu thêm nhiều máy móc công nghệ tiên tiến, thiết bị nguyên vật liệu. Cải thiện tình trạng mất cân đối trong thu chi trong tài chính của doanh nghiệp, nhờ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mang về nguồn thu ngoại tệ, giảm bớt nguồn vay từ nước ngoài.
Nhờ phát triển xuất khẩu mà lượng hàng hóa gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu mở rộng thị trường và từ đó chất lượng hàng hóa cũng gia tăng đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ trên thương trường.
Nhờ xuất khẩu sẽ giúp ta khai thác vận dụng những lợi thế tương đối cũng như tuyệt đối của nền kinh tế đất nước
Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất của công ty nhờ áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới.
1. Đối nới nền kinh tế thì Hợp đồng Xuất khẩu có vai trò
- Hợp đồng ngoại thương là cơ sở pháp lý phản ánh sự phụ thuộc kinh tế của một quốc gia, là sự phân công của xã hội và chuyên môn hóa trên phạm vi một đất nước.
Đối với hoạt động xuất khẩu:
Hợp đồng ngoại thương là căn cứ pháp lý vững chắc nhất nhằm ràng buộc các bên tham gia ký kết hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ của mình nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đơn vị kinh tế.
Ở Việt Nam nhà nước quy định tất cả các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu với đối tác nước ngoài bắt buộc ký kết hợp đồng ngoại thương (hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu). Vì thế hợp đồng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh xuất khầu . Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu có vai trò chủ đạo.
- Hợp đồng ngoại thương là cơ sở căn cứ pháp lý để xây dựng các chính sách phát triển kinh tế đối ngoại cho một quốc gia thông qua việc ký kết hợp đồng giữa hai doanh nghiệp mua bán trên hai quốc gia khác nhau mà các chính sách đối ngoại vẫn đảm bảo thực hiện. Đồng thời cũng là công cụ thúc đẩy mạnh mở rộng mối quan hệ giao thương.
Hợp đồng ngoại thương phần nào kích thích những lợi thế cạnh tranh tuyệt đối giữa các quốc gia nhằm tăng thu nhập nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Hợp đồng ngoại thương cũng là chiếc cầu nối trong quan hệ cung cầu của doanh nghiệp với đối tác bạn hàng cũng như quan hệ giữa quốc gia và thế giới, là điều kiện để gắn kết điều kiện kế hoạch phát triển kinh tế của một nước với thị trường thế giới, đưa kinh tế đất nước phát triển hội nhập với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật thế giới khi đó các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp thu những kinh nghiệm quản lý , điều hành chuyên nghiệp của các nước có trình độ phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Thông qua đó hợp đồng ngoại thương đẩy mạnh và phát triển sản xuất, nâng cao trình độ, năng suất lao động và khai thác có hiệu quả việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên hợp lý và nguồn lao động dồi dào mà mỗi quốc gia đang có. Hiện tại Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có nhưng chưa được sử dụng và khai thác hợp lý cùng với nguồn lao động dồi dào và đội ngũ công nhân tay nghề cao, nếu được đào tạo chuyên nghiệp thì đây chính là thế mạnh mà ít quốc gia nào có được. Với nguồn lao động cùng với trình độ tay nghề có sẵn là nhân tố kích thích cho sự phát triển nền sản xuất nội địa, thu hút đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) thì với những chính sách mở cửa thông thoáng, các rào cản về luật đầu tư thuế quan được nhà nước xem xét gỡ bỏ nhằm thu hút đầu tư của nguồn vốn nước ngoài. Và với những chủ trương mới như vậy thì Việt Nam đang là tâm điểm thu hút đầu tư sinh nhiều lợi nhuận nhất , được các chuyên gia thế giới đánh giá cao và có thể vươn xa hơn nữa để trở thành nước có nền công nghiệp mạnh sánh cùng với các nước có nền công nghiệp mạnh trên thế giới.
2. Đối với doanh nghiệp thì vai trò của hợp đồng xuất khẩu
- Hợp đồng ngoại thương là công cụ cơ sở pháp lý duy nhất và có hiệu quả để các bên tham gia hợp đồng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Trong hoạt động thương mại do có nhiều trở ngại về địa lý, tập quán thương mại quốc tế, thêm vào đó là có nhiều vấn đề nảy sinh khi ký kết đến khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu như: uy tín của một trong hai bên đối tác, các vấn đề đại lý, chiến tranh xung đột xảy ra…có thể dẫn đến tranh chấp hai bên. Vì vậy hợp đồng ngoại thương chính là cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp khi xảy ra. Dựa vào các điều khoản phân định về các điều kiện giao dịch, quyền lợi giữa các bên tham gia cũng như việc tổ chức trọng tài và luật áp dụng.
Trong hợp đồng ngoại thương, khi hai bên ký kết hợp đồng cần phải có những quy định một cách cụ thể rõ ràng trong hợp đồng, hai bên tự do ấn định phạm vi nghĩa vụ của mỗi bên trong giới hạn luật cho phép. Như vậy, phạm vi hiệu lực của hợp đồng chỉ ràng buộc trong các giới hạn điều kiện cam kết.
Hợp đồng ngoại thương là công cụ cơ sở pháp lý để doanh nghiệp hạnh toán một cách độc lập
Khi ký kết hợp đồng ngoại thương có thể đánh giá được nguồn lợi nhuận mà mình thu về sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa cho đối tác thông qua một vài chỉ tiêu kinh tế: tỷ suất lợi nhuận, doanh thu thuần. Quá trình thực hiện hợp đồng dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp xác định hiệu quả kinh tế của từng hợp đồng xuất khẩu. Việc hạch toán này là cơ sở xây dựng kết cấu hàng hóa kinh doanh, lựa chọn thị trường, bạn hàng hợp lý để thực hiện mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Trên cơ sở đó để đề ra những kế hoạch phương hướng kinh doanh mang lại lợi nhuận tối đa nhất và những chính sách kinh doanh mang lại hiệu quả thiết thực.
- Hợp đồng ngoại thương là cơ sở để thanh toán tiền hàng
Thanh toán tiền hàng là khâu quan trọng nhất của quy trình xuất khẩu hàng hóa. Nó mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như hàng hóa đối với người mua.
- Hợp đồng ngoại thương là cơ sở đảm bảo quyền lợi cho bên người bán lẫn người mua
Trong hợp đồng quy định giá cả, số lượng hàng hóa để từ đó người bán biết được số tiền được thanh toán và cũng là cơ sở để người mua kiểm tra đối chiếu số lượng hàng hóa khi nhập khẩu .
- Hợp đồng ngoại thương là cơ sở tổ chức quan lý tốt hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty
Trong quản lý kinh doanh xuất khẩu, việc ký kết thực hiện hợp đồng xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến cơ chế quản lý tổ chức của doanh nghiệp: tổ chức bộ máy nhằm thực hiện tốt khâu tổ chức thực hiện hợp đồng, tổ chức thực hiện nguồn hàng, giao nhận hàng, bộ phận giải khiếu nại, tranh chấp xảy ra nếu có trong quá trình thực hiện hợp đồng và khi giải quyết xong vấn đề thì tiếp tực thực hiện mua bán với đối tác.
1.1.3 Nội dung của hợp đồng xuất khẩu
A. Kết cấu của một hợp đồng
CONTRACT NO ….
Between: Name………..
Address…….
Tel:…..Fax……Email………
Represented by Mr……….
Hereinafter called as the SELLER
And: Name…………..
Address……………..
Tel……Fax……Email…….
Represented by Mr………
Hereinafter called as the BUYER
The SELLER has agreed to sell the BUYER has agreed to buy the commodity under the term and conditions provided in this contract as follows :
Article 1: Commodity: Phần mô tả hàng hóa này cần chính xác và ngắn gọn
Article 2: Quality: Mô tả chất lượng hàng hóa
Article 3: Quantity: Số lượng hoặc trọng lượng hàng hóa tùy theo đơn vị tính toán
Article 4: Price: Ghi rõ đơn giá theo điều kiện thương mại lựa chọn và tổng số tiền thanh toán hợp đồng
Article 5: Shipmet: Thời hạn và địa điểm giao hàng, cần ghi rõ việc giao hàng từng phần và chuyển tải hành hóa được cho phép hay không
Article 6: Payment: Phương thức thanh toán quốc tế lựa chọn
Article 7: Packing and marking: Quy cách đóng gói báo bì và ghi nhãn hiệu hàng hóa
Article 8: Warranty: Nêu nội dung bảo hành hàng hóa (nếu có)
Article 9: Penalty: Những quy định về phạt và bồi thường trong trường hợp có một bên vi phạm hợp đồng
Article 10: Insurance: Bảo hiểm hàng hóa do bên nào mua? Theo điều kiện nào? Nơi khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm
Article 11: Force majeure : Còn gọi là “Acts of God” trong đó nêu các sự kiện được xem là bất khả kháng không thực hiện được hợp đồng
Article 12: Claim: Nêu các quy định trong từng trường hợp một bên muốn khiếu nại bên kia
Article 13: Arbitration: Quy định luật và ai là người đứng ra phân xử trong trường hợp một bên thực hiên hợp đồng vi phạm
Article 14: Other terms and conditions: Những quy định khác ngoài những điều khoản nêu trên
Trong những điều khoản kể trên thì điều khoản từ 1 đến 6 là những điều khoản chủ yếu và quan trọng nhất không thể thiếu trong một hợp đồng.
B. Nội Dung Các Điều Khoản và Điều Kiện Của Hợp Đồng
1. Tên Hàng (Commodity): điều khoản này phải xác định được tên gọi của hàng hóa cần mua bán một cách chính xác và ngắn gọn, không nhầm lẫn từ mặt hàng này với mặt hàng khác. Để làm được điều này người ta thường dùng các biện pháp sau:
- Ghi tên hàng hóa bao gồm tên thông thường và tên thương mại, tên khoa học. Áp dụng cho các loại hóa chất, giống cây..
- Phải ghi kèm theo tên địa phương đã sản xuất ra nó, nếu nơi đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
- Phải ghi kèm tên nhà sản xuất ra nó. Hình thức áp dụng đối với sản phẩm có uy tín
- Phải ghi kèm theo quy cách của sản phẩm
- Phải ghi kèm theo công dụng của sản phẩm. Theo cách này người ta ghi thêm công dụng thì người bán giao hàng phải đáp ứng được công dụng của nó mặc dù giá cao
2. Chất lượng (Quality): “ Chất lượng” là khoản nói lên mặt “chất” của hàng hóa quy định tính năng, quy cách, tính chất, tác dụng công suất…của hàng hóa. Dựa vào điều khoản này người bán giao hàng cho đúng để được thanh toán, giúp người mua nhận hàng theo đúng yêu cầu của mình. Ngoài ra xác định cụ thể phẩm chất hàng hóa là cơ sở xác định giá đúng.
Trong thực tế người ta dùng nhiều p