Chuyên đề Sản phẩm bảo hiểm học sinh tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA: Thực trạng và một số kiến nghị

Với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 20%/năm trong 10 năm qua, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã lớn mạnh nhanh chóng. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dự báo ngành bảo hiểm phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2009. Song đây cũng là cơ hội để ngành bảo hiểm mở rộng thị trường. Bởi khi khủng hoảng tài chính xảy ra, lãi suất liên tục giảm, người dân sẽ tìm đến bảo hiểm như một sự bảo toàn chắc chắn. Với xuất phát điểm chỉ có một doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất là Bảo Việt, đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 28 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Mạng lưới hoạt động của ngành bảo hiểm cũng liên tục được mở rộng tại khắp các tỉnh, thành và hiện đã tiếp cận đến hầu hết các ngành sản xuất, kinh doanh, với nhiều loại hình bảo hiểm phong phú. Sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường là điều kiện để cho khách hàng có thêm lựa chọn khi quyết định mua bảo hiểm, đồng thời tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA ra đời là một ví dụ điển hình cho sự lớn mạnh của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/2005, Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA đã nhanh chóng thu được những thành công đáng kể. Kết quả kinh doanh và mức nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng bình quân là 37 lần. Sau một quá trình được thực tập tại Sở Giao Dịch Miền Bắc Bảo Hiểm AAA, em đã được tiếp xúc với những kiến thức thực tế về nghiệp vụ bảo hiểm học sinh đã và đang triển khai tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA. Do muốn tìm hiểu kỹ hơn về cơ sở lý luận, thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp trong nghiệp vụ này nên em đã lựa chọn đề tài “Sản phẩm bảo hiểm học sinh tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA – thực trạng và một số kiến nghị”. Qua quá trình tìm hiểu kĩ lưỡng thực tế triển khai sản phẩm bảo hiểm học sinh tại doanh nghiệp, bên cạnh những mặt đã đạt được thì doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều những điểm cần khắc phục. Em xin đưa ra một số nhận định và đề xuất mang tính chất tham khảo để doanh nghiệp xem xét, góp phần nâng cao chất lượng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm học sinh nói riêng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Phần nội dung của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 phần chính: Chương I: Những vấn đề lí luận chung về bảo hiểm học sinh Chương II: Thực trạng triển khai sản phẩm bảo hiểm học sinh tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA Chương III: Một số kiến nghị đối với việc triển khai sản phẩm bảo hiểm học sinh tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA

doc80 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Sản phẩm bảo hiểm học sinh tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA: Thực trạng và một số kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 3 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HỌC SINH 3 I. Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm học sinh 3 1. Sự cần thiết khách quan 3 2. Tác dụng của nghiệp vụ bảo hiểm học sinh 4 2.1. Đối với học sinh và gia đình các em 4 2.2. Đối với nhà trường 4 2.3. Đối với công ty bảo hiểm 5 2.4. Đối với xã hội 5 3. Đặc điểm của nghiệp vụ bảo hiểm học sinh 6 4. Sự ra đời của nghiệp vụ bảo hiểm học sinh tại Việt Nam 6 II. Những nội dung cơ bản của Bảo hiểm học sinh 7 1. Một số khái niệm 7 2. Các sản phẩm bảo hiểm học sinh được triển khai tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA 9 2.1. Bảo hiểm toàn diện học sinh 9 2.2. Bảo hiểm tai nạn học sinh 12 3. Hợp đồng bảo hiểm 15 3.1. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm 15 3.2. Thời hạn bảo hiểm 16 3.3. Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong Hợp đồng bảo hiểm học sinh 16 3.4. Huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm 19 4. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 19 5. Công tác giám định bồi thường 19 5.1. Nhận thông báo tai nạn: 19 5.2. Thu thập hồ sơ chứng từ 20 5.3. Xét bồi thường: 20 6. Chi trả tiền bảo hiểm 21 6.1. Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm 21 6.2. Trả tiền bảo hiểm 21 6.3. Thời hạn yêu cầu, trả tiền bảo hiểm 22 7. Khiếu nại và giải quyết tranh chấp 22 7.1. Thời hiệu khởi kiện 22 7.2. Giải quyết tranh chấp 22 III. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh sản phẩm bảo hiểm học sinh 22 1. Đánh giá kết quả kinh doanh 22 2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh 24 2.1. Đánh giá hiệu quả kinh doanh các nghiệp vụ bảo hỉểm gốc 24 2.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh theo các khâu công việc 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI SẢN PHẨM BẢO HIỂM HỌC SINH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA 27 I. Giới thiệu chung về công ty cổ phần bảo hiểm AAA 27 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 27 2. Phạm vi hoạt động kinh doanh 28 2.1. Kinh doanh bảo hiểm gốc 28 2.2. Kinh Doanh Tái Bảo Hiểm 30 2.3. Tiến hành hoạt động đầu tư 30 3. Quá trình phát triển 30 4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức 32 4.1. Cơ cấu ban điều hành: 32 4.2. Ban giám đốc 33 5. Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 33 6. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới 36 II. Thực trạng triển khai sản phẩm Bảo hiểm học sinh tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA 37 1. Giới thiệu sản phẩm bảo hiểm học sinh tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA 37 2. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai sản phẩm Bảo hiểm học sinh 39 2.1. Thuận lợi 39 2.2. Khó khăn 41 2.2.2. Những yếu tố chủ quan 43 3. Thực trạng triển khai sản phẩm bảo hiểm học sinh tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA 43 3.1. Công tác khai thác 43 3.2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 51 3.3. Công tác giám định và chi trả tiền bảo hiểm 54 3.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của sản phẩm bảo hiểm học sinh 56 CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC TRIỂN KHAI SẢN PHẨM BẢO HIỂM HỌC SINH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA 61 I. Những định hướng và mục tiêu kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA trong năm 2009 61 1. Những định hướng và mục tiêu kinh doanh chung 61 2. Những định hướng và mục tiêu cơ bản đối với việc triển khai sản phẩm bảo hiểm học sinh 62 II. Một số kiến nghị đối với việc triển khai sản phẩm bảo hiểm học sinh tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA 63 1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Hiệp Hội Bảo Hiểm Việt Nam 63 1.1. Đối với Nhà nước 63 1.2. Đối với Hiệp hội Bảo Hiểm Việt Nam 63 2. Các kiến nghị đối với công tác triển khai sản phẩm bảo hiểm học sinh với Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA 64 2.1. Đối với công tác khai thác 65 2.2. Đối với công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 67 2.3. Đối với công tác giám định, bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm 68 3. Một số kiến nghị khác 70 3.1. Đẩy mạnh công tác Marketing và hoàn thiện sản phẩm 70 3.2. Nâng cao chất lượng nhân sự 71 3.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý 72 3.4. Cải thiện cơ sở cật chất 73 KẾT LUẬN 74 LỜI MỞ ĐẦU Với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 20%/năm trong 10 năm qua, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã lớn mạnh nhanh chóng. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dự báo ngành bảo hiểm phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2009. Song đây cũng là cơ hội để ngành bảo hiểm mở rộng thị trường. Bởi khi khủng hoảng tài chính xảy ra, lãi suất liên tục giảm, người dân sẽ tìm đến bảo hiểm như một sự bảo toàn chắc chắn. Với xuất phát điểm chỉ có một doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất là Bảo Việt, đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 28 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Mạng lưới hoạt động của ngành bảo hiểm cũng liên tục được mở rộng tại khắp các tỉnh, thành và hiện đã tiếp cận đến hầu hết các ngành sản xuất, kinh doanh, với nhiều loại hình bảo hiểm phong phú. Sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường là điều kiện để cho khách hàng có thêm lựa chọn khi quyết định mua bảo hiểm, đồng thời tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA ra đời là một ví dụ điển hình cho sự lớn mạnh của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/2005, Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA đã nhanh chóng thu được những thành công đáng kể. Kết quả kinh doanh và mức nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng bình quân là 37 lần. Sau một quá trình được thực tập tại Sở Giao Dịch Miền Bắc Bảo Hiểm AAA, em đã được tiếp xúc với những kiến thức thực tế về nghiệp vụ bảo hiểm học sinh đã và đang triển khai tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA. Do muốn tìm hiểu kỹ hơn về cơ sở lý luận, thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp trong nghiệp vụ này nên em đã lựa chọn đề tài “Sản phẩm bảo hiểm học sinh tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA – thực trạng và một số kiến nghị”. Qua quá trình tìm hiểu kĩ lưỡng thực tế triển khai sản phẩm bảo hiểm học sinh tại doanh nghiệp, bên cạnh những mặt đã đạt được thì doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều những điểm cần khắc phục. Em xin đưa ra một số nhận định và đề xuất mang tính chất tham khảo để doanh nghiệp xem xét, góp phần nâng cao chất lượng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm học sinh nói riêng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Phần nội dung của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 phần chính: Chương I: Những vấn đề lí luận chung về bảo hiểm học sinh Chương II: Thực trạng triển khai sản phẩm bảo hiểm học sinh tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA Chương III: Một số kiến nghị đối với việc triển khai sản phẩm bảo hiểm học sinh tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu cơ sở lý thuyết và thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp nhưng do nhận thức có hạn và cơ sở dữ liệu còn eo hẹp nên bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được các thầy cô và các bạn đóng góp, bổ sung để bài viết được hoàn thiện hơn. Qua đây em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả các anh chị Phòng Quản lý và phát triển đại lý – Sở Giao Dịch Miền Bắc AAA đã tận tình hướng dẫn em thực tập để em hoàn thành tốt nhiệm vụ nhà trường giao và cung cấp các số liệu thực tế cần thiết để em hoàn thành bài viết này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc Sở Giao Dịch Miền Bắc AAA đã giúp đỡ hết sức tạo điều kiện cho em được thực tập tại doanh nghiệp. Cuối cùng là em xin được chân thành cảm ơn cô giáo TS.Phạm Thị Định đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt bài viết này. Hà nội, ngày 24, tháng 4, năm 2009 Sinh viên thực hiện Phan Thị Hà NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HỌC SINH I. Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm học sinh 1. Sự cần thiết khách quan Học sinh là một bộ phận dân cư đông đảo của xã hội. Hàng năm, có khoảng trên 22 triệu học sinh tham gia học tập tại các loại hình trường lớp trên địa bàn cả nước. Với mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, những năm qua Đảng và Chính phủ đã luôn quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ Việt Nam cả về tri thức, nhân cách và thể chất. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh nguồn tài chính rất lớn giành cho sự nghiệp giáo dục, Đảng và Nhà nước còn chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, nhằm thực hiện tốt hơn mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam trong tương lai, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vào năm 2020. Mặt khác Con người là vốn quí nhất của xã hội, sức khoẻ là vốn quí nhất của con người. Chính vì vậy công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho học sinh đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm nhằm đảm bảo học sinh được phát triển toàn diện, có đầy đủ sức khoẻ để học tập, lao động, công tác tốt… Để bảo vệ thế hệ trẻ cũng như chia sẻ một phần nào những tổn thất của các em và gia đình phải gánh chịu trước những rủi ro của cuộc sống, bảo hiểm cho học sinh đã ra đời là một tất yếu khách quan góp phần ổn định cuộc sống và tạo sự yên tâm cho các bậc phụ huynh. 2. Tác dụng của nghiệp vụ bảo hiểm học sinh 2.1. Đối với học sinh và gia đình các em Tham gia bảo hiểm học sinh thực tế là một quyền lợi của trẻ trong độ tuổi đi học. Bảo hiểm học sinh có tác dụng to lớn đối với bản thân các em học sinh cũng như gia đình các em. Thông qua việc trả tiền bảo hiểm, bảo hiểm học sinh đã bù đắp kịp thời hậu quả tài chính do tai nạn bất ngờ xảy ra đối với học sinh sẽ giúp cho học sinh và gia đình có điều kiện nhanh chóng khắc phục hậu quả tai nạn, tạo điều kiện cho học sinh sớm trở lại học tập bình thường. Mặt khác, bảo hiểm học sinh đáp ứng được nhu cầu góp phần chăm lo sức khoẻ toàn diện cho học sinh cũng như trợ gíúp cho gia đình trong trường hợp con em họ bị ốm đau, bệnh tật phải nằm viện điều trị hoặc giải phẫu tại bệnh viện. các loại hình bảo hiểm học sinh đã phần nào giảm bớt khó khăn về kinh tế và chăm sóc cho các học sinh khi không may mắn bị tai nạn, rủi ro, ốm đau… hoặc chuẩn bị cho các em một nguồn tài chính để các em có thể tham gia học tập ở bậc cao hơn trong tương lai. Việc triển khai các loại hình bảo hiểm trên thực sự là việc làm nhân đạo trong xã hội. 2.2. Đối với nhà trường Nhà trường chính là nơi giáo dục, đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó thể lực và trí lực của các em là mối quan tâm hàng đầu của nhà trường. Việc tham gia bảo hiểm học sinh cho các em không chỉ có tác dụng to lớn cho bản thân các em mà đối với nhà trường cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chính điều đó đã giúp cho nhà trường và gia đình các em thêm gắn kết, các bậc phụ huynh sẽ tin tưởng hơn vào nhà trường để họ có thể yên tâm gửi gắm con em mình. Chỉ khi các em học sinh có đủ sức khỏe và tài chính thì mới bảo đảm quá trình học tập được liên tục và hiệu quả. Từ đó nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường. Vì vậy công tác chăm sóc sức khỏe học đường phải hết sức được chú trọng và quan tâm đặc biệt là việc tham gia bảo hiểm học sinh cho các em. 2.3. Đối với công ty bảo hiểm Hàng năm, có khoảng trên 22 triệu học sinh tham gia học tập tại các loại hình trường lớp trên địa bàn cả nước. Đây là một thị trường hết sức rộng lớn cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ triển khai nghiệp vụ bảo hiểm học sinh góp phần tăng doanh thu, mở rộng thị phần trên thị trường bảo hiểm Các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước hầu hết đều nhận xét bảo hiểm con người còn rất tiềm năng và xác định đây là nghiệp vụ chủ lực. Có doanh nghiệp đã thay đổi hẳn chiến lược với mục tiêu ngày càng tập trung mạnh hơn vào bảo hiểm học sinh. Mạng lưới chân rết phục vụ việc bán bảo hiểm học sinh của các doanh nghiệp không chỉ đến từng trường học ở các thành phố lớn mà vươn tới tận các xã, thôn, nơi vùng sâu, vùng xa. Không những sản phẩm được cải tiến linh hoạt hơn và phù hợp với điều kiện kinh tế, điều kiện khám chữa bệnh theo từng khu vực trên cả nước mà các doanh nghiệp còn đẩy mạnh hơn nữa các họat động đầu tư trở lại cho nền kinh tế và ngành giáo dục, cũng như hỗ trợ học sinh khó khăn. 2.4. Đối với xã hội Cũng như việc triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm khác, nghiệp vụ bảo hiểm học sinh góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Đó chính là sự san sẻ rủi ro, giảm bớt gánh nặng và nỗi đau cho những người không may lâm vào hoàn cảnh yếu thế trong xã hội. Gắn kết các thành viên trong xã hội để phòng ngừa, giảm thiểu và chia sẻ rủi ro và đối phó với những hiểm họa xảy ra trong cuộc sống. Tinh thần này đã tạo nên sự gắn kết và sức mạnh của cả cộng đồng, góp phần tạo cho xã hội phát triển lành mạnh và bền vững. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh nguồn tài chính rất lớn giành cho sự nghiệp giáo dục, Đảng và Nhà nước còn chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, nhằm thực hiện tốt hơn mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam trong tương lai, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vào năm 2020. Triển khai nghiệp vụ bảo hiểm học sinh đóng góp vào sự nghiệp “trồng người” của Đảng và Nhà nước ta, trang bị cho thế hệ tương lai của đất nước một nền tảng vững vàng cả về thể chất và tri thức. Đó chính là biện pháp thiết thực trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước. 3. Đặc điểm của nghiệp vụ bảo hiểm học sinh Nghiệp vụ bảo hiểm học sinh là nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ vì vậy nó cũng tuân theo những nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm con người phi nhân thọ. - Thời hạn bảo hiểm ngắn thường là một năm. Do đó phí bảo hiểm thường được nộp một lần khi kí kết hợp đồng. - Hậu quả các rủi ro mang tính chất thiệt hại vì rủi ro bảo hiểm là tai nạn, bệnh tật, ốm đau, liên quan đến sức khoẻ của con người. - Đối tượng bảo hiểm chính là tính mạng, tình trạng sức khỏe của học sinh. - Hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt trước thời hạn với những học sinh thôi học hoặc bị buộc thôi học. - Bảo hiểm học sinh có tính chất thời vụ. Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ thường triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này vào đầu năm học mới. Đây là thời gian cạnh tranh gay gắt nghiệp vụ bảo hiểm học sinh. - Đây là nghiệp vụ bảo hiểm tự nguyện, phí bảo hiểm do người tham gia đóng tạo nên quỹ tài chính tập trung chi trả cho các đối tượng không may gặp rủi ro. 4. Sự ra đời của nghiệp vụ bảo hiểm học sinh tại Việt Nam Nghiệp vụ bảo hiểm học sinh lần đầu tiên được triển khai ở nước ta do công ty Bảo hiểm Việt Nam với hình thức bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh. Được sự đồng ý của Bộ Tài Chính ngày 26/9/1985 Bảo Việt ra quyết định số 887/HD – 85 về việc triển khai thí điểm bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh vào năm học 1985 – 1986 ở 5 tỉnh thành phố trong cả nước. Sau một thời gian triển khai, bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh đã đạt được một số kết quả nhất định. Ngày 17/9/1986 Bộ Trưởng Bộ tài chính ra quyết định số 262/TC – BH cho phép Bảo Việt triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh trên phạm vi toàn quốc. Từ năm học 1989 – 1990, Bảo Việt dã mở rộng phạm vi bảo hiểm cho học sinh triển khai bảo hiểm thân thể học sinh 24/24 giờ. Mặc dù đã có sự thay đổi nhưng thực tiễn cho thấy nghiệp vụ này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người tham gia. Để khắc phục điều này, Bảo Việt đã ra quyết định số 1035/PHH ngày 8/71994 về việc ban hành điều khoản bảo hiểm toàn diện học sinh, thực chất là sự kết hợp của bảo hiểm 24/24 giờ và bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật. Hiện nay trên thị trường có rẩt nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm này. Trong số các doanh nghiệp đó, hiện nay 3 doanh nghiệp là Bảo Việt, Bảo Minh và Pjico cung cấp dịch vụ bảo hiểm học sinh cho thị trường với doanh thu trên 200 tỷ đồng/năm. Ước tính, số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm tại 3 doanh nghiệp lên tới khoảng 10 triệu người. Trong đó, Bảo Việt Việt Nam chiếm gần 70% thị phần. Pjico đã bảo hiểm cho trên 2 triệu lượt học sinh-sinh viên- giáo viên và tiếp tục là doanh nghiệp bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất thị trường này. II. Những nội dung cơ bản của Bảo hiểm học sinh 1. Một số khái niệm Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA triển khai 2 sản phẩm bảo hiểm học sinh: Bảo hiểm toàn diện học sinh và bảo hiểm tai nạn học sinh. Dưới đây là những nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm học sinh theo quy tắc của Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA. Một số khái niệm được sử dụng trong quy tắc bảo hiểm học sinh: Người được bảo hiểm: là người có tên trong hợp đồng bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm và được hưởng quyền lợi theo hợp đồng bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm: là người có yêu cầu bảo hiểm và trực tiếp hoặc thông qua nhà trường giao kết hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Người thụ hưởng: là người được chỉ định nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hoặc là người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp không có chỉ định. Tai nạn: là những tai nạn xảy ra do một lực bất ngờ, ngoài ý muốn, tác động từ bên ngoài lên thân thể người được bảo hiểm và là nguyên nhân trực tiếp và duy nhất dẫn đến chết hay thương tật cho người được bảo hiểm. Bệnh viện: là một cơ sở khám chữa bệnh được Nhà nước công nhận, cấp giấy phép hoạt động và: - Có khả năng và phương tiện chẩn đoán bệnh, điều trị và phẫu thuật; - Có điều kiện thuận lợi cho việc điều trị và có phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày cho mỗi bệnh nhân của mình; - Không phải là một nơi dùng để nghỉ ngơi hoặc điều dưỡng hay một cơ sở đặc biệt dành riêng cho người già, hoặc để cai nghiện rượu, ma tuý, chất kích thích hoặc để điều trị các căn bệnh rối loạn tâm thần, phong. Nằm viện: là việc người được bảo hiểm cần lưu trú ít nhất 24 giờ liên tục ở trong bệnh viện hoặc đã hoàn thành thủ tục đăng ký nhập viện để điều trị ốm đau, bệnh tật, thương tật thân thể khỏi về lâm sàng. Phẫu thuật: là một phương pháp khoa học để điều trị thương tật hoặc bệnh tật được thực hiện bởi những phẫu thuật viên có bằng cấp thông qua những ca mổ bằng tay với các dụng cụ y tế hoặc bằng máy móc y tế trong bệnh viện. Bệnh có sẵn: bất kỳ tình trạng sức khoẻ nào của người được bảo hiểm đã được chẩn đoán hoặc đã xuất hiện triệu chứng khiến cho một người bình thường phải đi khám, điều trị hoặc do có tình trạng đó mà chuyên gia y tế đã khuyên là người được bảo hiểm nên điều trị, bất kể người được bảo hiểm đã điều trị hay chưa. Bệnh đặc biệt: là những bệnh ung thư, u các loại, huyết áp, tim mạch, viêm loét dạ dày, viêm đa khớp mãn tính, viêm loét ruột, viêm gan, trĩ, sỏi trong các hệ thống tiết niệu và đường mật, đục nhân mắt, viêm xoang. Ngày bắt đầu bảo hiểm: là ngày cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc ngày ký kết hợp đồng bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm ký lần đầu tiên hoặc tái tục không liên tục. 2. Các sản phẩm bảo hiểm học sinh được triển khai tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA 2.1. Bảo hiểm toàn diện học sinh 2.1.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 2.1.1.1. Đối tượng bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm là học sinh đang theo học các trường: nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA (dưới đây gọi tắt là Bảo hiểm AAA) không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm trả tiền bảo hiểm đối với: - Những người mắc bệnh thần kinh, tâm thần, phong; - Những người bị tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên; - Những người đang trong thời gian điều trị bệnh tật, thương tật. 2.1.1.2. Phạm vi bảo hiểm Những rủi ro xảy ra cho người được bảo hiểm trong lãnh thổ Việt Nam. - Chết do ốm đau, bệnh tật. - Chết hoặc thương tật thân thể do tai nạn. - Trợ cấp phẫu thuật do ốm đau, bệnh tật. - Trợ cấp nằm viện do ốm đau, bệnh tật, thương tật do do tai nạn. 2.1.2. Quyền lợi bảo hiểm: Bên mua bảo hiểm sẽ được hưởng các quyền lợi bảo hiểm theo các điều kiện A, B, C, D dưới đây: Rủi ro được bảo hiểm  Điều kiện A  Điều kiện B  Điều kiện C  Điều kiện D    Chết do ốm đau, bệnh tật  Chết hoặc thương tật thân thể do tai nạn  Phẫu thuật do ốm đau, bệnh tật  Nằm viện do ốm đau, bệnh tật, thương tật thân thể do tai nạn   Hiệu lực bảo hiểm  Sau 30 ngày kể từ ngày đóng phí bảo hiểm theo quy
Luận văn liên quan