Chuyên đề Suy thoái đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô. tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới.

ppt76 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2378 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Suy thoái đa dạng sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌCCHUYÊN ĐỀ :NỘI DUNG1. Tình hình đa dạng sinh học ơ Viêt Nam2. Nguyên nhân suy thoái3. Biện pháp ngăn chặn sự suy giảm DDSH 1. TÌNH HÌNH SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô... tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Tuy nhiên đa dạng sinh học ở nước ta đang bị suy thoái với tốc độ rất nhanh: - Diện tích các khu vực có các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần. - Số loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh. Nhiều loài hoang dã có giá trị bị suy giảm hoàn toàn về số lượng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng ở mức cao. - Các nguồn gen hoang dã cũng đang trên đà suy thoái nhanh và thất thoát nhiều. Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên nước và môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.Hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái ĐDSH : Gần 900 loài động vật, thực vật hoang dã tại Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng, trong khi diện tích rừng có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng còn rất thấp.Các loài động thực vật trên đà suy thoái nghiêm trọng 2 NGUYÊN NHÂN GÂY SUY THOÁI Sự đa dạng sinh học ngày càng giảm do nhiều nguyên nhân.trong đó có hai nhóm nguyên nhân chủ yếu đó là do con người và thiên tai.Do thiên tai: Động đất, sụt nở, bão lũ, hạn hán, Do con người :Phá hủy nơi cư trú xâm lấn của các sinh vật nhập nội , khai thác quá mức cá nguồn tài nguyên sống ,sự ô nhiễm môi trường , biến đổi khí hậu và các hoạt động nông-lâm-công nghiệp.2.1 MÔI TRƯỜNG SỐNG BỊ PHÁ HỦYTrong những năm gần đây , do dân số tăng nhanh, sự khai thác không hợp lý, thêm vào đó các thiên tai liên tục xảy ra đã phá hủy môi trường sống làm cho động thực vật kể cả trên cạn và dưới nước bị đe dọa nghiêm trọng.MÔI TRƯỜNG SỐNG BỊ PHÁ HUỶNguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh họcRừng bị tàn phá Riêng đối với rừng, do sự yếu kém trong công tác quản lý nên rừng Việt Nam vẫn tiếp tục bị tàn phá. Một trong những hoạt động có ảnh hưởng mạnh là khai thác gỗ , mặc dù chỉ tiêu khai thác, chủng loại gỗ và địa điểm khai thác được hạn chế rất nhiều. Khai thác tự phát, khai thác gỗ trộm là những mối lo nhất ở các địa phương. Mất rừng Nạn chặt phá rừng làm nương rẫy hàng năm vẫn lớn. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 1999, lực lượng kiểm lâm đã phát hiện và xử lý 3.260 vụ chặt cây phá rừng làm nương rẫy. Diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam đã rất ít (khoảng 9,3 ha) lại còn bị chia cắt thành các vùng nhỏ. Mất rừng và rừng bị chia cắt còn làm cho đất rừng bị xói mòn, hàng nghìn loài sinh vật đất bị đe doạ. Mất rừng và rừng bị chia cắt đã kéo theo sự mất loài, rừng không còn đủ khả năng hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các loài như ban đầu nữa. Nhiều loài thực vật rừng quý hiếm bị tổn thương và giảm nhanh số lượng, hàng trăm loài động vật rừng không còn chỗ trú ngụ, phải di cư hoặc co cụm lại và sống trong tình trạng thiếu thốn về thức ăn nơi ở. Cuối cùng các loài động vật này hoặc bị chết vì đói, hoặc bị chết do săn bắn. Cháy rừng Cháy rừng cũng làm suy giảm diện tích rừng ở Việt Nam. Có khoảng 56% diện tích rừng dễ bị cháy trong số diện tích rừng còn lại của Việt Nam. Hàng năm, nước ta bị cháy khoảng 20.000 - 30.000 ha rừng (có năm cháy tới 100.000 ha). Chỉ tính 6 tháng đầu năm 1999, nước ta đã có tới 342 vụ cháy rừng làm thiệt hại 1981 ha. Vụ cháy rừng Tràm ở U Minh Thượng vào đầu năm 2001, đã gây tổn thất nghiêm trọng trên diện rộng. Năm 2007 có 4739ha rừng bị cháy, 5 tháng đầu năm 2008 đã cháy 693 ha trên 71 tỉnh trong cả nước (Cục Kiểm Lâm) Một ví dụ khác cho thấy tác động của thiên tai làm phá huỷ môi trường sống như: sau các trận lụt lớn ở miền Trung (1999), một số địa phương vùng ven biển đã bị nhiễm mặn. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến môi trường trồng các cây nông nghiệp cũng như cư trú của một số loài động vật dưới nước..., mà khó có thể cải tạo được. Việc nhiễm mặn này cũng xảy ra ở nhiều địa phương khác ở nước ta, nhưng bởi tác động của con người là chính như: mùa khô năm 1997 - 1998, một số địa phương vùng ven biển thuộc tỉnh Cà Mau đã tự ý dẫn nước mặn về ruộng để nuôi tôm vì lợi ích trước mắt, nhưng cũng chỉ được một vài năm, nhưng lâu dài sẽ gây ra mặn hoá môi trường đất trồng lúa.Ruộng nhiễm mặn, lúa chết hàng loạtLàng nhiễm mặnChuyển đổi mục đích sử dụng đất nhân danh phát triển thiếu cơ sở khoa học            Việc chuyển đổi đất rừng tự nhiên và các vùng đất ngập nước thành đất canh tác nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác khoáng sản, xây dựng hồ thủy điện hoặc công trình thủy lợi đã làm cho các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên bị phá vỡ và biến mất, làm suy giảm tài nguyên đa dạng sinh học và làm suy yếu các chức năng sinh thái đảm bảo an ninh môi trường như hạn chế lũ lụt, trượt lở đất và duy trì nguồn nước.Biến đổi khí hậu            Biến đổi khí hậu cùng với sự suy giảm diện tích rừng đầu nguồn, sử dụng tài nguyên nước không hợp lý dẫn tới hiện tượng lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất xảy ra càng ngày càng nhiều và gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng đối với đời sống con người và môi trường. Minh chứng chính là những thiệt hại về người và của do các đợt bão, lũ liên tục xảy ra ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Kon Tum trong giai đoạn tháng 9 -11 năm 2009.Chiến tranhTrong giai đoạn từ 1961 đến 1975 đã có khoảng 13 triệu tấn bom và 72 triệu lít chất độc hoá học rải xuống chủ yếu ở phía Nam đã huỷ diệt khoảng 4,5 triệu ha rừng, thay đổi môi trường sống của nhiều loài sinh vật.Trong thời kì thực dân pháp đô hộ, nhiều rừng nguyên sinh ở phía nam được chuyển sang trồng cây cao su,cà phê, chè và một số cây công nghiệp khác. Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là những năm rừng việt nam bị thu hẹp diện tích nhiều nhất.Trong 30 năm đó,72 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn,bom cháy đã hủy diệt hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại. Số loài thực vật, động vật bị đe doạ tuyệt chủng đã và đang tăng dần theo thời gian. Sách đỏ Việt Nam phần động vật (1992) đã liệt kê 365 loài và Sách đỏ Việt Nam phần thực vật (1996) đã liệt kê 356 loài đang bị đe doạ ở các mức độ khác nhau. Sách đỏ Việt Nam phần động, thực vật (2004) 450 loài thực vật và 407 loài động vật. Lan hài - loài lan quý của Việt Nam, đã bị tuyệt chủng Vooc Cát Bà Hổ Cá anh vũTê giác 1 sừngMột loài khỉSếu đầu đỏMột số loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủngMột số loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủngHươu saoBáo gấm Gấu ngựaVoi Châu ÁLinh miêuRùa nước châu Á2.2 KHAI THÁC QUÁ MỨC Khai thác quá mức là nguyên nhân thứ 2 sau nguyên nhân mất nơi cư trú và là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn các loài có thể dẫn đến tuyệt chủng.Nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống, con người thường xuyên săn bắt, hái lượm thực phẩm và khai thác tài nguyên khác. Tê giác môt sừng ở vn sắp tuyệt chủngKhai thác quá mức Khi dân số tăng lên, nhu cầu khai thác tài nguyên cũng tăng lên, đã tiêu diệt số lượng lớn cá thể làm cho quần thể của nhiều loài không còn khả năng phục hồi, dẫn đến tuyệt chủng. Đối với tài nguyên rừng Khai thác gỗ quá mức: trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1991, các lâm trường quốc doanh khai thác trung bình 3,5 triệu khối gỗ mỗi năm bằng 80.000ha rừng chưa kể đến nạn khai thác trộm xảy ra ở mọi nơi ngay cả ở trong khu bảo tồn. Khai thác quá mứcKhai thác gỗ trái phép Khai thác gỗ tràm ở rừng U MinhKhai thác quá mứcKhai thác lâm sản ngoài gỗ; khoảng 2300 loài thực vật cho các loài sản phẩm ngoài gỗ như song, mây, tre nứa, các loại lá, cây thuốc, dầu, nhựa. Được sử dụng gia đình bán và xuất khẩu. Nhiều loài động vật hoang dã cũng đang bị khai thác mạnh mẽ cho mục đích xuất khẩu.Khai thác đông trùng hạ thảo và tre nứaKhai thác củi đun: khai thác củi hiện nay vẫn là vấn đề nghiêm trọng, khoảng 22 đến 23 triệu tấn củi được khai thác hàng năm. Tài nguyên thực vật rừng đã bị khai thác quá mức trong thời gian qua. hình ảnh người dân đốn củi trong rừngKhai thác quá mứcKhai thác động vật hoang dã: các loại động vật cỡ lớn (bò tót, bò rừng, bò xám, hổ..)bị khai thác dẫn tới tình trạng cạn kiệt, khả năng phục hồi rất khó khăn. Khai thác voiKhai thác quá mức Khoảng từ năm 1990 đến nay việc buôn bán, xuất khẩu động vật thực vật hoang dã phát triển rất nhanh. Thị trường Viêt Nam phát triển rất nhanh. Thị trường Việt Nam mở cửa dẫn tới hàng trăm loài động thực vật bị khai thác trộm và bán qua biên giới. Buôn bán đv hoang dãKhai thác khoáng sản Việt nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan, không có quy hoạch, gây lãng phí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi sinh, làm mất nơi cư trú của các loài động vật và thực vật.Khai thác quá mức Đối với tài nguyên sinh vật biển : Đánh bắt thuỷ hải sản quá mức đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương. Bên cạnh đó các phương tiện mang tính huỷ diệt như sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện, lưới mắt nhỏ, ánh sáng cực mạnhđã gây cạn kiệt nguồn lợi và phá huỷ môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật.2.3 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khácÔ nhiễm chủ yếu doHoạt động của con ngườiHoạt động của tự nhiên - Ô nhiễm môi trường đất - Ô nhiễm môi trường nước - Ô nhiễm khí quyển - Ô nhiễm do các chất thải rắn - Ô nhiễm do chất phóng xạ - Ô nhiễm tiếng ồn Có nhiều loại ô nhiễm môi trường :. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT"Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm". Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có: Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt. Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp. Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤTÔ nhiễm nước : Xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Ô NHIỄM NƯỚCSự cố tràn dầu Ô nhiễm khí quyểnÔ nhiễm không khí là kết quả của sự thải ra không khí các chất thải khí độc hại ở thể hơi, bụi, khí. Làm tăng đột biến các chất như CO2, NOX, SOX...Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng Ô nhiễm không khíÔ NHIỄM TIẾNG ỒN- Bao gồm tiếng ồn do xe cộ , máy bay, tiếng ồn công nghiệp,Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễmĐe dọa tới ĐDSH: Gây chết , làm giảm số lượng cá thể , gián tiếp làm hủy hoại nơi cư trú và môi trường sống của các loài sinh vật hoang dã.Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạtDo hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa họcDo các chất phóng xạDo sinh vật gây bệnhDo các chất thải rắnÔ nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt COSO2 CO2 NO2 Ô nhiễm không khíKhí, chất thải nhà máy Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạtÔ nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa họcThuốc bảo vệ thực vật gồm các loại: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây bệnh. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bên cạnh hiệu quả làm tăng năng suất cây trồng còn có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.Chất độc hóa học làm rụng lá cây do quân đội Mĩ sử dụng trong chiến tranh ở miền Nam Việt Nam trước đây đã phá hủy môi trường và gây nhiều bệnh tật cho con người. Ô nhiễm do các chất thải rắnChất thải rắn gây ô nhiễm bao gồm các dạng vật liệu được thải ra qua quá trình sản xuất và sinh hoạt:Các chất thải công nghiệp như đồ cao su, đồ nhựa, giấy, dụng cụ kim loại, đồ thủy tinh, tro xỉ...Rác thải từ nhựa đe dọa tới đời sống sinh vật biểnCác chất thải từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là rác hữu cơ như thực phẩm hư hỏng, lá cây,...- Chất thải từ hoạt động xây dựng gồm có đất , đá, vôi, cát,...- Hoạt động y tế thải ra bông băng bẩn, kim tiêm,...Các gia đình thải ra nhiều loại rác thải như túi nilon dùng đựng đồ và gói thức ăn, thức ăn thừa,...Bên cạnh các sinh vật có ích, nhiều nhóm sinh vật gây bệnh cho người và các sinh vật khác. Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu là do các chất thải sinh hoạt, xác chết của sinh vật, nước và rác thải từ các bệnh viện,...không được thu gom và xử lí đúng cách đã tạo môi trường cho nhiều sinh vật gây hại cho người và động vật phát triểnÔ nhiễm do sinh vật gây bệnhVi rút cúm H5N1Rùa tai đỏ mang vi khuẩn salmonenlta gây bệnh 2.2.4 DU NHẬP VÀ XÂM LẤN CÁC LOÀI NGOẠI LAI Nhập nội các loài ngoại lai là một trong những nguyên nhân gây suy giảm ĐDSH.Cho tới đầu thế kỉ XX, do thiếu thông tin nên người ta chưa biết đến các loài ngoại lai cũng như tác hại của chúng H.Loài cỏ lào(Eupatorium odoratum) có nguồn gốc từ Trung Mỹ đã du nhập vào VN những năm 30 của thế kỉ XX. Nguyên nhân dẫn đến sự du nhập các loài ngoại lai :-Chế độ thuộc địa của các nước Châu Âu:-Nghề trồng cây cảnh và làm nông nghiệp.-Vận chuyển không chủ đích Thời gian qua việc di nhập các giống cây trồng vật nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế.Giống mới với nhiều ưu điểm vượt trội đã dần dần thay thế các giống địa phương.Trong cơ cấu cây trồng có nơi các giống mới đã chiếm tới 70-80%.Giống địa phương có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại nhưng thường có năng suất thấp.Do đó các loài ngoại lai dễ dàng được người dân tiếp nhận và đưa vào canh tác cùng với hệ thống nuôi trồng chuyên canh hóa nên đã xảy ra sự cạnh tranh giữa các loài nhập nội và các loài bản địa.Các loài bản địa năng suất thấp bị loại thải.Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cho số lượng loài bản địa giảm dần. Cây mai dương Cỏ ấuhBèo Nhật Bản (Eichhornia crassipes) có nguồn gốc từ Brarili ốc sênRùa tai đỏỐc bươu vàng(Pomacea caniliculata)Mai dương (Mimosa pigra) Rùa tai đỏ Sự phát triển quá mức và khó kiểm soát của các loài này đã gây hậu quả xấu đối với môi trường và ĐDSH như : -Lấn át, loại trừ và làm suy giảm các loài sinh vật và nguồn gen. -Phá vỡ cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái. -Phá hại mùa màng, làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi. -Ảnh hưởng tới sức khỏe con người. 2.5 GIA TĂNG DÂN SỐ ĐÓI NGHÈO,SỰ DI DÂN VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 2.5.1 Gia tăng dân sốDân số tăng nhanh là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam. Sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng nhu cầu sinh hoạt, lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác. Hệ quả tất yếu là dẫn đến việc mở rộng đất nông nghiệp vào đất rừng và làm suy giảm đa dạng sinh học.Hình ảnh gia tăng dân số ở việt nam 2.5.2 Sự nghèo đói • Sự nghèo đói: với gần 80% dân số ở nông thôn, Việt Nam là một nước phụ thuộc phần lớn vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên, tỉ lệ dân số nghèo còn cao. • Những người nghèo thường có nhận thức thấp trong công tác bảo vệ tài nguyên và ĐDSH. Người nghèo không có vốn để đầu tư lâu dài để sản xuất họ buộc phải khai thác tài nguyên làm cho ĐDSH ngày càng suy thoái một cách nhanh chóng.Những đứa trẻ nghèo 2.5.3 Sự di cư Từ những năm 1960,có 1,5tr người di dân theo kế hoạch và tự do từ vùng đồng bằng lên khai hoang và sinh sống ở vùng núi.cuộc vận động này làm thay đổi cơ cấu dân số và tập quán canh tác của người dân miền núi.Xây nhà, làm đường cho người dân tái định cư Sự nghèo đói Người dân sống chủ yếu dựa vào săn bắn- Công tác quản lý còn nhiều bất cập, di dân không có kế hoạch đã tạo lên sức ép mạnh đến ĐDSH và các hệ sinh thái tự nhiên, phá vỡ sinh cảnh, thay đổi cảnh quan sinh thái ở vùng đến định cư. 2.5.4Quá trình đô thị hóaQuá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng gây nên một số áp lực đối với môi trường và ĐDSHQuá trình đô thị hóa đòi hỏi phải mở rộng không gian đô thị dẫn tới làm giảm diện tích đất nông nghiêp, lâm nghiệp, làm suy giảm ĐDSHQuá trình đô thị hóa làm giảm diện tích đất nông nghiệp2.5.6 Sự mất loài- Tuyệt chủng.- Sự di cư của các loài. • Quá trình đô thị hóa làm cho diện tích cây xanh bị thu hẹp, diện tích mặt nước giảm điều này dẫn tới hậu quả nghiêm trọng đối với nhiều loài sinh vật gây lên nhiều tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái trong thiên nhiên, làm giảm sức sống và khả năng sinh sản của nhiều loài sinh vật. • Trong khi đó còn hình thành và tích lũy nhiều loài sinh vật có hại, nhiều loài vi trùng, ký sinh trùng gây bệnh cho người, gia súc và cây trồngẢnh hưởng đến nơi sinh sống của đàn cò3. BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN SUY GIẢM ĐDSH- Hạn chế gia tăng dân số.-Hạn chế các hoạt động có qui mô lớn dễ hủy hoại môi trường tự nhiên.-Hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên-Bảo tồn nơi cư trú, hạn chế việc chia cắt, xé lẻ-Hạn chế việc sử dụng có họa động ảnh hưởng tới môi trường sống.-Cải thiện cuộc sống người dân.-Ngăn chặn kịp thời những loài nhập cư có tác động xấu đến loài bản địa.-Không nuôi nhốt động vật hoang dã.-Có chính sách và biện pháp bảo tồn nghiên ngặt.THANKS FOR LISTENING
Luận văn liên quan