I. Lý thuyết chung
1. Tài trợ doanh nghiệp
2. Lý thuyết về Thị trường hiệu quả
3. Sáu bài học về thị trường hiệu quả
II. Bài tập
III. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam
IV. Trình bày về paper
44 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2572 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tài trợ doanh nghiệp và thị trường hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Tài trợ doanh nghiệp
và thị trường hiệu quả
NHÓM 5
LỚP NH ĐÊM 1- K22
Danh sách thành viên
Trần Thị Mỹ Chi
Đặng Thị Ngọc Diễm
Trần Thị Diễm Hương
Nguyễn Thành Luân
Ngô Thị Tuyết Minh
Nguyễn Hoàng Nam
Hà Trần Minh Nguyệt
Ngô Thị Hồng Nga
Nguyễn Thị Phương Nhi
Phạm Phú Hoàng Oanh
Lê Thị Hà Thanh
Nguyễn Mạnh Toàn
Phan Thị Quỳnh Trang
Lê Hoài Khánh Vi
Nội dung chính
I. Lý thuyết chung
1. Tài trợ doanh nghiệp
2. Lý thuyết về Thị trường hiệu quả
3. Sáu bài học về thị trường hiệu quả
II. Bài tập
III. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam
IV. Trình bày về paper
I. Lý thuyết chung
1. Tài trợ doanh nghiệp:
Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng doanh
nghiệp ưu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại; khi
cần vốn bên ngoài, doanh nghiệp vay nợ (vay
nợ trực tiếp, phát hành trái phiếu, trái phiếu
chuyển đổi), rồi mới phát hành cổ phiếu.
Lợi nhuận giữ lại:
Ưu điểm:
Không phải phân tán quyền kiểm soát
Không cần phải cung cấp thông tin ra bên ngoài
Trì hoãn được việc đánh thuế thu nhập cá nhân khi
công ty không chia cổ tức
Ít tốn kém chi phí
I. Lý thuyết chung (cont)
Lợi nhuận giữ lại:
Nhược điểm:
Nếu doanh nghiệp không có những dự án đầu tư
hứa hẹn mang lại tỷ suất sinh lời mong đợi cho các cổ,
việc giữ lại lợi nhuận đi ngược lại với lợi ích cổ đông
I. Lý thuyết chung (cont)
Các đặc trưng của nợ so với vốn cổ phần
thường:
Tính Đáo hạn
Trái quyền đối với lợi nhuận
Trái quyền đối với tài sản
Quyền điều hành
Ảnh hưởng của ngành đối với nguồn tài trợ
Ảnh hưởng từ giai đoạn phát triển của doanh
nghiệp đến nguồn tài trợ
I. Lý thuyết chung (cont)
2. Lý thuyết về Thị trường hiệu quả:
Định nghĩa: TTHQ (efficient market) là nơi
mà tại bất kỳ thời điểm nào, tất cả các
thông tin đều được những người tham gia
thị trường nắm bắt và tức thì được phản
ánh trong giá cả thị trường.
I. Lý thuyết chung (cont)
2. Lý thuyết về Thị trường hiệu quả:
Các hình thức của TTHQ
Hiệu quả yếu: giá cả phản ánh đầy đủ các thông tin
đã công bố trong quá khứ
Hiệu quả vừa: giá cả phản ánh không chỉ thông tin
giá cả quá khứ mà còn tất cả thông tin đã công bố
khác
Hiệu quả mạnh: giá cả phản ánh tất cả thông tin
công bố trong quá khứ, hiện tại cũng như các
thông tin nội bộ
I. Lý thuyết chung (cont)
3. Sáu bài học của thị trường hiệu quả:
Bài học 1: Thị trường không có trí nhớ
Theo hình thức yếu của giả thuyết TTHQ
chuỗi các thay đổi giá cả trong quá khứ
không chứa đựng thông tin về thay đổi giá
cả trong tương lai.
I. Lý thuyết chung (cont)
3. Sáu bài học của thị trường hiệu quả:
Bài học 1: Thị trường không có trí nhớ
=> Không thể dựa vào biến động giá cả trong
quá khứ để dự đoán xu hướng trong tương
lai.
I. Lý thuyết chung (cont)
3. Sáu bài học của thị trường hiệu quả:
Bài học 2: Hãy tin vào giá thị trường
Trong 1 TTHQ, bạn có thể tin vào giá cả vì
giá cả chứa đựng tất cả thông tin sẵn có
của mỗi chứng khoán
I. Lý thuyết chung (cont)
3. Sáu bài học của thị trường hiệu quả:
Bài học 2: Hãy tin vào giá thị trường
Điều này có nghĩa là trong 1 TTHQ không có cách
nào để đạt được 1 TSSL cao hơn liên tục. Để làm
được như vậy bạn không chỉ cần biết nhiều hơn
bất cứ người nào khác, mà còn cần biết nhiều hơn
tất cả mọi người khác.
Thông điệp này rất quan trọng cho 1 GĐ tài chính
chịu trách nhiệm về tỷ giá hối đoái hay về mua và
bán nợ của DN
Thị trường hiệu quả (cont.)
3. Sáu bài học của thị trường hiệu
quả:
Bài học 3: Hãy đọc sâu
Trong TTHQ thì giá cả chứa đựng tất cã
thông tin sẵn có. Vì vậy, chỉ cần chúng ta
biết cách đọc sâu, giá cổ phần có thể cho
chúng ta biết nhiều về tương lai.
I. Lý thuyết chung (cont)
3. Sáu bài học của thị trường hiệu quả:
Bài học 3: Hãy đọc sâu
Nếu thị trường hiệu quả, giá cả chứa đựng tấc cả các
thông tin có sẵn. Vì vậy chỉ cần chúng ta biết cách đọc
sâu, giá cổ phần có thể cho chúng ta biết nhiều về
tương lai.
I. Lý thuyết chung (cont)
3. Sáu bài học của thị trường hiệu quả:
Bài học 4: Không có các ảo tưởng tài chính
Trong TTHQ, không có các ảo tưởng TC, các
nhà đầu tư chỉ quan tâm 1 cách thực tế đến
các dòng tiền của doanh nghiệp và phần của
các dòng tiền này mà họ có quyền hưởng.
I. Lý thuyết chung (cont)
3. Sáu bài học của thị trường hiệu quả:
Bài học 5: Phương án tự làm lấy
Trong 1 TTHQ, các nhà đầu tư sẽ không trả
tiền cho người khác để nhờ làm việc mà họ
cũng làm được tốt như vậy
I. Lý thuyết chung (cont)
3. Sáu bài học của thị trường hiệu quả:
Bài học 5: Phương án tự làm lấy
Trong thị trường hiệu quả 1 CFO có thể quyết
định việc sử dụng nợ hay vốn cổ phần bằng
cách quyết định xem liệu công ty có thể phát
hành nợ rẻ hơn là các cổ đông hay không.
I. Lý thuyết chung (cont)
3. Sáu bài học của thị trường hiệu quả:
Bài học 6: Nếu đã xem 1 cổ phần thì
hãy xem tất cả
Các nhà đầu tư không mua một cổ phần vì
các tính chất độc đáo của nó mà vì nó cung
ứng một triển vọng TSSL phải chăng so với
rủi ro của nó. Điều này có nghĩa là các cổ
phần hầu như là các thế phẩm tuyệt đối.
I. Lý thuyết chung (cont)
II. Bài tập
Bài 6/235: Các phân tích 60 tỷ suất lợi nhuận hàng
tháng của cổ phần thường United Futon cho thấy β =
1,45 và α = -0,2%/tháng. Sau 1 tháng tổng kết thấy thị
trường tăng 5% và United Futon tăng 6%. Tỷ suất lợi
nhuận bất thường của United Futon là bao nhiêu? Tỷ
suất lợi nhuận bất thường này nói lên điều gì?
Gợi ý:
Tỷ suất lợi nhuận mong đợi = α + β x Tỷ suất lợi
nhuận của thị trường = 7,05%
Tỷ suất lợi nhuận bất thường = Tỷ suất lợi nhuận thực
tế - Tỷ suất lợi nhuận mong đợi = -1,05%
II. Bài tập
Bài 6/235
Tỷ suất lợi nhuận bất thường là -1,05% đã cho thấy
vào thời điểm mua cổ phiếu thì các nhà đầu tư của
United Futon đã đánh giá hơi cao về cố phiếu của công
ty nên sau khi có kết quả tổng kết về tỷ suất sinh lợi
thực tế sau 1 tháng chỉ là 6% thì đây là một thông tin
xấu với các nhà đầu tư và sẽ khiến cho giá cổ phiếu
của United Futon sụt giảm.
II. Bài tập
Bài 10/237: Hai giám đốc tài chính, Alpha và Beta của 2 công
ty khác nhau sau khi nghiên cứu đồ thị của chỉ số S&P 500 với dự
định sẽ phát hành mới cổ phiếu thường đã đưa ra nhận định sau:
Alpha: “Công ty tôi sẽ phát hành ngay. Chu kỳ thị trường
chứng khoán rõ ràng đã lên đến đỉnh điểm và chuyển động kế tiếp
hầu như là chắc chắn đi xuống. Tốt hơn hết là nên phát hành ngay
lúc này và nhận được một giá xứng đáng cho các cổ phần”
Beta: “Bạn có vẻ nôn nóng quá đấy. Chúng tôi thì đang chờ.
Đúng là thị trường đã không đi đến đâu trong năm vừa qua, hay
gần như vậy, nhưng số liệu cho thấy rõ ràng có một chiều hướng
đi lên cơ bản. Thị trường đang trên đường đi lên một đỉnh cao
mới”
Bạn có ý kiến gì với nhận định của Alpha và Beta?
II. Bài tập
Bài 10/237:
II. Bài tập
Bài 10/237:
Gợi ý:
Theo lý thuyết thị trường hiệu quả: Giá cổ phần đi theo
bước ngẫu nhiên, tức là thay đổi giá cả là độc lập với
nhau và tất cả thông tin về giá cả quá khứ sẽ được
phản ánh trong giá cổ phần ngày hôm nay chứ không
phải ngày mai. Và nếu giá cả cố phần có đi theo một xu
hướng có thể dự báo trước thì nó cũng mang tính tự
phá hủy trước khi các nhà đầu tư nhận ra chúng.
II. Bài tập
Bài 10/237:
Gợi ý:
Nếu chúng ta đồng ý với Alpha, có nghĩa là “chu kỳ thị
trường đã lên đến đỉnh điểm” thì trong TTHQ tất cả các
nhà đầu tư đều biết được điều này chứ không riêng gì
Alpha và sẽ không ai bỏ tiền ra để mua chứng khoán
của Alpha mà sẽ chờ đợi giá hạ xuống để mua nhằm
đạt được TSSL phù hợp nên Alpha sẽ không thể bán
cổ phiếu với giá cao như hiện tại
II. Bài tập
Bài 10/237:
Gợi ý:
Với nhận định của Beta rằng nên chờ đợi vì “thị trường
có một chiều hướng đi lên cơ bản để đạt đến một đỉnh
cao mới” thì như đã biết trong TTHQ giá cả là một
bước ngẫu nhiên nên không thể biết chính xác đỉnh
mới là bao nhiêu, khi nào sẽ đến mà dù cho có ước
lượng được chính xác đỉnh này thì cõng sẽ rơi vào
trường hợp của Alpha: mọi người đều biết đó là đỉnh
và không ai bỏ tiền mua cổ phiếu với giá cao như thế.
II. Bài tập
Bài 10/237:
Gợi ý:
Với nhận định của Beta rằng nên chờ đợi vì “thị trường
có một chiều hướng đi lên cơ bản để đạt đến một đỉnh
cao mới” thì như đã biết trong TTHQ giá cả là một
bước ngẫu nhiên nên không thể biết chính xác đỉnh
mới là bao nhiêu, khi nào sẽ đến mà dù cho có ước
lượng được chính xác đỉnh này thì cõng sẽ rơi vào
trường hợp của Alpha: mọi người đều biết đó là đỉnh
và không ai bỏ tiền mua cổ phiếu với giá cao như thế.
II. Bài tập
Bài 10/237:
Lời khuyên với hai công ty: Do giá cổ phần là một
bước ngẫu nhiên, chúng ta không thể biết chính xác
giá cố phần ngày mai sẽ lên hay xuống so với ngày
hôm nay. Vì vậy các nhà quản trị tài chính nên chọn
diễn biến của thị trường mà tại đó tỷ suất sinh lợi tạo
ra phù hợp với công ty, thỏa mãn được nhà đầu tư
để phát hành cho hiệu quả.
II. Bài tập
Bài 1/238: Những người giao dịch trái phiếu thì
mua bán trái phiếu với chênh lệch giá rất thấp. Nói
cách khác, họ sẵn lòng bán với giá chỉ cao hơn một
chút so với với họ mua. Trong khi đó những người mua
bán xe hơi cũ lại mua và bán xe với một chênh lệch giá
rất cao. Điều này có liên quan gì đến hình thức mạnh
của giả thuyết thị trường hiệu quả?
II. Bài tập
Bài 1/238:
Gợi ý:
Theo hình thức mạnh của thị trường hiệu quả thì giá cả sẽ phản
ánh tất cả các thông tin có sẵn. Tuy nhiên với những người mua
xe cũ thì thường lại không có được đầy đủ tất cả các thông tin về
chiếc xe mà họ mua mà chỉ có được thông tin quá khứ và thông
tin đã công bố ở hiện tại từ phía người bán. Trong khi những
người bán lại có những lý do riêng để bán chiếc xe này, họ có
được thông tin tốt hơn trong điều kiện của mình. Do đó để không
bị đánh lừa hạn chế rủi ro, bắt buộc các nhà giao dịch xe cũ phải
dặt ra một chênh lệch lớn giữa mức giá mua vào và bán ra.
II. Bài tập
Bài 1/238:
Gợi ý:
Với các nhà giao dịch trái phiếu thì thường không phải
lo lắng việc mua một trái phiếu với giá quá cao từ
người bán. Với một thị trường hiệu quả mạnh thì tất cả
các thông tin đều được phản ánh trong giá cả do mọi
người đều có khả năng biết được tất cả các thông tin
cần thiết liên quan đến trái phiếu. Do đó chi phí rủi ro bị
đánh lừa cũng tương đối nhỏ trong chênh lệch của nhà
giao dịch
III. Liên hệ thực tiễn Việt Nam
1. Về mặt định tính:
TTCK Việt Nam chỉ ở mức thị trường hiệu quả dạng
yếu. Có 3 lý do chính:
Thứ nhất: hiệu ứng thời điểm trong năm. Chỉ số
VN-Index có phản ứng giống nhau trong 2 năm
2006 và 2007, được minh họa trong biểu đồ sau
đây:
III. Liên hệ thực tiễn Việt Nam
1. Về mặt định tính:
Theo đó nhà đầu tư có thể dựa vào diễn biến giá cả quá khứ
để đầu tư trong hiện tại
III. Liên hệ thực tiễn Việt Nam
1. Về mặt định tính:
Thứ hai: phản ứng quá mức của thị trường. 3
tháng đầu năm 2006, thị trường chứng khoán đã
làm ngạc nhiên kể cả các nhà phân tích lạc
quan nhất. Chỉ số VN Index tăng 200 điểm và
đóng cửa vào phiên giao dịch cuối cùng của
tháng ba với 502 điểm (tăng 64%).
III. Liên hệ thực tiễn Việt Nam
1. Về mặt định tính:
Thứ ba: thị trường phản ứng quá chậm với
những thông tin tốt. ví dụ như việc SSI sẽ phát
hành cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 2:1 và HPG dự
kiến sẽ chia lý tưởng cổ phiếu theo tỷ lệ 10:4,
đây là những thông tin tốt nhưng đã không được
phản ánh vào giá của cổ phiếu SSI và HPG
ngay khi công bố. Phản ứng của thị trường: SSI
đứng giá, còn HPG tiếp tục giảm.
III. Liên hệ thực tiễn Việt Nam
1. Về mặt định tính:
Thứ tư: ảnh hưởng bởi quản lí hành chính. Quy
định của Nhà Nước trực tiếp can thiệp vào thị
trường, như: đối với sàn TPHCM, quy định biên
độ dao động là 5%. Điều này làm hạn chế
những thay đổi lớn với giá chứng khoán.
III. Liên hệ thực tiễn Việt Nam
2. Về mặt định lượng:
Theo bài viết: “Kiểm định mức độ hiệu quả thông
tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của
Ths. Lê Đạt Chí, đã đưa ra kết luận: đa số các
kiểm định trên từng chứng khoán riêng rẽ ủng
hộ cho giả thiết thị trường hiệu quả dạng yếu ở
Việt Nam
III. Liên hệ thực tiễn Việt Nam
2. Về mặt định lượng:
Hệ thống công bố thông tin chưa đủ mạnh để
chuyển tải thông tin từ các công ty niêm yết đến
người đầu tư một cách chuẩn xác.
Thông tin công bố đưa ra không mang lại ích lợi cho
người đầu tư, do nguồn tin từ các báo cáo có thể
không chuẩn.
Người đầu tư không nhận thức được tầm quan trọng
của các thông tin cũng như nguồn thông tin có sẵn
trên thị trường
IV. Trình bày paper nghiên cứu
Các biến quan sát:
- Logarit quy mô công ty (LNQM)
- Phần trăm cổ phần chào bán trên tổng số cổ phần
được niêm yết của Công ty (FLOAT)
- Volume 1st day/Shares (VS)
- Previous Month Market Return
- Thị trường (sàn) (m)
- Ngành (NGÀNH)
- Nhà bảo lãnh (NBL)
Trình bày paper nghiên cứu (cont.)
2. Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu về các doanh nghiệp tiến hành IPO:
- Thời gian lấy mẫu: Từ 2005 -2012
- Nguồn: Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM
(www.hsx.vn)
- Số lượng: 90 doanh nghiệp
Trình bày paper nghiên cứu (cont.)
2. Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu về các DN đã IPO và đã niêm yết trên
sàn:
- Dữ liệu: từ các doanh nghiệp IPO trong thời
gian từ 2005-2012 và đã niêm yết trên sàn
- Số lượng mẫu: 42
Kết quả nghiên cứu
Lợi tức tính từ giá chào bán Lợi tức không tính giá chào bán
Under-
pricing
First
Day
First 5
days
First
Day
Next 4
days
First 5
days
Số lượng
42 42 42 42 42 42
CARs
67.26% 66.86.% 62.97% -0.40% -3.83% -4.29%
Z
2.9887 2.9765 2.7758 -0.5828 -1.999 -2.0041
Kết luận
- Có lợi tức bất thường của việc nắm giữ cổ
phiếu từ khi IPO đến khi niêm yết trên sàn
- Trong ngắn hạn các biến quan sát hầu như
không tác động đến lợi tức bất thường
- Không tốn tại lợi thức bất thường trong ngắn
hạn
Hạn chế của bài nghiên cứu
- Khoản thời gian từ khi IPO đến khi niêm yết
trên sàn tuỳ vào mỗi doanh nghiệp.
- Khó khăn trong việc thu thập dữ liệu nên
mẫu nghiên cứu hạn hẹp, kết quả nghiên
cứu không có tính khái quát cao.