Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, mang lại thu nhập lớn nhất song cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất cho ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số NHTMCP đã coi chính sách mở rộng tín dụng là một giải pháp để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần. Nhưng không thể đồng nghĩa với việc hạ thấp các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm cách lách rào kiểm soát, thông tin sai lệch mà vẫn phải thực hiện đúng quy trình tín dụng để giảm tỷ lệ nợ xấu, tránh tổn thất cho ngân hàng. Nhất là trong bối cảnh khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu, mà khởi nguồn là cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ, thì những tác động của nó lên nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập càng sâu và rộng với nền kinh tế thế giới nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng là không hề nhỏ. Những khoản cho vay không thu hồi được cả gốc và lãi đúng thời hạn càng lớn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng bất động sản, đã có lúc đe dọa tới tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Do vậy, quản lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu phát sinh và xử lý nợ xấu đã phát sinh là một yêu cầu cấp thiết, có vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý của ngân hàng.
Trong một thời gian thực tập ngắn tại Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, đơn vị trực tiếp kinh doanh của Hội sở chính, một khu vực trọng điểm của hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, được tìm hiểu về hoạt động của Sở, nhất là hoạt động tín dụng, em đã chọn đề tài: “Tăng cường quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại
Chương II. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I – BIDV
Chương III. Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I – BIDV
73 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2589 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, mang lại thu nhập lớn nhất song cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất cho ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số NHTMCP đã coi chính sách mở rộng tín dụng là một giải pháp để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần. Nhưng không thể đồng nghĩa với việc hạ thấp các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm cách lách rào kiểm soát, thông tin sai lệch… mà vẫn phải thực hiện đúng quy trình tín dụng để giảm tỷ lệ nợ xấu, tránh tổn thất cho ngân hàng. Nhất là trong bối cảnh khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu, mà khởi nguồn là cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ, thì những tác động của nó lên nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập càng sâu và rộng với nền kinh tế thế giới nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng là không hề nhỏ. Những khoản cho vay không thu hồi được cả gốc và lãi đúng thời hạn càng lớn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng bất động sản, đã có lúc đe dọa tới tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Do vậy, quản lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu phát sinh và xử lý nợ xấu đã phát sinh là một yêu cầu cấp thiết, có vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý của ngân hàng.
Trong một thời gian thực tập ngắn tại Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, đơn vị trực tiếp kinh doanh của Hội sở chính, một khu vực trọng điểm của hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, được tìm hiểu về hoạt động của Sở, nhất là hoạt động tín dụng, em đã chọn đề tài: “Tăng cường quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại
Chương II. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I – BIDV
Chương III. Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I – BIDV
Em xin cảm ơn TS. Lê Thanh Tâm và các anh chị phòng Quan hệ khách hàng 2 – Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU 7
Chương I. Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại 8
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 8
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại 8
1.1.2. Phân loại NHTM 9
1.1.2.1. Theo hình thức sở hữu 9
1.1.2.2. Theo tính chất hoạt động 9
1.1.2.3. Theo cơ cấu tổ chức 9
1.1.3. Chức năng của NHTM 10
1.2. Những vấn đề cơ bản về nợ xấu của NHTM 11
1.2.1. Khái niệm 11
1.2.1.1. Theo ngân hàng Trung ương Liên minh châu Âu 11
1.2.1.2. Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng thống kê – Liên hiệp quốc 12
1.2.1.3. Theo định nghĩa của Việt Nam 12
1.2.2. Phân loại 13
1.2.3. Những chỉ tiêu cơ bản phản ánh nợ xấu của NHTM 14
1.2.4. Dấu hiệu nhận biết nợ xấu 15
1.2.4.1. Dấu hiệu từ phía ngân hàng 15
1.2.4.2. Dấu hiệu từ phía khách hàng 16
1.2.5. Tác động của nợ xấu 16
1.2.5.1. Đối với ngân hàng thương mại 16
1.2.5.2. Đối với nền kinh tế 17
1.3. Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại 18
1.3.1. Sự cần thiết quản lý nợ xấu tại các NHTM 18
1.3.2. Nội dung quản lý nợ xấu của NHTM 18
1.3.2.1. Phòng ngừa nợ xấu phát sinh 18
1.3.2.2. Xử lý nợ xấu 21
1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nợ xấu 26
1.3.3.1. Nhân tố chủ quan 26
1.3.3.2. Nhân tố khách quan 29
Chương II. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 32
2.1. Tổng quan về Sở giao dịch I – BIDV 32
2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 32
2.1.1.1. Lịch sử hình thành 32
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 34
2.1.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 36
2.1.2.1. Phân tích tài chính 36
2.1.2.2. Phân tích hoạt động 37
2.2. Thực trạng công tác quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I – BIDV 42
2.2.1. Tình hình nợ xấu 42
2.2.2. Tình hình quản lý nợ xấu tại SGD I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 45
2.2.2.1. Phòng ngừa nợ xấu phát sinh 45
2.2.2.2. Xử lý nợ xấu phát sinh 49
2.3. Đánh giá công tác quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I – BIDV 52
2.3.1. Thành tựu 52
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 54
2.3.2.1. Hạn chế 54
2.3.2.2. Nguyên nhân 56
2.3.3.2. Nhân tố khách quan 58
Chương III. Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I – BIDV 62
3.1. Định hướng đối với vấn đề quản lý nợ xấu của SGD 62
3.1.1. Định hướng phát triển chung 62
3.1.2. Định hướng phát triển với hoạt động quản lý nợ xấu 63
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu 63
3.2.1. Phòng ngừa nợ xấu phát sinh 63
3.2.2. Xử lý nợ xấu đã phát sinh 65
3.3. Kiến nghị 69
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 69
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 70
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTM: Ngân hàng thương mại
SGD: Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
BIDV: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
DPRR: Dự phòng rủi ro
TCTD: Tổ chức tín dụng
NHNN: Ngân hàng nhà nước
CBTD: Cán bộ tín dụng
H.O: Hội sở chính
CAR: Hệ số an toàn vốn tối thiểu
AMC: Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
11. BAMC: Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu
Biểu 2.1. Biểu đồ tổng tài sản của Sở giao dịch qua các năm
Biểu 2.2. Biểu đồ nguồn vốn huy động của Sở giao dịch qua các năm
Biểu 2.3. Biểu đồ dư nợ tín dụng của Sở giao dịch qua các năm
Bảng
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của SGD
Bảng 2.2. Kết quả huy động vốn 2006 – 2008
Bảng 2.3. Tình hình hoạt động tín dụng của SGD
Bảng 2.4. Tình hình hoạt động dịch vụ của SGD
Bảng 2.5. Tình hình nợ xấu 2007 – 2008
Bảng 2.6. Các doanh nghiệp thuộc nhóm nợ 3,4,5 trong năm 2008
Bảng 2.7. Tỷ trọng nợ xấu 2008 – 2009
Bảng 2.8. Kết quả xử lý nợ xấu của SGD
Bảng 2.9. Số dư quỹ DPRR 2008 -2009
Sơ đồ
Sơ đồ 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SGD
Chương I. Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. Tùy thuộc vào tính chất và mục tiêu hoạt động cũng như sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.
Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Ở Việt nam, theo khoản 2 điều 20 Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa 10 thông qua vào ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 15/6/2004, định nghĩa: NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Theo khoản 1 điều 20 Luật sửa đổi, bổ sung cũng quy định: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng, và khoản 7 điều 20 luật này định nghĩa: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
NHTM thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm ổn định nền kinh tế. Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, NHTM thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của nền kinh tế thị trường còn non kém.
1.1.2. Phân loại NHTM
1.1.2.1. Theo hình thức sở hữu
- NHTM quốc doanh: Là NHTM được hình thành bằng 100% vốn của ngân sách nhà nước.
- NHTM cổ phần: Là NHTM hình thành dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó một cá nhân hoặc một tổ chức không được sở hữu cổ phần của ngân hàng quá tỷ lệ do NHNN quy định.
- NHTM nước ngoài: Đúng ra là chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Là ngân hàng được thành lập theo pháp luật nước ngoài, là cơ sở của ngân hàng nước ngoài tại Việt nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
- NHTM liên doanh: Là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên ngân hàng Việt nam và bên ngân hàng nước ngoài có trụ sở tại Việt nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
1.1.2.2. Theo tính chất hoạt động
Theo hoạt động chuyên doanh và đa năng:
- NHTM chuyên doanh: Là loại hình NHTM chỉ tập trung cung cấp một số dịch vụ ngân hàng, ví dụ như chỉ cho vay đối với xây dựng cơ bản, hoặc đối với nông nghiệp…
- NHTM đa năng: Là loại hình NHTM cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng cho mọi đối tượng, đây là xu hướng hoạt động chủ yếu hiện nay của các NHTM.
Theo hoạt động bán buôn và bán lẻ:
- NHTM bán buôn: Là loại hình NHTM cung cấp các dịch vụ cho các ngân hàng, các công ty tài chính, cho Nhà nước, cho các doanh nghiệp lớn. Thường là những ngân hàng lớn hoạt động tại các trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp các khoản tín dụng lớn.
- NHTM bán lẻ: Là loại hình NHTM cung cấp dịch vụ trực tiếp cho doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân với các khoản tín dụng nhỏ.
1.1.2.3. Theo cơ cấu tổ chức
- NHTM sở hữu công ty: Là ngân hàng nắm giữ phần vốn chi phối của công ty, cho phép ngân hàng tham gia quyết định các hoạt động cơ bản của công ty.
- NHTM thuộc sở hữu công ty: Các tập đoàn kinh tế thường tổ chức thành lập ngân hàng nhằm cung ứng dịch vụ tài chính cho các đơn vị thành viên của tập đoàn và ngoài tập đoàn.
1.1.3. Chức năng của NHTM
- Trung gian tài chính
Các tổ chức như NHTM, công ty tiết kiệm và cho vay, ngân hàng tiết kiệm tương trợ, liên hiệp tín dụng, công ty bảo hiểm, quỹ tương trợ, quỹ trợ cấp và những công ty tài chính là những trung gian vay vốn của những người đã tiết kiệm được tiền rồi ngược lại cho những người khác vay. Ngân hàng, nhất là NHTM là trung gian tài chính mà một người bình thường thường xuyên giao dịch nhất.
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế. Thứ nhất là cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn. Thứ hai là cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm. Tuy nhiên, quan hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do sự không phù hợp về quy mô, thời gian, không gian… tạo điều kiện nảy sinh và phát triển của trung gian tài chính. Ngân hàng có thể làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm đồng thời giảm phí tổn cho người đi vay so với quan hệ trực tiếp. Trung gian tài chính đã tập hợp người tiết kiệm và người đầu tư, vì vậy mà giải quyết được mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp.
Một lý do nữa làm cho ngân hàng phát triển và thịnh vượng là khả năng thẩm định thông tin. Sự phân bổ không đều thông tin và năng lực phân tích thông tin được gọi là tình trạng thông tin không cân xứng làm giảm tính hiệu quả của thị trường nhưng tạo ra một khả năng sinh lời cho ngân hàng, nơi có chuyên môn và kinh nghiệm đánh giá các công cụ tài chính và có khả năng lựa chọn những công cụ với các yếu tố rủi ro, lợi nhuận hấp dẫn nhất.
- Tạo phương tiện thanh toán
Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng nhận thấy nếu họ có số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để có được hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu. Mặt khác, khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ. Do đó, bằng việc cho vay( hay tạo tín dụng) các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán (tham gia tạo M1).
- Trung gian thanh toán
Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa, dịch vụ. Để việc thanh toán diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khác hàng nhiều hình thức thanh toán như: thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, thẻ... cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua Ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Vì vậy, công nghệ thanh toán hiện đại qua ngân hàng thường được các nhà quản lý tìm cách áp dụng rộng rãi. Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hóa góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong nước mà còn giữa các ngân hàng trên thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu.
1.2. Những vấn đề cơ bản về nợ xấu của NHTM
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Theo ngân hàng Trung ương Liên minh châu Âu
Nợ xấu trong các NHTM bao gồm:
* Những khoản nợ không thể thu hồi được:
- Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ nợ
- Người mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ.
- Những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc không thể tìm được người mắc nợ.
- Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.
* Nợ có thể thu không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng.
Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ trả nợ. Người mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để trả lãi hoặc gốc có thời hạn thanh toán, hoặc hoàn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ không thể thu hồi đầy đủ như:
- Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhưng phần còn lại không thể được đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản được chuyển để thanh toán nhưng giá trị còn lại không đủ trang trải toàn bộ khoản nợ.
- Những khoản nợ mà người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu gia hạn nợ nhưng không đền bù được trong thời gian thỏa thuận.
- Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế chấp ở ngân hàng không được chấp nhận về mặt pháp lý dẫn đến người mắc nợ không thể trả nợ ngân hàng đầy đủ.
- Những khoản nợ mà Tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưng phần bồi hoàn ít hơn dư nợ.
1.2.1.2. Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng thống kê – Liên hiệp quốc
Một khoản nợ xấu được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/ hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả lãi từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc trả chậm theo thỏa thuận; hoặc cac khoản thanh toán đã quá hạn 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ. Về cơ bản, nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) hiện đang được áp dụng phổ biến trên thế giới.
1.2.1.3. Theo định nghĩa của Việt Nam
Theo quyết định 493/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng; và quyết định số 18/2007 QĐ – NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 493 thì Nợ xấu được định nghĩa như sau:
Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu theo định nghĩa của Việt Nam cũng được xác định dựa theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại.
Qua định nghĩa về nợ xấu của các tổ chức trên ta có thể hiểu khái quát nợ xấu là các khoản nợ mà khách hàng không trả gốc và lãi đúng hạn hoặc không trả nợ như đã cam kết dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng.
1.2.2. Phân loại
Theo quyết định 493/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng; và quyết định số18/2007 QĐ – NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung quyết định 493 thì Nợ xấu được xác định dựa trên cả yếu tố thời hạn nợ và khả năng thu hồi.
a. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b khoản này.
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 điều này.
Nợ xấu thuộc nhóm này được coi là các khoản nợ có khả năng thu hồi cao nhất. Ngân hàng sẽ trích lập một tỷ lệ DPRR cho nợ xấu nhóm này là 20% dư nợ của nhóm.
b. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3 điều này.
Nợ xấu thuộc nhóm này được đánh giá là có khả năng thu hồi thấp hơn so với các khoản nợ của nhóm 3. Các khoản nợ này được xếp vào những khoản nợ mà ngân hàng có sự nghi ngờ về khả năng trả nợ. Tỷ lệ trích lập DPRR cho nợ xấu thuộc nhóm này là 50% tổng dư nợ của nhóm.
c. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời gian trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai.
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 điều này.
Khả năng thu hồi nợ của nhóm này được coi như bằng 0, do vậy tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tương ứng là 100% tổng dư nợ của nhóm.
Còn riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của TCTD.
1.2.3. Những chỉ tiêu cơ bản phản ánh nợ xấu của NHTM
- Tổng số nợ xấu: Đây là chỉ tiêu phản ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn bộ khoản nợ xấu của ngân hàng. Chỉ tiêu này chưa cho biết trong tổng số dư nợ đó, nợ không có khả năng thu hồi là bao nhiêu và nợ có khả năng thu hồi là bao nhiêu. Và như vậy, nó chưa phản ánh một cách chính xác số nợ cho vay không có khả năng thu hồi của ngân hàng
- Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ xấu/ tổng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Cho biết cứ 100 đơn vị tiền tệ khi ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà ngân hàng xác định khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được đúng hạn tại thời điểm xác định. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng rủi ro càng cao. Nếu như tỷ lệ này lớn hơn 7% thì ngân hàng bị coi là có chất lượng tín dụng yếu kém, còn nếu nhỏ hơn 5% thì được coi là có chất lượng tín dụng tốt, các khoản cho vay an toàn. Tuy nhiên các con số được sử dụng để tính chỉ số nà