Chuyên đề Thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy

NHTM ngày càng đóng vai trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của các thành phần kinh tế, là định chế tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, NHTM đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.Trong số các nghiệp vụ kinh doanh của mình thì tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu và cũng là nội dung chủ yếu của bản thân các nhân viên của toàn hệ thống. Đây là nghiệp vụ tạo ra lợi nhuận cao nhất, nó chiếm khoảng 2/3 lợi tức nghiệp vụ ngân hàng có từ tiền lãi cho vay. Nhưng đây cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Có vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn làm cho ngân hàng bị phá sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Nước ta đang phát triển theo hướng CNH - HĐH theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Đảng, Nhà nước đòi hỏi việc triển khai ngày càng nhiều các dự án đầu tư, với nguồn vốn trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó, nguồn vốn cho vay theo dự án đầu tư của NHTM ngày càng phổ biến, cơ bản và quan trọng đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ. Đó cũng đặt ra một thách thức không nhỏ đối với các NHTM về sự an toàn và hiệu quả của nguồn vốn cho vay theo dự án. Bởi vì, các dự án đầu tư thường đòi hỏi số vốn lớn, thời gian kéo dài và rủi ro rất cao. Để đi đến chấp nhận cho vay, thì thẩm định dự án đầu tư là khâu quan trọng, quyết định chất lượng cho vay theo dự án của ngân hàng. Thẩm định dự án đầu tư ngày càng có ý nghĩa vô cùng to lớn, đảm bảo lợi nhuận, sự an toàn cho ngân hàng. Những năm vừa qua, mặc dù các NHTM đã chú trọng đến công tác thẩm định nhưng nhìn chung kết quả đạt được chưa cao, chưa đem lại cho nền kinh tế một sự phát triển xứng đáng. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy, em đã chọn đề tài: " Thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp tại NHNo&PTNT Cầu Giấy". Với những kiến thức tích luỹ được trong thời gian thực tập thực tế tại Ngân Hàng và trong thời gian học tập tại trường, em mong muốn sẽ đóng góp một phần công sức để hoàn thiện và nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và công tác thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp nói riêng tại Ngân Hàng. Chuyên đề thực tập bao gồm 3 chương: - Chương I: Giới thiệu về Ngân Hàng và công tác thẩm dịnh dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Cầu Giấy. - Chương II: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp tại NHNo&PTNT Cầu Giấy. - Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp tại NHNo&PTNT Cầu Giấy.

doc96 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2029 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNo&PTNT: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. NHNo&PTNTVN:Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thông Việt Nam. NHTM:Ngân Hàng Thương Mại. PASXKD/DAĐT: Phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư. MỤC LỤC Lời nói đầu 5 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG 7 I) Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng 7 1 Quá trình hình thành và phát triển 7 2 Cơ cấu tổ chức chức năng nhiệm vụ 9 3 Tình hình hoạt động của Ngân Hàng 12 II) Khái quát công tác thẩm định dự án vay vốn tại Ngân Hàng 20 1 Theo thành phần kinh tế 21 2 Theo ngành kinh tế 21 3 Theo kỳ hạn 21 4 Theo loại tiền. 23 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TẠI NHNo&PTNT CẦU GIẤY 24 I) Khái quát các dự án vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp tại NH 24 1 Tình hình cho vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh theo dự án của DN tại NH. 24 2 Đặc điểm các dự án sản xuất kinh doanh của DN. 26 3 Yêu cầu công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của DN 27 II)Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp tại NH 27 1 Căn cứ thẩm định 27 2 Quy trình thẩm định. 30 3 Phương pháp thẩm định .31 4 Nội dung thẩm định 34 III) Ví dụ minh họa công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của DN tại NH 60 IV) Đánh giá công tác thẩm định dựa án đầu tư sản xuất kinh doanh của DN 75 1 Kết quả đạt được 75 1.1 Trong công tác thẩm định 75 1.2 Trong hoat động kinh doanh của NH 76 2 Những hạn chế còn tồn tại 78 2.1 Về phương pháp thẩm định 78 2.2 Về thông tin 79 2.3 Về đội ngũ cán bộ thẩm định 79 2.4 Về trang thiết bị 80 Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của DN tại NHNo&PTNT Cầu Giấy 81 I) Định hướng phát triển của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Cầu Giấy 81 Về công tác huy động vốn 81 Về hiệu quả sử dụng vốn 81 Về các công tác khác 82 II) Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động thẩm định của NH giai đoạn tới năm 2010 83 III) Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của DN tại NH 84 1 Giải pháp nâng cao nhận thưc của cán bộ thẩm định 84 2 Giải pháp hoàn thiện Nội dung thẩm định 85 3 Giải pháp hoàn thiện phương pháp thẩm định 86 4 Giải pháp về thông tin 87 5 Giải pháp về việc hỗ trợ trong công tác thẩm định 90 IV) Một số kiến nghị 90 1 Kiến nghị đối với Nhà Nước 89 2 Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước 90 3 Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam 92 KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 LỜI NÓI ĐẦU NHTM ngày càng đóng vai trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của các thành phần kinh tế, là định chế tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, NHTM đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.Trong số các nghiệp vụ kinh doanh của mình thì tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu và cũng là nội dung chủ yếu của bản thân các nhân viên của toàn hệ thống. Đây là nghiệp vụ tạo ra lợi nhuận cao nhất, nó chiếm khoảng 2/3 lợi tức nghiệp vụ ngân hàng có từ tiền lãi cho vay. Nhưng đây cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Có vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn làm cho ngân hàng bị phá sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Nước ta đang phát triển theo hướng CNH - HĐH theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Đảng, Nhà nước đòi hỏi việc triển khai ngày càng nhiều các dự án đầu tư, với nguồn vốn trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó, nguồn vốn cho vay theo dự án đầu tư của NHTM ngày càng phổ biến, cơ bản và quan trọng đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ. Đó cũng đặt ra một thách thức không nhỏ đối với các NHTM về sự an toàn và hiệu quả của nguồn vốn cho vay theo dự án. Bởi vì, các dự án đầu tư thường đòi hỏi số vốn lớn, thời gian kéo dài và rủi ro rất cao. Để đi đến chấp nhận cho vay, thì thẩm định dự án đầu tư là khâu quan trọng, quyết định chất lượng cho vay theo dự án của ngân hàng. Thẩm định dự án đầu tư ngày càng có ý nghĩa vô cùng to lớn, đảm bảo lợi nhuận, sự an toàn cho ngân hàng. Những năm vừa qua, mặc dù các NHTM đã chú trọng đến công tác thẩm định nhưng nhìn chung kết quả đạt được chưa cao, chưa đem lại cho nền kinh tế một sự phát triển xứng đáng. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy, em đã chọn đề tài: " Thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp tại NHNo&PTNT Cầu Giấy". Với những kiến thức tích luỹ được trong thời gian thực tập thực tế tại Ngân Hàng và trong thời gian học tập tại trường, em mong muốn sẽ đóng góp một phần công sức để hoàn thiện và nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và công tác thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp nói riêng tại Ngân Hàng. Chuyên đề thực tập bao gồm 3 chương: - Chương I: Giới thiệu về Ngân Hàng và công tác thẩm dịnh dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Cầu Giấy.. - Chương II: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp tại NHNo&PTNT Cầu Giấy. - Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp tại NHNo&PTNT Cầu Giấy. Do giới hạn về trình độ, kinh nghiệm và thời gian tìm hiểu thực tế, vì vậy bài viết của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo tận tình của cô giáo và các cô, chú cán bộ tại Chi nhánh để bài viết thêm hoàn thiện. CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng. 1. Quá trình hình thành và phát triển. Chi nhánh NHNo Cầu Giấy được thành lập trên cơ sở nâng cấp, điều chỉnh từ chi nhánh cấp II theo Quyết định số 28/QĐ/HĐQT/TCCB ngày 13 tháng 01 năm 2006 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. * Về tổ chức bộ máy : Khi mới thành lập (tháng 01 năm 2006) Chi nhánh NHNo Cầu Giấy là chi nhánh cấp I chưa được xếp hạng với tổng số cán bộ là 41 cán bộ, cơ cấu tổ chức gồm: Ban giám đốc và 07 phòng, tổ nghiệp vụ: Phòng Hành chính – nhân sự, phòng Kế hoạch-Nguồn vốn, phòng Kế toán - Ngân quỹ, phòng Tín dụng, phòng kiểm tra-kiểm soát nội bộ, phòng thanh toán quốc tế và 4 phòng Giao dịch trực thuộc. Hiện nay, Chi nhánh NHNo Cầu Giấy đã được xếp hạng là Chi nhánh cấp I hạng 2 với cơ cấu tổ chức bộ máy : - Giám đốc và các phó Giám đốc - Các phòng chuyên môn nghiệp vụ + Phòng Hành chính – Nhân sự + Phòng Kế hoạch – Kinh doanh + Phòng Kế toán - Ngân quỹ + Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ + Phòng Kinh doanh Ngoại hối + Phòng Dịch vụ và Marketing + Phòng tín dụng - Và 10 phòng Giao dịch trực thuộc nằm trên địa bàn thành phố Hà nội. - Chi nhánh đã khai trương thêm 01 phòng giao dịch và chuyển 02 phòng Giao Dịch đến địa điểm mới. * Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh NHNo Cầu Giấy: a) NHNo Cầu Giấy có chức năng: Kinh doanh đa năng trên địa bàn Thủ đô Hà nội. b) NHNo Cầu Giấy có nhiệm vụ: - Huy động vốn: + Khai thác và nhận tiền gửi KKH, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng VND và ngoại tệ. + Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo Việt Nam + Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa phương, và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của NHNo Việt nam. + Được phép vay vốn các tổ chức tài chính, TCTD khác hoạt động tại Việt nam và nước ngoài khi được sự chấp thuận của Tổng Giám đốc bằng văn bản. + Các hình thức huy động khác theo quy định của NHNo Việt nam. - Cho vay: + Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. + Cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: + Cung ứng các phương tiện thanh toán. + Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. + Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ. + Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. + Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN và của NHNo Việt Nam. - Kinh doanh ngoại hối: Huy động và cho vay, mua bán ngoại tệ, TTQT, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, NHNN và của NHNo Việt Nam. - Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác: Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo Luật các TCTD: thu, chi tiền mặt, mua bán vàng, bạc, máy rút tiền tự động; dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, TCTD, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước, NHNN, NHNo Việt Nam cho phép. - Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của NHNo Việt Nam. - Thực hiện dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của NHNo Việt Nam. - Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của NHNo Việt Nam. - Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu ....cho các tổ chức, cá nhân, theo quy định của NHNo Việt Nam - Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo Việt Nam. - Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của NHNo Việt Nam. - Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, thi đua, khen thưởng theo phân cấp uỷ quyền của NHNo Việt Nam. - Chấp hành đầy đủ các báo cáo thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột suất của Tổng Giám đốc. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do HĐQT, Tổng giám đốc NHNo Việt Nam giao. 2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ. Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ 1- MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH NHNo CẦU GIẤY . Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban: - Phòng kế toán ngân quỹ: + Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. + Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. + Chấp hành chế độ báo cáo thống kê và cung cấp số liệu thông tin theo quy định. + Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học. + Làm dịch vụ tin học. + Thực hiện các nghiệp vụ được giám đốc chi nhánh giao. - Phòng dịch vụ và maketing: + Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. + Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT Ngân hàng nông nghiệp + Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. + Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng ở nước ngoài. + Thực hiện quản lý thông tin (lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung cấp liên quan đến công tác của phòng và lập các báo cáo theo quy định) + Thực hiện nhiệm vụ khác do giám đốc giao. - Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: + Kiểm tra công tác điều hành chi nhánh, kiểm tra việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và của NHNo&PTNTVN. + Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, việc tuân thhr nguyên tắc chế độ chính sách của nhà nước. + Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của Ngân Hàng, đồng thời báo cáo tổng giám đốc NHNo&PTNTVN, giám đốc chi nhánh thực hiện chuyên đề báo cáo, tổ chức giao ban thường kỳ và các nhiệm vụ khác. - Phòng kế hoạch kinh doanh: Có chức năng tham mưu về việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán thanh toán tài chình theo chế độ và pháp luật, tổ chức công tác hạch toán kinh doanh tiền tệ tín dụng và ngân hàng. - Phòng kinh doanh ngoại hối: Huy động và cho vay, mua bán ngoại tệ, TTQT, bảo lãnh, tái bảo lãnh, triết khấu chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính Phủ, NHNN và cả NHNo VN. - Phòng tín dụng: + Có nhiệm vụ chủ yếu là tiếp xúc phỏng vấn khách hàng, xem xét các thông tin liên quan đến khoản vay. + Thẩm định xem xét đánh giá các thông tin liên qua đến khoản vay… để đưa ra mức cho vay, thời gian cho vay, kỳ thu nợ phù hợp với tình hình kinh doanh của khách hàng + Trình giám đốc xem xét cho vay, giải ngân, theo dõi nợ xem tình hình sử dụng vốn của khách hàng, thu nợ, phát hiện kịp thời các khoản vay có vấn đề để có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo an toàn trong kinh doanh cho ngân hàng. - Phòng hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ tham mưu trong công việc thực hiện các văn bản chế độ nhà nước, của ngành về tổ chức bộ máy, cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, hành chính quản trị nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ kinh doanh của chi nhánh. Tình hình hoạt động của Ngân Hàng: Năm 2009, Việt Nam tiếp tục gánh chịu những khó khăn từ khủng hoảng tài chính Mỹ lan rộng ra toàn cầu. Điều này khiến cho kinh tế toàn cầu tiếp tục tụt giảm, ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế trong đó có Việt Nam, nhất là các lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư… Trong nước, nền kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng lạm phát cao từ năm 2008, các cân đối vĩ mô chưa ổn định, sức cạnh tranh nền kinh tế thấp, các doanh nghiệp khó khăn do lạm phát, hoạt động ngân hàng còn nhiều rủi ro…ảnh hưởng rất bất lợi đến duy trì tăng trưởng kinh tế của năm 2009. 3.1 Thuận lợi và khó khăn của chi nhánh trong năm 2009: * Thuận lợi: - Trụ sở làm việc của Chi nhánh ổn định và khá khang trang, thuận tiện. Việc thực hiện chương trình IPICAS cũng đã tạo cho Chi nhánh vị thế tốt trong cạnh tranh. - Ngoài sự linh hoạt và chủ động trong điều hành hoạt động kinh doanh của Ban lãnh đạo, sự đoàn kết trong nội bộ cơ quan, Chi nhánh còn nhận được sự quan tâm hỗ trợ có hiệu quả của NHNoVN và được sự quan tâm, ủng hộ mạnh mẽ của Quận uỷ, UBND quận Cầu Giấy. * Khó khăn: - Khách quan : + Trên địa bàn quận Cầu Giấy có nhiều TCTD đang hoạt động nên môi trường kinh doanh đang diễn ra cạnh tranh rất gay gắt. + Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, giá vàng biến động liên tục. Diến biến lãi suất trong năm diễn ra rất phức tạp ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn, cho vay và các hoạt động khác của chi nhánh. - Chủ quan : + Các Phòng nghiệp vụ phối hợp công tác chưa thực sự có hiệu quả để tham mưu cho Ban lãnh đạo chỉ đạo thực hiện mục tiêu kinh doanh đã đề ra. + Các sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh chưa nhiều và còn hạn chế về chất lượng. 3.2 Những mặt đạt được trong năm 2009 3.2.1 Công tác nguồn vốn: (không bao gồm nguồn vốn uỷ thác đầu tư): Chi nhánh đã chủ động trong công tác tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch, chủ động tìm kiếm khách hàng có nguồn vốn lớn và rẻ, tích cực tìm nhiều biện pháp, thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Chi nhánh đã có những điều chỉnh lãi suất phù hợp với mặt bằng lãi suất. Cơ cấu nguồn vốn đã chuyển dịch theo hướng ổn định lâu dài. Bảng 1: Tổng hợp tình hình huy động vốn toàn chi nhánh qua các năm:. Đơn vị tính : Tỷ đồng STT  Chỉ tiêu  TH 2007  TH 2008  TH 2009  Tăng, giảm so với năm 2008  Tăng, giảm so với năm 2007        Số tuyệt đối  Tỷ lệ %  Số tuyệt đối  Tỷ lệ %    Tổng Ng.vốn  1.881,5  2.282  2.505,6  223,6  9,7  624,1  33,1   1  Nội tệ  1.563,5  1.917  1.932,8  15,8  0,8  369,3  23,6   2  Ngoại tệ  318  365  572,8  207,8  56,9  228,8  71,9   Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2007,2008,2009 của NHNo&PTNT Cầu Giấy Đến 31/12/2009 tổng nguồn vốn toàn Chi nhánh đạt 2.505,6 tỷ tăng 223,6 tỷ so với 31/12/2008. Trong đó: + Nguồn vốn nội tệ năm 2009 đạt: 1.932,8 tỷ đồng chiếm 77,1 %/tổng nguồn vốn, đạt 74,3 % so với kế hoạch năm 2009. + Nguồn ngoại tệ (Quy VNĐ) đạt: 572,8 tỷ đồng,(Trong đó nguồn huy động từ EUR là 40,7 tỷ) chiếm 22,9 %/ Tổng nguồn vốn, đạt 125,9 % so với kế hoạch năm 2009. * Tiền gửi phân theo đối tượng : Bảng 2: Tiền gửi phân theo đối tượng Đơn vị tính : Tỷ đồng STT  Chỉ tiêu  TH 2007  TH 2008  TH 2009         1  Tiền gửi dân cư  813,5  983  1.149,5   2  Tiền gửi tổ chức KT  1.068  1.299  1.139,7   Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2007,2008,2009 của NHNo&PTNT Cầu Giấy + Tiền gửi dân cư năm 2009 : 1.149,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,8 %/Tổng nguồn vốn. + Tiền gửi tổ chức KT năm 2009 : 1.139,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,4 %/Tổng nguồn vốn, trong đó tiền gửi kho bạc 14,6 tỷ. + Tiền gửi TCTD năm 2009 : 216,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,8 %/Tổng nguồn vốn. * Tiền gửi phân theo kỳ hạn: Bảng 3: Tiền gửi phân theo kỳ hạn Đơn vị tính : Tỷ đồng STT  Chỉ tiêu  TH 2007  TH 2008  TH 2009         1  Tiền gửi không kỳ hạn  406,5  398  308   2  Tiền gửi kỳ hạn <12 tháng  384  393  574   3  Tiền gửi kỳ hạn từ 12-24 tháng  356  568  410,6   4  Tiền gửi kỳ hạn trên 24 tháng  735  :923  1.213   Nguồn :Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2007,2008,2009 của NHNo&PTNT Cầu Giấy + Tiền gửi không kỳ hạn năm 2009 : 308 tỷ đồng , giảm 90 tỷ đồng so với 2008, chiếm tỷ trọng 12,29%/Tổng nguồn vốn, trong đó: ngoại tệ 33,6 tỷ đồng). + Tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng năm 2009 : 574 tỷ đồng, tăng 181 tỷ so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 22,9%/Tổng nguồn vốn, trong đó: ngoại tệ 312 tỷ đồng. + Tiền gửi kỳ hạn từ 12 - 24 tháng năm 2009: 410,6 tỷ đồng, giảm 157,4 tỷ đồng so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 16,38%/ Tổng nguồn vốn, trong đó: ngoại tệ 41,6 tỷ đồng. + Tiền gửi kỳ hạn trên 24 tháng năm 2009: 1.213 tỷ đồng, tăng 290 tỷ đồng so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 48,43%/ Tổng nguồn vốn, trong đó: ngoại tệ 185,6 tỷ đồng. * Tiền gửi phân theo tính chất nguồn vốn: Bảng 4: Tiền gửi phân theo tính chất nguồn vốn Đơn vị tính : Tỷ đồng STT  Chỉ tiêu  TH 2007  TH 2008  TH 2009         1  Tiền gửi tiết kiệm  758,5  975  1.130,4   2  Tiền gửi tổ chức  1.068  1.299  1.356,2   3  Tiền gửi kỳ phiếu  42  8  19   Nguồn :Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2007,2008,2009 của NHNo&PTNT Cầu Giấy + Tiền gửi tiết kiệm năm 2009: 1.130,4 tỷ đồng, tăng 155,4 tỷ đồng so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 45,11%/Tổng nguồn vốn, trong đó: ngoại tệ 279 tỷ đồng. + Tiền gửi tổ chức năm 2009: 1.356,2 tỷ đồng, tăng 57,2 tỷ đồng so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 54,12%/Tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ:291,9 tỷ đồng. + Tiền gửi kỳ phiếu năm 2009: 19 tỷ đồng, tăng 11 tỷ đồng so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 0,77%/Tổng nguồn vốn, trong đó: ngoại tệ 1,9 tỷ đồng. 3.2.2. Công tác tín dụng: Trong năm 2009, Chi nhánh xác định phát triển phải đảm bảo an toàn và chất lượng. Chi nhánh đã tiến hành rà soát lại toàn bộ dư nợ, chỉnh sửa lại hồ sơ tín dụng đảm bảo cho vay đúng quy trình và tính pháp lý của bộ hồ sơ cho vay, đánh giá phân tích rõ tình tài chính của khách hàng trước khi thiết lập quan hệ tín dụng. Có cơ chế lãi suất cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Đã chú trọng đến đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm ăn có hiệu quả. Đánh giá, phân loại nợ và hoàn thiện thủ tục, hồ sơ trích và xử lý rủi ro đúng theo quy định của NHNo Việt Nam. Triển khai và thực hiện tốt việc hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng thuộc diện được hỗ trợ lãi suất. Bảng 5: So sánh tổng dư nợ của toàn Chi Nhánh qua các năm. Đơn vị tính : Tỷ đồng S
Luận văn liên quan