Chuyên đề Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh TechcomBank Đông Đô: Thực trạng và giải pháp

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập, phát triển chung với nền kinh tế thế giới. Các cơ hội đầu tư, kinh doanh ngày càng đa dạng và được mở rộng hơn với mọi ngành, mọi lĩnh vực và thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân. Có thể nói nhu cầu đầu tư và tăng cường hoạt động đầu tư đang trở nên cấp thiết hơn. Thế nhưng, muốn có hoạt động đầu tư thì phải tập hợp đầy đủ các nguồn lực cần thiết và nhất là phải đủ vốn. Đóng vai trò là huyết mạch trong nền kinh tế nói chung, là trung gian tài chính tin cậy của các nhà đầu tư, hệ thống ngân hàng thương mại luôn là kênh dẫn vốn chủ đạo cho các dự án đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp và cả chính phủ. Tuy nhiên, đi đôi với các cơ hội đầu tư đa dạng, hấp dẫn cũng là những khó khăn, thách thức và cả rủi ro đối với các dự án đầu tư thực hiện. Những rủi ro trong dự án đầu tư tác động đến các bên liên quan ở những mức độ nhất định, tất nhiên đó cũng là rủi ro của ngân hàng với tư cách là chủ thể cho vay vốn. Chính vì những lý do trên mà hoạt động thẩm định tài chính dự án tại các ngân hàng hiện nay càng trở nên quan trọng. Thẩm định dự án đầu tư là một khâu trọng yếu trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Sự thành bại của hoạt động đầu tư chịu ảnh hưởng rất lớn của các quyết định đầu tư và giấy phép đầu tư. Việc ra quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư phụ thuộc vào kết quả công tác thẩm định mà khâu quan trọng nhất xuyên suốt dự án đầu tư là thẩm định tài chính dự án. Như vậy chất lượng thẩm định tài chính của công tác thẩm định sẽ trực tiếp tác động lên các quyết định đầu tư là cấp phép đầu tư và tới hiệu quả đầu tư. Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư là một khâu đảm bảo cho quá trình đầu tư với mục đích đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn cho đầu tư phát triển các dự án, đảm bảo vốn sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất và hạn chế rủi ro hoạt động cho vay ở mức thấp nhất. Từ những nhận thức trên, qua quá trình thực tập tại PGD Nguyễn Cơ Thạch thuộc chi nhánh Techcombank Đông Đô, với những tìm hiểu về công tác thẩm định tài chính dự án tại đơn vị thực tập cũng như chi nhánh, sự giúp đỡ của các cán bộ nhân viên tại đơn vị thực tập kết hợp những kiến thức tích lũy trong thời gian học tập tại trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, tác giả đã lựa chọn đề tài : “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”. Chuyên đề của tác giả được chia làm 2 phần : CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ. CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ.

doc79 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2752 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh TechcomBank Đông Đô: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Mục lục 1 Lời mở đầu 8 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ. 9 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ. 10 1.1.Khái quát chung về chi nhánh Techcombank Đông Đô 10 1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Techcombank Đông Đô 10 1.1.1.1 Hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý của chi nhánh Techcombank Đông Đô 11 1.1.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 3 năm gần đây: 14 1.2.Thực trạng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Techcombank Đông Đô 18 1.2.1.Cơ sở pháp lý của thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô 18 1.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô 18 1.2.3. Các phương pháp thẩm định tài chính dự án: 21 1.2.4. Các nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô 25 1.2.4.1. Thu thập và xử lý thông tin về khách hàng và dự án. 25 1.2.4.2. Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư dự án 26 1.2.4.3 Thẩm định chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận hàng năm của dự án 29 1.2.4.5.Thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay: 33 1.2.5. Ví dụ về thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Techcombank Đông Đô . 33 1.2.5.1. Giới thiệu về chủ đầu tư và dự án 33 1.2.5.2. Thẩm định khách hàng vay vốn 34 1.2.5.3.Thẩm định tài chính dự án 38 1.2.5.5. Phân tích rủi ro 44 1.2.5.6.Đề xuất cho vay 44 1.3. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của chi nhánh Techcombank Đông Đô 45 1.3.1. Những mặt đạt được: 45 1.3.2.. Những mặt còn hạn chế 47 1.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác thẩm định của ngân hàng 48 1.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 48 1.3.3.2. Nguyên nhân khách quan……………………………………………………...49 CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ. 52 2.1. Phương hướng công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Techcombank Đông Đô 52 2.1.1 Phương hướng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh năm 2011 52 2.1.2. Định hướng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô 53 2.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án 54 2.2.1. Giải pháp về quy trình thẩm định 54 2.2.2.Giải pháp hoàn thiện phương pháp thẩm định 55 2.2.3.Giải pháp về nội dung thẩm định 56 2.2.4. Giải pháp về cán bộ thẩm định 57 2.2.5.Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thông tin phục vụ công tác thẩm định 57 2.2.6. Một số giải pháp khác 58 2.3. Một số đề xuất .kiến nghị 58 2.3.1. Với chính phủ và các Bộ, ngành liên quan 58 2.3.2. Ngân hàng nhà nước 60 2.3.3. Kiến nghị đối với ngân hàng Techcombank 61 2.3.4. Kiến nghị với chủ đầu tư 62 Kết luận 63 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 64 Danh mục tài liệu tham khảo 65 Phụ lục 1: bảng dòng tiền dự án : “Chăn nuôi lợn siêu nạc tại Thanh Oai- Hà Tây” 66 Phụ lục 2: Phương thức trả nợ dự án: “Chăn nuôi lợn siêu nạc tại Thanh Oai- Hà Tây” 67 Phụ lục 3: bảng doanh thu dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” 68 Phụ lục 4: bảng chi phí dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” 71 Phụ lục 5: bảng dòng tiền dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” 76 Phụ lục 6 :kế hoạch trả nợ dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” 82 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBTĐ: cán bộ thẩm định CBTD: cán bộ tín dụng NHNN: ngân hàng Nhà nước NHTM: ngân hàng thương mại PGD: phòng giao dịch BIDV: ngân hàng BIDV HSBC: ngân hàng HSBC DAĐT: dự án đầu tư TTLL: thông tin liên lạc ROA: tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROE: tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: bộ máy tổ chức Techcombank- Đông Đô 6 Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2010 Đơn vị :tr.đ 8 Sơ đồ 2: LƯU ĐỒ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TẠI TECHCOMBANK - ĐÔNG ĐÔ 14 Bảng 2: Phân tích độ nhạy khi giá nguyên liệu thay đổi …………………......17 Bảng 3: Phân tích độ nhạy khi giá bán sản phẩm thay đổi……………………………....17 Bảng 4 : Tổng vốn đầu tư dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây 21 Bảng 5: Cơ cấu vốn dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây 22 Bảng 6: Doanh thu dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây 23 Bảng 7: Chi phí dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây 24 Bảng 8: Dòng tiền dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây 25 Bảng 9: Phương án trả nợ dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây 26 Bảng 10 :Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 2007-2009 30 Bảng 11: Kê khai khả năng tài chính của doanh nghiệp 31 Bảng 12: Tổng VĐT dự án:”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” 32 Bảng13 : Chi tiết hạng mục xây dựng công trình 33 Bảng 14 : Chi mua máy móc thiết bị 34 Bảng 15: cơ cấu nguồn vốn dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” 35 Bảng16 : Số lượng dự án thẩm định tại chi nhánh Techcombank Đông Đô qua các năm gần đây 39 Bảng 17: Khách hàng có quan hệ với chi nhánh 40 Bảng 18: Quy định về thời gian thẩm định tại chi nhánh 49 Bảng 19 : Dự tính thời gian và chi phí thẩm định dự án 49 Lời mở đầu Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập, phát triển chung với nền kinh tế thế giới. Các cơ hội đầu tư, kinh doanh ngày càng đa dạng và được mở rộng hơn với mọi ngành, mọi lĩnh vực và thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân. Có thể nói nhu cầu đầu tư và tăng cường hoạt động đầu tư đang trở nên cấp thiết hơn. Thế nhưng, muốn có hoạt động đầu tư thì phải tập hợp đầy đủ các nguồn lực cần thiết và nhất là phải đủ vốn. Đóng vai trò là huyết mạch trong nền kinh tế nói chung, là trung gian tài chính tin cậy của các nhà đầu tư, hệ thống ngân hàng thương mại luôn là kênh dẫn vốn chủ đạo cho các dự án đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp và cả chính phủ. Tuy nhiên, đi đôi với các cơ hội đầu tư đa dạng, hấp dẫn cũng là những khó khăn, thách thức và cả rủi ro đối với các dự án đầu tư thực hiện. Những rủi ro trong dự án đầu tư tác động đến các bên liên quan ở những mức độ nhất định, tất nhiên đó cũng là rủi ro của ngân hàng với tư cách là chủ thể cho vay vốn. Chính vì những lý do trên mà hoạt động thẩm định tài chính dự án tại các ngân hàng hiện nay càng trở nên quan trọng. Thẩm định dự án đầu tư là một khâu trọng yếu trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Sự thành bại của hoạt động đầu tư chịu ảnh hưởng rất lớn của các quyết định đầu tư và giấy phép đầu tư. Việc ra quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư phụ thuộc vào kết quả công tác thẩm định mà khâu quan trọng nhất xuyên suốt dự án đầu tư là thẩm định tài chính dự án. Như vậy chất lượng thẩm định tài chính của công tác thẩm định sẽ trực tiếp tác động lên các quyết định đầu tư là cấp phép đầu tư và tới hiệu quả đầu tư. Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư là một khâu đảm bảo cho quá trình đầu tư với mục đích đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn cho đầu tư phát triển các dự án, đảm bảo vốn sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất và hạn chế rủi ro hoạt động cho vay ở mức thấp nhất. Từ những nhận thức trên, qua quá trình thực tập tại PGD Nguyễn Cơ Thạch thuộc chi nhánh Techcombank Đông Đô, với những tìm hiểu về công tác thẩm định tài chính dự án tại đơn vị thực tập cũng như chi nhánh, sự giúp đỡ của các cán bộ nhân viên tại đơn vị thực tập kết hợp những kiến thức tích lũy trong thời gian học tập tại trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, tác giả đã lựa chọn đề tài : “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”. Chuyên đề của tác giả được chia làm 2 phần : CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ. CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ. . CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ. 1.1.Khái quát chung về chi nhánh Techcombank Đông Đô 1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Techcombank Đông Đô Chi nhánh Techcombank Đông Đô được thành lập theo quyết định số 2419/GP – UB do UBND TP. Hà Nội cấp ngày 23 tháng 4 năm 1996. GCN đăng ký kinh doanh số 305022 do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 15 tháng 5 năm 1996. Chi nhánh hiện nay tọa lạc ở tầng tòa nhà 18T1 khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Trong hơn 15 năm kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay, chi nhánh luôn là một trong những chi nhánh hoàn thành tốt các chỉ tiển đã đề ra, và còn đạt được nhiều giái thưởng của toàn hệ thống ngân hàng Techcombank đặt biệt là trong những nam 2006, 2007, 2008: Hoàn thành xuất sắc phát hành chứng chỉ Phát Lộc đầu xuân năm 2006. Được đánh giá là một trong những chi nhánh có thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tình nhất toàn Techcombank năm 2007. Giải thưởng chi nhánh xuất sắc năm 2006, 2007, 2008. Là một trong những đơn vị chi nhánh được thành lập sớm của Ngân hàng Techcombank. Chi nhánh Techcombank Đông Đô luôn là một chi nhánh đi đầu trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, góp phần lớn vào xây dựng thương hiệu Techcombank ngày càng lớn mạnh 1.1.1.1 Hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý của chi nhánh Techcombank Đông Đô Bộ máy tổ chức và quản lý của Techcombank Đông Đô được thiết kế theo mô hình hiện đại, bao gồm các phòng ban như: phòng giám đốc, phòng phó giám đốc, phòng kế toán, phòng kinh doanh. Trong các phòng còn có các tiểu ban nhỏ phụ trách những mảng khác nhau của ngân hàng. Việc phân chia các phòng ban chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòng đảm nhiệm. Chính vì vậy, có thể khái quát mô hình tổ chức hoạt động theo mô hình sau:  Sơ đồ 1: bộ máy tổ chức Techcombank- Đông Đô Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban: * Phòng Hành chính nhân sự Chức năng của phòng là thực hiện quản lý cán bộ nhân viên trong ngân hàng; bố trí, điều động, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng cán bộ; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cũng như quản lý nhằm nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên trong ngân hàng; thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ nhân viên trong ngân hàng; Quản lý các nhiệm vụ về công tác hành chính, quản lý, xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị cho ngân hàng; thực hiện quản lý, bảo quản tài sản của chi nhánh, quản lý lễ tân, phục vụ, bảo vệ ngân hàng; trực tiếp quản lý con dấu của ngân hàng, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, telex, in ấn và fax. Ngoài ra phòng còn quản lý tài liệu mật và bảo quản các tài liệu được lưu trữ tại kho của ngân hàng. * Phòng Kế toán thanh toán và dịch vụ ngân hàng Chức năng của phòng là thu thập, ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của ngân hàng theo đối tượng, quản lý toàn bộ tài khoản khách hàng và các tài khoản nội và ngoại bảng tổng kết tài sản; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản thu chi tài chính, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác. Về dịch vụ ngân hàng, ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ như huy động vốn, thu đổi ngoại tệ tự do chuyển đổi, chi trả kiều hố i, dịch vụ bảo lãnh, chức năng marketing về thẻ. * Phòng Ngân quỹ Thực hiện thu chi các loại ngoại tệ, tiền Việt Nam, giám định tiền thật, tiền giả; chuyển tiền mặt, séc du lịch; quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, chứng từ có giá; điều chuyển và điều hòa tiền mặt VNĐ, ngoại tệ và các giấy tờ có giá trong nội bộ ngân hàng. * Phòng kinh doanh Gồm có hai phòng: Phòng Tín dụng và phòng Thanh toán quốc tế * Phòng Tín dụng Chức năng của phòng là đầu mố i trong quan hệ với khách hàng, xác định khách hàng mục tiêu, xác định giới hạn tín dụng với khách hàng và xây dựng chính sách khách hàng; phối hợp trong nội bộ ngân hàng để cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như thẻ tín dụng, cho vay, ATM, ... * Phòng Thanh toán quốc tế Thực hiện các nghiệp vụ như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, chuyển tiền ra nước ngoài, thanh toán xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, chiết khấu chứng từ, ... 1.1.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 3 năm gần đây: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây: Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2010 Đơn vị :tr.đ Chỉ tiêu  Năm 2007  Năm 2008  Năm 2009  Năm 2010   I. Huy động vốn  347.595  690.000  1.032.328  1.827.257   1. Tiền gửi khách hàng  122.062  140.3709  277.543  319.174   + Tiền gửi không kỳ hạn  5.944  6.836064  13.5163  15.5438   + Tiền gửi có kỳ hạn  116.117  133.5349  264.026  303.63   2. Tiền gửi trong dân cư  225.533  422.245  607.851  875.045   + Tiết kiệm  189.853  370.5204  531.154  761.318   + Trái phiếu  35.677  51.720  76.691  113.72   3. Huy động khác   127.384  146.934  633.038   II. Tín dụng  85.897  253.969  400.276  544.028   1. Cho vay ngắn hạn  21.415  48.084  107.968  242.427   2. Cho vay trung dài hạn  59.644  50.002  59.644  71.146   3. Đầu tư chứng khoán  4.312  149.125  223.689  212.504   4. Đầu tư khác  524  6.756  8.975  17.950   III. Chỉ tiêu khác               + Thu dịch vụ  2.939  6.859  16.004  37.344   + Tổng tài sản  433.738  839.143  1314.76  2.047.080   + Lợi nhuận trước thuế  10.068  22.946  31.993  45.543   Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các năm chi nhánh Techcombank Đông Đô Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh trong một vài năm qua, ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng cao và khá đều đặn. Các hoạt động huy động vốn , các hoạt động cho vay và đầu tư tăng mạnh vào năm 2008. Mức độ tăng trưởng qua các năm: mức tăng huy động vốn là 98% , 49%, 77%; mức tăng cho hoạt động sử dụng vốn là 195%, 57%, 35%; mức tăng tài sản là 93%, 56%, 55%; mức tăng của lợi nhuận trước thuế là 127% ,39%, 42% đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng Techcombank cũng như chi nhánh Đông Đô. Trong các năm qua dù nền kinh tế phát triển nhanh hay gặp nhiều biến đổi, chi nhánh vẫn định hướng đúng hướng đi cho mình và thu nhiều thành công. Từ năm 2007- 2008, chi nhánh đã có những bước thay đổi cơ cấu tích cực: hình thành các khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, thành lập khối quản lý tín dụng và quản lý rủi ro, hoàn thiện cơ cấu khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân và tiếp tục hoàn thiện trong các năm tiếp sau. Giai đoạn 2009-2010, chi nhánh thành lập mới bộ phận giám sát tín dụng trong phòng thẩm định nhằm tăng cường khả năng quản lý chất lượng nợ, kiện toàn hoạt động quản lý rủi ro đối với các nhóm khách hàng chính: doanh nghiệp và cá nhân. Duy trì tỷ lệ nợ 3-5 trong giới hạn cho phép qua các năm là: 1.38%, 2.52%, 2.49%, 1.98%; dự tính năm 2011 tỷ lệ nợ 3-5 <2%. * Hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn của chi nhánh luôn đạt mức cao, tăng trưởng qua các năm đạt : 98%, 49% và 79%. Đối tượng chính của nguồn vốn huy động chính là tiền nhàn rỗi trong dân cư( thường chiếm 60% tổng mức huy động), ngay trong năm 2009 khi mà nền kinh tế gặp nhiều bất ổn thì mức huy động của chi nhánh vẫn đạt cao. Có được thành tựu này chính là do chi nhánh luôn chú ý đến mức lãi suất tín dụng hấp dẫn để thu hút vốn, chi nhánh luôn đề ra mức lãi suất hợp lý, có thể nói là cao và đi đầu trong lãi suất tiền gửi của các NHTM. Như trong năm 2007 và 2008, khi đồng Việt Nam liên tục mất giá, chi nhánh Techcombank Đông Đô đưa ra mức lãi suất cao bù đắp các chi phí trượt giá cho tiền gửi từ 14% -16%. Mức lãi suất cao luôn duy trì trong huy động vốn năm 2009. Năm 2010, khi lãi suất huy động liên tục thay đổi, đã có thời gian chi nhánh niêm yết mức lãi suất huy động vượt trội so với các NHTM khác lên đến 17.6%, sau đó thì hạ nhiệt xuống 13%- 14%. Các kỳ hạn tiền gửi đa dạng, đáp ứng các mục đích khác nhau của người gửi tiền: tranh thủ thời gian tiền nhàn rỗi hay tiết kiệm lâu dài… Bên cạnh đó là nhiều hoạt động khuyến khích gửi tiền khác như: 3 ngày vàng, Gửi Techcombank trúng Mercedes, Tiết kiệm Tích lũy bảo gia, Tiết kiệm siêu may mắn, Cùng Techcombank đón xuân hái lộc, Gửi tiền trúng giải thưởng tiện nghi…Các đợt khuyến mãi của chi nhánh luôn thu về được những khoản gửi tiết kiệm cao từ dân cư. Bên cạnh đó là thái độ phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên luôn làm hài lòng khách hàng. Một nguồn huy động quan trọng không kém khác chính là từ các cơ sở doanh nghiệp mở tài khoản tại chi nhánh đạt gần 300 tỷ đồng vào năm 2009, tăng 97% so với 2008. Với các chính sách ưu tiên bảo vệ quyền lợi khách hàng, cũng như triển khai nhiều dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ chi nhánh luôn đạt mức huy động vốn cao. Từ đó duy trì mức huy động và ngày một chuyển nhiều hơn các khoản huy động doanh thu của doanh nghiệp về chi nhánh. Điều này đã giúp chi nhánh luôn duy trì trạng thái thanh khoản tốt ngay trong thời điểm thị trường khó khăn(khi các NHTM hay NH quốc doanh phải tạm dừng giải ngân vốn cho khách hàng). * Hoạt động bán lẻ và dịch vụ ngân hàng Một trong những nét nổi bật của chi nhánh chính là sự phát triển nhanh chóng của hoạt động bán lẻ. Với uy tín tạo dựng lâu năm, chi nhánh tích cực hỗ trợ vốn cho tiêu dùng, đầu tư cá nhân: tài trợ những khách hàng cá nhân có nhu cầu đa dạng về vốn vay phục vụ đời sống, tiêu dùng và phát triển các kế hoạch đầu tư, kinh doanh hiệu quả. Tổng dư nợ cho vay liên tục tăng trong các năm gần đây.Nhóm sản phẩm chiến lược: cho vay mua nhà đất và cho vay tiêu dùng - liên tục tăng, trong khi các sản phẩm cho vay khác như thấu chi tài khoản, cho vay kinh doanh vàng, kinh doanh chứng khoán, cho vay du học, cầm cố giấy tờ có giá… đều đạt kết quả tốt. Đặc biệt, khách hàng có thể vay thấu chi tài khoản với tổng số tiền tương ứng với 10 tháng thu nhập mà không cần có tài sản thế chấp. Riêng về Cho vay tiêu dùng, tổng dư nợ cuối năm 2008 là 3.386 tỷ đồng, tăng 124,83% so với cuối năm 2007, trong khi đó Cho vay mua nhà vẫn duy trì ở mức cao là 3.521 tỷ đồng. Một chương trình điển hình trong dịch vụ cho vay mua nhà, mua ô tô và thiết bị gia đình mang tên “Gia đình trẻ” dành cho các cặp vợ chồng 25- 40 tuổi được thị trường đánh giá cao. Các khoản vay với trị giá 1 tỷ đồng, vay 10 năm hoặc tùy theo từng trường hợp. Ngoài ra, các gói dịch vụ ngân hàng như: sản phẩm trả lương; dịch vụ tài chính đối với từng phân khúc khách hàng riêng trên cơ sở tín dụng, thanh toán, ngoại hối đáp ứng nhu cầu các loại hình doanh nghiệp, tổ chức hiệp hội…đã khẳng định mảng dịch vụ ngân hàng luôn là thế mạnh của chi nhánh trong hoạt động. Sự phát triển của công nghệ thông tin ứng dụng vào các sản phẩm và dịch vụ, chi nhánh đã giới thiệu đến khách hàng nhiều sản phẩm thẻ và Thanh toán điện tử tiện dụng như: thẻ ghi nợ Techcombank Visa(đạt 80.000 thẻ năm 2007), F@st i-Bank(tài khoản tiết kiệm Online- với hơn 800 khách hàng sử dụng hiện nay), F@st S-Bank, F@st Viet Pay, F@stAccess, F@stsaving...đáp ứng nhu cầu của đa dạng khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh. Chi nhánh giới thiệu sản phẩm thẻ kết nối với Vietcombank, liên minh thẻ SmartLink và Banknet với HSBC. Nhờ đó, chủ thể thẻ thể sử dụng thẻ trên hệ thống hơn10.000 máy ATM và 14.000 điểm chấp nhận thẻ (POS) trên toàn quốc, trong đó có 360 máy aTM và 2.000 POS của riêng Techcombank. Nhờ các chương trình khuyến mại, số lượng giao dịch bằng thẻ trên máy ATM và POS tăng mạnh với tổng giá trị giao dịch rút tiền mặt và chuyển khoản tại ATM trong năm 2008 lên đến 157 tỷ đồng, tăng 146,86% so với năm 2007. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, người dân thắt chặt chi tiêu nhưng giá trị giao dịch qua POS vẫn tăng 25,35% so với năm 2007, đạt 72 tỷ đồng. Các sản phẩm thanh toán điện tử được mở rộng liên kết với nhiều đối tác như: BIDV, Vietcombank, cổng thanh toán Ngân Lượng…đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng sử dụng, nâng cao mức độ phục vụ của chi nhánh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời tạo nguồn huy động vốn ổn định. * Hoạt động tín dụng Tăng trưởng tín dụng của chi nhánh liên tục tăng cao qua các năm. Chi nhánh thực hiện phân khúc khách hàng doanh ng
Luận văn liên quan