Theo kết quả giải quyết việc làm,phát triển thị trường lao động,vào năm 2009, cả nước có 57 triệu người trong độ tuổi lao động , trong đó 43,8 triệu người có việc làm, chiếm 51,1% dân số. Trong năm này, nước ta đã tạo được việc làm¬¬¬ mới cho 1,51 triệu lao động ,trong đó, giải quyết việc làm trong nước khoảng 1,6 triệu lao động , ngoài nước khoảng 73 nghìn lao động, tuyển mới dạy nghề đạt 104,5% kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11,3%, việc triển khai Đề án hỗ trợ các huyện nghèo xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009-2020, đến nay đã có 3.500 người được đào tạo nghề, học ngoại ngữ, trong đó có 1.000 người đã được xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp và tăng trong khu vực công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ.
Đứng trước thềm 2010, chỉ tiêu đặt ra là việc làm trong nông nghiệp giảm xuống còn 40% vào năm 2015; đạt cơ cấu kỹ năng của lực lượng lao động ở mức 60% lao động qua đào tạo và 40% lao động qua đào tạo nghề vào năm; tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 5% , với tốc độ tăng này cùng với bối cảnh kinh tế đất nước ngày càng khởi sắc, Việt Nam có thể thực hiện được mục tiêu giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đã đề ra .
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, yếu tố chuyển dịch lao động rất quan trọng trong việc xây dựng, phát triển thị trường lao động. Cùng với quy định về cung cầu, tiền lương, quan hệ lao động, thì chuyển dịch lao động được coi là vấn đề mấu chốt.
Hiện nay , nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển , tuy nhiên tình trạng thất nghiệp vẫn còn là vấn đề nan giải tạo sức ép lớn về lao động và việc làm, do đó xuất khẩu lao động là một hướng giải quyết hữu hiệu và ngày càng được chú trọng nhằm giải quyết việc làm cho người lao động trong nước, tăng thu nhập, tạo sự ổn định và phát triển đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2006) về xuất khẩu lao động lại tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết của Đại hội: “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ cơ chế chính sách về tạo nguồn lao động đưa lao động ra nước ngoài, bảo vệ quyền lợi và tăng uy tín của người lao động Việt Nam ở nước ngoài”.
Tuy nhiên, yêu cầu về xuất khẩu lao động ngày càng khắt khe về trình độ lao động, kỹ năng tay nghề, về kỹ luật lao động và ngoại ngữ, nhất là đối với công việc trong các công xưởng, nhà máy. Hiện lao động của nước ta ra nước ngoài cơ bản đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp nước sở tại tuy nhiên tay nghề, trình độ còn hạn chế, gây khó khăn khi thâm nhập vào thị trường lao động của các nước có nền kinh tế phát triển.Vậy xuất khẩu lao động ở nước ta nói chung và các địa phương nói riêng có đặc điểm như thế nào? chúng ta phải làm gì để cho lao động Việt Nam ngày càng đứng vững và khẳng định được thương hiệu trên thị trường lao động quốc tế ?.Để trả lời được câu hỏi lớn đó không phải dễ dàng bởi lẽ nó bao gồm nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.Tuy nhiên nếu xét trên cấp độ vi mô thì thông qua một điển hình chúng ta có thể trả lời một phần câu hỏi đó,vì vậy nhóm em quyết định chọn đề tài xuất khẩu lao động và chọn tỉnh Nghệ An,một trong những điển hình có số lao động xuất khẩu hàng đầu trong cả nước làm địa điểm nghiên cứu để hiểu rõ hơn về hoạt động xuất khẩu lao động ở địa phương này.
51 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thị trường xuất khẩu lao động ở Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề :
Theo kết quả giải quyết việc làm,phát triển thị trường lao động,vào năm 2009, cả nước có 57 triệu người trong độ tuổi lao động , trong đó 43,8 triệu người có việc làm, chiếm 51,1% dân số. Trong năm này, nước ta đã tạo được việc làm mới cho 1,51 triệu lao động ,trong đó, giải quyết việc làm trong nước khoảng 1,6 triệu lao động , ngoài nước khoảng 73 nghìn lao động, tuyển mới dạy nghề đạt 104,5% kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11,3%, việc triển khai Đề án hỗ trợ các huyện nghèo xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009-2020, đến nay đã có 3.500 người được đào tạo nghề, học ngoại ngữ, trong đó có 1.000 người đã được xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp và tăng trong khu vực công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ.
Đứng trước thềm 2010, chỉ tiêu đặt ra là việc làm trong nông nghiệp giảm xuống còn 40% vào năm 2015; đạt cơ cấu kỹ năng của lực lượng lao động ở mức 60% lao động qua đào tạo và 40% lao động qua đào tạo nghề vào năm; tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 5% , với tốc độ tăng này cùng với bối cảnh kinh tế đất nước ngày càng khởi sắc, Việt Nam có thể thực hiện được mục tiêu giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đã đề ra .
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, yếu tố chuyển dịch lao động rất quan trọng trong việc xây dựng, phát triển thị trường lao động. Cùng với quy định về cung cầu, tiền lương, quan hệ lao động, thì chuyển dịch lao động được coi là vấn đề mấu chốt.
Hiện nay , nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển , tuy nhiên tình trạng thất nghiệp vẫn còn là vấn đề nan giải tạo sức ép lớn về lao động và việc làm, do đó xuất khẩu lao động là một hướng giải quyết hữu hiệu và ngày càng được chú trọng nhằm giải quyết việc làm cho người lao động trong nước, tăng thu nhập, tạo sự ổn định và phát triển đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2006) về xuất khẩu lao động lại tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết của Đại hội: “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ cơ chế chính sách về tạo nguồn lao động đưa lao động ra nước ngoài, bảo vệ quyền lợi và tăng uy tín của người lao động Việt Nam ở nước ngoài”.
Tuy nhiên, yêu cầu về xuất khẩu lao động ngày càng khắt khe về trình độ lao động, kỹ năng tay nghề, về kỹ luật lao động và ngoại ngữ, nhất là đối với công việc trong các công xưởng, nhà máy. Hiện lao động của nước ta ra nước ngoài cơ bản đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp nước sở tại tuy nhiên tay nghề, trình độ còn hạn chế, gây khó khăn khi thâm nhập vào thị trường lao động của các nước có nền kinh tế phát triển.Vậy xuất khẩu lao động ở nước ta nói chung và các địa phương nói riêng có đặc điểm như thế nào? chúng ta phải làm gì để cho lao động Việt Nam ngày càng đứng vững và khẳng định được thương hiệu trên thị trường lao động quốc tế ?.Để trả lời được câu hỏi lớn đó không phải dễ dàng bởi lẽ nó bao gồm nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.Tuy nhiên nếu xét trên cấp độ vi mô thì thông qua một điển hình chúng ta có thể trả lời một phần câu hỏi đó,vì vậy nhóm em quyết định chọn đề tài xuất khẩu lao động và chọn tỉnh Nghệ An,một trong những điển hình có số lao động xuất khẩu hàng đầu trong cả nước làm địa điểm nghiên cứu để hiểu rõ hơn về hoạt động xuất khẩu lao động ở địa phương này.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc làm rõ thực trạng,nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề xuất khẩu lao động hiện nay ở tỉnh Nghệ An
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Nghệ An và đối tượng là lực lượng lao động ra nước ngoài làm việc trong những năm gần đây bằng các hình thức và không trái với pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại.
4.Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng tài liệu có được từ việc thống kê tổng kết vấn đề xuất khẩu lao động của nhiều nguồn khác nhau kết hợp hai phương pháp diễn giải và quy nạp để làm rõ mục tiêu đã đặt ra.
5.Nguồn số liệu
Niêm giám thống kê năm 2008 tỉnh Nghệ An – Biên soạn Chi cục Thống kê Nghệ An
Niên giám thống kê năm 2007 - Chi cục thống kê Nghệ An
Niên giám thống kê xuất bản năm 2009 tỉnh Nghệ An – Biên soạn Chi cục Thống kê Nghệ An
Báo cáo kinh tế xã hội tỉnh nghệ an năm 2009
6.Kết cấu:
Chương I
1.Một số khái niệm......................................................................
2.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.1.Một số khái niệm:
Thuật ngữ xuất khẩu lao động được sử dụng ở Việt Nam để chỉ hoạt động chuyển dịch lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác.Tham gia vào quá trình này gồm hai bên: Bên nhập khẩu lao động và bên xuất khẩu lao động.
Nghị định số 152/NĐ-CP nêu rõ :“ Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế -xã hội góp phần phát triển nguồn lực, giải quyết việc làm ,tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động,tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước…cùng với giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng,lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ….”.
Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, “Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam,có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Nhà nước ta cũng thể hiện sự quan tâm đối với hoạt động này thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động nhằm tạo việc làm ở nước ngoài cho người lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật nước sở tại và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập. Đồng thời Đảng và Nhà nước còn thể hiện sự quan tâm cụ thể trong việc chỉ đạo, thu hút được sự quan tâm của các ngành, các cấp và các đoàn thể cũng như gia đình và bản thân người lao động trong hoạt động xuất khẩu lao động.
1.2. Các hình thức Xuất khẩu lao động:
Điều 134a – Bộ luật lao động đã có quy định,Xuất khẩu lao động có thể được thực hiện thông qua 4 hình thức :
Đưa lao động đi bồi dưỡng, học nghề, nâng cao trình độ và làm việc có thời gian ở nước ngoài. Đây là hình thức được chúng ta thực hiện chủ yếu trong giai đoạn 1980 -1990. Thông qua việc ký hiệp định hợp tác, sử dụng lao động với các nước: Liên xô (cũ), CHDC Đức, Tiệp Khắc trước đây, lao động của nước ta ở tại các nước này được sống, sinh hoạt theo đoàn, đội, có sự quản lý thống nhất từ trên xuống dưới và làm việc xen ghép với lao động của các nước. Đây là hình thức được áp dụng cho cả hai đối tượng là lao động có nghề và lao động không có nghề.
Hợp tác lao động và chuyên gia: Đây là hình thức được áp dụng đối với các nước Trung Đông và Châu Phi trong việc cung ứng lao động và chuyên gia sang làm việc tại một số nước. Số lao động này có thể đi theo các đoàn, đội hay các nhóm, cá nhân…
Đưa lao động đi làm tại các công trình doanh nghiệp Việt Nam nhân thầu khoán xây dựng, liên doanh hay liên kết tạo ra sản phẩm ở nước ngoài hay đầu tư ra nước ngoài. Hình thức này được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Đây là hình thức người lao động thuộc quyền quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam được đi nước ngoài làm việc đồng bộ tại các công trình cho doanh nghiệp Việt Nam.
Cung ứng lao động trực tiếp theo các yêu cầu của công ty nước ngoài thông qua các hợp đồng lao động được ký kết bởi các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động. Được hình thành từ sau khi có nghị định
370/HĐBT ngày 9/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hình thức này đã trở nên phổ biến nhất hiện nay. Việc cung ứng lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài chủ yếu được giao cho các tổ chức kinh tế có
chức năng đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đây là các doanh
nghiệp chuyên doanh về XKLĐ, được Nhà nước cấp giấy phép hành nghề, thực hiện việc ký kết, đưa lao động đi nước ngoài làm việc và quản lý số lao động đó theo quy định của Nhà nước. Hình thức này đòi hỏi đối tượng lao động tương đối đa dạng, tuỳ theo yêu cầu và mức độ phức tạp của công việc mà bên nước ngoài yêu cầu lao động giản đơn hay lao động có tay nghề cao.
Người lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng khi làm thủ tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh về XKLĐ để thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước, với tổ chức kinh tế đưa đi và cũng là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong quá trình làm việc ở nước ngoài. Hình thức này hiện nay ở nước ta chưa phổ biến lắm. Do người lao động vẫn chưa có nhiều cơ hội để tiếp xúc và tìm hiểu về các công ty nước
ngoài đang cần thuê lao động một cách trực tiếp và phổ biến.
XKLĐ tại chỗ là hình thức các tổ chức kinh tế của ta cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở Việt Nam, bao gồm: Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; các tổ chức, cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam.
Bộ luật lao động cũng có quy định đối với những doanh nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài,bao gồm:
(Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động.
(Doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam.
(Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam.
(Tất cả các doanh nghiệp trên muốn xuất khẩu lao động thì phải được Cục quản lý lao động Nhà nước cấp giấy phép.
I.KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM.
1.Lợi ích và hạn chế của Xuất khẩu lao động:
1.1.Lợi ích của việc Xuất khẩu lao động :
Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, chúng ta đã xây dựng được nhiều mối quan hệ kinh tế quốc tế,một trong những mối quan hệ kinh tế này là việc hợp tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hay còn gọi là xuất khẩu lao động .Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam đang ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn lao động của các nước, với đủ các loại hình lao động khác nhau,hoạt động này đã tạo cho người lao động Việt Nam nhiều cơ hội làm việc, tìm kiếm được nguồn thu nhập tốt, góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm cho xã hội .
Xuất khẩu lao động thời gian qua đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ, góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước ,nó không những làm tăng thu nhập quốc dân mà còn là cơ hội tốt để người lao động tích lũy vốn, cải thiện đời sống và điều kiện làm việc của bản thân và gia đình họ. Theo thống kê, đến tháng 6 năm 2009 Việt Nam đã có hơn 96.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Phần lớn, người lao động Việt Nam đi sang các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Macau và một số quốc gia Trung Đông… (95%); số còn lại sang lao động tại một số nước Châu Âu và Châu Mỹ.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, để đạt mục tiêu tăng số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2010 là hơn 100.000 lao động, Cục sẽ thực hiện một số giải pháp trọng tâm như đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người lao động sang thị trường trọng điểm Malaysia; mở rộng các thị trường mới, thị trường có thu nhập cao, khuyến khích xuất khẩu lao động có nghề, lao động kỹ thuật…
So với nguồn lao động dồi dào của Việt Nam hiện nay, thì việc hoàn thành chỉ tiêu trên không phải là khó. Nếu như trong thời gian qua, các hoạt động liên quan tới việc xuất khẩu lao động được thực hiện nghiêm túc, có sự quản lý tốt, thì chắc chắn con số đi lao động ở nước ngoài còn lớn hơn nhiều, so với kết quả đã đạt được.
Mặt khác,đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài giúp Nhà nước giảm được khoản chi phí đầu tư đào tạo nghề và tạo chỗ làm việc mới cho người lao động. Thông qua lao động ở nước ngoài, người lao động đã nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật ,ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ và tác phong sản xuất công nghiệp tiên tiến, do đó từng bước đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khi họ trở về. Như vậy, hoạt động XKLĐ nước ta đã đem lại lợi ích kinh tế - xã hội không nhỏ, góp phần trực tiếp và gián tiếp vào việc tăng tích lũy vốn cho công nghiệp hóa.
1.1.2.Khó khăn, hạn chế :
Bên cạnh các mặt tích cực như đã nêu trên, song trước nhu cầu hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt thì tình hình XKLĐ của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thử thách to lớn, người sử dụng lao động ngày càng có điều kiện để đưa ra nhiều đòi hỏi khắt khe hơn. Công nhân không những phải có sức khỏe tốt, có ý thức kỷ luật cao, mà cũng phải sử dụng được ngôn ngữ của nước tiếp nhận,đây là những điểm yếu của người lao động Việt Nam. Người lao động Việt Nam nhiều khi chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu mà thị trường đặt ra như ngoại ngữ, tay nghề, sức khỏe và đặc biệt là ý thức kỷ luật, tỷ lệ bỏ trốn hiện tại ở Hàn Quốc là khoảng 59,25%, Nhật Bản là 27,09%, Đài Loan 7%. Tại thị trường Malaysia, nhiều lao động Việt Nam vi phạm kỷ luật như: uống rượu, đánh nhau ,do đó, để phấn đấu mỗi năm có được số lượng lao động là 9 - 10 vạn người đang còn là vấn đề khó khăn. Trong khi đó Philippin là nước trong khối Đông Nam Á, có diện tích và dân số tương tự như Việt Nam, hàng năm họ đưa gần 1 triệu lao động và chuyên gia đi làm việc ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới (mỗi ngày có trên 2.500 người xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài và số ngoại tệ mà người lao động và chuyên gia chuyển về hàng năm từ 12 - 14 tỷ USD). Thách thức lớn nhất của XKLĐ ở Việt Nam hiện nay là chất lượng đội ngũ lao động. Chất lượng ở đây được hiểu theo các tiêu chí bao gồm: trình độ tay nghề và kinh nghiệm làm việc, sức khoẻ, ngoại ngữ và một khía cạnh cũng rất quan trọng là ý thức tuân thủ kỷ luật lao động và kỷ luật sinh hoạt. Mặc dù trong thực tế nhiều chủ sử dụng lao động nước ngoài có nhận xét tốt về lao động Việt Nam là cần cù, khéo tay, thích làm thêm giờ... Nhưng nhìn chung số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian qua tỷ lệ có tay nghề mới ở mức 30 - 35%, cộng với nhận thức và kỷ luật làm việc chưa cao...nên thường phải chấp nhận làm việc ở nơi có thu nhập thấp và phải chấp nhận trả phí môi giới cao thì mới có đơn hàng. Từ những nguyên nhân này cộng với môi trường một số nước sở tại khá tự do nên tình trạng lao động Việt Nam ở một số thị trường (Đài Loan, Nhật Bản ...) đã tự ý phá vỡ hợp đồng để ra ngoài làm việc. Đây là điều rất đáng báo động vì nó ảnh hưởng xấu đến hàng chục nghìn người đang làm việc nghiêm chỉnh theo hợp đồng và làm cho giới sử dụng lao động e ngại khi tuyển lao động Việt Nam (từ năm 2004 Đài Loan đã dừng nhận lao động giúp việc gia đình của Việt Nam; nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản đã ghi trong hợp đồng không nhận lao động từ một số tỉnh...). Từ đó doanh nghiệp xuất khẩu lao động không chủ động được nguồn lao động để cung cấp cho các đơn hàng đã ký, hậu quả là các đối tác kém hấp dẫn khi đàm phán với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam.
Năng lực và trình độ của các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam hiện nay cũng là một thách thức lớn,trong tổng số trên 140 doanh nghiệp được cấp lại và cấp mới Giấy phép xuất khẩu lao động theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thì có khoảng 1/3 là doanh nghiệp mạnh, bảo đảm được một số tiêu chí chính như: tìm kiếm được các đơn hàng hấp dẫn (điều kiện làm việc, thu nhập, điều kiện sống, đi lại tốt, không có hoặc có ở mức thấp về tiền môi giới...), tạo nguồn nhanh và phù hợp với yêu cầu của đối tác, có cơ sở đào tạo nghề hoặc chủ động hợp tác với cơ sở đào tạo nghề để tạo nguồn; quản lý tốt và sử lý mọi phát sinh nhanh gọn phù hợp với pháp luật... Còn lại 2/3 số doanh nghiệp năng lực và trình độ ở mức trung bình và thấp (năm 2007 chỉ có trên 20 doanh nghiệp và tổ chức đưa được từ 1.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài, 6 tháng đầu năm 2008 có 15 doanh nghiệp và tổ chức đưa được từ 500 người trở lên đi làm việc ở nước ngoài, thậm chí có tới 33 doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2008 chỉ đưa đi được dưới 50 người).
Bên cạnh đó còn nhiều thách thức khác ảnh hưởng tới sự phát triển công tác xuất khẩu lao động của Việt Nam, như ý thức tuân thủ hợp đồng của người lao động còn yếu; sự cạnh tranh không lành mạnh ở một số doanh nghiệp làm công tác XKLĐ; chưa có chính sách và sự gắn kết của các tổ chức trong việc bố trí sử dụng số lao động đã hoàn thành hợp đồng về nước, chưa có một chiến lược toàn diện và lâu dài cho lĩnh vực này... đa số người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài là nông dân, tiếp thu ngoại ngữ chậm, lại được đào tạo trong thời gian quá ngắn, vì vậy vốn kiến thức mà họ được trang bị cũng như học hỏi được là rất ít và không đồng bộ. Ưu điểm của số lao động này là có sức khỏe, nhưng họ lại không có nghề nghiệp chuyên môn và chưa quen với tác phong công nghiệp trong nền sản xuất của nước bạn. Mặt khác, hệ thống đào tạo của nước ta chưa chú trọng về việc cho người lao động tìm hiểu cũng như có kiến thức về văn hóa, chính trị, luật pháp cũng như những đặc trưng của nước sở tại mà họ sẽ lao động, vì vậy tạo cho người lao động sự bỡ ngỡ khi làm việc trong môi trường hoàn toàn mới và xa lạ này. Ngoài ra, công tác xuất khẩu lao động cũng còn bị hạn chế trong quá trình tiến hành, mặc dù Nhà nước đã có nhiều chủ trương khuyến khích, nhưng người lao động vẫn là người phải bỏ vốn như là khoản chi phí ban đầu cho công việc mới của họ,khoản phí ban đầu này là quá lớn đối với người lao động, đặc biệt là đối với lao động nông thôn không có việc làm phải đi xuất khẩu lao động. Tại Quyết định 33/2006 QĐ/TTg ngày 07-02-2006 của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định cần phát triển công tác xuất khẩu lao động một cách có hiệu quả và bền vững với mục tiêu cho năm 2010 và 2015 là hàng năm Việt Nam đưa 10 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài, đến năm 2010 số lượng lao động có nghề đạt 70%, các nghề cao trở lên đạt 30% và tới năm 2015 con số đó tương ứng là 100% và 40%.
Như vậy, bên cạnh những lợi ích to lớn mà xuất khẩu lao động mang lại, hiện nay công tác xuất khẩu lao động vẫn đang còn nhiều hạn chế cần được khắc phục để ngày càng có thể hoàn thiện hơn.
2.Quan điểm, chính sách và vấn đề quản lý XKLĐ:
2.1.Quan điểm XKLĐ:
Đảng và Nhà nước ta luôn cho rằng, phát triển hợp tác quốc tế trong việc tổ chức đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một hoạt động kinh tế - xã hội nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới. Song song với quan điểm này, Chính phủ cũng đó ban hành nhiều văn bản quy định cụ thể về hoạt động xuất khẩu lao động như bộ luật lao động, nghị định, thông tư hay các công văn hướng dẫn thi hành…Quan điểm về xuất khẩu lao động được thủ tướng Phan Văn Khải khẳng định trong một hội nghị về xuất khẩu lao động quy tụ hơn 350 đại biểu của các bộ, các ngành trên cả nước và 5 đại sứ tại các nước có người Việt Nam ,rằng “XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng trước mắt và lâu dài”.
Qua những quan điểm như trên cho thấy rằng, mặc dù đây là một hoạt động còn non trẻ, nhưng trong tương lai với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng các cấp chính quyền ,hoạt động này sẽ mang lại nhiều thành tựu to lớn, góp phần đáng kể trong công cuộc Công Nghiệp Hóa đất nước.
2.2.Chính sách XKLĐ:
Nhằm đưa những quan điểm trên vào thực tiễn, Chính phủ sử dụng nhiều chính sách khuyến khích nhằm tạo cho hoạt động xuất khẩu lao động những con đường phát triển thuận lợi nhất. Mới đây, thông qua nghị định 81/2003/NĐ-CP, Chính phủ đã có quyết định về việc thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động, theo đó quỹ này sẽ hỗ trợ chi phí cho việc phát triển thị trường lao động mới, cho việc đào tạo người lao động ,việc hỗ trợ ngườ