Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển theo hưướng CNH-HĐH. Trong đó có sự đóng góp to lớn của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Có thể nói hệ thống ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế. Ngân hàng với các chức năng chủ yếu là nhận tiền gửi, cho vay và làm trung gian thanh toán. Ngân hàng là người điều chuyển vốn từ những nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Là trung gian thanh toán, ngân hàng là đầu mối giúp khách hàng giao dịch thuận tiện, giảm bớt chi phí giao dịch của toàn xã hội.
Cùng với sự phát triển và đổi mới của nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng cũng luôn luôn đổi mới để có thể đi trưước đón đầu, nắm bất những cơ hội của nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhưng trong quá trình hoạt động của mình, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng gặp phải rất nhiều khó khăn vướng mắc, do chủ quan hoặc những tác động khách quan mang lại.
Chiến lược phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam năm nay là mở rộng thị phần ở các thành phố lớn. Chiến lược này đang được các chi nhánh khẩn trương triển khai bằng những biện pháp cụ thể để thu hút, hấp dẫn khách hàng. Với chiến lược này, NHNo&PTNT Việt Nam hy vọng tạo thế ổn định cho sự phát triển của mình trước những thách thức mới.
Chỉ còn 7 năm nữa, lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn toàn, các tổ chức tin dụng nư¬ớc ngoài với số vốn khổng lồ, công nghệ hiền đại, dịch vụ đa dạng đ¬ợc hoạt động không hạn chế tại thị tr¬ường Việt Nam. Để tồn tại và phát triển, các ngân hàng th¬ương mại (NHTM) trong nư¬ớc buộc phải đa dạng hoá dịch vụ, chiếm lĩnh thị tr¬ờng ngay từ bây giờ. Ngay từ đầu năm 2003, các NHTM đua nhau tung ra các chiêu huy động vốn. Sở dĩ các NHTM làm như¬ vậy là để tạo sự chủ động về vốn cho các dự án trong thời gian tới.
77 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3613 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thiết kế hệ thống quản lý tiền gửi tiết kiệm cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU.
Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển theo hướng CNH-HĐH. Trong đó có sự đóng góp to lớn của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Có thể nói hệ thống ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế. Ngân hàng với các chức năng chủ yếu là nhận tiền gửi, cho vay và làm trung gian thanh toán. Ngân hàng là người điều chuyển vốn từ những nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Là trung gian thanh toán, ngân hàng là đầu mối giúp khách hàng giao dịch thuận tiện, giảm bớt chi phí giao dịch của toàn xã hội.
Cùng với sự phát triển và đổi mới của nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng cũng luôn luôn đổi mới để có thể đi trước đón đầu, nắm bất những cơ hội của nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhưng trong quá trình hoạt động của mình, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng gặp phải rất nhiều khó khăn vướng mắc, do chủ quan hoặc những tác động khách quan mang lại.
Chiến lược phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam năm nay là mở rộng thị phần ở các thành phố lớn. Chiến lược này đang được các chi nhánh khẩn trương triển khai bằng những biện pháp cụ thể để thu hút, hấp dẫn khách hàng. Với chiến lược này, NHNo&PTNT Việt Nam hy vọng tạo thế ổn định cho sự phát triển của mình trước những thách thức mới.
Chỉ còn 7 năm nữa, lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn toàn, các tổ chức tin dụng nước ngoài với số vốn khổng lồ, công nghệ hiền đại, dịch vụ đa dạng đợc hoạt động không hạn chế tại thị trường Việt Nam. Để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước buộc phải đa dạng hoá dịch vụ, chiếm lĩnh thị trờng ngay từ bây giờ. Ngay từ đầu năm 2003, các NHTM đua nhau tung ra các chiêu huy động vốn. Sở dĩ các NHTM làm như vậy là để tạo sự chủ động về vốn cho các dự án trong thời gian tới.
Đối với NHNo&PTNT Việt Nam thì một trong những cách huy động vốn truyền thống và hiệu quả là huy động vốn trong dân c thông qua hình thức nhận gửi tiết kiệm. Trong quá trình thực tập tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh huyện Thanh Trì em nhận thấy đây là chi nhánh có khối lợng giao dịch tiết kiệm lớn. Khách hàng là những hộ nông dân có nhiều nhu cầu gửi tiết kiệm, và thông thờng là gửi với kỳ hạn ngắn. Chính vì vậy trong đợt thực tập chuyên đề này em chọn đề tài: “Thiết kế hệ thống quản lý tiền gửi tiết kiệm cho ngân NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh huyện Thanh Trì” với những nội dung chính sau:
CHƠNG I: NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG.
Nêu lên khái quát về ngân hàng và hoạt động tín dụngcủa ngân hàng, trong đó chú trọng tìm hiểu về hoạt động nhận gửi và chi trả tiết kiệm.
CHƠNG II: THIẾT KẾ CHƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH TRÌ.
Thiết kế cơ sở dữ liệu, thiết kế chơng trình quản lý tiền gửi tiết kiệm bằng Microsoft Acces.
Với khả năng của một sinh viên cùng với quỹ thời gian tơng đối ngắn cho việc thiết kế một chơng trình quản lý nên chuyên đề thực tập này không thể giải quyết hết mọi khía cạnh của đề tài. Em rất mong nhận đợc sự chỉ bảo của quý thầy cô cùng những ý kiến đóng góp của các bạn.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thầy giáo, T.S Trần Đình Toàn và quý cơ quan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cho em hoàn thành chuyên đề này.
Hà Nội Tháng 5/2003.
SV: Hoàng Anh Tuấn
CHƯƠNG I
NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG.
I. Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ), Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập trong phạm vi cả nước gồm: NHPTNN TW, 38 chi nhánh tỉnh, thành phố và 475 chi nhánh huyện với tổng biên chế 36.000 người. Đến ngày 15/10/1996, Thống đốc NHNN VN được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền ký Quyết định số 280/QĐ-NH5 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT). Đến nay, NHNo&PTNT đã trải qua chặng đường hơn 13 năm xây dựng và trưởng thành.
Từ năm 1996 đến nay, vượt qua không ít khó khăn, thử thách, hoạt động của NHNo&PTNT đi vào ổn định và phát triển, trở thành một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam, được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy, có vị thế trong khối ngân hàng ASEAN và khu vực châu Á. Kết thúc năm tài chính 2000, NHNo&PTNT đã có mạng lưới kinh doanh trải khắp mọi miền đất nước với 1.469 chi nhánh và 2,3 vạn cán bộ nhân viên. Tổng nguồn vốn kinh doanh đạt 55.041 tỷ đồng, trong đó có 4.704 tỷ đồng là vốn ủy thác đầu tư của Ngân hàng Phục vụ người nghèo (NHNg), tăng gấp 96 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ đạt 48.548 tỷ đồng (có 4.704 tỷ của NHNg) tăng gấp 97 lần lúc mới ra đời. Dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 42,06% tổng dư nợ. Nợ quá hạn rất thấp, khoảng dưới 1,1%. Từ năm 1992 đến nay, lợi nhuận của NHNo&PTNT năm sau cao hơn năm trước, hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, có tích lũy, đời sống của cán bộ, viên chức, người lao động ổn định và không ngừng cải thiện.
Trong quan hệ và hợp tác quốc tế, NHNo&PTNT có quan hệ với gần 6.000 doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, HTX và hơn 7 triệu hộ nông dân. Ngoài ra, NHNo&PTNT còn quan hệ với 22 ngân hàng nước ngoài và tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế, 20 chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. Thiết lập quan hệ đại lý với hơn 600 ngân hàng và tổ chức tín dụng ở 72 quốc gia. Đồng thời là ngân hàng thương mại thực hiện khối lượng lớn nhất các dự án của nước ngoài và các tổ chức quốc tế như: WB, ADB, CFD, IFAD... với tổng trị giá lên tới hơn 1,2 tỷ USD.
Ngoài ra NHNo&PTNT còn thực hiện nhiệm vụ đầu tư theo chính sách của Đảng và Nhà nước như: là đại lý cho NHNN, thực hiện việc cho vay theo chỉ định của Chính phủ trong các chương trình: Mía đường, làm nhà khắc phục hậu quả thiên tai, giảm từ 15 - 30% lãi suất đối với vùng vùng sâu, vùng xa, vùng cao, hải đảo..., cho vay thu mua, lúa, cà phê tạm trữ v.v...
2. Các chức năng chủ yếu của ngân hàng.
Hoạt động thanh toán trong nước.
Kinh doanh ngoại tệ.
Đầu tư liên doanh liên kết.
Hoạt động tín dụng.
Các dịch vụ và một số dự án về các lĩnh vực đường bộ, xây dựng chăn nuôi trồng trọt, mua bán.
3. Hiện trạng về tổ chức.
Chi nhánh Thanh Trì là một đại diện pháp nhân của NHNo&PTNT Việt Nam, có con dấu riêng, trực tiếp giao dịch kinh doanh, hạch toán nội bộ, hoạt động kinh doanh tiền tệ và quản lý ngân hàng, tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và những cam kết của mình. Giao dịch mọt hoạt động dưới sự quản lý của Tổng gíam đốc NHNo&PTNT Việt Nam và sự điều hành của giám đốc Chi nhánh.
Chi nhánh Thanh Trì đã khẳng định được vị trí phù hợp trong tổ chức, tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo chất lượng và năng lưc điều hànhcủa một chi nhánh tác nghiệp trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam.
Trong nhiều năm hoạt động cùng với sự trưởng thành và phát triển của NHNo&PTNT,Chi nhánh Thanh Trì đã trải qua nhiều khó khăn và thử thách để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên đã quyết tâm phấn đấu thực hiện có hiệu quả các chức năng và nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Đến nay Chi nhánh Thanh Trì đã khẳng định được vị trí vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá dịch vụ Ngân hàng, thường xuyên tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bước đổi mới công nghệ hiện đại hoá ngân hàng.
Chính nhờ có đường lối đúng đắn mà kết quả kinh doanh của chi nhánh luôn có lãi, đóng góp cho lợi ích cho nhà nước ngày càng nhiều, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Để có được một kết quả như vậy là do chi nhánh đã củng cố và xây dựng được một hệ thống tổ chức tương đối hợp lí phù hợp với khả năng và trình độ quản lí, hoạt động kinh doanh của mình.
a. Lĩnh vực kinh doanh
+ Chi nhánh là nơi trực tiếp kinh doanh tiền tệ-tín dụng (phần nội tệ)trên địa bàn Hà Nội.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khách do Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam giao.
Chi nhánh Thanh Trì được làm đầu mối về thanh toán, điều chuyển vốn trong hệ thống quyết toán kế hoạch tín dụng và tài chính với các SGD và Chi nhánh NHNo&PTNT trong khu vực theo cơ chế kế hoạch của quyết định 495 và cơ chế khoán tài chính theo quyết định 946A của tổng giám đốc NHNo&PTNT. Vừa trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, vừa làm nhiệm vụ quản lý khu vực, khối lượng công việc nhiều nên không thể tránh khỏi các thiếu sót. Song với truyền thống khắc phục khó khăn, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu cao, chi nhánh đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, khẳng định được vai trò của mình trong hệ thống NHNo&PTNT.
Với những thành tựu rất đáng tự hào, Chi nhánh Thanh Trì đã từng bước nâng cao vị thế và thế mạnh của mình trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
b. Các loại hình dịch vụ ngân hàng cung cấp
Năm 2002, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thanh Trì tăng trưởng mạnh cả về chất lượng cũng như quy mô kinh doanh khẳng định hướng đi đúng đắn, năng lực sáng tạo cũng như nỗ lực không mệt mỏi của chi nhánh trước diễn biến phức tạp của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tài chính tín dụng cùng địa bàn. để tăng khả năng cạnh tranh, chi nhánh đã thực hiện nhiều loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền, thanh toán cũng như vay vốn của khách hàng đó là:
( Thanh toán trong nước :
( Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho cá nhân và tổ chức kinh tế.
( Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước.
( Thu hộ, chi hộ.
( Chi trả lương hộ.
( Dịch vụ tiền gửi :
( Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân với các kỳ hạn đa dạng, lãi suất linh hoạt.
( Nhận tiền gửi qua đêm.
( Tiền gửi có kỳ hạn.
( Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
( Dịch vụ kinh doanh đối ngoại:
( Thanh toán xuất nhập khẩu theo các phương thức.
- Tín dụng thư(L/C).
- Nhờ thu(D/A,D/P,CAD).
- Chuyển tiền.
( Mua bán ngoại tệ thanh toán phi thương mại.
- Chi trả kiều hối.
- Chi trả cho người lao động xuất khẩu.
- Chuyển tiền đi, đến phục vụ các mục đích khác.
( Bảo lãnh.
- Bảo lãnh vay vốn nước ngoài.
- Các hình thức bảo lãnh khác(L/C,SLCO).
- Thu đổi ngoại tệ(USD,EURO).
( Sản phẩm tín dụng:
( Cho vay vốn ngắn, trung, dài hạn tất cả các thành phần kinh tế.
( Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống đối với CB,CNVC vsf các đối tượng khác.
( Cho vay theo dự án.
( Tài trợ xuất nhập khẩu
( Đại lý cho thuê tài chính.
( Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, thương phiếu, các giấy tờ có giá.
( Tài trợ uỷ thác.
( Các dịch vụ có thể được mở trong tương lai:
( Rút tiền tự động bằng máy ATM.
( Dịch vụ PHONE-BANKINH, ngân hàng tại nhà HOME-BANKINH.
( Dịch vụ cho thuê két sắt.
( Dịch vụ tư vấn: tư vấn lựa chọn chứng khoán.
( Dịch vụ lập dự án đầu tư, phân tích kinh tế dự án đầu tư.
( Dịch vụ thông tin INTERNET.
( Đại lý chứng khoán.
( Đại lý bán vé máy bay.
- Bán vé qua đường điện thoại các đường bay nội địa, quốc tế.
- Đưa vé miễn phí đến địa điểm yêu cầu.
- Đưa khách đi sân bay miễn phí (nếu khách mua 5 vé trở nên).
- Chọn đường bay rẻ nhất.
- Thanh toán thuận tiện với mọi hình thức.
c. Sơ đồ tổ chức.
( NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh Thanh Trì được làm đầu mối về thanh toán, điều chuyển vốn trong hệ thống quyết toán kế hoạch tín dụng và tài chính với các SGD và Chi nhánh NHNo&PTNT trong khu vực theo cơ chế kế hoạch của quyết định 495 và cơ chế khoán tài chính theo quyết định 946A của tổng giám đốc NHNo&PTNT. vừa trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, vừa làm nhiệm vụ quản lý, kiểm soát các ngân hàng cấp bốn trong khu vực huyện Thanh Trì.
( . Ban giám đốc:
Ban giám đốc bao gồm: bốn phòng, một phòng giám đốc và ba phó giám đốc chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh.
( .Phòng kế hoạch kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn, kế hoạch kinh doanh ngắn hạn.
- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán theo kế hoạch.
- Tổng hợp phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm và báo cáo chuyên đề theo quy định.
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề, kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn, biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả cao.
-Thẩm định dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo cấp trên theo phân cấp uỷ quyền.
( .Phòng kế toán ngân quỹ
-Trực tiếp hoạch toán kế toán thống kê và thanh toán trong và ngoài nước theo quy định của NHNN & PTNTVN, NHNN.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hoạch toán và quyết toán và các báo cáo theo quy định.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định và chấp hành chế độ báo cáo, thống kê, kiểm tra chuyên đề.
( .Phòng hành chính.
- Xây dựng chương trình công tác hàng quý, tháng của chi nhánh và có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc NHNo Việt Nam phê duyệt.
- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của NHNN & PTNTVN .
- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh thực hiện công tác hành chính văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ y tế của NHNN & PTNTVN.
- Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế cả NHNN.
( .Phòng tổ chức cán bộ.
- Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ trực thuộc Chi nhánh Thanh Trì quản lý và hoàn tất thủ tục, hồ sơ chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của nhà nước, của ngành ngân hàng.
- Xây dựng quy định, lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, thuộc địa bàn.
- Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương.
- Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của nhà nước, Đảng, ngành ngân hàng trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật cán bộ nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng Giám đốc NHNN & PTNTVN.
( .Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
- Kiểm tra công tác điều hành của Chi nhánh Thanh Trì - NHNN & PTNTVN và các đơn vị trực thuộc theo nghị quyết của Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc NHNN & PTNTVN
- Giải quyết đơn thư, khiếu tố liên quan đến hoạt động của Chi nhánh Thanh Trì - NHNN & PTNTVN trên địa bàn trong phạm vi phân quyền của Tổng Giám đốc NHNN & PTNTVN
- Kiểm tra giám sát việc thực hiện chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh của pháp luật, NHNo, các quy định của NHNN về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
- Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán việc tuân thủ các chế độ quy tắc kế toán theo quy định của nhà nước
( .Quỹ tiết kiệm trung tâm.
Quỹ có nhiệm vụ nhận tiền gửi và hạch toán cho khách hàng. Đây là nơi giao dich chủ yếu với khách hàng để huy động vốn.
Chi nhánh Thanh Trì đã triển khai thành lập thêm 4 phòng chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong môi trường cạnh
tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng. Đó là những ngân hàng cấp bốn sau đây:
- Ngân hàng Cầu Bươu.
- Ngân hàng Ngũ Hiệp.
- Ngân hàng Lĩnh Nam.
- Ngân hàng Linh Đàm.
Sơ đồ tổ chức tại NHNo&PTNT Thanh Trì
II. Một số kết quả đạt được và khó khăn còn tồn tại trong thời gian gần đây.
1. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm trở lại đây.
Trong những năm qua, mặc dù còn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực, thiên tai bão lũ, hạn hán tác động trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Đảng và Chính phủ đã có nhiều quyết sách đúng đắn, do đó nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Năm 2002, kinh tế của thủ đô phát triển ổn định. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thành phố Hà Nội tăng 10.3% so với năm 2001. giá trị sản xuất công nghiệp tăng 24.3%. tổng đầu tư xã hội tăng 16.8%, thu ngân sách vượt 9.5%. Các hoạt động đầu tư sản xuất phát triển đã tạo cơ sở thuận lợi cho tăng trưởng tín dụng huy động vốn của các TCTD trên địa bàn. thêm váo đó là cơ chế cính sách của ngành ngân hàng được hoàn thiện theo hướng đồng bộ. Các quy chế cho vay đảm bảo tiền vay, điều hành lãi suất… cũng từng bước được hoàn thiện theo hướng thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực tế đất nước đã tạo điều kiện tốt cho khách hàng tiếp cận với hoạt động tiền tệ tín dụng, dịch vụ ngân hàng.
Tuy vậy, sự cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng trở nên gay gắt hơn. Song dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo chi nhánh cùng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của cán bộ chi nhánh , Chi nhánh Thanh Trì đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu được giao.
a. Công tác huy động vốn.
Công tác huy động vốn là tiền đề để thực hiện các nhiệm vụ của ngân hàng, là bước cơ bản đầu tiên trong suốt quá trình kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy mà việc cạnh tranh, thu hút khách hàng gửi tiền là vấn đề sống còn đối với bản thân mỗi ngân hàng. Hiểu rõ như vậy nên chi nhánh luôn cải tiến mở rộng các hình thức huy động vốn một cách linh hoạt theo xu hướng chung của thị trường, tích cực đổi mới phong cách phục vụ để khai thác có hiệu quả mọi nguồn vốn trên địa bàn cho các nhu cầu kinh tế. Các hình thức huy động vốn chủ yếu được áp dụng trong thời gian qua tại Chi nhánh Thanh Trì gồm:
+ Nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn.
+ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
+ Phát hành kỳ phiếu.
+ Vay của các tổ chức kinh tế,tổ chức tín dụng.
Để nắm bắt được hoạt động huy động vốn của ngân hàng trong những năm, qua chúng ta sẽ xem xét kết quả sau đây.
Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Thanh Trì năm 2000-2002 (Đơn vị : triệu đồng)
Chỉ tiêu
KH 2002
2000
%
2001
%
2002
%
Tổng nguồn
40500
2.264.034
3.349.157
6.116.861
1.Nguồn huy động
1.664.034
73
2.049.157
61
4.741.861
77.5
-Không kỳ hạn
-< 12 tháng
-+>12 tháng
1.042.108
273.526
348.400
1.004.510
361.675
682.972
2.593.506
891.941
1.256.414
2.Nguồn uỷ thác, đầu tư
600.000
27
1.300.000
39
1.350.000
22
Vay TCTD khác
25.000
0.5
(Nguồn NHNo & PTNT - Chi nhánh Thanh Trì )
Giai đoạn 2000-2002, nguồn vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng trưởng mạnh, hoàn thành tốt nhu cầu về điều hoà vốn cũng như cung ứng cho tín dụng.
Nguồn không kỳ hạn có xu hướng tăng nhanh. đây là nguồn vốn lãi suất thấp tạo cơ hội thuận lợi để hạ lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng, lựa chọn thu hút khách hàng mới, khách hàng lớn tới giao dịch, vay vốn tại chi nhánh, tạo điều kiện để đứng vững trên thị trường cạnh trnh ngày càng gay gắt. Năm 2002, tổng nguồn vốn huy độngđạt 4.741.861 tỷ đồng. NVHĐ bình quân / 1 CBCNV đạt 26.34 tỷ đồng.
Huy động vốn là thế mạnh của Chi nhánh Thanh Trì; do chi nhánh đã tập trung và đặt quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Mặt khác, chính sách lãi suất rất nhạy bén, phương thức trả lãi linh hoạt như: trả trước, trả sau, lãi bậc than.. nên chi nhánh có thể huy động vốn khi cần thiết rất đầy đủ và kịp thời. Không những thế, công tác tiếp thị được đẩy mạnh. Chi nhánh đã bố trí cán bộ tiếp cận nhiều doanh nghiệp, có chính sách khuyến khích đối với khách hàng nên không những đã giữ được khách hàng truyền thống như : Công ty pin Hà Nội, công ty may Văn Điển…Chi nhánh còn mở rộng tìm kiếm khách hàng có tiềm năng về vốn để nhận tiền vay, tiền gửi.
b. Tình hình sử dụng vốn.
Song song với công tác huy động vốn, đầu tư tín dụng vẫn là công tác mũi nhọn của ngân hàng, bởi phần lớn lợi nhuận thu được đều dựa vào việc sử dụng vốn. Việc sử dụng vốn là khâu nối tiếp để đồng vốn hoàn thành vòng luân chuyển của mình, đem lạilợi nhuận cho ngân hàng. Và đây là khâu cuối cùng ,quyết địnhchất lượng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nếu sử dụng vốn một cách có hiệu quả sẽ bù đắp được chi phí cho huy động vốn và thu được lợi nhuận. Ngược lại, sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và tính chất an toàn của hệ thống ngân hàng.
Bảng 2 sẽ