Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm sú nói riêng
đang là ngành thế mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Ở các vùng nước ngọt, ngập
mặn, nước lợ ven biển được người dân sử dụng nuôi thủy sản, nuôi tôm với trồng lúa,
trồng rừng đạt hiệu quả cao, trở thành vùng nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản chủ lực của
cả nước, mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng triệu nông dân. Nghề nuôi tôm sú
không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế vùng, mà còn đóng góp quan trọng cho sự phát
triển nền kinh tế quốc dân.
Nghề nuôi tôm sú phát triển nhanh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long do có các điều
kiện tự nhiên thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm sú. Vì vậy, hiện nay
đối với nghề nuôi trồng thủy sản ven biển thì con tôm sú là đối tượng nuôi được nông
dân lựa chọn nhiều nhất đã trở thành nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm
thay đ ổi cơ cấu kinh tế trong vùng; góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo
cho người dân nông thôn và làm thay đổi nhiều bộ mặt làng.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, nghề nuôi tôm ven biển ở Ðồng Bằng
Sông Cửu Long đang gặp nhiều khó khăn do môi trường nuôi đã bị ô nhiễm nghiêm
trọng, dịch bệnh xảy ra ngày càng phức tạp, chi phí sản xuất không ngừng biến động
và tăng cao, Vì vậy, để đạt năng suất cao và có lợi nhuận thì người nuôi tôm phải
làm thật tốt ở tất cả các khâu trong trại nuôi tôm từ khâu thiết kế, xây dựng trại chứ
không nên chỉ chú ý đến các khâu kỹthu ật vận hành sản xuất.
Xuất phát từ những vấn đề trên chuyên đề “Thiết kế và xây dựng ao nuôi tôm sú đạt
năng suất 20 tấn/ha/năm”đượcthực hiện.
11 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2443 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Thiết kế và xây dựng hệ thống nuôi tôm sú (penaeus monodon fabricius, 1798) để đạt năng suất 20 tấn/năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
Chuyên đề:
THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG NUÔI
TÔM SÚ (Penaeus monodon Fabricius, 1798)
ĐỂ ĐẠT NĂNG SUẤT 20 TẤN/NĂM
Cần Thơ, tháng 05/ 2012
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Văn Tài LT10125
2. Phạm Bảo Quân LT10123
3. Nguyễn Văn Quân LT10122
4. Phan Thị Ngọc Tú LT10144
5. Trần Thị Minh Thư LT10134
6. Nguyễn Hữu Thọ LT10133
7. Nguyễn Hồng Thương LT10136
8. Đặng Thị Bích Vân LT10150
9. Lương Thanh Trực LT10141
10. Nguyễn Tú Nhi LT11850
11. Trần Thúy Vân LT11881
12. Nguyễn Lê Quốc Huy LT11826
13. Bùi Thanh Nguyên LT11844
14. Huỳnh Minh Tuấn LT10146
15. Võ Minh Trí LT10135
16. Đỗ ThịTrúc Phương LT10121
1
MỤC LỤC
Trang
Phần 1 GIỚI THIỆU..................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu ................................................................................................................... 1
1.3 Nội dung .................................................................................................................. 1
Phần 2 NỘI DUNG ....................................................................................................... 2
2.1 Chọn lựa địa điểm nuôi ........................................................................................... 2
2.1.1 Vị trí...................................................................................................................... 2
2.1.2 Môi trường nước .................................................................................................. 2
2.2. Tính chất đất .......................................................................................................... 3
Sơ đồ ...................................................................................................................... 4
Phần 3 THIẾT MINH SƠ ĐỒ...................................................................................... 5
3.1. Hệ thống ao chứa lắng và ao chứa nước thải ........................................................ 5
3.2. Hệ thống cấp và thoát nước ................................................................................... 5
3.3. Ao nuôi.................................................................................................................... 6
3.4. Hệ thống sục khí ..................................................................................................... 7
3.5. Các phương tiện khác ............................................................................................ 7
Phần 4 HOẠCH TOÁN CHI PHÍ THIẾT KẾ HỆ THỐNG NUÔI............................ 8
1
Phần 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm sú nói riêng
đang là ngành thế mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Ở các vùng nước ngọt, ngập
mặn, nước lợ ven biển được người dân sử dụng nuôi thủy sản, nuôi tôm với trồng lúa,
trồng rừng đạt hiệu quả cao, trở thành vùng nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản chủ lực của
cả nước, mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng triệu nông dân. Nghề nuôi tôm sú
không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế vùng, mà còn đóng góp quan trọng cho sự phát
triển nền kinh tế quốc dân.
Nghề nuôi tôm sú phát triển nhanh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long do có các điều
kiện tự nhiên thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm sú. Vì vậy, hiện nay
đối với nghề nuôi trồng thủy sản ven biển thì con tôm sú là đối tượng nuôi được nông
dân lựa chọn nhiều nhất đã trở thành nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm
thay đổi cơ cấu kinh tế trong vùng; góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo
cho người dân nông thôn và làm thay đổi nhiều bộ mặt làng.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, nghề nuôi tôm ven biển ở Ðồng Bằng
Sông Cửu Long đang gặp nhiều khó khăn do môi trường nuôi đã bị ô nhiễm nghiêm
trọng, dịch bệnh xảy ra ngày càng phức tạp, chi phí sản xuất không ngừng biến động
và tăng cao,… Vì vậy, để đạt năng suất cao và có lợi nhuận thì người nuôi tôm phải
làm thật tốt ở tất cả các khâu trong trại nuôi tôm từ khâu thiết kế, xây dựng trại chứ
không nên chỉ chú ý đến các khâu kỹ thuật vận hành sản xuất.
Xuất phát từ những vấn đề trên chuyên đề “Thiết kế và xây dựng ao nuôi tôm sú đạt
năng suất 20 tấn/ha/năm” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu
Thiết kế và xây dựng ao nuôi tôm sú đạt được năng suất 20 tấn/ha/năm.
1.3 Nội dung
- Lựa chọn địa điểm để xây dựng ao.
- Xác định cách thiết kế và xây dựng các công trình trong hệ thống ao nuôi tôm
sú thâm canh.
- Hoạch toán chi phí xây dựng hệ thống nuôi.
2
Phần 2: NỘI DUNG
2.1 Chọn lựa địa điểm nuôi
Là một khâu quan trọng cần được xác định một cách thận trọng khi xây dựng ao
đầm nuôi tôm, nhiều địa điểm dù cho có sự quản lí tốt nhất thì cũng không thể nào sản
xuất có lãi nếu như đó không phải là địa điểm tốt, khi chọn địa điểm cần chú ý:
2.1.1 Vị trí
- Về địa điểm:
+ Chọn vùng cao triều hoặc vùng trung triều có biên độ triều dao động từ 1 – 3
m để dễ tháo cạn ao, đầm để phơi đáy ao khi cải tạo. Vùng hạ triều rất khó khăn cho
việc thay nước, quản lý chất lượng nước ao nuôi.
+ Không bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước
thải nông nghiệp,…
+ Gần sông, kênh rạch lớn, không bị ngập nước,…
- Về kinh tế xã hội:
+ Ao nuôi ở gần đường giao thông để thuận tiện cho việc vận chuyển con
giống, thức ăn, thuốc, hóa chất và xuất bán sản phẩm,…
+ Gần nguồn điện, nguồn con giống, thị trường tiêu thụ sản phẩm và đồng thời
phải đảm bảo an ninh.
+ Nằm trong vùng qui hoạch của nhà nước.
2.1.2 Môi trường nước
- Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi phải đảm bảo chất lượng và chủ động, nguồn
nước lợ mặn phải sạch, không nhiễm bẩn hữu cơ và vô cơ. Vùng có độ mặn cao phải
có nguồn nước ngọt để bổ sung vào thời điểm độ mặn tăng, sự biến động của tính chất
nguồn nước theo mùa và theo năm không quá lớn. Cần đảm bảo các yếu tố cơ bản sau:
+ Oxy hòa tan tối ưu từ 4 – 7 mg/l.
+ pH tốt nhất từ 7,5 – 8,5.
+ Độ mặn tốt nhất từ 15 – 25‰.
+ NH3 có thể nhỏ hơn 0,1 mg/l nhưng tốt nhất là bằng 0.
+ H2S: cũng có thể nhỏ hơn 0,03 mg/l nhưng tốt nhất là bằng 0.
+ Độ trong tốt nhất từ 30 – 40 cm.
3
2.2. Tính chất đất
- Tính chất quan trọng nhất là đất phải giữ được nước và không bị nhiễm phèn.
Đất xây dựng ao thường phải là đất thịt, thịt pha cát, ít mùn bã hữu cơ, có độ kết dính
tốt.
4
Sơ đồ
Kênh dẫn của ao chứa
Rạch Rạch
Sông lớn
Hình 1: Sơ đồ thiết kế và xây dựng hệ thống nuôi tôm sú đạt 20 tấn/1,8 ha/2 vụ nuôi
Tổng diện tích 18 000m2 (1,8ha) bao gồm 4 ao nuôi, mỗi ao 3000m2, ao chứa, lắng 1500m2, ao chứa nước thải 1500m2, kênh dẫn ao
chứa+ mương dẫn nước thải+ bờ xung quang các ao 3000m2.
Giả thiết để thiết kế hệ thống nuôi: Nuôi mật độ 35con/m2, Tỷ lệ sống: 80%, kích cỡ thu hoạch 30 con/Kg ( năng suất =10 tấn/1,8ha/1
vụ), nuôi 2 vụ/năm, mỗi vụ nuôi 5 tháng.
Cống cấp
Ao chứa, lắng
S =1500m2
Ao chứa nước
thải
S =1500m2
Ao 1
S= 3000
Ao 2
S= 3000
Ao 4
S= 3000
Ao 3
S= 3000
Cống thoát
Quạt nước
Mương dẫn
nước thải
Cống Cấp
5
Phần 3 THIẾT MINH SƠ ĐỒ
3.1. Hệ thống ao chứa lắng và ao chứa nước thải
- Ao chứa lắng: sau khi nước lấy vào ta để xử lí Clorine 20 – 50 mg/L diệt khuẩn
nước, để lắng 2 – 3 ngày cho hết phù sa. Lấy nước phải qua lưới lọc có mắt lưới dày
(vải katê).
- Ao chứa nước thải nên thả lục bình, bèo hoa dâu hoặc thả cá ăn cá rô phi, cá mè, tai
tượng,...), sau đó một thời gian mới cho chảy ra ngoài.
3.2. Hệ thống cấp và thoát nước
- Cống cấp vào ao lắng: Cống này rất quan trọng có vai trò cấp nước cho toàn bộ hệ
thống ao nuôi. Cống được nối giữa ao lắng với nguồn nước cấp và được đặt ở vị trí
thuận lợi và có nguồn tốt.
+ Chiều dài cống được thiết kế phù hợp với độ rộng bờ ao (khoảng 3 – 4m).
+ Đường kính cống cấp cho ao lắng khoảng 0,5 – 0,7m.
+ Loại cống: dạng tròn được làm bằng xi măng.
- Cống nối giữa ao lắng với kênh dẫn được thiết kế tương tự như cống cấp vào ao
lắng.
- Cống cấp cho ao nuôi: đảm nhận vai trò cấp nước từ kênh dẫn vào ao nuôi.
+ Cống nên được đặt ở vị trí cao của bờ ao (cao hơn cống thoát).
+ Chiều dài khoảng 3 – 4m, đường kính 30cm.
+ Cống: dạng tròn, được làm bằng xi măng hoặc nhựa.
- Máy bơm: nên thiết kế một máy bơm đủ lớn đặt ở đầu nguồn để chủ động cấp nước
cho hệ thống nuôi.
- Cống thoát cho hệ thống nuôi: được nối giữa ao xử lý với kênh dẫn.
- Cống thoát cho từng ao nuôi: được đặt ở vị trí thấp nhất của ao nuôi, để có thể tháo
cạn nước khi cải tạo ao.
- Ao lắng: có vai trò quan trọng giúp cải thiện chất lượng nước. Thông thường ao lắng
chiếm khoảng 10 – 15% tổng diện tích hệ thống nuôi (1500m2).
- Ao xử lý nước thải: chứa nước thải và xử lý trước khi thải ra môi trường. Diện tích
thường chiếm khoảng 10 – 15% tổng diện tích hệ thống nuôi (1500m2).
6
3.3. Ao nuôi
Ao nuôi cần chú ý những khía cạnh sau:
Hình dạng ao
Vị trí đặt máy sục khí
Kích cỡ ao
Bờ ao
Gia cố mặt bờ và đáy ao
Cống cấp và tiêu nước
Gồm 4 ao, mỗi ao có diện tích 3000m2.
- Hình dạng : Ao được thiết kế dạng hình chữ nhật, chiều dài gấp 1,5 lần chiều rộng,
các góc ao nên được thiết kế theo dạng tròn để tạo dòng chảy và gom chất cặn bã vào
giữa ao nuôi.
- Độ sâu: từ 1,2 – 1,4m. Tránh thiết kế ao quá cạn sẽ làm các yếu tố môi trường dễ
biến động theo ngày đêm, ngược lại ao quá sâu sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu oxy và
nhiệt độ thấp.
- Bờ ao: độ rộng mặt bờ 2,5 – 3m, chân bờ rộng 3 – 5m, khoảng cách giữa các ao 1,5
– 2m.
Nên phủ bạt bờ ao để:
+ Chống rò rỉ, sói lở.
+ Tránh hiện tượng trôi phèn xuống ao khi trời mưa.
+ Tạo dòng chảy.
+ Ngăn ngừa cua còng đào hang
7
- Lưới ngăn chặn cua còng
+ Dùng lưới mùng hoặc lưới nylon chiều cao 60 – 80cm.
+ Lắp đặt hệ thống lưới ngăn cua nghiêng ra ngoài 15 độ để hạn chế cua còng bò
vào.
- Đáy ao: được thiết kế có độ dốc nghiêng về phía cống thoát.
- Giữa ao nên thiết kế một hố nhỏ để tập trung chất thải.
3.4. Hệ thống sục khí
Nhiệm vụ của hệ thống quạt nước rất quan trọng, ngoài việc tăng lượng Oxy nó còn
có tác dụng gom chất thải và giải thoát khí độc.
Cách lắp đặt hệ thống quạt nước
- Vị trí cánh quạt nước:
+ Quạt nước cách bờ 3m.
+ Khoảng cách giữa 2 quạt 60 – 80cm và nên lắp so le nhau.
+ Tùy hình dạng ao (hình vuông hay hình chữ nhật) chọn cách lắp đặt hệ thống quạt
để tạo dòng chảy mạnh nhất.
- Số lượng cánh quạt nước: khoảng 14 – 16 cánh trên 1 dàn quạt. Một ao lắp 2 dàn
quạt.
- Cố định hệ thống quạt và đặt các dàn quạt lên hệ thống phao nổi.
3.5. Các phương tiện khác
Gồm nhà kho, nhà quản lý, nhà ở,…Phải thiết kế sao cho vận chuyển thức ăn, thuốc +
hóa chất dễ dàng nhất.
8
Phần 4 HOẠCH TOÁN CHI PHÍ THIẾT KẾ HỆ THỐNG NUÔI
Đơn vị: vnđ đồng
TT Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Chi phí đào ao
1.1 ao nuôi 3000m2 m3 3 600 8 000 28 800 000
4 ao 3000m2 = 28.800.000 x 4 = 115 200 000
1.2 Ao 1500 m2 m3 6 000 8000 48 000 000
2 Ao 1500 m2 = 96 000 000
2 Chi phí xây cống
Cống cấp nước cái 6 1 000
000
6 000 000
Cống thoát nước ống nhưa
PVC Ф 200 + ống co (nối
niron)
ống dài 5m 6 150 000 900 000
3 Chí phí mũ nylon bao xung quanh bờ
Ao chứa + 4 ao nuôi chu vi m 1 040 25 000 26 000 000
4 Máy quạt nước
5 Chi phí máy 1bơm+ 4 Moteur cái 20 000 000
Máy quạt nước 6 cánh bộ 16 900 000 14 400 000
6 Chi phí khác 20 000 000
Chi phí 8 sàng ăn, hệ thống điện thắp sáng,…
Tổng chi phí xây dựng 298 500 000
Ghi chú:
- 4 ao nuôi 3000m2, mỗi ao: 30m x100m x 1,2m (độ sâu)
- 2 ao chưa + ao lắng: 20m x 75m x 4m (độ sâu) để chứa nhiều nước
- Quạt nước loại 6 cánh
- sàng ăn diện tích mỗi sàng 0,5m2.
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Quang Tề, 2009. Nuôi thâm canh tôm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo
mô hình GaqP. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.
Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh và Trần Ngọc Hải,
2003. Quản lí sức khỏe tôm trong ao nuôi, bản dịch 152 trang.
Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009. Nguyên lí và kĩ thuật nuôi tôm sú
(Penaeus monodon). NXB Nông nghiệp. 203 trang.
(đọc ngày
04/05/2012)
5638 (đọc ngày 05/05/2012).