Chuyên đề Thúc đẩy hoạt động kinh doanh ở công ty cổ phần quảng cáo và tổ chức sự kiện Kỷ Nguyên

Để thoát khỏi khủng khoảng về chính trị và tránh tụt hậu về kinh tế hơn 10 năm qua Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Thời gian qua với những thành tựu về kinh tế văn hóa, xã hội mà Nhà nước ta đạt được đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trương do Đảng và Nhà nước ta đề ra. Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu ,Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực: chính trị, văn hóa, xã hội và rõ nét nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Tháng 11 năm 2007 vừa qua Việt Nam đã đánh dấu bước trưởng thành của mình thông qua việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đây là một bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế nước nhà vì khi tham gia vào ta không chỉ giành được những cơ hội mà còn những thách thức không nhỏ. Để có chỗ đứng trên thương trương và để khẳng định được vị trí của mình trong cuộc chơi chung toàn cầu này mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp đều phải tạo lập được bản sắc riêng cho mình. Muốn làm được điều đó mỗi doanh nghiệp phải cố gắng thoả mãn tối đa các nhu cầu của xã hội. Nền kinh tế thị trường với những quy luật đặc trưng của nó như Cung - Cầu cạnh tranh ngày càng thể hiện rõ nét trong mọi hoạt động đời sống kinh tế. Sự cạnh tranh quyết liệt tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả và có những doanh nghiệp kinh doanh làm ăn phát đạt mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó có những doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất thậm trí tuyên bố giải thể, phá sản. Để quản lý một cách có hiệu quả đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong tình trạng cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng đều phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp quản lý khác nhau. Năm 2009 là một năm khó khăn của nền kinh tế. Khủng hoảng kinh tế qui mô toàn cầu xảy ra đã đẩy nhiều ngành vào hoàn cảnh khó khăn, nhiều người bị mất việc, nhiều công ty đứng trên bờ vực của sự phá sản. Điều đó buộc các công ty phải xúc tiến các hoạt động truyền thông và tìm mọi cách đưa hình ảnh của mình đến gần với khách hàng. Vì vậy, các hoạt động về quảng cáo, PR, xúc tiến sẽ phát triển rất rầm rộ. Trong điều kiện đó, quảng cáo và tổ chức sự kiện sẽ là một trong những ngành phát triển sôi động nhất bởi không chỉ là nhu cầu của các Doanh nghiệp, mà nó còn là nhu cầu của rất nhiều các tổ chức và cá nhân khác nữa. Qua 1 thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần quảng cáo và tổ chức sự kiện Kỷ Nguyên, được sự giúp đỡ của tập thể cán bộ, nhân viên trong công ty Kỷ Nguyên cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Hoàn Đức Thân, em đã chọn đề tài: “ Thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ở Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên “. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là thông qua thực trạng hoạt động tổ chức sự kiện tại Công ty Kỷ Nguyên, bằng những kiến thức được tiếp nhận của mình, em muốn tìm ra giải pháp phát triển hoạt động quảng cáo và tổ chức sự kiện tại Kỷ Nguyên. Ngoài phần mở đầu và kết luận, Chuyên đề của em được chia làm 3 chương: Chương 1. Đặc điểm của Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên Chương 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên Chương 3. Phương hướng và biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên

doc76 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2052 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thúc đẩy hoạt động kinh doanh ở công ty cổ phần quảng cáo và tổ chức sự kiện Kỷ Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ *****  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN KỶ NGUYÊN Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. HOÀNG ĐỨC THÂN Sinh viên thực hiện : TRẦN MẠNH CƯỜNG Lớp : THƯƠNG MẠI 48A Mã sinh viên : CQ480311 Hà Nội- 05/2010 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN KỶ NGUYÊN 3 1.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên 3 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên 3 1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên 4 1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên 5 1.1.3.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động của Kỷ Nguyên 5 1.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ 6 1.1.4 Các nguồn lực của Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên 12 1.2 Đặc điểm lĩnh vực hoạt động của Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên 14 1.2.1 Lĩnh vực hoạt động 14 1.2.2 Đặc điểm lĩnh vực hoạt động kinh doanh 14 1.2.3 Cơ cấu dịch vụ quảng cáo và tổ chức sự kiện của Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên 16 1.3 Thị trường quảng cáo và tổ chức sự kiện tại Việt Nam hiện nay 16 1.3.1 Thị trường quảng cáo hiện nay 16 1.3.2 Thị trường tổ chức sự kiện hiện nay 17 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN KỶ NGUYÊN 19 2.1 Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên 19 2.1.1 Phân tích kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên 19 2.1.1.1 Kết quả về hoạt động kinh doanh tại công ty 19 2.1.1.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vủa công ty 27 2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên 31 2.1.2.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng 31 2.1.2.2 Hoạt động xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh 32 2.1.2.3 Triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh 37 2.1.2.4 Tổ chức hệ thống kinh doanh 40 2.1.2.5 Quản lý kinh doanh 42 2.2 Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên hiện nay 44 2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên 46 2.3.1 Những mặt đạt được 46 2.3.1.1 Về cơ sở vật chất và mặt bằng kinh doanh 46 2.3.1.2 Về vốn kinh doanh 47 2.3.1.3 Thành quả đạt được trên các lĩnh vực kinh doanh 47 2.3.1 Những hạn chế và nguyên nhân 51 2.3.2.1 Những hạn chế còn tồn tại 51 2.3.2.2 Nguyên nhân 52 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN KỶ NGUYÊN 54 3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên 54 3.1.1 Mục tiêu kinh doanh của công ty Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên 54 3.1.2 Phương hướng kinh doanh của công ty Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên 54 3.2 Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên 56 3.3 Kiến nghị điều kiện thực hiện 65 3.3.1 Điều kiện cơ sở vật chất 65 3.3.2 Điều kiện về vốn kinh doanh 66 3.3.3 Điều kiện về con người 66 3.3.4 Đối với nhà nước 67 KẾT LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Kỷ Nguyên 5 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty 11 Bảng 2.1: Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2007-2009: 19 Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực hoạt động qua các năm (2007- 2009) 22 Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng doanh thu của Kỷ Nguyên qua các năm (2007- 2009) 22 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh thu của Kỷ Nguyên năm 2007 23 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh thu của Kỷ Nguyên năm 2008 24 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu doanh thu của Kỷ Nguyên năm 2009 24 Bảng 2.3: Cơ cấu chi phí hoạt động của Kỷ Nguyên qua các năm ( 2007- 2009) 25 Biểu đồ 2.5: Cơ câu chi phí của Kỷ Nguyên qua các năm ( 2007- 2009) 25 Bảng 2.4: Cơ cấu cán bộ nhân viên của Kỷ Nguyên qua các năm (2007- 2009) 26 Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn của Kỷ Nguyên qua các năm (2007- 2009) 26 Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng lao động của Kỷ Nguyên qua các năm (2007- 2009) 27 Bảng 2.7: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty qua các năm (2007- 2009) 28 Bảng 2.8: Lợi nhuận gộp của Kỷ Nguyên qua các năm ( 2007- 2009) 28 Bảng 2.9: Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Kỷ Nguyên qua các năm (2007- 2009) 29 Bảng 2.10: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Kỷ Nguyên qua các năm (2007- 2009) 30 Sơ đồ 2.1: Quy trình xây dựng chiến lược kế hoạch kinh doanh hiện tại của công ty 33 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hệ thống kinh doanh 41 LỜI NÓI ĐẦU Để thoát khỏi khủng khoảng về chính trị và tránh tụt hậu về kinh tế hơn 10 năm qua Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Thời gian qua với những thành tựu về kinh tế văn hóa, xã hội mà Nhà nước ta đạt được đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trương do Đảng và Nhà nước ta đề ra. Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu ,Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực: chính trị, văn hóa, xã hội và rõ nét nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Tháng 11 năm 2007 vừa qua Việt Nam đã đánh dấu bước trưởng thành của mình thông qua việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đây là một bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế nước nhà vì khi tham gia vào ta không chỉ giành được những cơ hội mà còn những thách thức không nhỏ. Để có chỗ đứng trên thương trương và để khẳng định được vị trí của mình trong cuộc chơi chung toàn cầu này mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp đều phải tạo lập được bản sắc riêng cho mình. Muốn làm được điều đó mỗi doanh nghiệp phải cố gắng thoả mãn tối đa các nhu cầu của xã hội. Nền kinh tế thị trường với những quy luật đặc trưng của nó như Cung - Cầu cạnh tranh ngày càng thể hiện rõ nét trong mọi hoạt động đời sống kinh tế. Sự cạnh tranh quyết liệt tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả và có những doanh nghiệp kinh doanh làm ăn phát đạt mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó có những doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất thậm trí tuyên bố giải thể, phá sản. Để quản lý một cách có hiệu quả đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong tình trạng cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng đều phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp quản lý khác nhau. Năm 2009 là một năm khó khăn của nền kinh tế. Khủng hoảng kinh tế qui mô toàn cầu xảy ra đã đẩy nhiều ngành vào hoàn cảnh khó khăn, nhiều người bị mất việc, nhiều công ty đứng trên bờ vực của sự phá sản. Điều đó buộc các công ty phải xúc tiến các hoạt động truyền thông và tìm mọi cách đưa hình ảnh của mình đến gần với khách hàng. Vì vậy, các hoạt động về quảng cáo, PR, xúc tiến sẽ phát triển rất rầm rộ. Trong điều kiện đó, quảng cáo và tổ chức sự kiện sẽ là một trong những ngành phát triển sôi động nhất bởi không chỉ là nhu cầu của các Doanh nghiệp, mà nó còn là nhu cầu của rất nhiều các tổ chức và cá nhân khác nữa. Qua 1 thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần quảng cáo và tổ chức sự kiện Kỷ Nguyên, được sự giúp đỡ của tập thể cán bộ, nhân viên trong công ty Kỷ Nguyên cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Hoàn Đức Thân, em đã chọn đề tài: “ Thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ở Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên “. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là thông qua thực trạng hoạt động tổ chức sự kiện tại Công ty Kỷ Nguyên, bằng những kiến thức được tiếp nhận của mình, em muốn tìm ra giải pháp phát triển hoạt động quảng cáo và tổ chức sự kiện tại Kỷ Nguyên. Ngoài phần mở đầu và kết luận, Chuyên đề của em được chia làm 3 chương: Chương 1. Đặc điểm của Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên Chương 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên Chương 3. Phương hướng và biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Mạnh Cường Chương 1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN KỶ NGUYÊN Tổng quan về Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên Tên công ty: CÔNG TY CP QUẢNG CÁO & TỔ CHỨC SỰ KIỆN KỶ NGUYÊN Tên giao dịch: ERA ADVERTISING AND EVENTS ORGANIZATION JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: EAD., JSC Trụ sở: Số nhà 40, ngõ 31, đường Xuân Diệu, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Điện thoại: 04 3524289 Fax: 04 35624289 Email: kynguyenmoi@hn.vnn.vn Website: www.kynguyenvn.com Được thành lập năm 1999 tại Hà Nội và đặt VPĐD tại TP. HCMC năm 2000 với tên gọi thương mại là: Kỷ Nguyên Mới; Từ năm 2001 đến nay, công ty đã mở thêm 2 VPĐD tại Đà Nẵng và Cần Thơ; Năm 2006 công ty chuyển đổi lên hình thức công ty CP và lấy tên mới là Kỷ Nguyên; Năm 2009, công ty có một hệ thống các nhà cung cấp phụ tại nhiều địa bàn trên toàn quốc; Tuy tuổi đời còn khá non trẻ nhưng từ khi thành lập Công ty cổ phần quảng cáo và tổ chức sự kiện Kỷ Nguyên đã đưa ra định hướng hoạt động và phát triển phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình, Công ty luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và hoạt động tuân thủ theo đúng luật pháp Việt Nam. Công ty cổ phần quảng cáo và tổ chức sự kiện Kỷ Nguyên được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc tái sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực công việc đã dược đăng kí với mục tiêu thu được lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định, đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động, tăng lợi tức cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển ngày càng vững mạnh. Từ khi được thành lập đến nay, Kỷ Nguyên đã trải qua 10 năm hình thành và phát triển; Với sự cố gắng và lỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên, hiện nay, Kỷ Nguyên là một trong không nhiều công ty quảng cáo Việt Nam có 10 năm kinh nghiệm; Công ty quảng cáo Việt Nam có hệ thống dịch vụ trọn gói đích thực; Dẫn đầu dịch vụ tổ chức sự kiện tại miền Bắc; nắm 1 thị phần chắc chắn, ổn định về dịch vụ này tại miền Nam; Top 10 công ty OOH tại miền Bắc, dẫn đầu thị trường miễn Tây với hệ thống BB phủ rộng toàn quốc và đặc biệt tiên phong trong quảng cáo trên xe buýt với hơn 400 xe; Sở hữu 2 xưởng sản xuất lớn trên 1000m2 tại Hà Nội và HCM; Là đối tác tin cậy của nhiều thương hiệu lớn như Ford VN, Mercedes Benz, GM Daewoo, Isuzu, Suzuki, Shell, LG, Canon, Unilever, AIA, Prudential, MobiFone, Vinaphone, EVNTelecom, Techcombank, AnBinhBank, PLC, …Và là công ty có Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có trình độ quản lý, sáng tạo cao (100 người/3 văn phòng). 1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên * Chức năng: - Cung cấp các dịch vụ chọn gói về quảng cáo và tổ chức sự kiện . - Tư vấn phát triển doanh nghiệp - Định vị thương hiệu - Thiết kế - in ấn - quảng cáo - kỷ niệm chương – quà tặng * Nhiêm vụ: Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoách kinh doanh của công ty theo quy chễ hiện hành để thực hiện mục tiêu và nội dung hoạt động của công ty. Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh để bảo toàn và phát triển vốn. Kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước, cải tiến và ứng dụng những tiến bộ khoa học nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Không ngừng đổi mới và chủ động sáng tạo dể thỏa mãn tối đã nhu cầu của khách hàng. Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Tuân thủ các chính sách chế độ pháp luật của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế đã kí kết với bạn hàng. 1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Quảng cáo và Tổ chức Sự kiện Kỷ Nguyên 1.1.3.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động của Kỷ Nguyên Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Kỷ Nguyên  Hiện nay, với cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty như vậy là tương đối hợp lý. sự hợp lý đó được thể hiện qua việc công ty điều hành quản lý có hiệu quả và hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt. Tuy nhiên công ty nên có phòng marketing riêng để việc nghiên cứu thị trường và khách hàng có hiệu quả hơn, phục vụ tốt cho việc kinh doanh. 1.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị công ty có nhiệm kì 5 năm, không ít hơn 3 người và không được nhiều hơn 11 người, bao gồm: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị và các ủy viên hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch phát triển hàng năm của công ty. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm và quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần. Thông qua định hướng phát triển của công ty. Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị trong sổ kế toán của công ty tại thới điểm bán. Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác. Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty. Quyết định mua lại cổ phần theo quyết định điều lệ công ty. Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty. Quyết định sửa đổi bổ sung điều lệ, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi được quyền chào bán được quy định tại điều lệ công ty. Quyết định tăng hoặc giảm số vốn điều lệ. Quyết định số lượng từng loại cổ phần được chào bán. Quyết định mua lại lớn hơn hoặc bằng 10% số lượng cổ phần đã bán. Quyết định phương án đầu tư và dự thầu trong thẩm quyền và giới hạn quy định của luật Doanh nghiệp 2005. Quyết định giải pháp phát triển thị trường,tiếp thị và công nghiệp thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị thấp hơn 50 % tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 120 luật Doanh nghiệp 2005. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc, kế toán trưởng của công ty, quy định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó, cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần góp vốn ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích của những người đó. Giám sát, chỉ đạo giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công ty, việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Quy định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. Trình báo cáo tài chính hàng năm lên các cổ đông. Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn trả cổ tức hoặc xử lý lỗ lãi phát sinh trong quá trình kinh doanh. Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu giải thể công ty. Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và quyền hạn theo quyết định của Luật Doanh Nghiệp 2005. - Giám đốc: Là người đại diện trước pháp luật của công ty, trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, do hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm thuê điều hành và bãi nhiệm. Là người điều hành việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thể hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kì giám đốc là 5 năm, có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kì không hạn chế. Quyền và nghĩa vụ của giám đốc: Quyết định các vấn đề liên quan đến việc kinh doanh hàng ngày của công ty và phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng quản trị. Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. Tổ chức tiến hành kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Kiến nghị phương án, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Quyết định hưởng phụ cấp (nếu có) đối với người lao động của công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám Đốc. Tuyển dụng lao động. Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ của công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. - Phó giám đốc: Giúp giám đốc điều hành và chịu trách nhiệm về các hoạt động của Công ty theo sự phân công và uỷ quyền cụ thể của Giám đốc. - Phòng kế toán: Chức năng: Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán …. Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan. Tham mưu cho Ban Giám đốc (BGĐ) về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh. Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu. Tham gia xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng, Hệ thống Quản lý Mội trường và Hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội. Nhiệm vụ: Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của Công ty. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, qui định của Công ty. Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết. Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho BGĐ Công ty. Bộ phận kinh doanh Chức năng: Phát triển thị trường dựa theo chiến lược Công ty. Lập kế hoạch kinh doanh các sản phẩm của Công ty từ các đơn hàng nhận được. Tham mưu, đề xuất cho Ban Giám đốc, hỗ trợ cho các bộ phận khác về kinh doanh, tiếp thị, thị trường, lập kế hoạch, tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu. Tham gia xây dựng Hệ thống quản lí chất lượng,Hệ thống quản lí môi trường và trách nhiệm xã hội tại công ty. Nhiệm vụ: Tiếp khách hàng, phân tích thị trường, tìm thị trường, khách hàng cho Công ty, đảm bảo nguồn hàng ổn định cho Công ty. Lên kế hoạch, theo dõi sản xuất mẫu đối mẫu chào hàng. Phân tích đơn hàng, lập định mức sản phẩm trên cơ sở đó chiết tính gía thành sản phẩm giá bán trình Giám đốc duyệt. Nhận các đơn đặt hàng, lên hợp đồng kinh tế trình Giám đốc ký. Lập kế hoạch sản xuất theo tháng, quí, năm. Tiếp nhận tài liệu kỹ thuật, tài liệu kế hoạch, mẫu gốc, rập gốc, sơ đồ mini gốc từ khách hàng. Chuyển giao tài liệu kỹ thuật, mẫu gốc, rập gốc, sơ đồ mini gốc … cho bộ phận sản xuất. Yêu cầu đơn vị sản xuất, bộ phận công nghệ liên quan làm mẫu đối, mẫu bán hàng, mẫu TOP, mẫu PP, làm định mức nguyên phụ liệu sau đó chuyển cho khách hàng duyệt Lập nhu cầu hàng hóa cần mua và đặt hàng theo qui định Thủ tục mua hàng và Thủ t
Luận văn liên quan