Chuyên đề Thúc đẩy xuất khẩu hàng Nông sản của các Địa phương và Thành phố, thực trạng và giải pháp

Nông nghiệp Việt Nam sau hơn một năm gia nhập WTO đã phát triển theo hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng 3,25%, giá trị xuất khẩu nông nghiệp chiếm 19,8% GDP cả nước, đặc biệt 7 chương trình trọng tâm nhằm tăng cường tính bền cững cho nông nghiệp, nông thôn được triển khai hiệu quả, tạo sức bật mạnh mẽ cho nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện. Về xuất khẩu nông sản, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 12,6 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2006, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và đã vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010 tới 1,5 tỷ USD. Trong quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế hàng nông sản Việt Nam đã có mặt trên nhiều nước và đã góp phần thu ngoại tệ để phát triển kinh tế đất nước. Lợi thế phát triển hàng hóa nông sản xuất khẩu của ta có nhiều nhưng cũng không ít khó khăn, bất lợi – mà điều khó khăn bất lợi đó chúng ta có thể khắc phục được nếu như chúng ta có biện pháp thích hợp và kiên quyết. Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và phát triển trong mối quan hệ tuỳ thuộc vào nhau giữa các quốc gia. Sự độc lập phát triển của các quốc gia là sự phụ thuộc của quốc gia đó vào thế giới phải cân bằng với sự phụ thuộc của thế giới vào quốc gia đó. Hoạt động xuất khẩu còn là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nổi lên là một nước xuất khẩu nông sản mạnh so với khu vực và thế giới, có những mặt hàng Việt Nam còn được coi là “đại gia” như cà phê, gạo, hạt điều… Tuy nhiên, mức độ tác động của xuất khẩu nông sản đối với tăng trưởng nông nghiệp còn bấp bênh, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Do đó, vấn đề thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của chúng ta là vấn đề cần phải được giải quyết nhằm đạt được những mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra cho ngành nông nghiệp. Chính vì vậy, được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo, GS-TS Đặng Đình Đào và các cán bộ hướng dẫn của Viện Kinh tế Nông nghiệp, em đã chọn đề tài: “ Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và Thành phố, thực trạng và giải pháp” Chuyên đề tốt nghiệp bao gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và thành phố Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và Thành phố ở nước ta hiện nay Chương III: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và Thành phố

doc88 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3305 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thúc đẩy xuất khẩu hàng Nông sản của các Địa phương và Thành phố, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU: 4 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ THÀNH PHỐ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 6 1. Tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam sau hơn một năm gia nhập WTO 6 1.1. Tình hình kinh tế chung 6 1.2. Tình hình kinh tế ngành 7 1.3. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và Thành phố ở nước ta hiện nay 9 1.3.1. Tổng kết về xuất khẩu hàng Nông sản của Việt Nam 10 năm qua 9 1.3.2. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu 16 2. Nông sản phẩm và vai trò của Nông sản phẩm trong xuất khẩu của các địa phương và Thành phố 19 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và Thành phố và hệ thống chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển XK hàng nông sản của các địa phương 24 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản 24 3.1.1. Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 24 3.1.2. Nhân tố thuộc môi trường ngành 26 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sản phẩm Nông sản các địa phương và Thành phố của nước ta hiện nay 27 3.2.1. Các nhân tố tự nhiên 27 3.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội 28 3.3. Chỉ tiêu cho hoạt động xuất khẩu hàng nông sản 29 3.3.1. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của tỉnh (Thành phố): 29 3.3.2. Tỷ trọng xuất khẩu nông sản của Tỉnh( Thành phố). 30 3.3.3. Lượng hàng xuất khẩu tăng giảm so với kỳ trước và so với kỳ kế hoạch. 30 3.3.4. Giá trị kim ngạch đạt được của từng mặt hàng, từng thị trường, từng khách hàng, so với kỳ trước và kế hoạch. 30 3.3.5. Mức độ chiếm lĩnh thị trường đối với những mặt hàng, nhóm hàng quan trọng, tăng giảm và nguyên nhân. 30 3.3.6. Các ý kiến phản hồi của khách hàng, của cơ quan quản lý về hàng hoá xuất khẩu. 30 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ THÀNH PHỐ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 31 1. Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam qua các thời kỳ 31 1.1. Tổng kim ngạnh xuất khẩu hàng Nông sản 31 1.1.1. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản năm 2007, năm đầu tiên gia nhập WTO 31 1.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản năm 2008 33 1.2 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nông sản Việt Nam 35 1.2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê 35 1.2.2 Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam. 37 1.2.3. Gạo và một số mặt hàng khác 39 1.3. Thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam 42 2. Phân tích các động thái phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và thành phố 45 2.1 Sản phẩm nông sản của các địa phương và thành phố khi Việt Nam gia nhập WTO 45 2.2 Tác động của các chính sách phát triển của các địa phương ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu Nông sản của địa phương 47 2.3. Những thành tựu đã đạt được và những vướng mắc cần tháo gỡ nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản 55 3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và thành phố trong thời gian qua 58 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ THÀNH PHỐ Ở NƯỚC TA 66 1. Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu nông sản phẩm Việt Nam trong những năm tới 66 1.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh của Nông sản phẩm của các địa phương và Thành phố 67 1.2. Đẩy mạnh hoạt động thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu 70 1.3. Chuyển hướng xuất khẩu theo cam kết WTO 71 1.4. Ba yêu cầu cho sản xuất và xuất khâu nông sản năm 2008 71 2. Định hướng phát triển xuất khẩu Nông sản phẩm của các địa phương và Thành phố 72 3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Nông sản phẩm của các địa phương và Thành phố trong những năm tới 77 3.1. Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo của các cán bộ địa phương, nhằm quản lý có hiệu quả các chương trình và dự án của Nhà nước 77 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nông sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của Nông sản các tỉnh và Thành phố 79 3.2.1. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Đắc Lắc 80 3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nông sản thông qua xây dựng các chỉ dẫn địa lý, nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm gạo Tám Nam Định 81 3.3. Giải pháp về thị trường xuất khẩu 83 3.4. Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học vào thực tiễn, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp trình độ cao 85 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 LỜI MỞ ĐẦU: Nông nghiệp Việt Nam sau hơn một năm gia nhập WTO đã phát triển theo hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng 3,25%, giá trị xuất khẩu nông nghiệp chiếm 19,8% GDP cả nước, đặc biệt 7 chương trình trọng tâm nhằm tăng cường tính bền cững cho nông nghiệp, nông thôn được triển khai hiệu quả, tạo sức bật mạnh mẽ cho nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện. Về xuất khẩu nông sản, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 12,6 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2006, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và đã vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010 tới 1,5 tỷ USD. Trong quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế hàng nông sản Việt Nam đã có mặt trên nhiều nước và đã góp phần thu ngoại tệ để phát triển kinh tế đất nước. Lợi thế phát triển hàng hóa nông sản xuất khẩu của ta có nhiều nhưng cũng không ít khó khăn, bất lợi – mà điều khó khăn bất lợi đó chúng ta có thể khắc phục được nếu như chúng ta có biện pháp thích hợp và kiên quyết. Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và phát triển trong mối quan hệ tuỳ thuộc vào nhau giữa các quốc gia. Sự độc lập phát triển của các quốc gia là sự phụ thuộc của quốc gia đó vào thế giới phải cân bằng với sự phụ thuộc của thế giới vào quốc gia đó. Hoạt động xuất khẩu còn là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nổi lên là một nước xuất khẩu nông sản mạnh so với khu vực và thế giới, có những mặt hàng Việt Nam còn được coi là “đại gia” như cà phê, gạo, hạt điều… Tuy nhiên, mức độ tác động của xuất khẩu nông sản đối với tăng trưởng nông nghiệp còn bấp bênh, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Do đó, vấn đề thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của chúng ta là vấn đề cần phải được giải quyết nhằm đạt được những mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra cho ngành nông nghiệp. Chính vì vậy, được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo, GS-TS Đặng Đình Đào và các cán bộ hướng dẫn của Viện Kinh tế Nông nghiệp, em đã chọn đề tài: “ Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và Thành phố, thực trạng và giải pháp” Chuyên đề tốt nghiệp bao gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và thành phố Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và Thành phố ở nước ta hiện nay Chương III: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và Thành phố Do điều kiện thực tế còn hạn chế nên chuyên đề còn nhiều thiếu xót, em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để chuyên đề của em sẽ tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ THÀNH PHỐ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1. Tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam sau hơn một năm gia nhập WTO 1.1. Tình hình kinh tế chung Sau hơn một năm gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng ở mức 8,5% trong năm 2007, thêm một năm tiếp tục đà phát triển trên 8% kể từ 2005. Các yếu tố góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Việt Nam là sản xuất công nghiệp và dịch vụ với tốc độ tăng trưởng mạnh. Xuất khẩu vững chắc và các hoạt động đầu tư tăng mạnh là nhân tố chính đảm bảo những thành quả của sản xuất công nghiệp. Trong lĩnh vực dịch vụ, kim ngạch bán lẻ đóng góp đáng kể nhất với tốc độ tăng trưởng tính chung là 22,7%  (năm 2007) so với năm 2006, thêm vào đó là động lực thúc đẩy từ các hoạt động thương mại, giao thông vận tải, và kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cao cũng như giá cả của nhiều loại hàng hóa tăng lên đã dẫn tới tỷ lệ lạm phát cao tại Việt Nam trong năm 2007. Các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài dường như đều kỳ vọng vào năm thứ hai sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhờ đó quy mô đầu tư năm 2008 sẽ được mở rộng thêm 10% so với 2007. Kim ngạch xuất khẩu do tương ứng với đầu tư trực tiếp nước ngoài nên sẽ tăng 12%, và nhờ vậy lĩnh vực sản xuất công nghiệp sẽ tăng trưởng ở mức hai con số là 10,8%. Nhờ có ảnh hưởng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài, và với vai trò dẫn đầu của các ngành thương mại, giao thông vận tải, du lịch và bất động sản, lĩnh vực dịch vụ dự báo sẽ tiếp tục phát triển với mức 8,8% trong năm 2008.Như vậy, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh mẽ được kỳ vọng sẽ dẫn hướng nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ 8,7% trong năm 2008. Hơn nữa, giá cả các nông sản ổn định hơn có thể sẽ giúp giảm sức ép lạm phát mà sự phát triển kinh tế liên tục đã gây ra, phản ánh ở tỷ lệ lạm phát năm 2008 ước tính là 8,1%. Theo báo cáo của Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch-Đầu tư, tính đến hết năm 2007, vốn đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt trên 16 tỷ USD so với mức hơn 10,5 tỷ USD của năm 2006. Dự kiến đến năm 2008, tổng vốn đầu tư nước ngoài có thể đạt xấp xỉ 29 tỷ USD. Nhiều dự án có quy mô lớn, trị giá trên dưới 1 tỷ USD được các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư vào Việt Nam, điển hình tại các địa phương như TPHCM , TP Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Yên, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hậu Giang… Cộng đồng các nhà tài trợ vừa qua đã cam kết cung cấp tín dụng 5,4 tỷ USD trong năm 2008. Về xuất khẩu, Việt Nam tăng trên 20% so với năm 2006, trong đó có sự thay đổi cơ cấu: giảm tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng xuất khẩu các mặt hàng chế tạo. Đối với một số mặt hàng nhập khẩu quan trọng có kim ngạch nhập khẩu cao, ta còn chủ động cắt giảm thuế xuống thấp hơn mức cam kết trong WTO, chẳng hạn như thuế nhập khẩu ô tô được giảm thêm 20% so với cam kết, thuế nhập khẩu sữa, các loại thịt cũng được giảm thấp hơn mức cam kết. Theo đánh giá của Diễn đàn Thương mại Liên hiệp quốc, Việt Nam đã vươn lên thành một trong 10 nền kinh tế có triển vọng thu hút đầu tư nhất trên thế giới.Tuy nhiên, sau 1 năm gia nhập sân chơi toàn cầu, thủ tục hành chính tại Việt Nam vẫn còn quá rườm rà, nhiều cơ chế, chính sách đi ngược xu hướng chung của thế giới. 1.2. Tình hình kinh tế ngành Nông nghiệp Việt Nam sau hơn một năm gia nhập WTO đã phát triển theo hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng 3,25%, giá trị xuất khẩu nông nghiệp chiếm 19,8% GDP cả nước, đặc biệt 7 chương trình trọng tâm nhằm tăng cường tính bền cững cho nông nghiệp, nông thôn được triển khai hiệu quả, tạo sức bật mạnh mẽ cho nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện. Về xuất khẩu nông sản, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 12,6 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2006, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và đã vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010 tới 1,5 tỷ USD. Hầu hết hàng nông sản năm 2007 đều được giá nên giá trị xuất khẩu tăng mạnh với nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên như gạo, thuỷ sản, cà phê, cao su, sản phẩm gỗ. Cà phê là mặt hàng đạt chỉ tiêu sớm nhất với khoảng 1,8 tỷ USD tăng gần 50% so với năm 2006 (năm 2006 đạt khoảng 1,2 tỷ USD). Mặt hàng gỗ chế biến đạt khoảng 2,34 tỷ USD tăng 21% so với năm 2006; cao su trên 1,4 tỷ USD, tăng 10%; gạo là 1,48 tỷ USD tăng 16%, trong khi đó thuỷ sản vẫn dẫn đầu với mốc 3,75 tỷ USD. Ngoài ra, hàng loạt nông sản khác cũng được cải thiện đáng kể về chất lượng, giá trị mà đáng chú ý nhất là hồ tiêu với giá trị xuất khẩu bình quân 3.500 USD/tấn (năm 2006 là 1.500 USD/tấn), vì vậy dù lượng xuất khẩu năm 2007 giảm khoảng 15% so với năm 2006, nhưng kim ngạch vẫn đạt 300 triệu USD, tăng 57,9%. Trong thời gian qua, chúng ta đã tập trung phát triển tập trung những loại nông sản có lợi thế, có thị trường xuất khẩu, nông nghiệp Việt Nam tiếp tục đạt được những thành công bất chấp những khó khăn của thiên tai, dịch bệnh, giá cả leo thang...Diện tích lúa vẫn đạt gần 7,4 triệu ha cùng sản lượng đạt 35,8 triệu tấn đảm bảo an ninh lương thực trong nước và phục vụ xuất khẩu. Diện tích ngô 1,1 triệu ha, có sản lượng 4,3 triệu tấn (tăng trên 500.000 tấn), các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè, điều, mía... đạt khoảng 2 triệu ha. Trong khi đó, dù dịch cúm gia cầm, lợn “tai xanh”, lở mồm long móng diễn ra trên diện rộng nhưng ngành chăn nuôi vẫn tăng trưởng khá với tổng sản lượng thịt hơi 3,83 triệu tấn, tăng 12,6% so với năm 2006, góp phần đưa tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp lên 27%. Đặc biệt, quan hệ sản xuất trong nông nghiệp có bước chuyển mạnh mẽ với 83.000 trang trại, 8.320 hợp tác xã, 310/329 doanh nghiệp trực thuộc với số vốn trên 6.000 tỷ đồng. Tuy nhiên nền nông nghiệp nước ta vẫn có năng suất, chất lượng và hiệu quả cạnh tranh thâpso với nhiều nước trên thế giới. Việc thực hiện chủ trương nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông lâm thuỷ sản chưa được nhiều. Vấn đề dịch bệnh trên cây trồng, gia súc, gia cầm và vệ sinh an toàn thực phẩm đang đặt ra hết sức bức xúc. Thế nhưng, việc hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp trình độ cao mới chỉ manh nha do quy hoạch và quản lý quy hoạch nông nghiệp kém, trình độ lao động nông thôn thấp, khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học nông nghiệp và thực tiễn hạn chế... Nhằm khắc phục từng bước những vấn đề còn đang tồn tại trong năm 2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ cấp bách cần tập trung chỉ đạo trong năm 2008 để đạt mục tiêu tăng trưởng 3,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD. Theo đó, diện tích đất nông nghiệp trồng cây lương thực (lúa, ngô) sẽ tiếp tục giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng nên công tác giống chống sâu bệnh được đặt lên hàng đầu để sản lượng của 7,25 triệu ha lúa đạt 36 – 36,5 triệu tấn, sản lượng ngô đạt 5 triệu tấn. Ngành chăn nuôi chủ yếu tập trung phát triển mạnh đàn lợn, đàn bò và trâu thịt trong đó đặc biệt lưu ý các biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh, đảm bảo tốc độ tăng trưởng 9,4%. Trong đó, sản lượng thịt hơi đạt 4,18 triệu tấn, sữa tươi 282.000 tấn, thức ăn chăn nuôi là 9 triệu tấn. Ngành thuỷ sản phấn đấu đạt 4,1 triệu tấn sản phẩm với mục tiêu ổn định khai thác bền vững, tăng nôi trồng. Bên cạnh đó những chương trình hỗ trợ xuất khẩu, phát triển thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ ...sẽ góp phần duy trì tốc độ phát triển bền vững cho nông nghiệp. 1.3. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và Thành phố ở nước ta hiện nay 1.3.1. Tổng kết về xuất khẩu hàng Nông sản của Việt Nam 10 năm qua Trong quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế hàng nông sản Việt Nam đã có mặt trên nhiều nước và đã góp phần thu ngoại tệ để phát triển kinh tế đất nước. Lợi thế phát triển hàng hóa nông sản xuất khẩu của ta có nhiều nhưng cũng không ít khó khăn, bất lợi – mà điều khó khăn bất lợi đó chúng ta có thể khắc phục được nếu như chúng ta có biện pháp thích hợp và kiên quyết. Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và phát triển trong mối quan hệ tuỳ thuộc vào nhau giữa các quốc gia. Sự độc lập phát triển của các quốc gia là sự phụ thuộc của quốc gia đó vào thế giới phải cân bằng với sự phụ thuộc của thế giới vào quốc gia đó. Hoạt động xuất khẩu còn là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong 10 năm qua, lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu đáng kể: Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 1997, nước ta xuất khẩu đạt 9.087 triệu USD thì đến năm 2007 đã đạt tới 56.308 triệu USD gấp 6,19 lần, trong đó kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 12,6 tỷ USD, tăng hơn năm 1997 là 3,9 lần và chiếm 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhịp độ tăng trưởng bình quân của GDP là trên 8%/năm tức là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP tới 3,2 lần. Kim ngạch xuất khẩu tính trên đầu người bình quân năm 1997 là 110 USD, năm 2005 là 276 USD và đến năm 2007 đạt 310 USD (đây là mức của các quốc gia có nền phát triển ngoại thương bình thường). Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng được cải thiện theo chiều hướng đa dạng hoá, giảm tỷ trọng hàng nông, lâm, hải sản, giảm tỷ trọng loại hàng hoá chưa qua chế biến. Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm thuỷ sản chiếm tới 52,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, còn hàng hoá ngành công nghiệp nặng và khoáng sản là 33,4% và tỷ trọng hàng công nghiệp nhẹ – tiểu thủ công nghiệp là 14%. Đến năm 2007 tỷ trọng các loại hàng hoá đã thay đổi với cơ cấu tương ứng là 30,1% hàng nông nghiệp, 35,6% hàng công nghiệp nặng và 34,3% hàng công nghiệp nhẹ. Như vậy là đã có sự thay đổi về mặt hàng và về chất của quá trình xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ngày càng mở rộng và thay đổi về cơ cấu thị trường. Sau khi hệ thống XHCN tan rã, thị trường này không còn nữa thì các nước Châu á đã nhanh chóng trở thành các bạn hàng xuất khẩu chính của ta. Trong số các nước ở Châu á thì Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò lớn, tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của ta sang các nước đó cũng đã thay đổi theo hướng giảm dần và tăng ở các nước khối EU và Châu Mỹ. Nhìn chung, trong 10 năm qua cơ cấu thị trường xuất khẩu tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn chậm và chưa rõ nét, mang nặng tính tình thế, đối phó, nhất là thị trường xuất khẩu nông sản, các bạn hàng lớn còn ít và không ổn định. Chiến lược thị trường chưa được xây dựng trên thế chủ động từ các yếu tố lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng. Trong giai đoạn vừa qua, hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam. Bình quân thời kỳ 1997 – 2007 kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản chiếm khoảng 60% và hàng thuỷ sản chiếm 35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm , thuỷ sản. Trong hàng nông sản xuất khẩu, lúa gạo vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (23,8%), thứ đến là cà phê (13,5%), hạt điều (4,4%) và cao su (3,2%), còn rau quả chiếm tỷ trọng quá nhỏ ( mới chiếm từ 0.5% đến 1,4%), chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Nhưng xét về tốc độ gia tăng giá trị kim ngạch thì rau quả đã tăng rất tương ứng với tiềm năng của ngành. Nhưng xét về tốc độ gia tăng giá trị kim ngạch thì rau quả đã tăng rất nhanh, năm 2000 đạt 52 triệu USD, thì năm 2005 là 615 triệu USD và năm 2007 đạt 905 triệu USD tăng gần 1.5 lần so với năm 2005. Thứ đến là hồ tiêu hạt với chỉ số tăng 51% rồi đến cà phê 28% và cao su 22%. Bên cạnh những tồn tại về quy mô sản phẩm xuất khẩu còn nhỏ bé, thị phần trên thị trường thấp, chất lượng sản phẩm còn yếu kém, thì xuất khẩu nông sản của nước ta còn gặp nhiều khó khăn về giá cả xuất khẩu. Trong thời gian qua, giá cả thị trường thế giới luôn luôn biến động bất lợi cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Việc gấp rút phân tích và đánh giá đúng đắn các lợi thế so sánh và các mặt bất lợi trong việc phát triển sản xuất- kinh doanh từng loại nông sản xuất khẩu, để đề ra một đối sách thích hợp là rất quan trọng, tất nhiên phải dựa vào việc xem xét các đối thủ cạnh tranh, thị trường trong nước và thế giới, về các chi phí cơ hội của từng mặt hàng trong điều kiện sinh thái tự nhiên và kinh tế – xã hội của nước ta... Những lợi thế. Thứ nhất:So với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như hàng dệt may, giầy da hay cơ khí, điện tử lắp ráp... thì trong cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu thu về như nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp, do đó thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều. Ví dụ: Chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ (phân bón, thuốc sâu bệnh và các loại hoá chất, xăng dầu...) chỉ chiếm từ 15% đến 20% giá trị xuất khẩu kim ngạch gạo điều đó có nghĩa là kim ngạch xuất khẩu gạo đã tạo ra từ 80% đến 85