Chuyên đề Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại công ty tài chính Bưu điện

Từ khi đất nước ta chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thì một trong những vấn đề nổi nên gây tranh luận cho nhiều cá nhân tổ chức đó là vốn để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong đó vốn tín dụng được coi là một yêu cầu hết sức nóng bỏng và cấp bách nhất vì trong điều kiện hiện nay thị trường vốn và thị trường chứng khoán ở nước ta chưa phát triển, phương thức huy động vốn trong điều kiện nước ta hiện nay chủ yếu là huy động vốn gián tiếp thông qua các tổ chức tín dụng là phương thức huy động có hiệu quả trong giai đoạn này. Giải quyết nhu cầu vốn trung và dài hạn là một thách thức với ngân hàng và các tổ chức tín dụng nói chung và đặc biệt là sự tham gia của hình thức các công ty tài chính nói riêng cụ thể là Công Ty Tài Chính Bưu Điện đây là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng nó như một tổ chức trung gian vừa thực hiện nghiệp vụ của tổ chức tín dụng vừa thực hiện nghiệp vụ của ngân hàng (khi Ngân Hàng Nhà Nước cho phép). Cùng với những kết quả và sự đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế, trong thực tế hoạt động kinh doanh tín dụng nói chung và hoạt động kinh doanh tín dụng của Công Ty Tài Chính Bưu Điện nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung và dài hạn nói riêng là một vấn đề rộng lớn có liên quan chặt chẽ đến môi trường pháp lý, kinh tế, trách nhiệm quản lý tiền vay của công ty tài chính cũng như nghĩa vụ của người đi vay. Như vậy tạo môi trường pháp lý nhằm thúc đẩy hoạt động huy động và sử dụng vốn tín dụng trung và dài hạn góp phần phát triển kinh tế là điều hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu chế định hợp đồng tín dụng trung và dài hạn để từ đó làm hiểu rõ tư cách pháp lý, cách thức ký kết và hợp đồng tín dụng trung và dài hạn, chế độ giải quyết những vi phạm hợp đồng và tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Đồng thời thấy được những hạn chế và kết quả để từ đó đưa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý và thúc đẩy hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng trung và dài hạn tại công ty tài chính Bưu Điện. Đề tài: (Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại Công Ty Tài Chính Bưu Điện). Nhằm phân tích hệ thống pháp luật hiện hành về hoạt động tín dụng cũng như thực tiễn áp dụng tại công ty tài chính Bưu Điện. Đề tài trên cũng chính là việc kết hợp giữa kiến thức mà tôi đã được học với việc áp dụng thực tiễn đó vào thực tế thực tập tại công ty tài chính Bưu Điện với mong muốn của tôi là mình có thể đưa ra một số kiến nghị cụ thể góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật thúc đẩy quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng ngày càng phát triển hơn. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Xuân Trường, cô Dương Thị Nguyệt Nga cùng toàn thể thầy cô giáo bộ môn luật kinh doanh trường ĐHKTQD và cô chú cán bộ ở Công Ty Tài Chính Bưu Điện đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bản chuyên đề này. Chuyên đề của tôi được chia ra làm 3 chương: Chương I. Chế độ pháp lý về hợp đồng tín dụng. Chương II. Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại Công Ty Tài Chính Bưu Điện. Chương III. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường thúc đẩy việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng.

doc92 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại công ty tài chính Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan