Chuyên đề Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Dạ Lan

1. Sự cần thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Để đạt được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, đồng thời các doanh nghiệp phải luôn đổi mới phương thức phục vụ, thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kinh tế, luôn cải tiến bộ máy kinh doanh cho phù hợp với sự phát triển kinh tế và sự mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp thương mại, bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại. Đây là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, vật tư người mua và doanh nghiệp thu tiền về hoặc được quyền thu tiền. Bán hàng là khâu cuối cùng của trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp còn xác định kết quả kinh doanh là căn cứ quan trọng để đơn vị quyết định tiêu thụ hàng hoá nữa hay không. Do đó có thể nói giữa bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có mối quan hệ mật thiết. Kết quả bán hàng là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp còn bán hàng là phương tiện trực tiếp để đạt được mục đích đó. Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với bản thân doanh nghiệp có bán được hàng thì mới có thu nhập để bù đắp những chi phí bỏ ra, có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao đời sống của người lao động, tạo nguồn tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân. Việc xác định chính xác kết quả bán hàng là cơ sở xác định chính xác hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đối với nhà nước thông qua việc nộp thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước, xác định cơ cấu chi phí hợp lý và sử dụng có hiệu quả cao số lợi nhuận thu được giải quyết hài hoà giữa các lợi ích kinh tế: Nhà nước, tập thể và các cá nhân người lao động. Bán hàng và xác định kết quả bán hàng có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Kế toán trong các doanh nghiệp với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế, thu nhận xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản đó trong doanh nghiệp nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp, có vai trò quan trọng trong việc phục vụ quản lý bán hàng và xác định kết quả bán hàng của doanh nghiệp đó. Quản lý bán hàng là quản lý kế hoạch và thực hiện kế hoạch tiêu thụ đối với từng thời kỳ, từng khách hàng, từng hợp đồng kinh tế. Trong những năm vừa qua, công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Dạ Lan đã không ngừng được hoàn thiện về nhiều mặt, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc kế toán còn thíếu, khó khăn; Chưa đa dạng hóa các phương thức bán hàng; chưa theo dõi riêng được giữa giá mua của hàng hoá với chi phí thu mua hàng hoá; Qua quá trình học tập và thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Dạ Lan, em đã nhận thức được tầm quan trong của công tác tổ chức hạch toán tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài: " Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan ", để làm chuyên đề báo cáo của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan. - Đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan. 3. Đối t¬ượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối t¬ượng: Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác đinh kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan. 3.2. Phạm vi: Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan trong tháng 4 năm 2013. 4. Ph¬ương pháp nghiên cứu - Phương pháp kế toán + Ph¬ương pháp chứng từ kế toán: Hệ thống các bản chứng từ và chương trình luân chuyển chứng từ. + Ph¬ương pháp đối ứng tài khoản: Hệ thống tài khoản, tổng hợp và phân tích các quan hệ đối ứng chủ yếu và hệ thống sổ tài khoản. + Ph¬ương pháp tính giá: Các sổ hạch toán chi tiết bán hàng, sổ chi tiết giá vốn, sổ chi tiết chi phí quản lý kinh doanh, bảng tổng hợp chi tiết bán hàng + Ph¬uơng pháp tổng hợp - cân đối kế toán: Bản cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh được sử dụng để khái quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định. - Phương pháp điều tra - phỏng vấn: là phương pháp thu nhập thông tin, nhân viên văn phòng, ban kế toán và các phòng ban liên quan. - Phương pháp phân tích, đánh giá: toàn bộ các số liệu liên quan đến công tác kế toán, các thông tin liên quan đến vấn đề cần đánh giá. 5. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương: Chư¬ơng 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Dạ Lan. Ch¬ương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan. Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan.

doc57 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6481 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Dạ Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Để đạt được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, đồng thời các doanh nghiệp phải luôn đổi mới phương thức phục vụ, thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kinh tế, luôn cải tiến bộ máy kinh doanh cho phù hợp với sự phát triển kinh tế và sự mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp thương mại, bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại. Đây là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, vật tư người mua và doanh nghiệp thu tiền về hoặc được quyền thu tiền. Bán hàng là khâu cuối cùng của trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp còn xác định kết quả kinh doanh là căn cứ quan trọng để đơn vị quyết định tiêu thụ hàng hoá nữa hay không. Do đó có thể nói giữa bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có mối quan hệ mật thiết. Kết quả bán hàng là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp còn bán hàng là phương tiện trực tiếp để đạt được mục đích đó. Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với bản thân doanh nghiệp có bán được hàng thì mới có thu nhập để bù đắp những chi phí bỏ ra, có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao đời sống của người lao động, tạo nguồn tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân. Việc xác định chính xác kết quả bán hàng là cơ sở xác định chính xác hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đối với nhà nước thông qua việc nộp thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước, xác định cơ cấu chi phí hợp lý và sử dụng có hiệu quả cao số lợi nhuận thu được giải quyết hài hoà giữa các lợi ích kinh tế: Nhà nước, tập thể và các cá nhân người lao động. Bán hàng và xác định kết quả bán hàng có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Kế toán trong các doanh nghiệp với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế, thu nhận xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản đó trong doanh nghiệp nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp, có vai trò quan trọng trong việc phục vụ quản lý bán hàng và xác định kết quả bán hàng của doanh nghiệp đó. Quản lý bán hàng là quản lý kế hoạch và thực hiện kế hoạch tiêu thụ đối với từng thời kỳ, từng khách hàng, từng hợp đồng kinh tế. Trong những năm vừa qua, công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Dạ Lan đã không ngừng được hoàn thiện về nhiều mặt, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc kế toán còn thíếu, khó khăn; Chưa đa dạng hóa các phương thức bán hàng; chưa theo dõi riêng được giữa giá mua của hàng hoá với chi phí thu mua hàng hoá; … Qua quá trình học tập và thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Dạ Lan, em đã nhận thức được tầm quan trong của công tác tổ chức hạch toán tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài: " Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan ", để làm chuyên đề báo cáo của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan. - Đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng: Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác đinh kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan. 3.2. Phạm vi: Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan trong tháng 4 năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp kế toán + Phương pháp chứng từ kế toán: Hệ thống các bản chứng từ và chương trình luân chuyển chứng từ. + Phương pháp đối ứng tài khoản: Hệ thống tài khoản, tổng hợp và phân tích các quan hệ đối ứng chủ yếu và hệ thống sổ tài khoản. + Phương pháp tính giá: Các sổ hạch toán chi tiết bán hàng, sổ chi tiết giá vốn, sổ chi tiết chi phí quản lý kinh doanh, bảng tổng hợp chi tiết bán hàng… + Phuơng pháp tổng hợp - cân đối kế toán: Bản cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh được sử dụng để khái quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định. - Phương pháp điều tra - phỏng vấn: là phương pháp thu nhập thông tin, nhân viên văn phòng, ban kế toán và các phòng ban liên quan. - Phương pháp phân tích, đánh giá: toàn bộ các số liệu liên quan đến công tác kế toán, các thông tin liên quan đến vấn đề cần đánh giá. 5. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Dạ Lan. Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan. Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan. PHẦN II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương 1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dạ Lan Tên cơ sở kinh doanh: Công ty Cổ phần Dạ Lan Địa chỉ: Số 1 – Phan Chu Trinh – P. Điện Biên – TP. Thanh Hóa Điện thoại: 0373.714.490 Fax: 0373.850.721 Mã số thuế: 2800569977 Email: dalan_thanhhoa@yahoo.com.vn Website: www.dalan.com.vn Giám đốc công ty: Trịnh Thị Loan Vốn điều lệ: 25 tỷ đồng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: đăng ký lần đầu ngày 02/07/2000, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 30/03/2011 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh hóa cấp. Lĩnh vực kinh doanh: Ẩm thực và Tổ chức sự kiện. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dạ Lan. Công ty Cổ phần Dạ Lan được thành lập theo quyết định 1379/QĐ-UB ngày 08 tháng 06 năm 2000 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở chuyển đổi một số bộ phận doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần. Tiền thân của công ty là công ty dịch vụ ăn uống Thanh Hóa và nhà hàng Phương Nam. Ngày mới thành lập, vốn điều lệ chỉ có 700 triệu đồng, 52 lao động, giá trị doanh nghiệp gần 2 tỷ đồng nhưng tài sản chỉ có một số gian nhà cấp 4 và những công cụ đã lạc hậu xuống cấp. Với sự lãnh đạo điều hành của các đồng chí trong ban giám đốc, công ty đã từng bước phát triển với việc mở rộng kinh doanh khuyến khích người lao động hăng say làm việc và nâng cao chất lượng lao động đổi mới tư duy nên đã đạt được những thành công như tăng trưởng hàng năm từ 25 -> 29%, trả cổ tức cuối năm từ 17 -> 20%. Năm 2002 công ty đã thuê địa điểm mở cơ sở kinh doanh tại thị xã Sầm Sơn Năm 2004 đầu tư xây dựng mới nhà hàng Dạ Lan I với quy mô 4 tầng, số vốn trên 7 tỷ đồng. Bên cạnh việc đầu tư mở rộng quy mô và mở rộng thị trường hoạt động, công ty còn chú trọng phát triển về thương hiệu đơn vị, công ty đã tập trung củng cố nâng cao chất lượng dịch vụ xây dựng phong cách kinh doanh chuyên nghiệp; xây dựng kỷ cương, nề nếp, tạo nên nét văn hóa riêng biệt trong doanh nghiệp. Năm 2009 công ty đã mua thêm đất của một số hộ dân tại Phường Đông Vệ để mở rộng quy mô sản xuất. Tiến hành đầu tư xây dựng mới nhà hàng Dạ Lan Star trên mặt bằng nhà hàng Dạ Lan II có quy mô 6 tầng, diện tích sàn gần 5000 m2, số vốn đầu tư trên 40 tỷ đồng. Đây là một cơ sở đầu tư theo tiêu chuẩn quốc tế có đầy đủ các dịch vụ ẩm thực, tổ chức hội nghị, hội thảo, tiệc cưới, sinh nhật, karaoke, Bar… các công trình sau khi được đầu tư đều phát huy hiệu quả, uy tín của công ty ngày càng được nâng lên. Đầu năm 2012, công ty đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất nước tinh khiết, xây dựng Nhà máy sản xuất hàng hóa tại cơ sở dịch vụ Hoàng Long số vốn đầu tư gần 10 tỷ đồng; và công ty đã mua lại, cải tạo và nâng cấp xây dựng thành Trung tâm Tổ chức sự kiện ( Công ty TNHH Toàn Hà). Dạ Lan Event thành lập sau nhưng đã phát huy mạnh mẽ có vai trò tích cực trong những sự kiện lớn của tỉnh như: sự kiện Thành nhà Hồ… Nhờ những nổ lực, cố gắng không mệt mỏi của tập thể cán bộ nhân viên, đến nay công ty đã tạo dựng nên một Dạ Lan phát triển toàn diện. Từ 2 cơ sở ban đầu, đến nay Công ty có 5 phòng nghiệp vụ và 5 chi nhánh trực thuộc, 1 trung tâm Đào tạo nghề, 1 Trung tâm Tổ chức sự kiện và tổng số lao động tính đến năm 2012 là 320 người trong đó số lao động có trình độ Đại học và trên Đại học là 30 người, trình độ cao đẳng là 35 người, trung – sơ cấp là 150 người và số còn lại được đào tạo nghề cơ bản. Đặc biệt từ năm 2005 -> 2010 doanh thu từ 14,5 tỷ đã tăng lên 60 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước từ 760 triệu đồng lên 3,2 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động từ 1,8 triệu tăng lên 4,2 triệu đồng. Từ đấy, công tác từ thiện cũng được nâng lên từ 85 triệu đồng năm 2005 đến năm 2010 là 350 triệu đồng. Bên cạnh việc chăm lo phát triển sản xuất kinh doanh, Công ty luôn quan tâm củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp. Từ một chi bộ có 5 đảng viên, đến tháng 4/2011 Chi bộ công ty cổ phần Dạ Lan đã có đủ điều kiện được chuyển thành Đảng bộ cơ sở với 32 Đảng viên và 4 chi bộ trực thuộc. Với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng ủy, nhiều năm qua tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên luôn được củng cố và hoạt động ổn định. Mỗi đoàn thể đã xây dựng quy chế, chế độ sinh hoạt định kỳ, sơ kết tổng kết các phong trào thi đua, tổ chức Đại hội hết nhiệm kỳ… thực hiện xây dựng các tổ chức ngày càng vững mạnh. Với trên 70% đoàn viên thanh niên trong tổng số lao động của đơn vị, đoàn viên thanh niên luôn là lực lượng xung kích đảm nhiệm những việc khó. Tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo. tham mưu cho lãnh đạo công ty tổ chức các sự kiện nội bộ , gặp mặt và tặng quà cho các cháu nhân ngày Quốc tế thiếu nhi, tết trung thu; tổ chức nhiều sân chơi bổ ích cho đoàn viên tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ, điều lệ hoạt động của tổ chức đoàn. Công ty đã được nhiều phần thưởng cao quý của chính phủ và các bộ ban nghành như huân chương lao động hạng nhì, hạng ba, giải “ Biển vàng chất lượng”, cúp Doanh nhân thành đạt, cúp Thương hiệu Việt và nhiều bằng khen và giải thưởng của các bộ ngành trung ương và tỉnh. Giám đốc công ty Trịnh Thị Loan là ủy viên TW hội LHPN Việt Nam, ủy viên MTTQ tỉnh Thanh Hóa, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nữ Thanh Hóa và thành viên của nhiều tổ chức khác, đã được trao giải thưởng Huân chương lao động hạng 3, chiến sỹ thi đua toàn quốc và “Bông hồng vàng” của VCCI cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. 1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty cổ phần Dạ Lan. Cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế, mục tiêu của công ty là lợi nhuận cho việc quản lý do đó việc tổ chức bộ máy quản lý rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp dến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất và các loại hình sản xuất kinh doanh, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu “trực tuyến chức năng”. Theo kiểu cơ cấu tổ chức này, thì toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều do sự quản lý thống nhất của giám đốc công ty. Sơ đồ 1: Sơ đồ máy quản lý của công ty cổ phần Dạ Lan Công ty cổ phần Dạ Lan tổ chức bộ máy quản lý theo 2 khối: a. Khối văn phòng Công ty sở hữu chung một văn phòng làm việc hiện đại chuyên nghiệp để thực hiện mọi giao dịch với các đối tác, khách hàng, báo cáo thuế,…mà không phải tốn bất cứ khoản chi phí đầu tư, chi phí vận hành nào cho toàn bộ khối văn phòng trên. - Phòng kế toán: gồm 1 kế toán trưởng và các kế toán viên + Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các hoạt động kinh doanh của công ty, quản lý trực tiếp các hoạt động kế toán, thực hiện ký duyệt các chứng từ, phân tích hoạt động kinh tế, lập dự án đầu tư. + Các kế toán viên: có nhiệm vụ giúp việc cho kế toán trưởng về từng phần hành mà mình giúp hay phụ trách. - Phòng HC-NS: có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo các nội quy quy chế về tổ chức lao động trong nội bộ công ty; đề xuất các phương án cải tiến tổ chức quản lý, sắp xếp cán bộ công nhân cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất kinh doanh, quản lý con dấu của công ty. - Phòng kỹ thuật: có chức năng tham mưu cho Hội đồng quản trị và giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức và chất lượng sản phẩm. - Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp thị - bán hàng tới các khách hàng và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp nhằm được mục tiêu về doanh số, thị phần… - Trung tâm tổ chức sự kiện: là phương thức giao ngoài, tổ chức các sự kiện của doanh nghiệp. Ví dụ như các lễ hội và các hoạt động kết hợp như các buổi hội thảo, tung sản phẩm, các buổi lễ trao thưởng, các hội tiệc,… b. Các khối đơn vị trực thuộc - Dạ Lan Center: là nhà hàng ngay ngã tư trung tâm phía Bắc thành phố Thanh Hóa trên quốc lộ 1A. Nhà hàng thiết kế mang phong cách hiện đại với kiến trúc 5 tầng, với nội thất và tiện nghi phục vụ sang trọng, với quy mô phục vụ trên 600 khách. Là trụ sở chính của công ty. - Dạ Lan Star: là đơn vị trực thuộc của công ty được đầu tư trên cơ sở nhà hàng Dạ Lan II nằm ở phía Nam thành phố Thanh Hóa trên trục quốc lộ 1A. Dạ Lan Star có vị trí giao thông thuận lợi tại giao lộ của các múi giao thông ra Bắc vào Nam, khu du lịch Bến En và khu du lịch Sầm Sơn. Với trang thiết bị tiện nghi hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế với kiến trúc 6 tầng, diện tích sàn gần 5000 m2 cùng một lúc có thể phục vụ gần 1500 khách. Có hệ thống thực đơn phong phú, đa dạng với gần 500 món ăn Âu – Á, trong đó có nhiều món ăn truyền thống dân tộc. - Dạ Lan Event: là một cơ sở mới đầu tư của công ty, nằm ở lô 28, công viên Hội An, Phường Trường Thi, TP. Thanh Hóa. Với vị trí thuận lợi và không gian rộng rãi gồm: Hội trường có sức chứa hơn 300 người, khuôn viên vườn tới 5000 m2, khu vực để xe 2000 m2. Một không gian rộng, xanh mát kết hợp với các khu nhà chức năng theo kiến trúc hiện đại, Dạ Lan Event rất thích hợp cho việc tổ chức các chương trình: hội nghị, hội thảo, tiệc cưới, gala dinner, paty ngoài trời. Ngoài ra, với thế mạnh lâu năm về dịch vụ nhà hàng Bar coffee Dạ Lan Event có tổ hợp các dịch vụ đi kèm như: tiệc ăn sáng, ăn nhanh, buffet và ca nhạc cuối tuần. Đặc biệt, trên tầng 4 của khu nhà tròn Dạ Lan Event có một trung tâm thể dục thẩm mỹ với thiết bị dụng cụ chuyên dụng để khách hàng có thể tập và rèn luyện sức khỏe. Dạ Lan Event là một địa điểm phù hợp để gặp gỡ và giap lưu cũng như có một không gian riêng cho khách hàng. Với mong muốn tạo ra một điểm văn hóa ngay giữa lòng thành phố, sang trọng, văn minh và phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng. - Dạ Lan Sea – nhà hàng Dạ Lan III. Với vị trí thuận lợi nằm ở trung tâm khu du lịch Sầm Sơn trên trục đường Thanh Niên, cách bãi tắm C gần 100m, không gian ấn tượng thơ mộng mang đậm bản sắc dân tộc. Nhà hàng Dạ Lan III là địa chỉ quen thuộc, tin cậy của khách du lịch Sầm Sơn. - Hoàng Long Factory: là nhà máy sản xuất nước uống tinh khiết, đá sạch lên đến hàng chục tỷ đồng với dây chuyền công nghệ hiện đại của Mỹ và Nhật Bản đặt tại Lô C8 – khu Công nghiệp Hoàng Long – TP. Thanh Hóa. Nguồn nước lấy từ độ sâu hơn 100m, được lọc qua nhiều công đoạn dể được loại bỏ các tạp chất, kim loại nặng sau đó được thanh trùng bằng tia cực tím và khử trùng bằng ozon. Quy trình sản xuất nước uống tinh khiết Dạ Lan được quản lý nghiêm ngặt bởi đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên giỏi. Hàng tháng nước uống tinh khiết Dạ Lan đều gửi mẫu sản phẩm về trung tâm y tế dự phòng để kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. - Trung tâm đào tạo nghề: trung tâm đào tạo toàn diện về kiến thức kỹ năng, ý thức kỷ luật, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp. Khơi dậy lòng yêu nghề củng cố quyết tâm nghề nghiệp. Huấn luyện các kỹ năng phụ trợ: an toàn lao động, làm việc khoa học, tác phong làm việc… Cuối cùng là Ban giám đốc - người đứng đầu của công ty, là một phần trong hệ thống quản trị nội bộ của công ty. Nó thực thi vai trò giám sát và trung gian giữa ban điều hành công ty và các cổ đông. 1.3. Đặc điểm về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Trong xu thế hội nhập và phát triển mạnh mẽ của kinh tế, Dạ Lan luôn đề cao và không ngừng thúc đẩy hợp tác trên nhiều phương diện. Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh Thanh Hóa về lĩnh vực kinh doanh ẩm thực và tổ chức sự kiện, Dạ Lan - với tiêu chí “Tinh tế - Chất lượng - Chuyên nghiệp” hiện đang hướng tới phân khúc thị trường là những khách hàng tiềm năng và những kế hoạch, chương trình lớn. Bên cạnh đó, Dạ Lan mạnh dạn kinh doanh các sản phẩm dịch vụ khác như: sự kiện; nước tinh khiết, đá viên; rượu nếp cái hoa vàng; thể dục thẩm mỹ và thể hình; đào tạo nghề… Quy mô Dạ Lan mở rộng trên nhiều địa bàn của tỉnh Thanh Hóa gồm: Dạ Lan Center, Dạ Lan Star, Dạ Lan Sea, Dạ Lan Event, Dạ Lan Factory. 1.4. Tình hình kinh tế tài chính tại Công ty. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dạ Lan trong tháng 2 năm 2013 như sau: (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Doanh thu Lãi gộp Chi phí thường xuyên Dạ Lan Center 4 522 206 000 2 179 690 000 448 301 000 Dạ Lan Star 2 608 885 000 1 347 597 900 223 035 000 Dạ Lan Event 1 037 171 000 570 292 300 222 198 200 Dạ Lan Factory 127 156 500 20 629 700 _ Tổng 8 295 418 500 4 118 209 900 893 534 200 (Nguồn tài liệu: phòng tài chính - kế toán). Nhận xét: + Đối với doanh thu: doanh thu của toàn công ty đạt tới 8.295.418.500 đồng trong đó Dạ Lan Center đạt 4.522.206.000 đồng chiếm tỷ trọng 54,51%, Dạ Lan Star đạt 2.608.885.000 đồng chiếm tỷ trọng 31,45%, Dạ Lan Event đạt 1.037.171.000 đồng chiếm tỷ trọng 12,5%, Dạ Lan Factory đạt 127.156.000 đồng chiếm tỷ trọng 1,54%. + Đối với lãi gộp: lãi gộp của toàn công ty đạt tới 4.118.209 900 đồng trong đó Dạ Lan Center đạt 2.179.690.000 đồng chiếm tỷ trọng 52,93%, Dạ Lan Star đạt 1 347 597 900 đồng chiếm tỷ trọng 32,72%, Dạ Lan Event đạt 570.292.300 đồng chiếm tỷ trọng 13,85%, Dạ Lan Factory đạt 20.629.300 đồng chiếm tỷ trọng 0.5%. + Đối với chi phí thường xuyên: tổng chi phí thường xuyên của toàn công ty là 893.534.200 đồng trong đó Dạ Lan Center là 448.301.000 đồng chiếm tỷ trọng 50,17%, Dạ Lan Star là 223.035.000 đồng chiếm tỷ trọng 24,96%, Dạ Lan Event là 222.198.200 đồng chiếm tỷ trọng 24,87%, Dạ Lan Factory là 0 đồng. * So với tháng 1 năm 2013: - Doanh thu tháng 2 giảm so với tháng 1 là 413.911.500 đồng, trong đó: Dạ Lan Center tăng 310.601.000 đồng Dạ Lan Star tăng 480.768.000 đồng Dạ Lan Event giảm 1.049.591.000 đồng Dạ Lan Factory giảm 155.689.500 đồng - Lãi gộp tháng 2 giảm so với tháng 1 là 157.471.100 đồng, trong đó: Dạ Lan Center tăng 131.369.000 đồng Dạ Lan Star tăng 323.025.900 đồng Dạ Lan Event giảm 286.957.000 đồng Dạ Lan Factory giảm 7.266.800 đồng - Tổng chi phí thường xuyên toàn công ty giảm 320.691.000 đồng Như vậy: hiệu quả kinh doanh của công ty trong tháng 2 vẫn tăng so với tháng 1. Bởi vì lãi gộp giảm 157.471.100 đồng nhưng chi phí lại giảm 320.691.000 đồng. 1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty. 1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty. Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp Kế toán các đơn vị Thủ quỹ PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN Kế toán thuế Kế toán tài sản, ngân hàng + Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán trong công ty, có trách nhiệm lập báo cáo tài chính, dự trù nguồn tài chính ký duyệt tất cả các luồng tiền ra vào của công ty cùng với giám đốc chịu mọi trách nhiệm pháp lý trước chữ ký của mình. + Phó phòng kế toán: là người thay thế kế toán trưởng ký duyệt các chứng từ trước khi thanh toán, kết chuyển các khoản doanh thu, chi phí để tính kết quả kinh doanh, lập báo cáo quyết toán. + Kế toán thuế: tập hợp các khoản thuế trong kỳ và nộp thuế cho nhà nước. + Kế toán tài sản, ngân hàng: có nhiệm vụ phản ánh với giám đốc việc mua sắm trang thiết bị bảo quản và sử dụng TSCĐ, tính đúng khấu hao, phân bổ khấu hao và các đối tượng chịu chi phí; tính chi phí sửa chữa TSCĐ, hạch toán chi phí thanh lý nhượng bán TSCĐ. Làm thủ tục vay trả với các ngân hàng theo dõi và đi đòi nợ cho công ty. + Thủ quỹ: quản lý tiền mặt của công ty, thu và chi tiền mặt k
Luận văn liên quan