Những năm gần đây cùng với sự đổi mới của đất nước, kinh tế Việt Nam đang từng bước đi lên hòa nhập cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới. Các DN ngày càng nhiều nên cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. Xu thế phát triển như vậy càng đòi hỏi các DN thuộc các ngành nghề của nền kinh tế quốc dân phải không ngừng đổi mới trong cách thức quản lý, kinh doanh đồng thời phải có những chính sách cụ thể về kinh tế tài chính để duy trì hoạt động và phát triển của đơn vị mình. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các DN một mặt phải trang trải được toàn bộ chi phí bằng kết quả sản xuất, mặt khác phải đảm bảo có lãi, có tích lũy nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên và mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo lập vị thế của mình trên thương trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Để làm được điều đó, các DN cần phải có những đối sách phù hợp, tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí. Một trong những khoản chi phí mà DN nào cũng quan tâm đến là chi phí về nhân công. Chi phí này được biểu hiện qua tiền lương và các khoản trích theo lương mà DN phải trả cho người lao động của mình.
Tiền lương luôn là vấn đề được xã hội chú ý đến bởi ý nghĩa kinh tế và xã hội to lớn của nó. Tiền lương là một vấn đề rất quan trọng, nó góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của từng DN. Một chính sách tiền lương hợp lý là cơ sở, đòn bẩy cho sự phát triển của DN.
Đối với DN, tiền lương là một phần không nhỏ của chi phí sản xuất. Nếu DN vận dụng chế độ tiền lương hợp lý sẽ tạo động lực cho tăng năng suất lao động.
Đối với người lao động tiền lương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó là nguồn thu nhập đảm bảo cuộc sống không những chỉ cá nhân mà cả gia đình của họ. Tiền lương là một động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động nếu họ được trả xứng đáng với sức lao động mà họ đã đóng góp nhưng cũng có thể làm giảm năng suất lao động khiến cho quá trình sản xuất bị chậm lại, không đạt hiệu quả nếu tiền công tiền lương mà họ nhận được thấp hơn sức lao động mà họ đã bỏ ra.
Xét trên tầm vĩ mô của toàn bộ nền kinh tế, tiền lương là sự cụ thể hơn của quá trình phân phối của cải vật chất do người lao động làm ra. Vì vậy việc xây dựng thang lương, bảng lương, lựa chọn các hình thức trả lương hợp lý để sao cho tiền lương vừa là khoản thu nhập để người lao động đảm bảo nhu cầu cả về vật chất lẫn tinh thần đồng thời làm cho tiền lương trở thành động lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn đối với công việc mà họ đảm nhận. Tùy theo đặc điểm của từng DN mà xây dựng kế hoạch việc hạch toán tiền lương cho chính xác, khoa học để tính đúng, tính đủ tiền lương, đảm bảo quyền lợi vật chất cho người lao động, đặc biệt là đảm bảo công tác kiểm toán, thanh tra, kiểm tra được dễ dàng. Nhà nước luôn bảo vệ quyền lợi của người lao động, biểu hiện cụ thể bằng Luật lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ).
Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT, KPCĐ. Đây là quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đến từng thành viên. Các chế độ về tiền lương và các khoản trích theo lương đã được Nhà nước ban hành, song nó được vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh và vào tính chất công việc của các DN đó.
81 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 10456 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH May Kim Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây cùng với sự đổi mới của đất nước, kinh tế Việt Nam đang từng bước đi lên hòa nhập cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới. Các DN ngày càng nhiều nên cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. Xu thế phát triển như vậy càng đòi hỏi các DN thuộc các ngành nghề của nền kinh tế quốc dân phải không ngừng đổi mới trong cách thức quản lý, kinh doanh đồng thời phải có những chính sách cụ thể về kinh tế tài chính để duy trì hoạt động và phát triển của đơn vị mình. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các DN một mặt phải trang trải được toàn bộ chi phí bằng kết quả sản xuất, mặt khác phải đảm bảo có lãi, có tích lũy nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên và mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo lập vị thế của mình trên thương trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Để làm được điều đó, các DN cần phải có những đối sách phù hợp, tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí. Một trong những khoản chi phí mà DN nào cũng quan tâm đến là chi phí về nhân công. Chi phí này được biểu hiện qua tiền lương và các khoản trích theo lương mà DN phải trả cho người lao động của mình.
Tiền lương luôn là vấn đề được xã hội chú ý đến bởi ý nghĩa kinh tế và xã hội to lớn của nó. Tiền lương là một vấn đề rất quan trọng, nó góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của từng DN. Một chính sách tiền lương hợp lý là cơ sở, đòn bẩy cho sự phát triển của DN.
Đối với DN, tiền lương là một phần không nhỏ của chi phí sản xuất. Nếu DN vận dụng chế độ tiền lương hợp lý sẽ tạo động lực cho tăng năng suất lao động.
Đối với người lao động tiền lương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó là nguồn thu nhập đảm bảo cuộc sống không những chỉ cá nhân mà cả gia đình của họ. Tiền lương là một động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động nếu họ được trả xứng đáng với sức lao động mà họ đã đóng góp nhưng cũng có thể làm giảm năng suất lao động khiến cho quá trình sản xuất bị chậm lại, không đạt hiệu quả nếu tiền công tiền lương mà họ nhận được thấp hơn sức lao động mà họ đã bỏ ra.
Xét trên tầm vĩ mô của toàn bộ nền kinh tế, tiền lương là sự cụ thể hơn của quá trình phân phối của cải vật chất do người lao động làm ra. Vì vậy việc xây dựng thang lương, bảng lương, lựa chọn các hình thức trả lương hợp lý để sao cho tiền lương vừa là khoản thu nhập để người lao động đảm bảo nhu cầu cả về vật chất lẫn tinh thần đồng thời làm cho tiền lương trở thành động lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn đối với công việc mà họ đảm nhận. Tùy theo đặc điểm của từng DN mà xây dựng kế hoạch việc hạch toán tiền lương cho chính xác, khoa học để tính đúng, tính đủ tiền lương, đảm bảo quyền lợi vật chất cho người lao động, đặc biệt là đảm bảo công tác kiểm toán, thanh tra, kiểm tra được dễ dàng. Nhà nước luôn bảo vệ quyền lợi của người lao động, biểu hiện cụ thể bằng Luật lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ)...
Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT, KPCĐ. Đây là quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đến từng thành viên. Các chế độ về tiền lương và các khoản trích theo lương đã được Nhà nước ban hành, song nó được vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh và vào tính chất công việc của các DN đó.
Công ty TNHH May Kim Anh với nhiệm vụ là sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm về may mặc phục vụ không những nhu cầu tiêu dung trong nước mà cả cho xuất khẩu. Chính vì lẽ đó việc xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, với sự giúp đỡ tận tình của các cô chú anh chị phòng kế toán công ty TNHH May Kim Anh trong thời gian thực tập tại công ty em đã có cơ hội được tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tai công ty. Điều này đã giúp em rất nhiều trong việc củng cố và mở mang kiến thức đã học tại trường mà em chưa có điều kiện áp dụng thực hành. Vì vậy em đã chọn đề tài “Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH May Kim Anh” làm chuyên đề thực tập cuối khóa của mình.
2.Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đã được các khóa trước nghiên cứu, tuy nhiên các anh (chị) khóa trước vẫn chưa nhận thấy hết được nhược điểm trong công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công tyTNHH May Kim Anh như:
- Công ty vẫn áp dụng hình thức tính lương thời gian cho cán bộ nhân viên văn phòng là hợp lý. Tuy nhiên, hình thức đó không phản ánh chính xác năng lực và không phát huy được tính tự nguyện, tự giác của cán bộ công nhân viên. Do đó cần phải có chính sách hợp lý hơn trong công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho bộ phận bán hàng là chưa hợp lý để có hiệu quả tối đa...
Vì vậy em tiếp tục nghiên cứu đề tài này và đưa ra những giải pháp nhằm mong muốn hoàn thiện công tác “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty TNHH May Kim Anh.
3. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của chuyên đề này là đánh giá chính xác thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH May Kim Anh. Trên cơ sở đó tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Phạm vi nghiên cứu là thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại phòng hành chính của công ty trong tháng 1 năm 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế toán: - Phương pháp chứng từ kế toán
- Phương pháp tài khoản kế toán
- Phương pháp tính giá
- Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán.
Tham khảo giáo trình tài liệu, các quy tắc chuẩn mực
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích đánh giá.
6. Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH May Kim Anh và những
lý luận chung về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương.
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH May Kim Anh.
Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH May Kim Anh.
Chương 1:
Tổng quan về công ty TNHH May Kim Anh
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước, đường lối của Đảng về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, góp phần xây dựng và phát triển ngành may mặc nói riêng và phát triển nền công nghiệp nói chung của đất nước, đưa kinh tế đất nước lên một tầm cao mới; hàng loạt các công ty, xí nghiệp công nghiệp may ra đời. Công ty TNHH May Kim Anh cũng ra đời trong bối cảnh ấy.
Công ty TNHH May Kim Anh ra đời góp phần làm đẩy nhanh tốc độ phát triển, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần làm giàu cho một số lượng đông đảo cá nhân và toàn xã hội.
Công ty TNHH May Kim Anh được thành lập vào T11/2006 có trụ sở đặt tại Lô 3-1 khu công nghiệp Tây Bắc Ga - Thành phố Thanh Hóa - Tỉnh Thanh Hóa. Công ty TNHH May Kim Anh là một công ty có tư các pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản ở Ngân hàng.
* Sơ lược về công ty TNHH may Kim Anh.
Tên đầy đủ: Công ty TNHH May Kim Anh.
Tên tiếng anh: Kim Anh Garment company.
Địa chỉ Email: kimanh garment @gmail.com
Vốn điều lệ: 3.550.000.000
Mã số thuế: 2801005476
Trụ sở chính: Lô 3-1 khu công nghiệp Tây Bắc Ga - Thành phố Thanh Hóa - Tỉnh Thanh Hóa.
Điện thoại: 0373 716 967
Fax; 0373 716 967
Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 2602001624 do phòng ĐKKD, sở kế hoạch đầu tư Thanh Hóa cấp ngày 29/11/2006.
Công ty hoạt động theo luật DN số 60/2005/QH 11 ngày 29/11/2005.
Các giải thưởng mà công ty đã đạt được:
- Giải thưởng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000.
- Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2009.
- Tham gia và đạt nhiều giải thưởng trong các hội chợ, triển lãm của tỉnh Thanh Hóa tổ chức.
- Năm 2010 được vinh dự đón nhận HC Lao động hạng nhì do Nhà nước trao tặng.
- Năm 2010 nhận được cờ thi đua của tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa.
- Liên tục từ 2006 đến 2010 được Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa chứng nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
Những giải thưởng, danh hiệu mà công ty đạt được đã khẳng định sự nỗ lực phấn đấu hết mình của tập thể cán bộ CNV toàn công ty trong suốt thời gian qua. Điều đó sẽ giúp công ty tạo lập vị trí và đứng vững hơn trên thương trường ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn như hiên nay.
1.2 Một số nét khái quát sơ lược về tình hình công ty TNHH May Kim Anh.
1.2.1.Vốn và tình hình tài chính của công ty
Công ty TNHH May Kim Anh có tổng số vốn điều lệ là 3.550.000.000 VND.
Công ty TNHH May Kim Anh là công ty SXKD liên tục. Kể từ khi thành lập đến nay công ty luôn làm ăn có lợi nhuận. Hàng năm đã đóng góp vào NSNN đầy đủ theo quy định và đúng thời hạn.
Về công tác trả lương cho người lao động, công ty luôn thanh toán đầy đủ và đúng hạn, đảm bảo người lao động yên tâm và ổn định cuộc sống để làm việc tốt hơn nữa.
1.2.2 Cơ sở vật chất
Công ty TNHH May Kim Anh có một hệ thống cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ đảm bảo điều kiện cho quản lý và sản xuất.
Tổng quan công ty có một khuôn viên rộng, 1 phòng bảo vệ, một dãy nhà văn phòng và một khu dành cho sản xuất sản phẩm.
Dãy nhà văn phòng công ty gồm có: 1 phòng giám đốc, 1 phòng phó giám đốc, 1 phòng họp và tiếp khách, 1 phòng kế toán tổng hợp. Các văn phòng đều được trang bị hệ thống máy tính nối mạng để đảm bảo luôn cập nhật thông tin và tiện liên hệ đặt hàng với khách hàng qua email.
Khu nhà sản xuất của công ty gồm có một phòng thiết kế và căt may, một kho nguyên vật liệu, một kho phụ liệu và 3 dãy nhà dành cho sản xuất. Các dãy nhà này cũng được bố trí trang thiết bị đầy đủ để phục vụ cho công nhân sản xuất tốt nhất. Dãy nhà sản xuất được trang bị một hệ thống máy may hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài và thường xuyên được kiểm tra bảo dưỡng để đảm bảo điều kiện kỹ thuật phục vụ cho sản xuất.
1.2.3 Ngành nghề kinh doanh.
Công ty TNHH May Kim Anh là DN vừa sản xuất vừa kinh doanh theo chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề đã đăng ký theo đúng khuôn khố của Hiến Pháp và Pháp Luật.
Công ty TNHH May Kim Anh có phòng thiết kế các loại mẫu mã SP, sản xuất và tiêu thụ chính các SP đó.
Công ty TNHH May Kim Anh tham gia liên kết cùng các DN khác để mở rộng sản xuất xuống các địa phương, hợp tác xã nhằm phát triển sự nghiệp của mình.
Sản phẩm chính của công ty TNHH May Kim Anh là các loại quần áo như: veston nữ, jacket, quần âu, áo sơ mi, áo đồng phục, quần áo trẻ em, áo ấm, đồ thể thao.
Các SP mà công ty tạo ra vừa được bán để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước vừa phục vụ cho xuất khẩu ra nước ngoài.
1.3 Đặc điểm bộ máy sản xuất kinh doanh
1.3.1 Bộ máy quản lý
Công ty TNHH May Kim Anh là một công ty có bộ máy quản lý khá đơn giản nhưng lại rất chặt chẽ và phù hợp với tình hình công ty.
Tuy không bố trí quá nhiều nhân viên quản lý song hoạt động của công ty lại khá hiệu quả. Điều này đã chứng tỏ đội ngũ cán bộ quản lý của công ty thật sự có năng lực.
Bộ máy quản lý của công ty TNHH May Kim Anh được bố trí theo sơ đồ sau:
Phòng
xuất nhập khẩu.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GĐ SẢN XUẤT
PHÓ GĐ
KINH DOANH
Phòng kế hoạch vật tư.
Phòng tổ chức hành chính.
Phòng kinh doanh.
Phòng
kế toán tài chính.
Phòng
kỹ thuật KCS, thiết bị.
Quản đốc phân xưởng may.
Cửa hàng
giới thiệu
sản phẩm.
Tổ cắt
Tổ may 2
Tổ may 4
Tổ
hoàn thiện
Tổ KCS (Kiểm hàng)
Tổ may 3
Tổ may 1
H. SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY TNHH MAY KIM ANH
Chức năng, quyền hạn của các chức danh, phòng ban trong công ty.
* Giám đốc.
Giám đốc công ty là người đại diện cho công ty về quyền lợi, nghĩa vụ sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định hiện hành. Giám đốc là người có quyết định cao nhất trong công ty. Mọi hoạt động của công ty đều được sự ủng hộ nhất trí của hội đồng thành viên công ty, được giám đốc thông qua và ký duyệt hoặc được người giám đốc ủy quyền ký duyệt thì mới được thực hiện.
Nếu trong quá trình hoạt động công ty có sai phạm nào thì giám đốc là người đầu tiên chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
* Phó Giám đốc.
Phó giám đốc là người được giám đốc ủy quyền, thay mặt giám đốc giải quyết các vấn đề thuộc quyền hạn và trách nhiệm của mình. Các giám đốc đều dưới quyền giám đốc, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về phần việc được giao phó.
Phó giám đốc sản xuất chịu trách nhiệm về những phần việc liên quan đến sản xuất và kỹ thuật... nhằm sản xuất có hệ thống, năng suất và hiệu quả.
Phó giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm những phàn việc liên quan đến kinh doanh và các phòng ban như: phòng hành chính, phòng kinh doanh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm... nhằm quản lý tiêu thụ tốt hàng hóa và tăng doanh thu cho công ty.
* Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ.
Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ của công ty có chức năng tham mưu và giúp việc cho ban giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc.
- Phòng kế hoạch vật tư chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất theo dõi các mã hàng, làm thủ tục xuất hàng, vận chuyển hàng, quản lý kho hàng của công ty. Phòng này còn chịu trách nhiệm chi phối kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng và kế hoạch vật tư đến các tổ sản xuất, nhập nguyên phụ liệu, xuất thành phẩm đúng với tác nghiệp và hợp đồng với khách hàng.
- Phòng kỹ thuật KCS, thiết bị chịu trách nhiệm toàn bộ về kỹ thuật của các lô hàng mà công ty sản xuất ra trước ban giám đốc. Ngoài ra, phòng này còn chịu trách nhiệm thiết kế, thử chế mẫu mã theo kế hoạch sản xuất; xây dựng tác nghiệp đường chuyền công nghệ cho các đơn hàng sản xuất; chịu trách nhiệm về kỹ thuật của sản phảm cuối cùng và kiểm soát quá trình sản xuất, kiểm soát và quản lý các thiết bị sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất.
- Phòng tổ chức hành chính có chức năng xây dựng phương án kiện toàn bộ máy tổ chức trong công ty, quản lý nhân sự, thực hành công tác hành chính quản trị, giải quyết các chế độ, chính sách cho cán bộ CNV trong công ty.
Ngoài ra, phòng này còn thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển, sát hạch, thưởng phạt của cán bộ CNV; tuyển lao động và có kế hoạch đào tạo lao động mới, quản lý hồ sơ lao động toàn công ty.
- Phòng kế toán tài chính chịu trách nhiệm toàn bộ phần kế toán của công ty, lập kế hoạch quản lý và sử dụng nguồn tài chính của công ty, phân tích hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.
Phòng kế toán tài chính phải chịu trách nhiệm về số liệu kế toán thống kê của công ty. Hàng tháng, quý, năm phòng kế toán tài chính phải báo cáo kịp thời cho ban quản trị về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng kinh doanh tổng hợp có trách nhiệm xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sao cho hiệu quả tốt nhất có thể. Phòng này có trách nhiệm về công tác bán hàng của công ty, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế, quản lý và giám sát công tác giới thiệu sản phẩm của công ty.
- Phòng xuất nhập khẩu có trách nhiệm làm thủ tục về thanh toán xuất nhập khẩu và các thủ tục hải quan.
- Quản đốc phân xưởng may có trách nhiệm chính là nhận kế hoạch sản xuất từ bộ phận kế hoạch sau đó lập kế hoạch cho từng tổ và đôn đốc các tổ sản xuất theo đúng kế hoạch cả về số lượng, chất lượng và mẫu mã.
Quản đốc phân xưởng may chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo công ty về toàn bộ hoạt động của phân xưởng.
- Tổ cắt có trách nhiệm nhận nguyên liệu từ kho nguyên liệu của công ty và cắt bán thành phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật trong kế hoạch sản xuất do quản đốc phân xưởng bàn giao. Sau khi đã cắt xong thì kiểm tra và bàn giao cho các tổ may để hoàn thiện sản phẩm.
- Các tổ may 1, 2, 3 và 4 có trách nhiệm nhận bán thành phẩm mà tổ cắt bàn giao và may hoàn thiện sản phẩm như thiết kế và đúng kế hoạch.
1.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty.
Công ty TNHH May Kim Anh có một quy trình công nghệ liên tục được cấu thành bởi hình thức kinh doanh chủ yếu là gia công hàng hóa theo đơn đặt hàng cho khách hàng trong nước và phục vụ cho công tác xuất khẩu.
Gia công hàng hóa theo hai bước
Bước 1: Nhận tài liệu kĩ thuật và sản phẩm mẫu do khách hàng gửi đến ( nếu có) hoặc tài liệu kỹ thuật từ phòng kỹ thuật của công ty sau đó làm sản phẩm mẫu theo yêu cầu và gửi cho khách hàng kiểm duyệt.
Sơ đồ như sau:Tài liệu kỹ thuật và sản phẩm mẫu mà khách hàng gửi đến.
Bộ phận kỹ thuật nghiên cứu và vẽ ra giấy mẫu.
Cắt và may sản phẩm mẫu theo yêu cầu đặt hàng của khách.
Gửi sản phẩm mẫu cho khách hàng kiểm tra và duyệt
Bước 2: Sau khi khách hàng chấp nhận và đồng ý ký hợp đồng công ty bắt đầu lập kế hoạch sản xuất và triển khai đến các tổ sản xuất để sản xuất theo đúng số lượng và yêu cầu của đơn đặt hàng đã ký với khách
Các tổ sản xuất tiến hành theo sơ đồ sau:
Kho
nguyên phụ liệu.
Kỹ thuật
ra sơ đồ cắt.
Tổ cắt.
Kho
nguyên phụ liệu.
Kỹ thuật
hướng dẫn.
Tổ may 1, 2, 3
và 4.
Là hơi
sản phẩm.
KCS
kiểm hàng.
Đóng gói
sản phẩm.
Xuất sản phẩm
giao cho khách hàng.
1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty
1.4.1 Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty được bố trí theo sơ đồ sau:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN
TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QỦA KINH DOANH
KẾ TOÁN NLVL,
THÀNHPHẨM,
CÔNG CỤ DỤNG CỤ
KẾ TOÁN THEO DÕI CÔNG NỢ CỦA KHÁCH HÀNG
H. SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY TNHH MAY KIM ANH
Trách nhiệm và quyền hạn của từng kế toán.
* Kế toán trưởng.
Kế toán trưởng là thành viên của ban giám đốc, là người được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán, người chỉ đạo chung và tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính và các chiến lược kế toán tài chính cho DN. Kế toán trưởng là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh công việc mà các kế toán đã làm sao cho hợp lý, hợp pháp và có lợi cho DN.
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình.
Quyền hạn của kế toán trưởng:
+ Có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
+ Có quyền phân công và chỉ đạo tất cả các nhân viên kế toán tại đơn vị về các công việc thuộc nghiệp vụ kế toán.
+ Có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong phạm vi đơn vị cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu cần thiết cho công tác kế toán kiểm toán.
+ Có quyền ký duyệt các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê và các tài liệu có liên quan. Có quyền không ký duyệt các báo cáo tài chính, các chứng từ, tài liệu không phù hợp với luật lệ, chế độ và chỉ thị của cấp trên.
+ Có quyền báo cáo với thủ trưởng đơn vị về hành vi vi phạm pháp luật đã quy định, có quyền từ chối các công việc vi phạm pháp luật ngay cả khi có chỉ thị của cấp trên và phải báo cáo nhanh lên ban lãnh đạo để kịp thời chấn chỉnh và xử lý.
+ Có quyền đề xuất khen thưởng, kỷ luật, thuyên chuyển hoặc tuyển dụng nhân viên kế toán tại đơn vị.
Trách nhiệm của kế toán trưởng:
+ Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với đặc điểm kế toán tại đơn vị.
+ Tính toán chính xác các khoản phải nộp Nhà nước, các khoản công nợ phải thu, phải trả. Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ các kết quả kiểm kê tài sản tại đơn vị theo định kỳ.
+ Tổ chức công tác kiểm tra kế toán nội bộ trong đơn vị để đảm bảo việc ghi chép kế toán trung thực và kịp thời. Hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, quy định của cấp trên có liên quan đến công tác kế toán, thống kê của đơn vị.
+ Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo tài chính và quyết toán của đơn vị theo chế độ quy định trong niên đọ báo cáo của đơn vị.
+ Tổ chức bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách và các tài liệu liên quan đến công tác