Chuyên đề Thực trạng và biện pháp phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm

Tính tất yếu của đề tài: Qua hơn 20 năm mở cửa nền kinh tế và thực hiện đổi mới, hoạt động xuất nhập khẩu đã khẳng định được vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay, khi đất nước ta ngày càng phát triển hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế, khi Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương “Lấy xuất khẩu là động lực để thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước” hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và cụ thể là xuất khẩu đã ngày càng củng cố thêm vị trí quan trọng của nó trong nền kinh tế. Xuất khẩu không chỉ đơn thuần là hoạt động mang hàng hóa trong nước bán ra nước ngoài mà bản chất của nó là chúng ta xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế so sánh của nước mình, thu về nguồn vốn ngoại tệ để cung cấp cho chính hoạt động nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước. Giá trị mang lại từ hoạt động xuất khẩu chiếm tỷ trọng không nhỏ trong GDP, hoạt động xuất khẩu kích thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành có lợi thế so sánh, tận dụng được tối đa các nguồn lực sẵn có trong nước, cung cấp lượng công ăn việc làm đáng kể cho người lao động. Đứng vị trí hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam, đến nay Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm với tên giao dịch viết tắt Tocontap Hà Nội đã có bề dày 54 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này. Công ty đã trở thành 1 trong 3 Công ty xuất nhập khẩu có quy mô lớn nhất khu vực miền Bắc. Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty bao trùm rất nhiều chủng loại mặt hàng khác nhau; số lượng các bạn hàng, đối tác lớn; vận dụng nhiều phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu khác nhau; các nghiệp vụ biến hóa đa dạng và phong phú. Do vậy, với mục đích mong muốn phản ánh được một phần nào thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua, em đã chọn Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm là nơi thực tập và nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng và biện pháp phát triển hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm”. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Mục đích nghiên cứu của đề tài là mang đến một cái nhìn đầy đủ và chính xác nhất về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm và thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty, đồng thời phân tích những thành công, hạn chế của Công ty trong hoạt động này, thông qua đó đề xuất những kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa hoạt động xuất khẩu của Công ty. Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm. Đề tài sẽ nghiên cứu các số liệu, tình hình của hoạt động trên của Công ty trong phạm vi thời gian từ năm 2006 đến năm 2009. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: liệt kê, so sánh, phân tích, dự báo Kết cấu đề tài: Nội dung đề tài bao gồm 3 chương chính: Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm Chương 2: Tình hình hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm, giai đoan 2006 - 2009 Chương 3: Phương hướng và một số biện pháp phát triển hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm đến năm 2015

doc76 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3711 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và biện pháp phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ ~~~~~~*~~~~~~  CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA Đề tài THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM Sinh viên thực hiện  :  NGUYỄN THU TRANG   MSSV  :  CQ482993   Lớp  :  Kinh tế quốc tế B   Khóa  :  48   Hệ  :  Chính quy   Giáo viên hướng dẫn  :  Th.S Đỗ Thị Hương   HÀ NỘI, 05/2010 LỜI CAM ĐOAN Tên em là Nguyễn Thu Trang, sinh viên lớp Kinh tế quốc tế B, khóa 48. Em xin cam đoan chuyên đề thực tập cuối khóa “ Thực trạng và biện pháp phát triển hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm “ được thực hiện với sự tìm tòi nghiên cứu của bản thân em, dưới sự hướng dẫn của Giảng viên – Thạc sĩ Đỗ Thị Hương và sự giúp đỡ của các anh chị phòng xuất nhập khẩu 8 – Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm. Em xin cam đoan các số liệu trong chuyên đề là trung thực, không sao chép các bài luận văn tốt nghiệp của khóa trước. Nếu vi phạm lời cam đoan trên, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với nhà trường và khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế. Sinh viên Nguyễn Thu Trang LỜI CẢM ƠN Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thầy, cô Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và các thầy, cô trong khoa Thương mại và kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho em đi thực tập để có thể nâng cao hiểu biết cho mình. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm cùng các anh, chị, cô, chú tại phòng xuất nhập khẩu 8 của Công ty đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình em thực tập tại Công ty. Đặc biệt em xin được gửi lời cảm ơn đến cô giáo-Thạc sĩ Đỗ Thị Hương người đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian qua để em có thể hoàn thành bài chuyên đề thực tập của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thu Trang MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM 3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tocontap Hà Nội 3 1.1.1. Quá trình hình thành và phân tách của Công ty. 3 1.1.2 Bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty hiện nay và chức năng của từng đơn vị 5 1.1.2.1.Cơ cấu tổ chức của Công ty 5 1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị 6 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cố phần xuất nhập khẩu tạp phẩm 9 1.2.1. Lĩnh vực và phương thức kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm 9 1.2.1. Lĩnh vực hoạt động của Công ty 9 1.2.1.2. Các phương thức kinh doanh của Công ty 11 1.2.2. Môi trường kinh doanh của Công ty 14 1.2.2.1. Môi trường kinh doanh bên trong của Công ty 14 1.2.2.2. Môi trường bên ngoài 15 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 17 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM 20 2.1. Thực tiễn hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm thời kỳ 2006 - 2009 20 2.1.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm 20 2.1.2. Các thị trường xuất khẩu chính của Công ty 24 2.1.3. Các hình thức kinh doanh xuất khẩu của Công ty 28 2.2. Các biện pháp hỗ trợ ổn định và thúc đẩy xuất khẩu của công ty….29 2.3. Đánh giá khái quát về hoạt động xuất khẩu của Công ty…………………31 2.3.1. Kết quả hoạt động xuất khẩu của Công ty trong những năm gần đây 31 2.3.2. Những thành công trong thực hiện biện pháp quản lý và tổ chức xuất khẩu của Tocontap Hà Nội 35 2.3.3. Những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của Tocontap Hà Nội và nguyên nhân 36 2.3.3.1. Những điểm yếu kém trong hoạt động xuất khẩu của Công ty 36 2.3.3.2. Nguyên nhân gây ra những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của Công ty 39 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM 44 3.1. Phương hướng phát triển của Công ty đến 2015 44 3.1.1. Các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2010 - 2015 44 3.1.2. Biện pháp thực hiện 45 3.2. Một số biện pháp kiến nghị nhằm đẩy mạnh và phát triển hoạt động xuất khẩu của Tocontap Hà Nội 47 3.2.1. Những biện pháp đối với Công ty 47 3.2.1.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing, xúc tiến thương mại, phát triển và củng cố thương hiệu của Công ty 47 3.2.1.2. Giải pháp về phát triển sản phẩm, đa dạng hóa danh mục hàng xuất khẩu 48 3.2.1.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ 49 3.2.1.4. Sử dụng linh hoạt và hiệu quả các hình thức kinh doanh xuất khẩu 50 3.2.1.5. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện hợp đồng xuất khẩu 51 3.2.1.6 Hoàn thiện công tác quản lý tài chính và sử dụng nguồn vốn của Công ty chặt chẽ, hiệu quả 52 3.2.1.7. Tổ chức khai thác tốt nguồn hàng, nguồn cung ứng đầu vào cho Công ty 53 3.2.1.8. Xây dựng mạng lưới thông tin hoạt động hiệu quả 54 3.2.2. Một số kiến nghị đối với Chính phủ 55 3.2.2.1. Minh bạch hóa và hoàn thiện các chính sách, cơ chế quản lý xuất khẩu của Nhà nước 55 3.2.2.2. Tích cực thực hiện các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu 56 3.2.2.3. Phát triển hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 56 3.2.2.4. Điều chỉnh chính sách tiền tệ, tài khóa và tỷ giá theo hướng phù hợp với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu 57 3.2.2.5. Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp về vấn đề thông tin thị trường và xúc tiến thương mại 58 KẾT LUẬN 60 Danh mục tài liệu tham khảo 62 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Danh mục các thị trường xuất khẩu chính của Công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu tạp phẩm 12 Bảng 1.2. Danh sách các thị trường nhập khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm 13 Bảng 1.3. Kết quả kinh doanh tổng hợp của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm từ 2006 đến 2009 18 Bảng 2.1.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Tocontap Hà Nội thời kỳ 2006-2009 21 Bảng 2.2 Xuất khẩu theo thị trường của Tocontap Hà Nội thời kỳ 2006-2009 25 Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm 32 Bảng 2.4 Tổng kết kết quả kinh doanh theo thị trường và mặt hàng của Tocontap Hà Nội 34 Bảng 3.1 Chỉ tiêu thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu của Tocontap Hà Nội giai đoạn 2010 - 2015 45 DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm 5 Biểu đồ 1.1. Cơ cấu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần XNK tạp phẩm 11 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu của tổng doanh thu xuất khẩu năm 2006 theo mặt hàng (%) 22 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu của tổng doanh thu xuất khẩu năm 2009 theo mặt hàng (%) 22 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu của tổng doanh thu xuất khẩu năm 2006 theo thị trường (%) 27 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu của tổng doanh thu xuất khẩu năm 2009 theo thị trường (%) 27 LỜI MỞ ĐẦU Tính tất yếu của đề tài: Qua hơn 20 năm mở cửa nền kinh tế và thực hiện đổi mới, hoạt động xuất nhập khẩu đã khẳng định được vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay, khi đất nước ta ngày càng phát triển hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế, khi Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương “Lấy xuất khẩu là động lực để thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước” hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và cụ thể là xuất khẩu đã ngày càng củng cố thêm vị trí quan trọng của nó trong nền kinh tế. Xuất khẩu không chỉ đơn thuần là hoạt động mang hàng hóa trong nước bán ra nước ngoài mà bản chất của nó là chúng ta xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế so sánh của nước mình, thu về nguồn vốn ngoại tệ để cung cấp cho chính hoạt động nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước. Giá trị mang lại từ hoạt động xuất khẩu chiếm tỷ trọng không nhỏ trong GDP, hoạt động xuất khẩu kích thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành có lợi thế so sánh, tận dụng được tối đa các nguồn lực sẵn có trong nước, cung cấp lượng công ăn việc làm đáng kể cho người lao động. Đứng vị trí hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam, đến nay Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm với tên giao dịch viết tắt Tocontap Hà Nội đã có bề dày 54 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này. Công ty đã trở thành 1 trong 3 Công ty xuất nhập khẩu có quy mô lớn nhất khu vực miền Bắc. Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty bao trùm rất nhiều chủng loại mặt hàng khác nhau; số lượng các bạn hàng, đối tác lớn; vận dụng nhiều phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu khác nhau; các nghiệp vụ biến hóa đa dạng và phong phú. Do vậy, với mục đích mong muốn phản ánh được một phần nào thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua, em đã chọn Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm là nơi thực tập và nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng và biện pháp phát triển hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm”. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Mục đích nghiên cứu của đề tài là mang đến một cái nhìn đầy đủ và chính xác nhất về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm và thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty, đồng thời phân tích những thành công, hạn chế của Công ty trong hoạt động này, thông qua đó đề xuất những kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa hoạt động xuất khẩu của Công ty. Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm. Đề tài sẽ nghiên cứu các số liệu, tình hình của hoạt động trên của Công ty trong phạm vi thời gian từ năm 2006 đến năm 2009. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: liệt kê, so sánh, phân tích, dự báo… Kết cấu đề tài: Nội dung đề tài bao gồm 3 chương chính: Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm Chương 2: Tình hình hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm, giai đoan 2006 - 2009 Chương 3: Phương hướng và một số biện pháp phát triển hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm đến năm 2015 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM Lịch sử hình thành và phát triển của Tocontap Hà Nội Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm ( TOCONTAP HÀ NỘI) tiền thân là doanh nghiệp của Nhà nước trực thuộc bộ thương mại được thành lập 5/3/1956 có tên là Tổng Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm. Năm 2006 Công ty chuyển đổi sang cơ chế cổ phần. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước, Công ty đã không ngừng phát triển ổn định về mọi mặt. Có được kết quả đó là nhờ sự đổi mới linh hoạt của Công ty để luôn đảm bảo bắt kịp với đà đổi mới của nền kinh tế đất nước, Công ty với khẩu hiệu “ Uy tín – Chất lượng – Hiệu quả” luôn khẳng định được vị thế của mình trên thương trường và đảm bảo văn minh thương mại. Tổng thể về Công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm được khái quát trong một số nét sau đây: Quá trình hình thành và phân tách của Công ty. Được cổ phần hóa từ một doanh nghiệp nhà nước hoạt động đã lâu năm trực thuộc Bộ Thương Mại, tiền thân của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm là Tổng Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm thành lập ngày 5/3/1956. Là một trong những đơn vị đầu tiên được giao nhiệm vụ xuất nhập khẩu, lịch sử của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu tạp phẩm đã trải qua 9 lần thay đổi cơ cấu tổ chức khác nhau. Cụ thể từ khi thành lập đến năm 1990, Công ty đã tách thành lập các đơn vị sau: Artexport, Barotex, tách cơ sở sản xuất của Công ty giao cho Bộ công nghiệp nhẹ quản lý, Textimex, Mecanimex, Leaprodoxim, tách Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm phía Nam thành Công ty trực thuộc bộ thương mại. Qua nhiều lần chia tách nhỏ nhưng Công ty đã đứng vững và không ngừng phát triển. Từ một Tổng Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm là nòng cốt đã hình thành nhiều tổ chức, đã nuôi dưỡng được đội ngũ cán bộ hùng hậu tỏa đi khắp muôn phương làm nên sự nghiệp, nhiều vị đang là Giám đốc các Công ty, tổng Công ty ở trong và ngoài Bộ, tham tán các nước lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện. Thực hiện nghị quyết của Đại Hội Đảng VI năm 1986, nước ta bắt đầu chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế quản lý mới. Năm 1993 để đáp ứng điều kiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, theo đề nghị của vụ trưởng vụ tổ chức và giám đốc Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm, Bộ Thương Mại ra quyết định số 333TM/TCCB ngày 31 tháng 3 năm 1993 về việc thành lập doanh nghiệp: Tên gọi: Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Tên tiếng Anh: Vietnam National Sundries Import and Export Corporation Tên giao dịch: Tocontap Hanoi Trụ sở chính: 36 Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Từ khi chuyển đổi cơ chế năm 1993 đến nay Công ty từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu đồng thời đa dạng hóa các mặt hàng, các phương thức kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh của Công ty, tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước và góp phần phát triển kinh tế đất nước. Năm 2006 Công ty thực hiện cổ phần hóa, chấm dứt thời kỳ 50 năm là doanh nghiệp Nhà nước. Thực hiện cổ phẩn hóa, Công ty được hoạt động dưới hình thức quản lý mới, sở hữu mới, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, mang lại lợi ích tối đa đối với nền kinh tế. Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm được chính thức thành lập ngày 1/6/2006. Tên giao dịch tiếng Anh của Công ty là: Vietnam National sundries Import and Export Joint Stock Company. Địa chỉ website: www.tocontaphanoi.com Trong suốt quá trình hơn nửa thế kỷ đi đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm đã gây dựng lên được một mạng lưới các thị trường, các bạn hàng trải dài trên hơn 40 nước và khu vực trên toàn cầu, đồng thời Công ty cũng xây dựng được cho mình một thương hiệu khá vững vàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đặc biệt đội ngũ nhân lực của Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm có kinh nghiệm dày dặn, đã từng va chạm và xử lý nhiều tình huống thực tế khác nhau, trình độ học vấn cao là một điểm mạnh nữa của Công ty. Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm thành lập, được quyền kế thừa toàn bộ thành quả đã đạt được trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị tiền thân – Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm. Đó là lợi thế rất lớn không gì so sánh được, kết hợp với cơ chế sở hữu và quản lý mới hiệu quả và năng động hơn mang lại cho Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm một khả năng và động lực phát triển vượt bậc. Bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty hiện nay và chức năng của từng đơn vị 1.1.2.1.Cơ cấu tổ chức của Công ty Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm  Nguồn:Website của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm Trên đây là mô hình tổ chức của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm, hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần, vì thế cơ quan điều hành cao nhất của Công ty là Đại hội đồng cổ đông, đây là cuôc họp thường kỳ hoặc bất thường của các cổ đông của Công ty Cổ phần. Tại Đại hội đồng cổ đông, các cổ đông tiến hành bầu ra Hội đồng quản trị và Chủ tịch hội đồng quản trị, các Phó chủ tịch cùng với các thành viên trong hội đồng quản trị. Bộ máy quản lý của Công ty gồm có: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, phòng Kế toán, phòng Tổ chức Hành chính, phòng Tổng hợp. Mỗi đơn vị lại chuyên trách những chức năng và nhiệm vụ riêng ré khác nhau nhưng vẫn phải kết hợp chặt chẽ vớii nhau để đảm bảo quản lý và điều hành nhịp nhàng và hiệu quả mọi hoạt động của Công ty. Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm có tất cả 7 phòng thực hiện nhiệm vụ xuất nhập khẩu, mỗi phòng được thực hiện chuyên doanh xuất nhập khẩu một số mặt hàng, một số lĩnh vực riêng. Ngoài ra Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm còn xây dựng 2 chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng và phòng kho vận. 1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị có quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan tới hoạt động, tổ chức làm ảnh hưởng tới quyền lợi, mục đích của Công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tocontap Hanoi hiện nay là ông: Cao Văn Thủy, đồng thời cũng là Tổng giám đốc của Công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của Công ty có các quyền và nhiệm vụ sau: Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị dưới hình thức khác Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật này và Điều lệ Công ty Ban kiểm soát : Do đại hội cổ đông bầu ra với chức năng thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lý của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc theo đúng các qui định trong điều lệ Công ty, các Nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Phó Tổng giám đốc : Phó Tổng giám đốc của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm có nhiệm vụ hoàn thành các công việc mà Tổng giám đốc giao phó, giúp đỡ Tổng giám đốc trong việc điều hành và quản lý Công ty, thay mặt tổng giám đốc giải quyết các công việc phát sinh khi được giám đốc ủy quyền. Phòng xuất nhập khẩu 1: Chuyên nhập khẩu giấy và bột giấy và các sản phẩm khác bao gồm giấy viết, bao bì carton, giấy duplex, giấy vệ sinh, giấy ảnh và các sản phẩm tương tự khác. Bên cạnh đó phòng xuất nhập khẩu một còn chuyên doanh xuất nhập khẩu các dụng cụ và thiết bị công nghiệp, thép ống, những sản phẩm điện và điện tử công nghiệp. Phòng xuất nhập khẩu 2: Là một phòng ổn định nhất Công ty có truyền thống nhiều năm liền không gây nợ đọng tiền hàng, không gây thất thoát, không có nợ quá hạn, quyết toán và thanh lý hợp đồng kịp thời luôn có ý thức tiết kiệm. Lĩnh vực kinh doanh bao gồm: văn phòng phẩm, mặt hàng mỹ phẩm, đồ thể thao, hàng gốm sứ thủy tinh, dụng cụ âm nhạc, đồ chơi trẻ em, hóa chất, thiết bị garage, nguyên liệu để sản xuất đồ điện (nhựa, dây đồng tráng men, rô to…), các sản phẩm từ cao su như lốp xe đạp xe máy, ống cao su. Phòng xuất nhập khẩu 3: Chuyên kinh doanh các sản phẩm ngành dệt, hàng may mặc, vải, các sản phẩm dệt từ len và da, quần áo bảo hộ lao động, bàn ghế bọ đệm, găng tay làm việc từ các chất liệu bông hoặc da, đồ thêu ren, máy xây dựng, nhựa và sản phẩm từ nhựa, trái cây tươi, bánh kẹo… Phòng xuất nhập khẩu 5: kinh doanh tạp phẩm, vật dụng gia đình, cá hồi tươi và xông khói, thực phẩm đóng hộp, sản phẩm nhựa, rượu vang, rượu mạnh, một số loại giấy, thạch cao, sợi thủy tinh…Đây là phòng có đội ngũ nhân lực trẻ nhất của Công ty, những năm gần đây phòng đã phát triển thêm một số mặt hàng mới như: thiết bị y tế, thí nghiệm, khoa học. Tuy vậy hoạt động kinh doanh cả phòng chưa thực sự đều tay, phân công công việc trong phòng chưa hiệu quả. Phòng xuất nhập khẩu 6: Đã có thời kỳ nhiều năm không hoàn thành kế hoạch Công ty giao phó mặc dù thực tế không phải là một phòng yếu kém về năng lực. Một vài năm gần đây phòng đã cố gắng khắc phục khuyết điểm của mình, năng động hơn trong hoạt động kinh doanh, dần xóa bỏ tư tưởng ỷ lại. Mặt hàng kinh daonh chính của phòng bao gồm: dụng cụ sử dụng điện, máy móc, dụng cụ cầm tay, dây cáp và dây điện, đèn điện ( bóng và ống), thiết bị văn phòng, đồ thủ công mỹ nghệ, phim, máy ảnh, máy điều hòa không khí, máy giặt, quần áo dệt kim, các loại vải… Phòng xuất nhập khẩu 7: chuyên kinh doanh các mặt hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ mây tre, các sản phẩm từ gỗ, dụng cụ y tế, máy công nghiệp, giày dép các loại… Phòng xuất nhập khẩu 8: Là một trong những phòng dẫn đầu Công ty về thực hiện kim ngạch và nộp lãi, mặt hàng kinh doanh đa dạng, phong phú, nhiều lực lượng trẻ. Sản phẩm gốm sứ, sơn mài, gạo, bột mì, dầu cọ, thảm đay và len, dụng cụ phòng thí nghiệm, thiết bị giáo dục, đồ gốm sứ vệ sinh, thép cuộn, thép tấm, thép phế liệu, máy lọc nước, lò vi song, máy công nghiệp, các loại gia vị khác nhau… Chúng ta có thể nhận thấy một điểm đặc biệt là trong Công ty có phòng xuất nhập khẩu 1,2,3,5,6,7,8 nhưng không có phòng xuất nhập khẩu 4. Thực tế phòng xuất nhập khẩu 4 đã từng tồn tại và hoạt động trong Công ty, nhưng do hoạt động không hiệu quả nên đã bị giải thể. Phòng kho vận: Là đơn vị giao nhận hàng hóa tại Hà Nội Phòng kế toán: Bên cạnh các phòng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu thì phòng kế toán cũng giữ một vai trò rất quan
Luận văn liên quan