Trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam và sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong xu thế hội nhập và mở cửa của nước ta,.nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam đã là thách thức lớn nhất đối với quá trình hội nhập của nước ta. Mỗi chủ thể kinh tế phải tự vận hành, tự quyết định tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ hoạt động thăm dò thị trường, quyết định đầu tư máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ, đầu tư cho lực lượng lao động, đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm gì và làm như thế nào để có thể phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình, tận dụng có hiệu quả các cơ hội, giảm thiểu những thách thức do cạnh tranh mang lại chính là vấn đề đặt ra để các doanh nghiệp tìm ra hướng đi đúng trên con đường phát triển của doanh nghiệp mình, khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Trong xu thế chung đó, công ty XNK Tổng Hợp I thuộc Bộ Thương Mại là một doanh nghiệp Nhà nước mới tách ra thành công ty cổ phần hóa, đã hoà nhịp cùng với sự phát triển của đất nước khi mà xu thế hội nhập đã trở thành tất yếu. Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng lương thực phẩm ngay càng tăng lên, cùng với nhu cầu xuất khẩu một số mặt hàng có thế mạnh của nước ta sang nước ngoài để cạnh tranh và thu lợi nhuận, Công ty đã đáp ứng dịch vụ vận chuyển, các dịch vụ có liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu (XNK).
76 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2614 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp của hoạt động đầu tư phát triển trong công ty XNK Tổng Hợp I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam và sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong xu thế hội nhập và mở cửa của nước ta,.nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam đã là thách thức lớn nhất đối với quá trình hội nhập của nước ta. Mỗi chủ thể kinh tế phải tự vận hành, tự quyết định tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ hoạt động thăm dò thị trường, quyết định đầu tư máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ, đầu tư cho lực lượng lao động, đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm gì và làm như thế nào để có thể phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình, tận dụng có hiệu quả các cơ hội, giảm thiểu những thách thức do cạnh tranh mang lại chính là vấn đề đặt ra để các doanh nghiệp tìm ra hướng đi đúng trên con đường phát triển của doanh nghiệp mình, khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Trong xu thế chung đó, công ty XNK Tổng Hợp I thuộc Bộ Thương Mại là một doanh nghiệp Nhà nước mới tách ra thành công ty cổ phần hóa, đã hoà nhịp cùng với sự phát triển của đất nước khi mà xu thế hội nhập đã trở thành tất yếu. Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng lương thực phẩm ngay càng tăng lên, cùng với nhu cầu xuất khẩu một số mặt hàng có thế mạnh của nước ta sang nước ngoài để cạnh tranh và thu lợi nhuận, Công ty đã đáp ứng dịch vụ vận chuyển, các dịch vụ có liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu (XNK). Cùng với sự ra đời của nhiều Công ty xuất nhập khẩu trong nước, Công ty đã mở rộng mô hình hoạt động của mình và nghiên cứu mở rộng thị trường cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới với quy mô lớn. Trong thời gian thực tập tại Công ty công ty XNK Tổng Hợp I tôi đã tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động đầu tư phát triển và khả năng cạnh tranh của Công ty, vì vậy tôi đã lựa chọn chuyên đề với đề tài:
“Thực trạng và giải pháp của hoạt động đầu tư phát triển trong công ty XNK Tổng Hợp I”.
Nội dung của đề tài bao gồm 2 phần:
Phần 1. Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty XNK Tổng Hợp I
Phần 2: Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển ở công ty XNK Tổng Hợp I
Đề tài tập chung vào nghiên cứu về hoạt động đầu tư phát triển trong Công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Tôi xin cảm ơn thầy giáo V ũ Kim Toản đã chỉ bảo và hướng dẫn tôi hoàn thiện chuyên đề này. Tôi xin cảm ơn tập thể cán bộ công ty XNK Tổng Hợp I đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại Công ty. Vì thời gian và trình độ hiểu biết có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu xót và khuyết điểm, mong thầy cô giáo đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện và có tính thực tế hơn.
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY
XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I HÀ NỘI
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP TỔNG HỢP I
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I
Công ty XNK Tổng hợp I là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại, được thành lập từ năm 1981 theo Quyết định số 1365/TCCB của Bộ Ngoại thương(nay là Bộ Thương mại), sau được thành lập lại theo luật Doanh nghiệp bằng Quyết định 340TM/TCCB ngày 31/03/1993 của Bộ Thương mại.
Năm 1993, theo Quyết định 858/TM-TCCB của Bộ Thương mại ngày 28/7/1993 Công ty phát triển SX và XNK - Hà Nội hợp nhất vào Công ty XNK Tổng hợp I. Kèm theo đó, Bộ Thương mại có Quyết định 918 TM/TCCB ngày 18/08/1993 và Quyết định 995 BTM/TCCB ngày 27/8/1993 hợp nhất và đổi tên chi nhánh Công ty phát triển SX và XNK tại Đà Nẵng thành Chi nhánh Công ty XNK Tổng hợp I tại Đà Nẵng ; Quyết định 972 BTM/TCCB ngày 30/8/1993 sát nhập Xí nghiệp sản xuất chế biến hàng xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh thuộc Công ty phát triển SX và XNK - Hà Nội vào Công ty XNK Tổng hợp I và đổi tên thành Chi nhánh Công ty XNK Tổng hợp I tại thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty XNK Tổng hợp I có tư cách pháp nhân đầy đủ theo luật định, thực hiện chế độ hạch toán độc lập.
Từ ngày đầu thành lập gắn với môi trường kinh doanh luôn biến động do Nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách ‘đổi mới’, mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Công ty vốn chỉ được giao nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh XNK uỷ thác-là lĩnh vực kinh doanh thương mại thuần tuý và giới hạn ở khâu lưu thông đối ngoại. Nhưng trong quá trình hoạt động thực tiễn, để luôn thích ứng với thị trường Công ty đã sớm xác định 3 định hướng phát triển dài hạn trong lĩnh vực hoạt động là: Kinh doanh thương mại trong đó lấy XNK là trọng tâm; Sản xuất, gia công, chế biến hàng xuất khẩu và lắp ráp hàng công nghiệp phục vụ tiêu dùng trong nước; Cung ứng dịch vụ thương mại, cho thuê văn phòng, kho bãi, giao nhận và các dịch vụ khác phục vụ cho XNK... Trên cơ sở đó Công ty đã đề ra các mục tiêu phấn đấu cụ thể của từng thời kỳ với các giải pháp thực hiện phù hợp với diễn biến tình hình kinh tế xã hội bên ngoài cũng như năng lực nội tại của Công ty tại thời điểm đó. Công ty đã thực hiện tốt chiến lược kinh doanh tổng hợp với các phương thức kinh doanh năng động, đa dạng. Trong từng giai đoạn phát triển Công ty đã chú trọng xây dựng thị trường - lấy thị trường trong nước làm gốc - với mạng lưới bạn hàng phù hợp với phạm vi và mặt hàng kinh doanh, với phương châm hợp tác hai bên cùng có lợi và có chiếu cố lẫn nhau. Cùng với xác định định hướng kinh doanh, Công ty đã luôn quan tâm xây dựng và phát triển nguồn lực về vốn và lực lượng lao động để có năng lực thực hiện các mục tiêu đề ra.
Trong hơn hai mươi năm xây dựng và phát triển Công ty XNK Tổng hợp I, với sự quan tâm tạo điều kiện và chỉ đạo kịp thời của Bộ Thương mại và sự nỗ lực hết mình của tập thể lãnh đạo và CBCNV, đã xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh tổng hợp nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng với các hình thức đa dạng và phong phú phù hợp với diễn biến đầy sôi động của môi trường kinh doanh và nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của thời kỳ nhà nước thực hiện chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, mở cửa hội nhập quốc tế. Quy mô kinh doanh cũng như nguồn lực của Công ty so với năm đầu thành lập đã có tăng trưởng mạnh mẽ và giữ được sự phát triển ổn định trong nhiều năm mặc dù phải cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường .
Công ty XNK Tổng hợp I đã có truyền thống 24 năm liên tục hoàn thành kế hoạch Bộ giao, giữ vững sự phát triển ổn định của Công ty, không ngừng tích luỹ tăng trưởng vốn và tài sản cho Nhà nước, hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ thuế với ngân sách và có đóng góp tích cực cho các chương trình an ninh-ổn định xã hội , đảm bảo việc làm và cải thiện đời sống người lao động trong Công ty. Trên thương trường trong và ngoài nước, Công ty luôn được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có uy tín, tài chính lành mạnh và nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I là 1 tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu có tên giao dịch đối ngoại là:VietNam National General Export-Import Corporation,viết tắt là:GENERALEXIM I..Công ty thuộc bộ thương mại có tư cách pháp nhân,vốn và tài sản riêng tại ngân hang.
Trụ Sở chính của công ty và các chi nhánh của công ty:
*Trụ sở chính: -Địa chỉ:46 Ngô Quyền
-Điện thoại:8624008
-Fax:84-48259894
*Chi nhánh:3 chi nhánh
1.Thành phố Hồ Chí Minh
-Địa chỉ:26B Lê Quốc Hưng
-Điện thoại:08 8222211
08 8224402
-Fax:84-88222214
2.Đà Nẵng
-Địa chỉ:113 Hoàng Diệu
-Điện thoại:051822709
-Fax:051-824077
3.Hải Phòng
-Địa chỉ:57 Điện Biên Phủ
- Điện thoạ:0313 842007
-Fax:0313 745927
2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty
2.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức hiện nay của Công ty XNK Tổng hợp I như sau:
Ban Giám đốc
Các phòng ban:
- Phòng Hành chính – quản trị
- Phòng Kế toán – Tài vụ.
- Phòng Tổng hợp.
- Phòng Tổ chức cán bộ.
- 09 Phòng nghiệp vụ.
Các đơn vị trực thuộc.
Chi nhánh Công ty tại T.P Hải Phòng
Chi nhánh Công ty tại TP. Đà Nẵng
Xí nghiệp may
Chi nhánh Công ty tại TP. Hồ Chí Minh
Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn quan tâm xây dựng và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dưới nhiều hình thức như: đào tạo tại chỗ và đào tạo tập trung (ngắn và dài hạn), chú trọng đào tạo lại nhằm bồi dưỡng, trang bị bổ sung các kiến thức hiện đại về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, chính trị, tin học... theo yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, Công ty cũng hết sức chú ý công tác quy hoạch, giao việc bồi dưỡng cán bộ nguồn cũng như phân công, sử dụng cán bộ phù hợp với lĩnh vực đào tạo và năng lực cá nhân để mọi người lao động có điều kiện phát huy năng lực sở trường của bản thân đóng góp vào công việc chung.
Tổng số lao động thường xuyên của Công ty tính đến thời điểm 31/03/2005 (thời điểm có quyết định cổ phần hoá) là 342 người.
Trong đó:
Số Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc
------o0o------
Phòng ban chuyên môn
Số người
Tỷ lệ %
Văn phòng công ty
136
39,7
1
Ban giám đốc
2
0,6
2
Phòng hành chính quản trị
13
3,8
3
Phòng tài chính kế toán
14
4,1
4
Phòng TCCB và tổ bảo vệ
22
6,4
5
Các phòng Nghiệp vụ XNK (9 phòng)
79
23,1
6
Phòng Tổng hợp
6
1,8
Các chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc, trong đó:
203
59,4
1
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh
20
5,8
2
Chi nhánh tại Tp. Đà Nẵng
17
5,0
3
Chi nhánh tại Tp. Hải Phòng
24
7,0
4
Xí nghiệp may (không tính lao động thời vụ dưới 1 năm)
142
41,5
Liên doanh, biệt phái
3
0,9
lực lượng lao động và trình độ lao động
Tổng số lao động của Công ty tại thời điểm lập phương án cổ phần hóa 31/12/2004 là 342 người.
Cơ cấu lao động và phương án sắp xếp lại lao động được thể hiện trong bảng sau:
Tiêu chí
Số lượng
Tỷ lệ
I. Phân theo trình độ
342
100,00%
1. Đại học và trên đại học
142
41,52%
2. Cao đẳng, Trung cấp
21
6,14%
3. Công nhân kỹ thuật, dạy nghề
179
52,34%
II. Phân theo tính chất hợp đồng lao động
342
100,00%
1. BGĐ và KT trưởng thuộc diện không ký hợp đồng
3
0,88%
2. Hợp đồng không xác định thời hạn
196
57,31%
2. Hợp đồng lao động có thời hạn từ 1-3 năm
143
41,81%
III. Phương án sắp xếp lại lao động
342
100,00%
1. Tổng số lao động Công ty
282
82,45%
2. Tổng số lao động tự nguyện nghỉ việc hưởng chế độ theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính Phủ
53
15,50%
3. Tổng số lao động nghỉ việc theo Bộ luật Lao động và chuyển công tác
7
02,05%
Chức năng các phòng ban
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I có cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng gôm những phòng ban với những chức năng chuyên ngành riêng biệt dưới ự chỉ đạo của ban giám đốc.
Chức năng các phòng ban
*Ban giám đốc:
Tất cả các phòng ban và các chi nhánh kinh doanh đều thuộc quyền quản lý của ban giám đốc.Ban giám đốc cũng chịu trách nhiệm trước pháp luật vè mọi hoạt động của công ty.
Các phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc hoặc quản lý một lĩnh vực nào đó do giám đốc uỷ quyền.
*Phòng tổ chức cán bộ;
Nắm toàn bộ nhân lực công ty,có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc,sắp xếp,tổ chức bộ máy,lực lượng lao động cho mỗi phòng ban cho phù hợp.
Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn,ngắn hạn,đào tạo lại nguồn nhân lực của công ty.
Đưa ra các chính sách,chế độ về lao động và tiền lươngcủa cán bộ côngnhân viên.
Tuyển dụng lao động và điều tiết lao động phù hợp với mục tiêu tình hình kinh doanh.
*Phòng tổng hợp
Xây dựng kế hoặch kinh doanh từng tháng,từng quý,từng năm trình lên giám đốc.
Lập báo cáo các hoạt động tháng,quý,năm trình lên giám đốc.
Nghiên cứu thị trường giao dịch,đàm phán,lựa chọn khách hàng.
Lập các chiến lược truyền thông,khuyến mại của công ty.
*Phòng hành chính
Phục vụ văn phòng phẩm cho công ty,tiếp khách và quản lý toàn bộ tài sản của công ty.
*Phòng kế toán-tài vụ
Hạch toán,dánh giá toàn bộ về hoạt động kinh doanh của công ty
Lập bảng cân đối kế toán,báo cáo tài chính cuối năm trình giám đốc.
Quyết toán năm so với cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan về tổ hoạt động,các khoản thu chi tài chính lớn,nhỏ trong công ty.
*Phòng nghiệp vụ
Giao nhận toàn bộ hàng hoá kinh doanh của công ty.
Quản lý và bảo dưỡng toàn bộ xe của công ty.
Được phép kinh doanh vận tải,vận chuyển hàng hoá.
Cho thuê kho bãi trên cơ sở kho hiện có tại Hà Nội.
*Các phòng nghiệp vụ
Phòng 1:nông sản(chủ yếu là chè),khoáng sản,thủ công mỹ nghê.
Phòng 2:thiệt bị máy móc,hoá chất,thuốc thú y,tạm nhập,tái xuất.
Phòng 3:hàng may mặc.
Phòng 4:ô tô,xe máy,đồ điện gia dụng.
Phòng 5:vải sợi,nông sản(chủ yếu là gạo)
Phòng 6:vật tư cho các loại máy móc,thiết bị đồ điện,thiết bị văn phòng.
Phòng 7:vật liệu xây dựng.sắt thép.
Phòng 8:giao nhận,kho bãi.
*Các liên doanh
53 Quang Trung:kinh doanh khách sạn(côngty liên doanh Đệ Nhất-liên doanh với đối tác Singapore).
7 Triệu Việt Vương:cho thuê cơ sở hạ tầng.
2.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty
2.2.1 Chức năng của công ty
-Xuất nhập khẩu tự doanh những mạet hàng nhà nước cho phép
-Nhập uỷ thác những mặt hàng nông sản,lâm sản,hải sản ,thủ công mỹ nghệ,các hàng gia công ,chế biến,tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng theo yêu cầu của các địa phương,các nghành các xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo quy định của nhà nước.
-Sản xuất gia công chế biến hàng hoá gia công chế biến để xuất khẩu và làm các dịch vụ khác liên quan đến xuất nhập khẩu.
-Cung ứng vật tư hàng hoá nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước phục vụ cho các địa phương,các ngành các xí nghiệp
2.2.2 Nhiệm vụ của công ty
-Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoặch sản xuất kinh doanh,dịch vụ cũng như uỷ thác xuất nhập khẩu và các kế hoặch có liên quan.
-Nâng cao chất lượng mặt hàng sản xuất,gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu,mở rộng thị trường trong nước và quốc tế
-Tự tạo vốn,quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả,nộp ngân sách cho nhà nước.
-Đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
-Làm tốt công tác xã hội.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua đều đạt được những kết quả khả quan, điều này được thể hiện ở một số chỉ tiêu sau:
Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty giai đoạn 2001-2005
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
Tổng doanh thu
334.640
370.83
438.335
503.209
Chi phí
330.771
365.88
432.72
495.897
Lợi nhuận
3.873
4950.
5615
6.373
Nộp ngân sách
30.775
21.295
31.256
35.976
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hàng năm của Công ty)
Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu của Công ty trong các năm đều có chiều hướng gia tăng, năm sau tăng nhiều hơn năm trước.Cụ thể là năm 2002, tổng doanh thu đạt 334.460 triệu đồng, năm 2003 doanh thu đạt 370.830 triệu đồng, tăng 10% tương ứng với 36.190 triệu đồng. Doanh thu năm 2004 tăng cao hơn năm 2003 là 18.2%, và năm 2005 doanh thu tăng 14.8% so với năm 2004.Có nhiều nguyên nhân khiến tổng doanh thu tăng liên tục trong các năm nhưngnguyên nhân chủ yếu là Công ty đã chú trọng đầu tư có chiều sâu vào việc đổi mới công nghệ, mua sắm thêm các trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách háng. Đồng thời công ty còn tạo điều kiện đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.Do đó mà lợi nhuận các năm cũng tăng đều theo doanh thu. Từ năm 2002-2005, lợi nhuận dã tăng gần gấp đôi từ 3.873 triệu đồng lên đến 6.373 triệu đồng. Đồng thời công ty cũng luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Hiện nay, công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1 vẫn tiếp tục được đánh giá là công ty xuất nhập khẩu hàng đầu của bộ thương mại.
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KH ẨU TỔNG HỢP I HÀ NỘI
1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo dự án
* Kinh doanh thương mại - xuất nhập khẩu
Hoạt động kinh doanh thương mại – xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh chủ đạo trong hoạt động của Công ty và thường xuyên chiếm trên 95% tỷ trọng trong cơ cấu tổng doanh thu hàng năm.
Hoạt động kinh doanh thương mại của Công ty, trong đó XNK chiếm vai trò quan trọng hàng đầu, đã thể hiện rõ nét mô hình kinh doanh tổng hợp với nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng và phương thức kinh doanh linh động, đa dạng tuỳ theo yêu cầu của thị trường, khách hàng. Hàng năm Công ty thực hiện kim ngạch XNK bình quân vào khoảng 50 triệu USD hai chiều, cá biệt có một số năm đã đạt mức 78-80 triệu USD.
- Về xuất khẩu: Trong 3 năm gần đây công ty thực hiện kim ngạch xuất khẩu khoảng 30-32 triệu USD/năm với các mặt hàng chính là nông sản các loại(cà phê, gạo, lạc, tiêu, chè…)hàng gia công may mặc, mộ số sản phẩm công nghiệp như bóng đèn, quạt, cồn…, hàng lâm thổ sản (quế, hồi, gia vị….), thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng khác.
- Về nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu khoảng 20 triệu USD/năm với các mặt hàng và nhóm mặt hàng chính là: nguyên – nhiên – vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu ding, hóa chất, máy móc thiết bị theo các dự án về cung ứng thiết bị y tế, dầu khí, sản phẩm thép và hợp kim và một số mặt hàng tiêu dùng…
- Về kinh doanh thương mại: ngoài kinh doanh XNK Công ty còn làm một số loại hình kinh doanh khác, tuy doanh số còn nhỏ như: làm đại lý bán buôn bán lẻ một vài mặt hàng hóa chất(sơn …), có cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm dệt may và một số tạp phẩm…
* Hoạt động sản xuất:
Công ty đầu tư và tự tổ chức sản xuất một xí nghiệp may với 150 máy may và máy chuyên dụng, hoạt động chính là gia công hàng để xuất khẩu với công suất khoảng 250.000 sản phẩm và doanh số thu được 150.000 - 160.000 USD/năm tương đương 2,4 - 2,6 tỷ đồng/năm.
* Kinh doanh dịch vụ:
Trong các năm vừa qua Công ty đã tổ chức kinh doanh một số loại hình dịch vụ là: cho thuê kho, bãi để hàng XNK, cho thuê văn phòng, nhà xưởng, phương tiện vận tải,... cung cấp dịch vụ thương mại XNK uỷ thác, giao nhận hàng XNK... với doanh số khoảng 4-5 tỷ đồng/năm.
Ngoài ra, Công ty còn có một số vốn đầu tư dài hạn vào liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài để xây và cho thuê văn phòng tại 53 Quang Trung - Hà Nội, đã hoạt động từ tháng 4/1998 (theo Báo cáo tài chính có kiểm toán đến hết 31/12/2004, liên doanh này hiện còn nợ Ngân hàng 8.815.000 USD, lỗ lũy kế 2.674.000 USD).
* Đánh giá chung các mặt hoạt động trong 4 năm qua:
Công ty đã tiếp nối được truyền thống hoàn thành toàn diện kế hoạch Bộ giao hàng năm, giữ vững sự ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn và tăng trưởng vốn - tài sản cho NN, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách và đảm bảo việc làm cũng như đời sống người lao động trong Công ty. Tuy vậy nếu xét riêng từng lĩnh vực hoạt động, có thể nói Công ty mới chỉ mạnh về kinh doanh thương mại, mà chủ yếu là XNK. Các mặt hoạt động khác do Công ty tự tổ chức còn yếu cả về quy mô và hiệu quả kinh doanh, việc đầu tư vốn liên doanh và tài chính dài hạn mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của Công ty nhưng chưa mang lại hiệu quả. Nguyên nhân của tình trạng này tạm tóm tắt như sau:
Hoạt động thương mại XNK với hình thức kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng, nhiều phương thức là hoạt động mang tính truyền thống. Về chủ quan Công ty đã có kinh nghiệm và nguồn lực tương đối phù hợp, khách quan Công ty lại tranh thủ được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Thương mại nên đã tận dụng được các thuận lợi về môi trường kinh doanh trên nền thể chế chính trị quốc gia ổn định, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước đang trên đà ngày càng cởi mở, thông thoáng trong các năm qua ở nước ta. Kinh doanh thương mại là mặt hoạt động thành công nhất của Công ty không chỉ thể hiện ở tỷ trọng cao gần như tuyệt đối về doanh số mà còn là lĩnh vực hoạt