Chuyên đề Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của UBND các huyện, thành phố

Vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng đã trở thành một nhân tố chủ yếu trong chính sách của nhiều quốc gia, bởi lẽ để tạo được chỗ đứng của mình trên thị trường thế giới yêu cầu của mỗi doanh nghiệp đặc biệt với doanh nghiệp thương mại phải có được những mặt hàng không chỉ hợp về mẫu mã, đủ về số lượng hay mang yếu tố hiện đại mà còn chú ý đến chất lượng của mặt hàng đó. Ngày nay nhờ đổi mới khoa học kỹ thuật mà chu trình sản xuất được rút ngắn, chất lượng sản phẩm được nâng cao, mặt khác thu nhập quốc dân càng ngày càng cao, nhu cầu người tiêu dùng luôn luôn đổi mới đa dạng nên càng đòi hỏi hàng hoá phải có chất lượng phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng.

doc51 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 3186 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của UBND các huyện, thành phố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC GIANG CHI CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Chuyên đề 4 (UBND huyện, TP) TÊN CHUYÊN ĐỀ: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của UBND các huyện, thành phố. Thực hiện: ThS. Nguyễn Quang Anh Cơ quan chủ trì: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bắc Giang Thời gian thực hiện đề tài: tháng 3/2014 đến tháng 11/2014 Bắc Giang, tháng 11 năm 2014 MỤC LỤC Nội dung Trang MỤC LỤC 2-3 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 4 1.1. Lý do thực hiện chuyên đề 4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 6 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6 1.4. Phương pháp nghiên cứu 6 II. KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ 10 2.1 Khái quát về chất lượng sản phẩm hàng hóa 8 2.1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm hàng hóa 8 2.1.2. Đặc trưng của chất lượng sản phẩm. 9 2.1.3. Vai trò của chất lượng sản phẩm hàng hóa 9 2.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của UBND các huyện, thành phố 2.2.1. Thông tin chung 10 2.2.2. Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật 11 2.2.3. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật 12 2.2.4. Hoạt động cấp phép sản xuất, kinh doanh mặt hàng có điều kiện  14 2.2.5. Hoạt động thanh, kiểm tra 14 2.2.6 . Nhận xét, đánh giá 18 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 20 3.1 Nâng cao hiệu quả tuyên truyền 21 3.2 Tăng cường đào tạo tập huấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật 22 3.3 Tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp thanh kiểm tra 22 3.4. Áp dụng công nghệ thông tin 23 IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 24 1. Kết luận 24 2. Khuyến nghị 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do thực hiện chuyên đề Vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng đã trở thành một nhân tố chủ yếu trong chính sách của nhiều quốc gia, bởi lẽ để tạo được chỗ đứng của mình trên thị trường thế giới yêu cầu của mỗi doanh nghiệp đặc biệt với doanh nghiệp thương mại phải có được những mặt hàng không chỉ hợp về mẫu mã, đủ về số lượng hay mang yếu tố hiện đại mà còn chú ý đến chất lượng của mặt hàng đó. Ngày nay nhờ đổi mới khoa học kỹ thuật mà chu trình sản xuất được rút ngắn, chất lượng sản phẩm được nâng cao, mặt khác thu nhập quốc dân càng ngày càng cao, nhu cầu người tiêu dùng luôn luôn đổi mới đa dạng nên càng  đòi hỏi hàng hoá phải có chất lượng phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản để quyết định sự thắng bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại, thương vong trong từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự thành công hay tụt hậu của nền kinh tế đất nước nói chung. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hiện nay cùng với quá trình mở cửa, với sự phát triển như vũ bão của nền kỹ thuật, công nghệ hiện đại và xu thế hội nhập khu vực hoá, toàn cầu hoá kinh tế, sự cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng gay gắt quyết liệt. Chính vì vậy, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Vấn đề đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng và tăng cường, đổi mới quản lý chất lượng không chỉ được thực hiện ở các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm vật chất mà ngày càng được thể hiện rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như: Quản lý hành chính, y tế, giáo dục, đào tạo, tư vấn, Trong đó dịch vụ quản lý hành chính nhà nước là một loại hình dịch vụ phi lợi nhuận nhưng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đảm bảo chất lượng là cốt lõi của quản trị chất lượng, bao gồm một đảm bảo sao cho người mua hàng có thể mua một sản phẩm, dịch vụ với lòng tin và sự thoải mái là có thể sử dụng một thời gian dài. Chất lượng không tự sinh ra, chất lượng không phải là một kết quả ngẫu nhiên, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng. Phải có hiểu biết và kinh nghiệm đúng đắn về quản lý chất lượng mới giải quyết tốt bài toán chất lượng. Những năm gần đây tình hình hàng giả hàng kém chất lượng trên địa bàn có chiều hướng gia tăng, nhiều mặt hàng chưa rõ xuất xứ, nguồn gốc. Thực tế cho thấy, một số mặt hàng khó quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa như: Thức ăn gia súc, gia cầm, phân bón, sản phẩm hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc kém chất lượng Trong Quyết định 332/2012/QĐ-UB ngày 10/10/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành Quy định quản lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc thực thi công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Để có cơ sở dữ liệu trong việc tham mưu, tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, chúng tôi thực hiện nghiên cứu chuyên đề "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của UBND các huyện, thành phố". 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. - Đưa ra các giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Nhằm thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa tránh chồng chéo giữa các cơ quan quản lý. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong giai đoạn từ năm 2011-2013 của UBND các huyện, thành phố. 1.4. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan: - Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; - Nghị định số 89/2006/NĐ- CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; - Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định kiểm tra nhà nước về đo lường; - Thông tư số 16/2012/TT-BKHCN ngày 27/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất; - Quyết định 332/2012/QĐ-UB ngày 10/10/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành Quy định quản lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. * Phương pháp thống kê Tìm kiếm, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu có liên quan ở trong tỉnh. * Phương pháp điều tra, phỏng vấn - Điều tra, đánh giá thông qua phiếu điều tra. - Điều tra, đánh giá bằng phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin. - Đối tượng điều tra, phỏng vấn: UBND các huyện, thành phố. II. NỘI DUNG 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA 2.1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm hàng hóa Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên tiếp cận và nói nhiều các thuật ngữ "chất lượng", "chất lượng sản phẩm", "chất lượng cao",vv... Mỗi quan niệm đều có những căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau nhằm thúc đẩy khoa học quản lý chất lượng không ngừng phát triển và hoàn thiện. Theo quan điểm của triết học Mác thì chất lượng là mức độ , thước đo biểu hiện giá trị sử dụng của nó. Giá trị sử dụng của sản phẩm làm nên tính hữu ích của sản phẩm và nó chính là chất lượng sản phẩm. Theo Giáo sư Ishikawa chuyên gia về chất lượng của Nhật Bản cho rằng: “Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất” Theo quan điểm chất lượng hướng theo công nghệ thì chất lượng sản phẩm là “tổng tính chất đặc trưng của sản phẩm thể hiện ở mức độ thỏa mãn những yêu cầu định trước cho nó trong những điều kiện xác định về kỹ thuật, kinh tế, xã hội” Chất lượng sản phẩm là tập hợp những tính chất của sản phẩm có khả năng thỏa mãn được những nhu cầu phù hợp công dụng của sản phẩm đó, chất lượng sản phẩm là sự phù hợp các tiêu chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật. Theo tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu thì "Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng" Theo tiêu chuẩn của Australia (AS1057-1985) thì "Chất lượng là sự phù hợp với mục đích" Từ khi tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đưa ra định nghĩa ISO 9000 - 1994 (TCVN 5814 - 1994) thì các cuộc tranh cãi lắng xuống và nhiều nước chấp nhận định nghĩa này:"Chất lượng là một tập hợp các tính chất và đặc trưng của sản phẩm tạo ra cho nó khả năng thoả mãn nhu cầu đã được nêu ra hoặc còn tiềm ẩn". Qua các định nghĩa trên ta có thể nêu ra 3 điểm cơ bản về chất lượng sản phẩm hàng hoá sau đây: + Chất lượng sản phẩm là một tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể hiện tính năng kỹ thuật nói lên tính hữu ích của sản phẩm. + Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện cụ thể của nhu cầu, của thị trường về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội và phong tục. + Chất lượng sản phẩm phải được sử dụng trong tiêu dùng và cần xem xét sản phẩm thoả mãn tới mức nào của người tiêu dùng. Ở nước ta, chất lượng sản phẩm, hàng hoá được quan niệm hẹp hơn, chỉ là các yêu cầu về an toàn mà sản phẩm, hàng hoá phải đáp ứng. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá định nghĩa chất lượng sản phẩm, hàng hoá “là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hoá đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. Như vậy, theo pháp luật hiện hành, chất lượng sản phẩm, hàng hoá được hiểu là chất lượng về mặt an toàn của sản phẩm, hàng hoá đối với người tiêu dùng nên thực chất Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá là luật về bảo đảm an toàn của sản phẩm, hàng hóa. Sản phẩm, hàng hoá và chất lượng sản phẩm, hàng hoá cơ bản do yếu tố con người, công nghệ và nguyên liệu đầu vào quyết định nhưng với mục tiêu bảo đảm an toàn nên luật chỉ điều chỉnh các quan hệ để bảo đảm an toàn của sản phẩm, hàng hoá từ khâu sản xuất, đưa ra lưu thông trên thị trường đến bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng của người tiêu dùng. 2.1.2. Đặc trưng của chất lượng sản phẩm. Chất lượng là một phạm trù kinh tế xã hội - công nghệ tổng hợp. Ở đây chất lượng sản phẩm được quy định bởi 3 yếu tố kinh tế, xã hội, kỹ thuật chúng ta không được coi chất lượng chỉ đơn thuần là kỹ thuật hay kinh tế mà phải quan tâm tới cả 3 yếu tố. Chất lượng sản phẩm là một khái niệm có tính tương đối thường xuyên thay đổi theo thời gian và không gian. Vì thế chất lượng luôn phải được cải tiến để phù hợp với khách hàng với quan niệm thoả mãn khách hàng ở từng thời điểm không những thế mà còn thay đổi theo từng thị trường chất lượng sản phẩm được đánh giá là khách nhau phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện kinh tế văn hoá của thị trường đó. Chất lượng là khái niệm vừa trừu tượng vừa cụ thể: - Trừu tượng vì chất lượng thông qua sự phù hợp của sản phẩm với nhu cầu, sự phù hợp này phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của khách hàng. - Cụ thể vì chất lượng sản phẩm phản ánh thông qua các đặc tính chất lượng cụ thể có thể đo được, đếm được. Đánh giá được những đặc tính này mang tính khách quan vì được thiết kế và sản xuất trong giai đoạn sản xuất. 2.1.3. Vai trò của chất lượng sản phẩm hàng hóa Chất lượng của sản phẩm, hàng hoá thể hiện ở mức độ đáp ứng của sản phẩm, hàng hóa với nhu cầu của người tiêu dùng và bảo đảm an toàn cho con người, động thực vật, tài sản, môi trường. Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hoá có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ với người tiêu dùng, người sản xuất mà còn cả với nhà nước trong việc duy trì an ninh, trật tự công cộng và lợi ích quốc gia. Chất lượng sản phẩm là chính sách do doanh nghiệp thực hiện các chiến lược Marketing tạo uy tín và danh tiếng cho sản phẩm của doanh nghiệp, khẳng định vị trí của sản phẩm đó trên thị trường từ đó làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển bền lâu của doanh nghiệp. Nhờ phát triển chất lượng đã giúp tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hiện nay, cuộc cạnh tranh toàn cầu đã, đang và sẽ trở nên ngày càng mạnh mẽ với qui mô và phạm vi ngày càng lớn. Sự phát triển của khoa học và công nghệ cho phép các nhà sản xuất nhạy bén có khả năng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khách hàng,  tạo ra lợi thế cạnh tranh. Tình hình trên đã khiến cho chất lượng trở thành yếu tố cạnh tranh, trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm tốt đảm bảo hướng dẫn và kích thích tiêu dùng. Riêng đối với sản phẩm là tư liệu sản xuất chất lượng sản phẩm tốt đảm bảo cho việc trang bị lỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế quốc dân, nâng cao năng suất lao dộng. Chất lượng sản phẩm không những làm tăng uy tín hàng hóa trên thị trường thế giới mà còn tạo điều kiện tăng cường thu nhập ngoại tệ cho đât nước. Bên cạnh đó đảm bảo chất lượng hàng hoá, chống hàng giả, hàng nhái, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chống hàng lậu không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, góp phần tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tỉnh Bắc Giang. 2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ (sau đây gọi tắt là UBND huyện) 2.2.1. Thông tin chung Cơ quan được điều tra Lực lượng thanh, kiểm tra Trang thiết bị Số phòng, đội/cơ quan Số cán bộ/phòng, đội/cơ quan Phòng Đội Min Max 10 7 4-7 3 8 0 UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, ngoài việc có 6 phòng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì còn thành lập một số Đội thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Cụ thể như sau: Có 6 Phòng chuyên trách gồm: Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Tài Nguyên và Môi trường. Các Đội trực thuộc UBND huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa gồm: Đội Quản lý Thị trường (được thành lập theo ngành dọc), Đội kiểm tra liên ngành 814, Đội quản lý trật tự an toàn giao thông, xây dựng và môi trường, Đội kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón và thuốc BVTV và Đội kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, Ban chỉ đạo 127 của Huyện. Với mỗi Phòng thực hiện nhiệm vụ chuyên trách chỉ có từ 3-8 cán bộ và trang thiết bị phục vụ hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa không có thì việc tham gia vào quá nhiều các Đội thực hiện quản lý nhà nước sẽ dẫn đến tình trạng gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp và hiệu quả không cao. 2.2.2. Nội dung đào tạo, tập huấn Hoạt động đào tạo, tập huấn nghiệp vụ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Nội dung Tổng số Ý kiến trả lời Địa điểm đào tạo Có Không TW ĐP Cơ quan điều tra 10 10 0 5 10 Phần trăm (%) 100 100 0 50 100 Số liệu thống kê cho thấy, 100% cơ quan được điều tra đã cử cán bộ tham gia đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và nghiệp vụ về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa tại Trung Ương và địa phương, trong đó địa điểm chủ yếu tập huấn cho cán bộ là do các Sở, ngành của tỉnh tổ chức, việc cử cán bộ đào tạo, tập huấn nghiệp vụ tại Trung ương là không nhiều (chiếm 50%). Nhu cầu đào tạo, tập huấn: Nghiệp vụ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Nội dung Tổng số Có Không Nội dung đào tạo Kiến thức cơ bản Nghiệp vụ quản lý Ý kiến khác Cơ quan điều tra 10 10 0 10 10 Phần trăm (%) 100 100 0 100 100 Nghiệp vụ quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Nội dung Tổng số Có Không Nội dung đào tạo Kiến thức cơ bản Nghiệp vụ quản lý Nghiệp vụ thanh tra Ý kiến khác Cơ quan điều tra 10 10 0 10 10 10 Phần trăm (%) 100 100 0 100 100 100 Số liệu thống kê nhu cầu đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ trong hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại UBND các huyện, thành phố cho thấy: 100% cơ quan được điều tra đều có nhu cầu đào tạo. 2.2.3. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật Nội dung Tổng số Có Không Hình thức tuyên truyền qua Hội nghị, hội thảo website Phương tiện thông tin đại chúng Thanh, kiểm tra Cơ quan điều tra 10 10 0 10 10 10 10 Phần trăm (%) 100 100 0 100 100 100 100 Số liệu điều tra cho thấy: UBND các huyện, thành phố hàng năm đều thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật đến người dân thông qua nhiều hình thức như thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo; thông qua website của huyện, thành phố; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua hoạt động thanh, kiểm tra. Trong đó nổi bật nhất là hoạt động tuyên truyền qua hệ thống loa đài đã được trang bị tương đối đồng bộ đến thôn, xã. Đánh giá hiệu quả tuyên truyền : Thuận lợi : - UBND các huyện, thành phố luôn tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác giáo dục tuyên truyền lĩnh vực quản lý nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn. - Hệ thống phương tiện thông tin đại chúng tương đối đầy đủ: Đài truyền thanh cơ sở hoạt động tốt, thông tin tuyên truyền cố định và lưu động từ cấp huyện đến cấp xã. - Được nhân dân đồng bào ủng hộ và nâng cao nhận thức về chất lượng, sản phẩm hàng hóa của người tiêu dùng    Khó khăn : - Cán bộ chuyên môn của đơn vị còn hạn chế về nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến các nội dung về kiến thức pháp luật. Nên tuyên truyền mang tính hình thức, chưa sâu rộng đến nhân dân. - Nhận thức của nhân dân còn hạn chế. Người dân kinh doanh hàng hóa có xu thế chạy theo lợi nhuận nên chưa thật quan tâm đến chất lượng. Kinh phí cho hoạt động này còn hạn hẹp  - Phụ thuộc vào nguồn kinh phí, thiếu thốn về nguồn lực, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra về chất lượng sản phẩm hàng hóa. -  Một số phòng ban chưa có sự phối kết hợp cao trong công viêc với cán bộ đầu mối dẫn đến hiệu quả công việc chưa được cao.  2.2.4. Hoạt động cấp phép sản xuất, kinh doanh mặt hàng có điều kiện (Chi tiết tại bảng 01) Giai đoạn 2011-2013, UBND các huyện, thành phố đã cấp tổng số 7.182 giấy phép các loại, trong đó chủ yếu là cấp phép xây dựng và cấp phép cho hoạt động kinh doanh sản phẩm thuốc tân dược, rượu, thuốc lá, hàng tạp hóa.... Cụ thể: Năm 2011 đã cấp 2.580 giấy phép (gồm 1.333 giấy phép xây dựng và 1.247 giấy phép kinh doanh). Năm 2012 đã cấp 1.841 giấy phép (gồm 1.215 giấy phép xây dựng và 626 giấy phép kinh doanh). Năm 2013 đã cấp 2.761 giấy phép (gồm 1.198 giấy phép xây dựng và 1.563 giấy phép kinh doanh). 2.2.5 Hoạt động thanh, kiểm tra 100% số cơ quan được điều tra đều thực hiện việc lập và xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra vào tháng 12 hàng năm. 100% kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước được sử dụng cho mục đích thuê xe và mua tài liệu. Qua quá trình điều tra, thu thập thông tin, tổng hợp kết quả thanh, kiểm tra của 10 huyện, thành phố trong giai đoạn từ 2011-2013 nhận thấy một số nội dung nổi bật như sau: * Các sản phẩm, hàng hóa đã được kiểm tra - Các sản phẩm thuộc quản lý của Phòng Kinh tế - Hạ tầng như: sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định của pháp luật; Dịch vụ trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại. các phương tiện giao thông; Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa; Dịch vụ trong lĩnh vực giao thông, vận tải - Thiết bị an toàn bức xạ hạt nhân; Các nguồn phóng xạ; Phương tiện, dụng cụ đo lường và các sản phẩm, hàng hoá khác; công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; Thương mại; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bắc Giang. - Các sản phẩm thuộc quản lý Phòng Y tế : vệ sinh an toàn th
Luận văn liên quan