Chuyên đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại công ty TNHH thương mại sản xuất thú y thủy sản Việt Tân

Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản của doanh nghiệp thể hiện mối quan hệ thanh toán giữa nhà cung cấp và khách hàng dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch phát sinh trong giao dịch mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng chưa thanh toán cho nhà cung cấp. Nghiệp vụ phải thu khách hàng phát sinh khi doanh nghiệp bán theo phương thức trả chậm hoặc trong nghiệp vụ bán này người mua được yêu cầu phải trả trước tiền hàng. Khi doanh nghiệp bán chịu thì phát sinh nợ phải thu và khi doanh nghiệp nhận trước tiền hàng sẽ xuất hiện một khoản phải trả người mua Nợ phải thu khách hàng được kế toán của doanh nghiệp ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa được thanh toán và các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán.

docx48 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2616 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại công ty TNHH thương mại sản xuất thú y thủy sản Việt Tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU 1.1. Khái niệm 1.1.1. Nợ phải thu khách hàng Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản của doanh nghiệp thể hiện mối quan hệ thanh toán giữa nhà cung cấp và khách hàng dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch phát sinh trong giao dịch mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng chưa thanh toán cho nhà cung cấp. Nghiệp vụ phải thu khách hàng phát sinh khi doanh nghiệp bán theo phương thức trả chậm hoặc trong nghiệp vụ bán này người mua được yêu cầu phải trả trước tiền hàng. Khi doanh nghiệp bán chịu thì phát sinh nợ phải thu và khi doanh nghiệp nhận trước tiền hàng sẽ xuất hiện một khoản phải trả người mua Nợ phải thu khách hàng được kế toán của doanh nghiệp ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa được thanh toán và các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán. 1.1.2. Phải thu nội bộ Phải thu nội bộ là các khoản nợ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệpvới đơn vị cấp trên, giữa các đơn vị trực thuộc, hoặc các đơn vị phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, các doanh nghiệp độc lập trong tổng công ty về các khoản vay mượn, chi hộ, trả hộ, thu hộ, hoặc các khoản mà doanh nghiệp cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên đơn vị cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới. 1.1.3. Phải thu khác Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở các tài khoản phải thu (TK 131, 133, 136, 141) và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu này. 1.1.4. Dự phòng phải thu khó đòi Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán. 1.2. Kết cấu tài khoản và nguyên tắc hạch toán 1.2.1. Kết cấu tài khoản 1.2.1.1. Tài khoản 131 – Phải thu khách hàng Tài khoản 131 - Phải thu khách hàng Số tiền phải thu của KH về sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, TSCĐ đã giao, dịch vụ đã cung cấp và được xác định là đã bán trong kỳ Số tiền thu thừa của KH đã trả lại. Nợ phải thu từ KH tăng do tỷ giá ngoại tệ tăng. Nợ phải thu từ KH giảm do tỷ giá ngoại tệ giảm. Số tiền KH đã trả nợ Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của KH Khoản GGHB cho KH sau khi đã giao hàng và KH có khiếu nại DT của số hàng đã bán bị người mua trả lại (có hoặc không có thuế GTGT) Số tiền CKTT và CKTM cho người mua. SD: Số tiền còn phải thu từ KH. SD: Số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng. 1.2.1.2. Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ TK 136 – Phải thu nội bộ Số vốn KD đã giao cho đơn vị cấp dưới. Các khoản đã chi hộ, trả hộ cho đơn vị cấp trên, cấp dưới. Số tiền đơn vị cấp trên phải thu về, các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp. Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, các khoản cấp trên phải giao xuống. Số tiền phải thu về bán SP, HH, DV cho đơn vị cấp trên, cấp dưới, giữa các đơn vị nội bộ. Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị thành viên. Quyết toán với đơn vị thành viên về kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử dụng. Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ, bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ cùng đối tượng. SD: Số nợ còn phải thu các đơn vị nội bộ. 1.2.1.3. Tài khoản 138 – Phải thu khác TK 138 – Phải thu khác Gía trị TS thiếu chờ xử lý Phải thu của cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp về tài sản thiếu chờ xử lý có nguyên nhân và giải quyết ngay. Số tiền phải thu khi cổ phần hóa công ty Phải thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động đầu tư tài chính Các khoản nợ phải thu khác Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào tài khoản liên quan theo quy định ghi trong biên bản xử lý. Kết chuyển về các khoản phải thu cổ phần hóá. Số tiền đã thu được từ các khoản nợ phải thu khác. SD: Số nợ còn phải thu khác chưa thu được vào cuối kỳ 1.2.1.4. Tài khoản 139 - Dư phòng phải thu khó đòi TK 139 – Dự phòng các khoản thu khó đòi Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi Xoá các khoản nợ phải thu khó đòi. Số dự phòng phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí QLDN. SD: Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ. 1.2.2. Nguyên tắc hạch toán 1.2.2.1. Tài khoản 131 – Phải thu khách hàng Nợ phải thu được kế toán theo dõi theo từng đối tượng người mua, theo từng nội dung phải thu và ghi chép rõ ràng theo từng lần khách hàng thanh toán. Nợ phải thu với khách hàng phải được thường xuyên theo dõi, đối chiếu, kiểm tra, đốc thúc việc thanh toán kịp thời. Trong trường hợp phát hiện sai lệch, kế toán phải tìm hiểu nguyên do và xử lý vấn đề nhanh chóng. Khi thực hiện các khoản giao dịch, mua bán thường xuyên hay số dư nợ lớn thì định kỳ cần kiểm tra kỹ lưỡng và chính xác các khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn phải thu. Kế toán không được phép bù trừ các khoản phải thu giữa các đối tượng khác nhau mà cần phải dựa trên sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu khách hàng để lấy số liệu lập bảng cân đối kế toán vào cuối kỳ. Kế toán không phản ánh các nghiệp vụ phát sinh như cung cấp sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ thu tiền ngay bằng các hình thức như thu tiền mặt, thu qua ngân hàng… Đối với các khoản phải thu có gốc ngoại tệ, kế toán không chỉ theo dõi bằng đơn vị nguyên tệ, mà còn cần phải quy đổi thành Việt nam đồng theo tỷ giá thích hợp. Cuối kỳ, kế toán phải thực hiện điều chỉnh tỷ giá thực tế khi lập báo cáo kế toán. Khi hạch toán chi tiết các khoản nợ phải thu, kế toán phải phân loại các khoản nợ như nợ trong hạn, nợ khó đòi hoặc nợ không có khả năng thu hồi để tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi cho các khoản nợ này một cách thích hợp.  Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao. 1.2.2.2. Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ Phạm vi và nội dung phản ánh vào TK 136 thuộc quan hệ thanh toán nội bộ về các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau. TK này không phản ánh số vốn đầu tư mà công ty mẹ đầu tư vốn vào các công ty con và các khoản thanh toán giữa công ty mẹ và công ty con. TK 136 phải hạch toán chi tiết theo từng đơn vị có quan hệ thanh toán và theo dõi riêng từng khoản phải thu nội bộ. Cuối kỳ kế toán phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh. Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời 1.2.2.3. Tài khoản 138 – Phải thu khác Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý. Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) gây ra, đã được xử lý bắt bồi thường. Các khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời không lấy lãi. Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư XDCB, CP SXKD nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi. Các khoản đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, chi hộ cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu về phía ngân hàng, phía giám định hải quan, phía vận chuyển, … Các khoản thu phát sinh khi cổ phần hoá công ty Nhà nước. Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính. Các khoản thu khác ngoài các khoản trên. 1.2.2.4. Tài khoản 139 – Dự phòng phải thu khó đòi Cuối kỳ, doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vào hoặc ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp của kỳ báo cáo. Căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi. Các khoản phải thu được coi là khoản phải thu khó đòi phải có các bằng chứng chủ yếu: + Số tiền phải thu phải theo dõi được cho từng đối tượng, theo từng nội dung, từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi. + Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả. Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành. Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm thì doanh nghiệp có thể phải làm các thủ tục bán nợ cho công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng hoặc xoá những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán. Khi làm thủ tục xóa nợ thì đồng thời phải theo dõi chi tiết ở TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”. 1.3. Các phương pháp kế toán 1.3.1. Phương pháp hạch toán các tài khoản 1.3.1.1. Tài khoản 131 – Phải thu khách hàng 1.3.1.2. Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ 1.3.1.3. Tài khoản 138 – Phải thu khác 1.3.1.4. Tài khoản 139 – Dự phòng phải thu khó đòi 1.3.2. Phương pháp trình bày trên Báo cáo tài chính Phương pháp trình bày trên Bảng cân đối kế toán Khi lập BCĐKT, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”. Số dư bên Nợ phản ánh số tiền còn phải thu khách hàng. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của KH chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Các khoản phải thu NGẮN HẠN – Mã số 130 Phải thu khách hàng – Mã số 131 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu khách hàng” căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 131, chi tiết các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn Nợ ngắn hạn – Mã số 310 Người mua trả tiền trước – Mã số 313 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu người mua trả tiền trước căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 “Phải thu của khách hàng” mở cho từng khách hàng trên sổ chi tiết TK 131 và số dư Có TK 3387 ”Doanh thu chưa thực hiện” trên sổ kế toán chi tiết TK 3387. ª Nợ phải thu được trình bày trên Bảng cân đối kế toán dưới hai khoản mục: Phải thu ngắn hạn (thời gian thu hồi trong vòng một năm) và phải thu dài hạn (thời gian thu hồi trên một năm). Cách lập các chỉ tiêu trên BCĐKT: Chỉ tiêu Các khoản phải thu ngắn hạn – Mã số 130 Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 139 1. Phải thu khách hàng – Mã số 131 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu khách hàng” căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 131, chi tiết các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn. 2. Trả trước cho người bán – Mã số 132 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu trả trước cho người bán căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán trên sổ chi tiết TK 331. 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn – Mã số 133 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu nội bộ ngắn hạn” là số dư Nợ chi tiết Tài khoản 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 1368, chi tiết các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn. 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng – Mã số 134 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ tài khoản 337 “Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng” trên sổ cái. 5. Các khoản phải thu khác – Mã số 135 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu các khoản phải thu khác là số dư Nợ của các TK 1385, TK 1388, TK 334, TK 338 trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản 1385, 334, 338, chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn. 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi – Mã số 139 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết tài khoản 139 trên sổ kế toán chi tiết TK 139, chi tiết các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. Chỉ tiêu Các khoản phải thu dài hạn – Mã số 210 Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219 1. Phải thu dài hạn của khách hàng – Mã số 211 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu dài hạn của khách hàng” căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở chi tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn. 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc – Mã số 212 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 1361 “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” trên sổ kế toán chi tiết TK 136 3. Phải thu dài hạn nội bộ – Mã số 213 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chi tiết số dư Nợ của TK 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 1368, chi tiết các khoản phải thu nội bộ dài hạn. 4. Phải thu dài hạn khác – Mã số 218 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của TK 138, 331, 338 (chi tiết các khoản phải thu dài hạn khác) trên sổ kế toán chi tiết TK 1388, 331,338. 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi – Mã số 219 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”, chi tiết dự phòng phải thu dài hạn khó đòi trên sổ kế toán chi tiết TK 139. Phương pháp trình bày trên Lưu chuyển tiền tệ (phương pháp trực tiếp) Chỉ tiêu Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác – Mã số 01: bao gồm Số phát sinh Nợ TK 111 “Tiền mặt” ứng với TK 131 “Phải thu khách hàng” Chỉ tiêu (2)a. Tiền thu cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và bất động sản đầu tư: bao gồm số phát sinh Nợ TK 111 “Tiền mặt” ứng với TK 131 “Phải thu khách hàng” bằng VND hay ngoại tệ (phần tiền thu liên quan đến việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác) Phương pháp trình bày trên Lưu chuyển tiền tệ (phương pháp gián tiếp) Chỉ tiêu Tăng, giảm các khoản phải thu – Mã số 09, bao gồm: (+) Số dư Nợ đầu kỳ: TK131 “Phải thu của khách hàng” = Mã số 131 – Cột năm trước Bảng CĐKT + Mã số 211 – Cột năm trước Bảng CĐKT (–) Số dư Nợ cuối kỳ: TK131 “Phải thu của khách hàng” = Mã số 131 – Cột năm nay Bảng CĐKT + Mã số 211 – Cột năm nay Bảng CĐKT Chỉ tiêu Tăng, giảm các khoản phải trả – Mã số 11, bao gồm: (–) Số dư Có đầu kỳ: TK131 “Phải thu của khách hàng” (Chi tiết “Người mua trả tiền trước”) = Mã số 313 – Cột năm trước Bảng CĐKT (+) Số dư Có cuối kỳ: TK131 “Phải thu của khách hàng” (Chi tiết “Người mua trả tiền trước”) = Mã số 313 – Cột năm nay Bảng CĐKT Phương pháp trình bày trên Thuyết minh báo cáo tài chính Mục V – Chỉ tiêu 3. Các khoản phải thu ngắn hạn + Phải thu khách hàng: Số liệu đầu năm = Số dư Nợ đầu kỳ: TK131 “Phải thu của khách hàng” = Mã số 131 – Cột năm trước Bảng CĐKT + Mã số 211 – Cột năm trước Bảng CĐKT. Số liệu cuối năm = TK131 “Phải thu của khách hàng” = Mã số 131 – Cột năm nay Bảng CĐKT + Mã số 211 – Cột năm nay Bảng CĐKT + Trong đó, các khoản phải thu chi tiết phải được nêu rõ cho từng đối tượng khách hàng. Mục V – Chỉ tiêu 18. Các khoản phải trả nhà cung cấp, phải nộp ngắn hạn khác: Người mua trả tiền trước: Số liệu đầu năm = Số dư Có đầu kỳ: TK131 “Phải thu của khách hàng” (Chi tiết “Người mua trả tiền trước”) = Mã số 313 – Cột năm trước Bảng CĐKT Số liệu cuối năm = Số dư Có cuối kỳ: TK131 “Phải thu của khách hàng” (Chi tiết “Người mua trả tiền trước”) = Mã số 313 – Cột năm nay Bảng CĐKT – CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH TM – SX THÚ Y THỦY SẢN VIỆT TÂN 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH TM – SX Thú Y Thủy sản Việt Tân 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1. Quá trình hình thành Công ty Việt Tân là công ty TNHH Thương Mại – Sản Xuất Thuốc Thú Y Thủy Sản, với tên giao dịch quốc tế là VITAVET CO, LTD. Công ty được thành lập theo giấy phép do UBND TP.HCM cấp và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102008794 do Phòng Đăng Ký Kinh doanh – Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 13/03/2002. Ngày 02/05/2002, Công ty TNHH Việt Tân chính thức hoạt động và từng bước phát triển để theo kịp với tốc độ của nền kinh tế xã hội và xu hướng hội nhập vào kinh tế thị trường. Công ty TNHH Thương Mại – Sản Xuất Thú Y Thủy Sản Việt Tân có văn phòng và xưởng sản Xuất, đóng gói tại: Số 94/1035A1 Đường Dương Quảng Hàm, P.17, Q. Gò Vấp, Tp.HCM Điện thọai: (84.8) 39842230 Fax: (84.8) 39842240 Mã số thuế: 0302560304 E-mail: vitavet@hcm.vnn.vn 2.1.1.2 Vốn điều lệ: 900.000.000 đồng 2.1.1.3 Lĩnh vực ngành nghề Hiện nay Công ty TNHH Thương Mại – Sản Xuất Thú Y Thủy Sản Việt Tân hoạt động hai mảng kinh doanh chính: Thương Mại và Sản Xuất. Thương Mại: Công ty TNHH Việt Tân ngoài việc nhập các loại nguyên vật liệu từ các nguồn trong nước có xuất xứ từ nước ngoài, công ty còn nhập khẩu trực tiếp nhiều loại nguyên vật liệu, thuốc, dụng cụ y tế từ Mỹ, Tây Ban Nha, Indonesia, Hàn Quốc… để phục vụ cho việc sản xuất các loại sản phẩm. Sau đó, công ty thực hiện các công việc như đóng gói, bán nguyên vật liệu và thành phẩm cho các đơn vị công ty khác. Sản Xuất: Công ty TNHH Việt Tân là đơn vị chuyên sản xuất, đóng gói và đảm nhận cung cấp, phân phối các sản phẩm dinh dưỡng cho heo, gà, tôm, cá. Ngoài ra, công ty còn sản xuất những sản phẩm xử lý môi trường phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản, bao gồm: chất diệt khuẩn và chất xử lý cải tạo môi trường nước. c. Quy trình công nghệ sản phẩm Quy trình công nghệ của Ngành sản xuất thuốc Thú Y bao gồm rất nhiều công đoạn trong cùng một quá trình sản xuất sản phẩm. Mỗi công đoạn bao gồm nhiều khâu thực hiện sử dụng đến máy móc, thiết bị nhưng có nhiều khâu khác như tách chiết thuốc khô hay phân loại đóng gói thì máy móc không thể thực hiện được. Mỗi sản phẩm lại có những bước công việc khác nhau và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải phối hợp nhiều bộ phận một cách chính xác, đồng bộ và quá trình sản xuất sản phẩm diễn ra nhịp nhàng, ăn khớp với nhau, đạt được tiến bộ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu giao hàng cho khách hàng. Nhìn chung có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất của Công ty như sau: Chuẩn bị nguyên phụ liệu Đóng gói Kiểm nghiệm TP Nhập kho thành phẩm Rây Phối trộn Kiểm nghiệm Kiểm soát Kiểm soát Cân Dán nhãn – Bao bì Sơ đồ 2.1.1 – Chu trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 2.1.2. Quy mô Công ty Công ty TNHH Thương Mại – Sản Xuất Thú Y Thủy Sản Việt Tân do thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nên văn phòng cùng xưởng sản xuất được thiết kế xây dựng trên cùng một vị trí thuận lợi cho việc kiểm soát, quản lý cũng như sản xuất. Mặc dù diện tích nhà xưởng có quy mô không quá lớn nhưng được trang bị và lắp đặt nhiều máy móc, thiết bị đạt tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp hiện đại, tiên tiến phục vụ một cách tốt nhất cho việc sản xuất cũng như đóng gói. 2.1.3. Tình hình tổ chức công ty 2.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý a. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Phòngnhân sự Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh Phòng TC-KT BAN GIÁM ĐỐC Giám đốc điều hành Tổ Bác sĩ Thú Y Tổ định công thức, kiểm tra chất lượng Phòng giao nhận Phòng kho vận Phòng quản lý HĐSX Phòng kỹ thuật Tổ đóng gói, dán nhãn bao bì Tổ san chiết nguyên liệu Tổ sx thuốc bột Tổ sx thuốc nước Sơ đồ 2.1.2 – Tổ chức bộ máy quản lý b. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Trong cơ chế thị trường hiện nay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Việt Tân nói riêng đều phải tự chủ về sản xuất, kinh doanh tự chủ về tài chính, hạch toán độc lập. Do đó, cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty đã được thu gọn lại không cồng kềnh. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, kiểu tổ chức này rất phù hợp với Công ty trong tình hình hiện nay, nó gắn liền từng nhân viên trong Công ty với chức năng và nhiệm vụ của họ cũng như nhân viên cũng phải có trách nhiệm với Công ty. Đồng thời các mệnh lệnh, nhiệm vụ và thông báo tổng hợp cũng được chuyển từ lãnh đạo Công ty đến cấp cuối cùng. Tuy nhiên, cũng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong Công ty. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: Ban giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Gíam đốc điều hành: Phụ trách các công tác bảo hộ và an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự tại các phân xường. Trực tiếp chỉ đạo sản xuất và thay mặt Ban giám đốc giải quyết các công việc được ủy quyền khi Ban giám đốc đi vắng. Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình. Các phòng ban Phòng nhân sự: Phụ trách công tác quản lý lao động, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, sa thải lao động, lựa chọn hình thức lương, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ, y tế,
Luận văn liên quan