* Lý do chọn đề tài: Trong thời đại công nghệ thông tin bùng phát mạnh mẽ như hiện nay, việc các ngân hàng tạo ra những dịch vụ ngân hàng trực tuyến nhằm giảm thời gian, chi phí thanh toán và quan trọng hơn là giảm rủi ro trong kinh doanh đang ngày càng được khách hàng quan tâm. Đặc biệt, trong thời kỳ hậu WTO sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước, nước ngoài và các tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tài chính khác ngày càng khốc liệt, buộc chính bản thân các ngân hàng phải không ngừng đổi mới công nghệ để tạo ra những dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đồng thời tự khẳng định chính mình.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, CN BIDV Tp.HCMđã không ngừng nâng cao vị thế của mình thông qua chất lượng dịch vụ và đem đến sự hài lòng cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng. Tuy nhiên, với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh và sự bùng phát công nghệ thông tin đòi hỏi các dịch vụ TTKDTM ngày càng đem lại sự tiện ích và thỏa mãn cho khách hàng.
Vì thế, trong quá trình thực tập tại phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp Tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng công tác TTKDTM tại CN BIDV Tp.HCM ” với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình để dịch vụ TTKDTM tại CN BIDV Tp.HCM ngày càng mở rộng và phát triển.
* Mục tiêu Nghiên cứu: Nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ TTKDTM và qui trình các sản phẩm dịch vụ TTKDTM, nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp nhằm mở rộng TTKDTM tại CN BIDV Tp.HCM.
* Phương pháp nghiên cứu: Trong phạm vi giới hạn của đề tài, các phương pháp được sử dụng gồm: Quan sát suy luận logic, phương pháp thu thập và xử lý số liệu tại CN, phương pháp thống kê và mô tả.
* Phạm vi đề tài: Hoạt động TTKDTM của CN rất đa dạng và phong phú, bên cạnh những sản phẩm dịch vụ truyền thống còn có những sản phẩm dịch vụ hiện đại. Nhưng vì thời gian thực tập và khả năng tiếp cận của bản thân có hạn chế, vì thế Tôi chỉ đưa ra một số sản phẩm dịch vụ phổ biến thuờng gặp, nêu thực trạng và đề ra giải pháp.
* Kết cấu nội dung: Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về CN BIDV Tp.HCM
Chương 2:Thực trạng TTKDTM tại CN BIDV Tp.HCM
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng công tác TTKDTM tại CN BIDV Tp.HCM
91 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3238 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh BIDV TP HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GVHD: Th.S NGUYỄN QUỐC ANH
SVTH : HUỲNH THỊ MỸ DUYÊN
LỚP : NH14 – K31
(((((((((((((
Qua bốn năm được học tại trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, một môi trường học tập thật sự tốt về mọi mặt, Tôi đã tích lũy cho mình một kho tàng kiến thức vô cùng quý báu. Những kiến thức này cùng với kiến thức học hỏi được từ thực tế tại CN BIDB Tp.HCM sẽ là hành trang tốt nhất chuẩn bị cho Tôi trước khi ra làm việc. Sau thời gian thực tập, đến nay Tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình. Kết quả ngày hôm nay có được không chỉ từ quá trình nỗ lực của bản thân mà còn nhờ rất nhiều vào sự hỗ trợ, động viên, giúp đỡ không mệt mỏi của mọi người xung quanh tôi đó là:
Quí Thầy/ Cô đang công tác và giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, những người đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức và kinh nghiệm quí báu. Đây là hành trang hữu ích đã, đang và sẽ giúp tôi rất nhiều trong công việc cũng như trong cuộc sống. Quí thầy cô trong Khoa Ngân Hàng, đặc biệt là thầy Th.S Nguyễn Quốc Anh, người đã tận tụy hướng dẫn, hỗ trợ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp. Tôi thực sự cảm kích trước sự giúp đỡ tận tình của thầy cũng như những kiến thức mà thầy đã truyền đạt cho Tôi.
Ban lãnh đạo và Anh/ chị nhân viên tại CN BIDV Tp.HCM .Đồng thời Tôi xin chân thành cảm ơn Trưởng Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp – Nguyễn Thị Minh Tâm cùng toàn thể Anh/ Chị trong phòng, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để Tôi có dịp tiếp cận với hoạt động thực tế của NH và đây sẽ là những vốn quí giúp Tôi trong công việc sau này. Gia đình, bạn bè, những người đã động viên và hỗ trợ tinh thần cho Tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện chuyên đề.
Một lần nữa, xin cho phép Tôi được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến tất cả những người đã dành cho Tôi sự giúp đỡ vô giá trong suốt quá trình thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp. Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thị Mỹ Duyên
(((((((((((((
Tp.HCM, tháng 05 năm 2009
(((((((((((((
Tp.HCM, Tháng 05 năm 2009
Th.S Nguyễn Quốc Anh
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN (BIDV) TP. HỒ CHÍ MINH 1
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 1
1.1.1. Khái quát về BIDV Việt Nam 1
1.1.2. Khái quát về CN BIDV T.p HCM 1
1.2. Cơ cấu tổ chức 2
1.3. Một số nghiệp vụ chủ yếu của CN BIDV Tp.HCM 4
1.4. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của CN BIDV Tp.HCM trong những
năm gần đây 4
1.4.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn 5
1.4.2. Thu nhập. chi phí, hiệu quả kinh doanh 6
1.5. Định hướng phát triển trong thời gian tới 9
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI CN BIDV Tp.HCM 12
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian qua 12
2.1.1.Bối cảnh kinh tế - xã hội 12
2.1.2. Thực trạng sử dụng tiền mặt những năm qua 14
2.1.3.Mục tiêu và Định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đến năm 2020 18
2.1.3.1 Mục tiêu tổng thể: 18
2.1.3.2.Định hướng phát triển TTKDTM tại Việt Nam đến năm 2020 18
2.2. Lý luận cơ bản về phương thức TTKDTM 19
2.2.1. Sự cần thiết khách quan và vai trò của công tác TTKDTM 19
2.2.1.1.Sự cần thiết khách quan của TTKDTM trong nền kinh tế thị trường ..19
2.2.1.2. Vai trò của TTKDTM trong nền kinh tế thị trường 20
2.2.2. Yêu cầu và qui định chung về thanh toán không dùng tiền mặt: 21
2.2.2.1. Yêu cầu công tác TTKDTM 21
2.2.2.2. Qui định chung về công tác TTKDTM 22
2.2.3.Một số nhân tố tác động đến công tác TTKDTM 23
2.2.4. Qui trình các nghiệp vụ TTKDTM tại CN: 23
2.2.4.1.Qui trình chuyển tiền đi của các sản phẩm OL1 đến OO3 23
2.2.4.2.Qui trình chuyển tiền đến từ IBPS 28
2.2.4.3. Qui trình xử lý điện đến từ T5 29
2.3. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại CN 33
2.3.1 Thực trạng thanh toán trong nước: 34
2.3.1.1.Thực trạng thanh toán Séc 34
2.3.1.2. Thực trạng thanh toán UNC 36
2.3.1.3 Thực trạng thanh toán UNT 38
2.3.1.4. Thực trạng thanh toán vốn giữa các Ngân hàng .40
2.3.1.4.1. Thanh toán liên hàng 40
2.3.1.4.2. Thanh toán bù trừ 40
2.3.2. Thực trạng chuyển tiền trong và ngoài nước 41
2.3.2.1 Chuyển tiền đi 41
2.3.2.2. Chuyển tiền đến 44
2.3.3. Thực trạng thu phí tại CN 46
2.3.4. Các sai sót và rủi ro thường gặp khi thực hiện công tác TTKDTM tại CN 48
2.3.5. Một số hình thức thanh toán khác 52
2.3.6. Đánh giá chung về hoạt động TTKDTM tại CN 53
2.3.6.1. Kết quả đạt được 53
2.3.6.2. Tồn tại và hạn chế 54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CÔNG TÁC
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI CN BIDV Tp.HCM 56
3.1. Giải Pháp: 56
3.1.1. Tăng cường hoạt động Maketing 56
3.1.2. Đẩy mạnh tiến độ hiện đại hóa công nghệ NH, đổi mới kỹ thuật &công
nghệ NH 57
3.1.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để triển khai áp dụng các hình thức
TTKDTM hiện đại 57
3.1.4. Khuyến khích pháp nhân mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng 58
3.1.5. Đơn giản hóa thủ tục 59
3.2. Kiến nghị ………60
3.2.1. Đối với Chính Phủ 60
3.2.2. Đối với bản thân ngân hàng: 62
3.2.2.1. Kiến nghị với BIDV Việt Nam 62
3.2.2.2. Kiến nghị đối với CN BIDV T.pHCM 63
3.2.3. Một số kiến nghị về vận dụng thể thức TTKDTM 64
3.2.3.1. Séc chuyển khoản 64
3.2.3.2. Séc bảo chi 65
3.2.3.3. Kiến nghị UNT và UNC 66
Bảng 1.1: Tài sản và nguồn vốn CN
Bảng 1.2: Tình hình thu nhập và chi phí CN
Bảng 1.3: Chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức CN BIDV T.p HCM
Bảng 2.1: Tình hình thanh toán lương qua tài khoản
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu ngành
Biểu đồ 2.3: HDI Việt Nam từ 1985 đến 2007
Biểu đồ 2.4: Thu nhập ròng
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng thu nhập ròng
Sơ đồ 2.1: Qui trình thanh toán UNC
Sơ đồ 2.2: Qui trình thanh toán UNT
NHNN : ngân hàng nhà nước
NH : ngân hàng
SIBS (SilverLake Intergrated Banking Systems): Hệ thống ngân hàng tích hợp SilverLake.
IBPS (InterBank Payment System): Hệ thống thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
CI-TAD: là một chương trình phần mềm được cài đặt tại TCTD được phép tham gia vào IBPS
T5: Hệ thống thanh toán điện tử nội bộ của BIDV Việt Nam
BDS (Branch Delivery System): Hệ thống chuyển giao phân phối sản phẩm chi nhánh.
GW- SWIFT: Là giao diện thanh toán kết nối giữa hệ thống SIBS và hệ thống SWIFT.
GW – T5: Là giao diện thanh toán kết nối giữa hệ thống SIBS và hệ thống T5.
GW – IBPS: Là giao diện thanh toán giữa hệ thống SIBS và hệ thống IBPS.
GDV : Giao dịch viên
KSV: kiểm soát viên
TTBT: Thanh toán bù trừ
TK : tài khoản
UNT: ủy nhiệm thu
UNC: ủy nhiệm chi
GL (General Ledger): Phân hệ kế toán tổng hợp
C/A (Current account): Tài khoản tiền gửi thanh toán
S/A (Saving account): Tài khoản tiền gửi tiết kiệm
H.O: Hội sở chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BIDV: Ngân hàng đầu tư và phát triển
CN BIDV Tp.HCM: chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Tp HCM
TTKDTM: Thanh toán không dùng tiền mặt
OL1:chuyển tiền đi ghi có qua TTBT sử dụng trong trường hợp CN trực tiếp tham gia TTBT
OL2: chuyển tiền đi qua TK tiền gửi của CN mở tại tổ chức tín dụng khác
OL3: chuyển tiền đi liên CN trong SIBS
OL4: chuyển tiền đi qua hệ thống thanh toán điện tử liên NH
OL5: chuyển tiền ghi có trong thanh toán song phương
OL6: chuyển tiền đi ghi nợ qua TTBT
OL7: chuyển tiền đi nhờ CN khác trong SIBS đi bù trừ hộ
OO2: chuyển tiền đi bằng Telex
OO3: chuyển tiền đi qua hệ thống SWIFT
(((((((((((((
* Lý do chọn đề tài: Trong thời đại công nghệ thông tin bùng phát mạnh mẽ như hiện nay, việc các ngân hàng tạo ra những dịch vụ ngân hàng trực tuyến nhằm giảm thời gian, chi phí thanh toán và quan trọng hơn là giảm rủi ro trong kinh doanh đang ngày càng được khách hàng quan tâm. Đặc biệt, trong thời kỳ hậu WTO sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước, nước ngoài và các tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tài chính khác ngày càng khốc liệt, buộc chính bản thân các ngân hàng phải không ngừng đổi mới công nghệ để tạo ra những dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đồng thời tự khẳng định chính mình.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, CN BIDV Tp.HCMđã không ngừng nâng cao vị thế của mình thông qua chất lượng dịch vụ và đem đến sự hài lòng cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng. Tuy nhiên, với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh và sự bùng phát công nghệ thông tin đòi hỏi các dịch vụ TTKDTM ngày càng đem lại sự tiện ích và thỏa mãn cho khách hàng.
Vì thế, trong quá trình thực tập tại phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp Tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng công tác TTKDTM tại CN BIDV Tp.HCM ” với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình để dịch vụ TTKDTM tại CN BIDV Tp.HCM ngày càng mở rộng và phát triển.
* Mục tiêu Nghiên cứu: Nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ TTKDTM và qui trình các sản phẩm dịch vụ TTKDTM, nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp nhằm mở rộng TTKDTM tại CN BIDV Tp.HCM.
* Phương pháp nghiên cứu: Trong phạm vi giới hạn của đề tài, các phương pháp được sử dụng gồm: Quan sát suy luận logic, phương pháp thu thập và xử lý số liệu tại CN, phương pháp thống kê và mô tả.
* Phạm vi đề tài: Hoạt động TTKDTM của CN rất đa dạng và phong phú, bên cạnh những sản phẩm dịch vụ truyền thống còn có những sản phẩm dịch vụ hiện đại. Nhưng vì thời gian thực tập và khả năng tiếp cận của bản thân có hạn chế, vì thế Tôi chỉ đưa ra một số sản phẩm dịch vụ phổ biến thuờng gặp, nêu thực trạng và đề ra giải pháp.
* Kết cấu nội dung: Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về CN BIDV Tp.HCM
Chương 2:Thực trạng TTKDTM tại CN BIDV Tp.HCM
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng công tác TTKDTM tại CN BIDV Tp.HCM
NỘI DUNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1. Khái quát về BIDV Việt Nam
1.1.2. Khái quát về CN BIDV T.p HCM
1.2. Cơ cấu tổ chức
1.3. Một số nghiệp vụ chủ yếu của CN BIDV Tp.HCM
1.4. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của CN BIDV Tp.HCM trong những
năm gần đây
1.4.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn
1.4.2. Thu nhập. chi phí, hiệu quả kinh doanh
1.5. Định hướng phát triển trong thời gian tới
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1. Khái quát về BIDV Việt Nam:
BIDV Việt Nam được thành lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua quá trình hình thành và phát triển BIDV Việt Nam đã có những tên gọi sau:
Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/06/1981
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
BIDV Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước mang tính hệ thống bao gồm hơn 150 chi nhánh và các Công ty trong toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước ngoài (Nga, Lào, Malaysia), hùn vốn với trên 5 tổ chức tín dụng.
Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của BIDV Việt Nam là phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các Doanh nghiệp, Tổng công ty. BIDV không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với trên 50 ngân hàng trên thế giới. BIDV Việt Nam là một ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển.
1.1.2. Khái quát về CN BIDV Tp. HCM:
CN BIDV Tp. HCM được thành lập vào ngày 15/11/1976. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, CN BIDV Tp. HCM luôn là đơn vị và là lá cờ đầu của toàn ngành.
Từ khi thành lập đến nay, qua việc nâng cấp các đơn vị trực thuộc CN BIDV Tp. HCM đã đóng góp cho hệ thống BIDV Việt Nam 4 chi nhánh cấp 1 là: Chi nhánh Tân tạo, Chi nhánh NKKN, Chi nhánh Thủ Đức và Chi nhánh Tân Bình (các đơn vị này trước kia là chi nhánh cấp 2 trực thuộc CN BIDV Tp. HCM) và sắp tới Phòng giao dich Phú Nhuận sẽ nâng cấp thành Chi nhánh BIDV Phú Nhuận.
Hiện nay, CN BIDV Tp. HCM có tổng số cán bộ nhân viên trên 300 người
1.2. Cơ cấu tổ chức
CN BIDV Tp. HCM có trụ sở tại 134 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thanh Bình, Q.1, Tp. HCM. Do điều kiện kinh tế xã hội của Tp. HCM nên CN BIDV T.p HCM đã duy trì cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý để đảm bảo thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức CN BIDV Tp. HCM
1.3. Một số nghiệp vụ chủ yếu của CN BIDV Tp.HCM
- Nghiệp vụ huy động vốn.
- Nghiệp vụ cho vay để đầu tư và kinh doanh chứng khoán.
- Nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng:
+ Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu
+ Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi
+ Thanh toán bằng Séc
+ …
- Nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng:
+ Thanh toán liên hàng
+ Thanh toán bù trừ
1.4. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của CN BIDV Tp.HCM trong những năm gần đây:
Trong hai năm qua, tình hình kinh tế xã hội của cả nước nói chung và củaTp.HCM nói riêng có nhiều biến động, tạo nhiều cơ hội nhưng đặt ra không ít thách thức cho CN BIDV Tp.HCM. Trong xu thế hội nhập hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt hơn nhưng với sự cố gắng, nỗ lực và không ngừng học hỏi của cả một tập thể cán bộ CN BIDV Tp.HCM đã đưa CN vượt qua những khó khăn đó và trở thành một trong những NH thương mại mạnh thể hiện qua một số hoạt động kinh doanh sau:
1.4.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn:
Bảng 1.1: Tài sản và nguồn vốn CN
STT
Khoản mục
2007
(tỷ đồng)
2008
(tỷ đồng)
So sánh 2008/2007
+
(tỷ đồng)
-
(tỷ đồng)
(%)
1
Tổng tài sản
12.246
10.096
2.15
-17.56
2
Tổng dư nợ
7.825
7.757
0.068
-0.869
3
Tổng dư nợ vay (trừ TTUT, TCTD, CVBSĐP)
6.084
6.096
0.012
0.197
4
Tổng tiền gửi khách hàng (trừ TCTD)
10.359
8.725
1.634
-15.77
5
Nợ quá hạn
0
29
29
-
6
Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5)
197
6
191
-96.95
7
Chênh lệch thu chi trước thuế
418
333
85
-20.33
8
Chênh lệch thu chi trước dự phòng (bao gồm cả thu nợ ngoại bảng)
428
373
55
-12.85
(Nguồn báo cáo công khai tài chính năm 2008 của CN BIDV Tp.HCM)
Tổng tài sản CN thời điểm 31/12/2008 là 10.096 tỷ đồng, giảm 2.150 tỷ đồng (giảm 17.56%) so với năm 2007, sự giảm này chủ yếu do điều chuyển vốn nội bộ (-2.033 tỷ đồng)
Tổng dư nợ cho vay 7.757 tỷ đồng, giảm 68 tỷ đồng (giảm 0.87%). Tổng dư nợ vay (trừ cho vay ủy thác,TCTD và ngân sách địa phương) là 6.093 tỷ đồng, tăng 0.15%. Tổng tiền gửi tổ chức kinh tế và dân cư là 8.725 tỷ đồng, giảm 1.634 tỷ đồng so với đầu năm
Nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 giảm 13.88%; tình hình nợ xấu được cải thiện, chỉ còn 6 tỷ đồng, giảm 96.96% so với cùng kỳ. Trong năm CN đã hoàn lập dự phòng 17 tỷ đồng, đến 31/12/2008 quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của CN là 125 tỷ đồng, trong đó dự phòng chung là 65 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 60 tỷ đồng.
Số dư các khoản đầu tư chứng khoán, góp vốn 218 tỷ đồng, tăng 7 tỷ đồng (tức là tăng 3.32%) so với năm 2007. Trong năm 2008 CN không đầu tư mới, vốn đầu tư tăng lên chủ yếu là do nhận cổ tức cổ phiếu.
Như vậy, do khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 nên CN cũng bị ảnh hưởng nhiều đến hoạt động huy động vốn cũng như cho vay.
1.4.2. Thu nhập. chi phí, hiệu quả kinh doanh:
Lợi nhuận trước thuế năm 2008 là 333 tỷ đồng, giảm 20.33% so với năm 2007; chênh lệch thu chi trước dự phòng rủi ro (cả thu lãi ngoại bảng) là 373 tỷ đồng, giảm 12.85% so với năm 2007
Bảng1.2: tình hình thu nhập và chi phí CN
STT
Khoản mục
Tổng số
(tỷ đồng)
Phân bổ chi phí quản lý kinh doanh
(tỷ đồng)
Thu nhập ròng
(tỷ đồng)
Tỷ trọng thu nhập ròng
(%)
2007
2008
2007
2008
1
Thu nhập từ lãi
277
32
298
245
69.6
65.7
2
Thu dịch vụ
88
10
54
78
12.6
20.9
3
Thu hoạt động tài chính
6
1
24
5
5.6
1.3
4
Thu khác
51
6
52
45
12.2
12.1
Tổng cộng
422
49
428
373
100
100
(Nguồn báo cáo công khai tài chính năm 2008 của CN BIDV Tp.HCM)
Tổng thu nhập ròng giảm 55 tỷ đồng trong đó có 2 khoản thu sụt giảm lớn so với năm 2007 là:
+Thu nhập ròng từ hoạt động tài chính giảm 19 tỷ đồng
+Thu nhập ròng từ lãi giảm 53 tỷ đồng (trong đó: lãi FPT giảm 122 tỷ đồng, thu lãi tại chi nhánh tăng 69 tỷ đồng)
*Tình hình thực hiện các định mức chỉ tiêu và chi phí quản lý kinh doanh:
Chi phí quản lý kinh doanh năm 2008 là 49 tỷ đồng, tăng 6 tỷ (14.75%) so với năm 2007. Trong đó:
-Chi phí cho nhân viên là 18.045 tỷ đồng, tăng 22.56%. Nguyên nhân là do từ ngày 01/01/2008, lương tối thiểu tăng từ 450.000 đồng lên 540.000đồng
-Chi phí về tài sản là 17.962 tỷ đồng, tăng 21.22%. Nguyên nhân là khấu hao TSCĐ tăng 0.7 tỷ; chi thuê tài sản hoạt động tăng 2.4 tỷ đồng.
-Chi phí quản lý công vụ 10.2 tỷ đồng, giảm 1.77% so với năm 2007
-Chi phí kinh doanh khác là 3 tỷ đồng
Các khoản chi phí quản lý công vụ, chi công cụ lao động, chi sửa chữa Tài sản cố định, chi hoạt động đoàn thể đều nằm trong định mức do BIDV qui định
*Một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh:
Bảng 1.3: Chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh Đvt: %
Chỉ tiêu
2007
2008
So sánh 2008/2007
+
-
NIM = (Thu nhập từ lãi – chi phí từ lãi)/Tài sản có khả năng sinh lời bình quân
2.87
2.87
0
Chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào và đầu ra
2.6
2.61
0.01
ROA = Lợi nhuận sau thuế (kể cả thu nợ đã xử lý,hoàn nhập dự phòng rủi ro)/ Tổng tài sản bình quân
2.69
2.45
0.24
(Nguồn báo cáo công khai tài chính năm 2008 của CN BIDV Tp.HCM)
Từ bảng số liệu trên thì tình hình kinh doanh của NH năm 2008 có giảm so với năm 2007 nhưng không đáng kể, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2008 giảm 0.24% so với năm 2007 là do có sự điều chuyển vốn nội bộ, hệ số NIM lớn và không đổi 2.87% nên ít có rủi ro lãi suất.
1.5. Định hướng phát triển của CN BIDV T.pHCM trong thời gian tới:
Huy động vốn:
- Năm 2009 được dự báo một năm đầy biến động khó lường về hoạt động tài chính, tiền tệ, yêu cầu các CN cần bám sát chặt chẽ diễn biến động thái của thị trường và chỉ đạo điều hành của Hội sở để quyết định huy động vốn phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh vốn.
- Yêu cầu tuân thủ nghiêm túc các chỉ đạo điều hành về lãi suất của Hội sở và việc hạch toán, điều chỉnh lãi suất theo FTP từng thời điểm chính xác kịp thời, tránh xảy ra tình trạng Hội sở truy thu lãi FTP như cuối năm 2008.
- Bám sát diễn biến thị trường và nhu cầu sử dụng vốn đảm bảo khả năng thanh khoản (chi tiêu của khách hàng nhân dịp Tết âm lịch, giải ngân tín dụng…).
Tín dụng:
- Thống nhất cao về nhận thức tăng trưởng tín dụng nhưng không mở rộng thị phần tràn lan; tập trung vào tín dụng xuất khẩu và triển khai các giải pháp đồng bộ để tăng trưởng cho vay khách hàng kinh doanh các mặt hàng, ngành nghề lĩnh vực thế mạnh như gạo, cao su, cà phê, thuỷ hải sản, đồ gỗ, …; chú trọng tiếp thị, thu hút các khách hàng lớn, có thương hiệu mạnh, có thị trường tốt ổn định như thuỷ điện, nhiệt điện, hệ thống truyền tải điện...
- Chủ động nâng cao chất lượng tín dụng, chuyển dịch cơ cấu khách hàng, dư nợ; kiên quyết không để gia tăng thêm nợ xấu, nợ quá hạn, lãi treo.… Kiểm soát nợ nhóm 2 xuống dần thông lệ (12%). Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ để hạn chế rủi ro, đặc biệt rủi ro đạo đức nghề nghiệp.
- Quyết liệt chỉ đạo công tác thu nợ quá hạn ngay từ tháng đầu năm 2009, đảm bảo hoàn thành mục tiêu KH, xác định mục tiêu tận thu nợ để tạo nguồn tăng vốn điều lệ chuẩn bị cho công tác cổ phần hoá.
- Coi trọng và thường xuyên/định kỳ rà soát, đánh giá và bổ sung tài sản đảm bảo trong điều kiệ