Hiện nay trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu ,Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế ,văn hóa ,xã hội sau những năm tháng ngủ yên sau chiến tranh .Việt Nam là một nước đang phát triển ,điểm xuất phát là từ một nước chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh chống đế quốc ,nền kinh tế còn lạc hậu ,trình độ phát triển chưa cao tuy đã có tiến bộ mạnh mẽ trong những năm gần đây .Chúng ta vưa được gia nhập WTO nên cần có những thay đổi lớn để đáp ứng các yêu cầu chung của thế giới .Việt Nam cũng là điểm thu hút được lượng vốn đầu tư lớn của các nước trên thế giới trong những năm gần đây ,tuy nhiên trong công tác quản lý các dự án đầu tư hiện nay tại nước ta đang có nhiều vấn đề cần được giải quyết ,đây là một vấn đề cấp thiết hiện nay ,cũng chính vì vây tôi đã quyết định lựa chọn đề tài : "Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư tại công ty Cổ Phần Sông Đà Thăng Long” làm chuyên đề tốt nghiệp
Bố cục bài viết của tôi gồm 3 phần :
Chương I: Thực trạng quản lý dự án đầu tư tại công ty Cổ Phần Sông Đà Thăng Long
Chương II: Thực trạng công tác quản lý dự án Văn Khê mở rộng
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty Cổ Phần Sông Đà Thăng Long
80 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2573 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Thực trạng quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long 2
I. Khái quát chung về tổng công ty Sông Đà Thăng Long 2
1. Lịch sử hình thành của công ty 2
2. Cơ cấu tổ chức của công ty 2
2.1 Tổ chức bộ máy của công ty 2
2.2 Lao động :Tổng số lao động tính tới thời điểm 31/12/2007với tổng số lao động là 78 người trong đó : 4
2.3 Tổng số vốn đầu tư của công ty tính đến 12/2008 4
3.Chức năng của các phòng ban: 4
II .Thực trạng của công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long 7
1. Quy trình quản lý dự án tại công ty 7
2.1 Xin giao đất ,thuê đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (đối với dự án có sử dụng đất ) 10
2.2 Xin giấy phép xây dựng ( nếu yêu cầu phải có giấy phép giấy phép sử dụng) và giấy phép khai thác tài nguyên ( nếu có khai thác tài nguyên ) 10
2.3 Thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng ,thực hiện kế hoạch tái định cư (đối với dự án có yêu cầu tái định cư ) chuẩn bị mặt bằng xây dựng ( nếu có ) 11
2.4 Thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình 11
2.5 Đấu thầu mua sắm thiết bị, công nghệ và xây lắp 12
2.6 Tiến hành thi công xây lắp 12
2.7 Quản lý kỹ thuật,chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng 12
2.8 Nghiệm thu bàn giao công trình 12
2.9 Quyết toán công trình 12
2.10 Công tác báo cáo đầu tư 13
3. Nội dung quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long 13
3.1 Quản lý lập kế hoạch tổng quan 15
3.2 Quản lý phạm vi 16
3.3 Quản lý thời gian và tiến độ của dự án-WBS 17
3.4 Quản lý chất lượng của dự án 21
3.5 Quản lý chi phí dự án 24
3.6 Quản lý nhân lực 26
3.7 Quản lý thông tin 26
3.8 Quản lý rủi ro 27
3.9 Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán 28
Chương II: Thực trạng công tác quản lý dự án Văn Khê mở rộng 29
I. Một số dự án tiêu biểu mà công ty thực hiện 29
II. Ví dụ minh hoạ thực trạng công tác quản lý dự án tại công ty , Dự án Văn Khê mở rộng 29
1. Sự cần thiết phải đầu tư mở rộng khu nhà ở Văn Khê : 29
2. Mục tiêu của dự án : 34
3. Tiến độ thực hiện dự án 34
4. Tiến độ kế hoạch thực hiện: 35
5. Hình thức thực hiện quản lý dự án: 36
6. Biện pháp thực hiện: 37
7. Phân kỳ đầu tư: 38
7.1. Đối với dự án do Chủ đầu tư thực hiện sẽ được phân thành 02 giai đoạn đầu tư thành phần: 39
7.2. Đối với dự án do Nhà đầu tư thứ phát thực hiện: 39
7.3. Đền bù giải phóng mặt bằng: 40
7.4. Xác định ranh giới dự án theo quy hoạch 1/500 được duyệt: 41
7.5. Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu ngành nghề: 41
7.6. Đầu tư xây dựng các hạng mục công trình của dự án: 42
7.7. Quản lý tiến độ thi công xây dựng các hạng mục công trình: 42
7.8. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình: 43
7.9. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình: 43
7.10. Quản lý quy hoạch dự án: 44
7.11. Quản lý kiến trúc dự án: 53
7.12. Thủ tục hoàn thành, quản lý vận hành và bàn giao: 54
III. Đánh giá công tác quản lý dự án tại công ty 56
1 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần Sông Đà –Thăng Long 56
2. Những hạn chế và khó khăn trong quản lý dự án 61
Chương III :Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long 63
I. Phương hướng phát triển của công ty 63
1. Phương hướng 63
2. Những thuận lợi, khó khăn mà công ty có thể gặp phải 66
2.1. Khó khăn 66
2.2.Thuận lợi 66
II. Các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long 67
1.Tổ chức bộ máy quản lý 67
2. Quản lý tiến độ dự án 69
3. Nâng cao chất lượng công trình 71
4. Nâng cao công tác quản lý giá xây dựng công trình 71
5. Nâng cao công tác quản lý hoạt động đấu thầu 72
6. Về công tác đền bù giải phóng mặt bằng 73
7. Nâng cao công tác quản lý rủi ro 74
8. Những kiến nghị đối với nhà nước 75
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu ,Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế ,văn hóa ,xã hội sau những năm tháng ngủ yên sau chiến tranh .Việt Nam là một nước đang phát triển ,điểm xuất phát là từ một nước chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh chống đế quốc ,nền kinh tế còn lạc hậu ,trình độ phát triển chưa cao tuy đã có tiến bộ mạnh mẽ trong những năm gần đây .Chúng ta vưa được gia nhập WTO nên cần có những thay đổi lớn để đáp ứng các yêu cầu chung của thế giới .Việt Nam cũng là điểm thu hút được lượng vốn đầu tư lớn của các nước trên thế giới trong những năm gần đây ,tuy nhiên trong công tác quản lý các dự án đầu tư hiện nay tại nước ta đang có nhiều vấn đề cần được giải quyết ,đây là một vấn đề cấp thiết hiện nay ,cũng chính vì vây tôi đã quyết định lựa chọn đề tài : "Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư tại công ty Cổ Phần Sông Đà Thăng Long” làm chuyên đề tốt nghiệp
Bố cục bài viết của tôi gồm 3 phần :
Chương I: Thực trạng quản lý dự án đầu tư tại công ty Cổ Phần Sông Đà Thăng Long
Chương II: Thực trạng công tác quản lý dự án Văn Khê mở rộng
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty Cổ Phần Sông Đà Thăng Long
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TH.S Lương Hương Giang và các anh chị trong Phòng Kinh Tế Kế Hoạch và Đầu Tư của công ty Cổ Phần Sông Đà Thăng Long đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này
Chương I: Thực trạng quản lý dự án đầu tư tại công ty
cổ phần Sông Đà Thăng Long
Khái quát chung về tổng công ty Sông Đà Thăng Long
Lịch sử hình thành của công ty
Công ty cổ phần Sông Đà-Thăng Long là doanh nghiệp thành viên thuộc tổng công ty Sông Đà thuộc bộ xây dựng ,giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103014906 ngày 05/12/2006 của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
Đến nay chưa đầy 3 năm hoạt động nhưng Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long đã được Tổng Công ty tin tưởng giao nhiệm vụ tham gia thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các công trình dân dụng, công nghệ và chủ đầu tư dự án "Khu nhà ở đô thị Văn Khê" và "Toà nhà hỗn hợp văn phòng chung cư cao cấp Sông Đà - Hà Đông".
Công ty đã và đang thi công nhiều công trình có quy mô lớn như thi công Khu phố thương mại Phong Phú Plaza; hiện là tổng thầu EPC về việc thiết kế, cung cấp, lắp đặt thiết bị và xây dựng khu siêu thị dịch vụ và giải trí Phong Phú - thuộc dự án Trung tâm thương mại Dịch vụ và giải trí Phong Phú Plaza với tổng giá trị lên đến 110 tỷ đồng và một số công trình khác...
2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Tổ chức bộ máy của công ty
Tổ chức bộ máy công ty bao gồm :
- Lãnh đạo công ty: Tổng giám đốc và 04 phó tổng giám đốc
- Các phòng chức năng:
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kỹ thuật vật tư
Phòng kinh tế kế hoạch và đầu tư
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh
Ban quản lý các dự án khu vực Hà Tây
Chi nhánh công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long tại miền trung
Chi nhánh công ty cổ phấn Sông Đà Thăng Long tại miền nam
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
Lao động :Tổng số lao động tính tới thời điểm 31/12/2007với tổng số lao động là 78 người trong đó :
Cán bộ có trình độ đại học : 58 người
Cán bộ có trình độ trung cấp,cao đẳng: 14 người
Lao động phổ thông: 06 người
Tổng số vốn đầu tư của công ty tính đến 12/2008 là : 342.500.000.000 đồng
Trong đó :
Tài sản cố định :15.000.000.000 đồng
Tài sản lưu động : 315.000.000.000 đồng
Tiền mặt là 12.000.000.000 đồng
3.Chức năng của các phòng ban:
Phòng kĩ thuật vật tư thiết bị: chức năng chủ yếu là tham mưu giúp việc về công tác quản lý kĩ thuật,chất lượng thi công, an toàn lao động.Chịu trách nhiệm tổ chức,lập tiến độ,giám sát thi công bảo đảm chất lượng và tiến độ các công trình, dự án do công ty đầu tư và xây dựng theo đúng các quy định hiện hành .Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác sản xuất vật liệu xây dựng,tìm hiểu thị trường cung ứng vật tư kịp thời cho các công trình do công ty hoặc các đơn vị trực thuộc công ty thi công. Phát triển công tác tiếp nhận vẩn tải vật tư thiết bị do tổng công ty hoặc các đơn vị thuộc tổng công ty đầu tư đến các vị trí lắp đặt.
Phòng kinh tế-kế hoạch :Xây dựng kế hoạch tháng,quý,năm và kế hoạch dài hạn (5 năm định hướng 10 năm)trên cơ sở tiến độ xây dựng các công trình,dự án trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.Thương thảo lập hợp đồng kinh tế hoặc thẩm tra các hợp đồng do các phòng chức năng khác lập trước khi trình giám đốc phê duyệt.Báo cáo thông kê theo quy định ,công tác kinh tế ,công tác thanh quyết toán ,xây dựng và quản lý các định mức đơn giá nội bộ.Tham gia công tác đấu thầu và quản lý hồ sơ đấu thầu .
Phòng tài chính kế toán: tham mưu giúp việc giám đốc công ty tổ chức bộ máy tài chính kế toán từ công ty đến các đơn vị thành viên ,tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán ,tín dụng ,huy động vốn đầu tư,luân chuyển vốn ,xử lý công nợ và tổ chức hạch toán kế toán trong toàn công ty .Giúp giám đốc kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế ,tài chính của công ty và các đơn vị trực thuộc.
Phong tổ chức- hành chính:tham mưu giúp việc giám đốc công ty về công tác nhân sự.Tổ chức tuyển dụng lao động ,quản lý và sử dụng lao động ,công tác đào tạo ,giải quyết các chính sách chế độ với người lao động, công tác văn thư lưu trữ và quản trị hành chính .
Phòng dự án : Nghiên cứu các cơ hội đầu tư và phát triển mở rộng các dự án đầu tư .chủ trì công tác lập, thẩm định và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các xí nghiệp, đội trực thuộc :
Đội xây lắp : Thực hiện xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp do công ty trực tiếp đảm nhận .Thời gian sau sẽ chuyển đổi thành xí nghiệp xây lắp .
Xưởng sản xuất cửa nhựa lôi thép: đảm nhận công tác sản xuất,vận chuyển và lắp đặt các sản phẩm cửa nhựa lôi thép uPVC .Xưởng uPVC chịu trách nhiệm tự tìm hiểu khách hàng
Các BQLDA : Có chức năng thay mặt chủ đầu tư trực tiếp quản lý đầu tư xây dựng các dự án đầu tư mà công ty là chủ đầu tư.
Các ngành sản xuất kinh doanh của công ty
Từ khi được sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Tây cấp giấy phép kinh doanh 05/12/2006 ,tuy thời gian hoạt động chưa được 3 năm nhưng công ty đã có những bước tiến quan trọng trong sản xuất ,kinh doanh ,tạo ra được sự tin tưởng lớn trong ngành kinh doanh chủ đạo .Bên cạnh đó thì công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đa dạng sản phẩm kinh doanh , ngành nghề kinh doanh ,sau đây là các ngành sản xuất kinh doanh của công ty hiện có :
Đầu tư, kinh doanh các dịch vụ về nhà ở, khu đô thị .
Đầu tư, kinh doanh các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp,giao thông thuỷ lợi,thuỷ điện,công trình kỹ thuật,hạ tầng đô thị và khu công nghiệp,công trình cấp thoát nước,công trình đường dây và trạm biến áp
Sản xuất kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc xây dựng (không tái chế phế thải ,luyện kim đúc ,xi mạ điện )
Vận tải vật tư thiết bị ngành xây dựng và công nghiệp
Sản xuất mua bán điện
Trồng rừng
Khai thác đá , cát sỏi , đất sét và cao lanh
Mua thiết bị máy công nghiệp,nguyên vật liệu sản xuất ngành công nghiệp và các thiết bị ngành xây dựng
Khai thác mỏ lộ thiên,khai thác và chế biên khoáng sản(trừ khoáng sản nằm trong danh mục nhà nước cấm )khoan tạo lỗ,khoan cọc nhồi và xử lý nền móng
Đầu tư kinh doanh khách sạn,nhà hàng (không bao gồm kinh doanh nhà hàng caraoke,quán bar,vũ trường)
Trang trí nội ngoại thất
Sản xuất bê tông thương phẩm và cấu kiện bê tông
Kinh doanh vật tư,vật liệu xây dựng,thiết bị máy móc ngành xây dựng, đồ trang trí nội thất ngoại thất
Tư vấn đầu tư xây dựng,chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Mua bán lắp đặt thiết bị công nghệ thông tin,viễn thông, tư động hoá
Đại lý kinh doanh xăng dầu và dầu mỡ phụ
Xuất nhập khẩu các loại hàng hoá mà công ty kinh doanh
Kinh doanh các loại dịch vụ phục vụ khu công nghiệp
Dịch vụ nhận uỷ thác đầu tư
Dịch vụ quảng cáo
Lập dự án đầu tư các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị đến nhóm A
Quản lý dự án công trình xây dựng dân dụng,giao thông,hạ tầng đô thị đến nhóm A
Kinh doanh dịch vụ bất động sản bao gồm:tư vấn bất động sản,quản lý bất động sản,quảng cáo bất động sản,sàn giao dịch bất động sản
II .Thực trạng của công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long
Là một chủ đầu tư thì Sông Đà Thăng Long nói riêng và các chủ đầu tư khác nói chung đều thực hiện quản lý dự án theo các quy định chung của pháp luật về đầu tư cũng như thủ tục cũng như các quy trình đầu tư ,nhằm tạo ra những sản phẩm tốt nhất cho dự án với chi phí thực hiện hợp lý nhất . Sau đây là các quy trình quản lý dự án tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long :
1. Quy trình quản lý dự án tại công ty
Công ty Sông Đà Thăng Long là một công ty vừa thành lập , tuy nhiên công ty lại được thừa hưởng kinh nghiệm từ tổng công ty Sông Đà và công ty Sông Đà 1 nên tuy là vừa mới thành lập nhưng công ty đã được tin tưởng giao những công trình có quy mô lớn của quốc gia . Là một công ty thuộc tổng công ty Sông Đà lớn mạnh và là một nhánh của công ty Sông Đà một nên công ty Sông Đà Thăng Long được thừa hướng và kết nối những kinh nghiệm đầy quý báu do đội ngũ lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm của các công ty thuộc tổng Sông Đà và một đội ngũ cán bộ trẻ nhiệt huyết nhưng không thiếu kinh nghiệm trong hoạt động quản lý dự án . Các dự án mà công ty quản lý chia thành 2 nhóm ,mỗi nhóm có 1 quy trình quản lý riêng
Nhóm 1: dự án do công ty làm chủ đầu tư :
Với trình tự các bước được hình thành như sau
- chuẩn bị đầu tư
+ Thủ tục pháp lý
+ Lập báo cáo đầu tư
+ Xin cấp giấy phép đầu tư dự án
- Triển khai thực hiện dự án đầu tư
+ Thành lập ban quản lý dự án
+ với trong phạm vi của mình có khả năng thực hiện được thì công ty vừa làm chủ đầu tư vừa là nhà thi công công trình , trong trường hợp mà công ty không thực hiện được một số hạng mục nào đó trong dự án thì công ty tiến hành thực hiện đấu thầu nhằm chọn ra các nhà thầu có đủ năng lực để có thể đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn của các hạng mục của dự án
- Hoàn thành và bàn giao dự án đầu tư
+ Hoàn thành dự án đầu tư
+ Khi các hạng mục của dự án được thì ban quản lý được giải tán về với các phòng ban của mình trước khi chưa có dự án ,chờ cơ hội đầu tư mới , tùy thuộc vào các dự án đầu tư khác nhau mà các ban quản lý dự án được thành lập khác nhau để có thể đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật của dự án đề ra
Nhóm 2: Các dự án mà công ty là các nhà thầu :
với trình tự các bước được thực hiện như sau :
Theo đó công ty là nhà thầu thì sẽ thành lập tổ hợp thầu theo đúng quy định để ra của chính phủ về hoạt động đấu thầu .Tùy thuộc vào yêu cầu của gói thầu mà công ty thành lập ra hồ sơ dự thầu để tham gia đấu thầu .sau khi đạt được các gói thầu ,công ty trực tiếp thực hiện gói thầu chủ yếu là gói thầu xây lắp các công trình về xây dựng dân dụng và công nghiệp , các công trình thuộc thủy điện …công ty luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhất những công việc trong gói thầu mà chủ đầu tư yêu cầu .
Sau khi hoàn thành xong phần việc của gói thầu , công ty chịu trách nhiệm nghiệm thu và bàn giao đúng tiến độ và yêu cầu kĩ thuật của các hạng mục của gói thầu cho chủ đầu tư
Hiện nay công ty Sông Đà Thăng Long đã và đang áp dụng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 , và việc quản lý và thực hiện dự án được áp dụng theo phương pháp quản lý theo hướng dẫn của FIDIC cụ thể ta có sơ đồ quy trình quản lý dự án như sau:
Sơ đồ quy trình quản lý thực hiện dự án đầu tư
Trách nhiệm
a
Qua đây ta có thể thấy rằng quy trình quản lý dự án của công ty là .sau khi mà dự án được các các cấp chấp nhận thì công ty thành lập ban quản lý dự án để thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư . Ban quản lý dự án được thành lập và chịu sự quản lý chặt chẽ bởi các cấp trong công ty ,từng bước quản lý thời gian tiến độ cũng như các yêu cầu về mặt kỹ thuật ,chất lượng công trình của dự án đều được các phòng ban của công ty thực hiện và kiểm tra một cách nghiêm ngặt .Mỗi phòng ban trong công ty chịu trách nhiệm quản lý một mặt nhất định của dự án theo đúng chuyên môn và thế mạnh của mình ,tạo cho ban quản lý dự án có sự chuyên môn hóa rất cao ,tính hợp lý của công tác quản lý đựợc nâng lên ,làm cho hiệu quả trong quả trình quản lý đạt hiệu quả và năng suất cao .
Đối với các dự án lớn mà công ty đang thực hiện thì phương thức quản lý này tạo được sự phù hợp rất cao và không gặp sự chồng chéo trong các khâu khi thực hiện dự án .tạo ra hiệu quả lớn trong quả trình quản lý dự án
2.1 Xin giao đất ,thuê đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (đối với dự án có sử dụng đất )
Ban quản lý dự án của công ty có trách nhiệm làm thủ tục xin giao đất ,thuê đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (đối với dự án có sử dụng đất ) đối với các cấp có thẩm quyền cũng như các bên có liên quan theo đúng các quy định của pháp luật .
Các công tác thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại hiện trường đều phải tuân theo quy định mà pháp luật đặt ra nhằm tránh những phát sinh không đáng có khi thực hiện .
Công việc thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất được của công ty được phòng Kinh tế -kế hoạch và đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện cùng với các ngành có chức năng
2.2 Xin giấy phép xây dựng ( nếu yêu cầu phải có giấy phép giấy phép sử dụng) và giấy phép khai thác tài nguyên ( nếu có khai thác tài nguyên )
Ban quản lý dự án của công ty và các đơn vị thành viên có trách nhiệm hoàn thành hồ sơ và các thủ tục có liên quan về giấy phép xây dựng cũng như giấy phép khai thác tài nguyên để trình lên các cấp có thẩm quyền để phê duyệt
Giấy phép xây dựng được quy định tại điều : từ điều 62 đến điều 68 của luật xây dựng và các điều từ điều 17 đến điều 23 của nghị định 16/2007NĐ-CP ngày 20/7/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình , đối với việc xin giấy phép khai thác tài nguyên thì thực hiện theo điều 42 của quy chế quản lý đầu tư xây dựng ,ban hành kèm theo nghị định số 52/1999NĐ-CP ngày 5/5/2000 và Nghị Định số 07/2004 NĐ-CP ngày 30/1/2004 cảu chính phủ ,luật đầu tư năm 2005
2.3 Thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng ,thực hiện kế hoạch tái định cư (đối với dự án có yêu cầu tái định cư ) chuẩn bị mặt bằng xây dựng ( nếu có )
Ban quản lý dự án của công ty ,chủ đầu tư và các đơn vị , ban ngành có thẩm quyền được giao nhiệm vụ đền bù và giải phóng mặt bằng ,thực hiện kế hoạch tái định cư ,chuẩn bị mặt bằng xây dựng có trách nhiệm thực hiện công việc này theo quy định của luật pháp thong qua điều 69 đến 71 của luật xây dựng
Với giải phóng mặt bằng xây dựng theo dự án đầu tư xây dựng công trình thì việc đền bù giải phóng mặt bằng ,kế hoạch tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng sẽ được tiến hành theo các bước sau đây:
+ Đối với dự án đầu tư có mục đích kinh doanh thì hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công trình chủ trì phối hợp với UBND cấp có thẩm quyền tổ chức giải phóng mặt bằng
+ Đối với dự án xây dựng công trình không có hạng mục kinh doanh , phục vụ cho cộng đồng thì hội đồng giải phóng mặt bằng xây dựng do UBND có thẩm quyền chủ trì phối hợp với chủ đầu tư xây dựng công trình giải phóng mặt bằng
+ Kinh phí giải phóng mặt bằng được lấy trực tiếp từ kinh phí của dự án đảu tư xây dựng công trình
+ Thời gian giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng được tiến độ thực hiện của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt
2.4 Thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình
Công tác này được thực hiện theo quy trình ISO số 14 về kiểm tra và trình duyệt thiết kế và quy trình ISO về xây dựng và quản lý định mức , đơn giá xây dựng công trình
2.5 Đấu thầu mua sắm thiết bị, công nghệ và xây lắp
Công tác đấu thầu mua sắm thiết bị ,công nghệ và xây lắp thực hiện theo quy trình ISO số 17 về đấu thầu mua sắm thiết bị và quy trình ISO số 20 về đấu thầu và ký kết hợp đồng kinh tế
2.6 Tiến hành thi công xây lắp
Công tác tiến hành thi công xây lắp được thực hiện theo quy trình ISO số 13 về lập và quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng , quy trình ISO số 15 về kiểm soát chất lượng công trình xây dựng , qu