Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Nhà Rồng

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam sau 20 năm đổi mới đã có những bước phát triển vượt bậc và từng bước phát triển theo con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Minh chứng rõ ràng nhất là tốc độ tăng trưởng GDP luôn duy trì ở mức cao trên 7%. Đồng thời, Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế của thế giới với việc trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu là WTO. Cùng với sự phát triển của đất nước là sự vươn lên mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng trong nước, nhất là hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần, cả về số lượng và chất lượng. Hơn nữa, ngày 1/4/2007 là mốc thời gian mà theo cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO thì Việt Nam phải mở cửa thị trường ngân hàng cho phép các ngân hàng nước ngoài được đầu tư 100% vốn vào Việt Nam. Cho nên có thể nói thị trường ngân hàng Việt Nam trong thời gian đến sẽ diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt hơn bao giờ hết. Vì vậy, các ngân hàng trong nước phải phát triển hoạt động của mình nhằm cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Thế mạnh của các ngân hàng Việt Nam là hoạt động cấp tín dụng (hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất cho ngân hàng). Có thể nói, hơn ai hết, ngân hàng phải biết rằng phát triển tín dụng mở rộng khách hàng là biệnpháp sống còn của ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng thương mại của nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần luôn hướng vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước. Nên một thị trường bị bỏ ngỏ là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) với số lượng gần 200.000 doanh nghiệp và có triển vọng phát triển lên đến 500.000 vào năm 2010. Đây là một thị trường lớn đầy tiềm năng mà một ngân hàng thương mại năng động nào cũng đang hướng đến, trong đó có Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Vấn đề được đặt ra là phải làm sao phát triển tín dụng được đối tượng này. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Nhà Rồng, thấy đây là một vấn đề cấp thiết nên tôi quyết định chọn đề tài thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Nhà Rồngnhằm tìm hiểu hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng và đề ra một số giải pháp để phát triển hoạt động tín dụng này. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Hoạt động tín dụng là hoạt động tạo ra thu nhập lớn nhất cho ngân hàng vì thế phát triển nghiệp vụ tín dụng là vấn đề sống còn của ngân hàng. Phát triển tín dụng phải phải phát triển song song giữa nâng cao chất lượng và mở rộng khách hàng. Trong đó, DNVVN là một khách hàng lớn và đầy tiềm năng phát triển trong tương lai. Vì thế mục tiêucủa đề tài là tìm hiểu hoạt động tín dụng và hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng. Từ đó thấy được điểm mạnh, điểm yếuvà những vướng mắt gặp phải trong cấp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, và tìm ra các giải pháp nâng cao hoạt động cấp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thu thập số liệu về tình hình cho vay trong những năm gần đây tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Nhà Rồng. Qua đó sử dụng phương pháp so sánh để có nhận xét đánh giá về hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Từ thực trạng tín dụng tại chi nhánh và các tài liệu sách báo liên quan đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng phương pháp đánh giá và phân tíchSWOT để phân tích tìm ra điểm yếu, điểm mạnh và các cơ hội thách thức trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, để đề ra các giải pháp khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh của ngân hàng. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phát triển tín dụng cho DNVVN là một phạm trù rộng bao hàm nhiều nội dung tùy vào vị trí ta đứng là trên vị trí DNVVN, trên vị trí của ngân hàng, hay nhà quản lý nhà nước. Đứng trên vị trí một DNVVN thì phát triển tín dụng là tìm cách cho doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn. Còn đứng trên vị trí của ngân hàng thì làm sao phát triển, mở rộng tín dụng đối DNVVN. Còn quản lý nhà nước thì phải tìm cách phát triển tín dụng nhằm phát triển nên kinh tế. Do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, và trình độ, kiến thức còn hạn chế, nên trong đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phát triển tín dụng đứng trên vị trí của ngân hàng. Do đó, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề: (1) Chính sách tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn; (2) Thực trạng của DNVVN; (3) Thực trạng dư nợ tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Nhà Rồng. 5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Đề tài gồm 3 chương: Chương 1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Nhà Rồng Chương 2 Tình hình cấp tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Nhà Rồng Chương 3 Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Nhà Rồng

pdf92 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Nhà Rồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan