Chuyên đề Thực trạng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại. Từ bao đời nay nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế nhằm đảm bảo nhu cầu cuộc sống của con người. Hiện nay mặc dù con người đã đạt được trình độ phát triển cao về khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học cũng như nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhưng nhiều nước trên thế giới vẫn còn sống dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Việc phát triển nông nghiệp và những vấn đề liên quan đến nông nghiệp như: Đất đai, giống, vật tư phân bón là những đề tài được đông đảo các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở nước ta quan tâm đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình phát triển xã hội, gắn liền với các hoạt động mở rộng sản xuất công nghiệp, dịch vụ đất đai không chỉ sử dụng vào trồng trọt, chăn nuôi mà còn sử dụng ngày càng nhiều để phát triển các ngành nghề khác. Điều đó có nghĩa là trong quá trình phát triển kinh tế gắn liền với việc chuyển dịch đất đai trong nông nghiệp sang các ngành khác, phản ánh quy luật tất yếu của chủ trương giảm diện tích đất trong sản xuất nông nghiệp. Điều này phản ánh sự tiến bộ của xã hội, song đó lại là mối đe dọa cho cuộc sống loài người trong việc sản xuất ra lương thực, thực phẩm nhằm đảm bảo cho nhu cầu lương thực ngày càng tăng. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và không thể tái tạo được nhưng nếu biết sử dụng hợp lí thì giá trị của nó sẽ được tăng thêm và mang lại lợi ích ngày càng cao cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy việc sử dụng và khai thác đất đai hợp lí, tiết kiệm không những có ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị xã hội mà còn góp phần tạo tiền đề để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác. Việt Nam là một nước “Trọng nông” lấy nông nghiệp làm ngành sản xuất chủ yếu, hàng năm tỉ lệ đóng góp của ngành nông nghiệp vào tổng sản phẩm xã hội là khá cao và có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy ruộng đất đóng vai trò hết sức quan trọng, là vấn đề cốt lõi trong mối quan hệ kinh tế. Việt Nam vốn là một nước đông dân, bình quân diện tích tự nhiên đầu người chỉ có 4450 m2. Vì vậy việc sử dụng đất đai tiết kiệm có hiệu quả không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn đảm bảo về mục tiêu chính trị, xã hội. Ngày nay trong bối cảnh đất nước đang trên đà phát triển và đổi mới, mở cửa hội nhập với nền kinh tế quốc tế đã có những tác động tích cực và không ít những cơ hội, thách thức liên quan đến mối quan hệ đất đai. Bên cạnh đó vấn đề bùng nổ dân số, công tác quản lí sử dụng đất còn nhiều lỏng lẻo, bất cập, công tác qui hoạch chậm, lỗi thời không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay đã tạo ra sức ép nặng nề đối với đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. Hơn nữa trong những năm gần đây quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững được xác định lại và được định hướng cùng những ứng dụng quan trọng về khoa học kỹ thuật tiến tiến trong sản xuất nông nghiệp của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, chính vì vậy mà việc điều tra đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết để từ đó có cơ sở khoa học nhằm chỉnh lý bổ sung xây dựng các phương án quy hoạch cũng như việc tổ chức sắp xếp lại phương thức sản xuất, mở ra phương hướng và triển vọng lâu dài cho địa phương, đồng thời sử dụng đúng đắn và bền vững tài nguyên đất đai. Caùt Trinh là moät xaõ thuoäc ñoàng baèng duyeân haûi mieàn trung naèm keà trung taâm huyeän Phuø Caùt, tỉnh Bình Định. Với tổng diện tích tự nhiên laø 4755,00 ha. Đến nay cùng với cả nước, xaõ Caùt Trinh đã triển khai học tập và vận động nhân dân thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai và sử dụng đất đai trong sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình thực hiện, bên cạnh những mặt đã đạt được, vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục. Để đánh giá đúng đắn và đầy đủ tình hình sử dụng đất đai, từ đó có cách nhìn tổng quát về hiệu quả kinh tế đạt được đồng thời phát hiện ra những hạn chế trong việc sử dụng đất nông nghiệp, vì vậy mà cá nhân tôi tiến hành nghiên cứu xây dựng chuyên đề: “Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định”. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chuyên đề là: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở xã Cát Trinh qua 3 năm (2005-2007). Để thực hiện tốt điều đó, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo và một số phương pháp khác. Do điều kiện thời gian ngắn và trình độ năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều cho nên tôi chỉ dừng lại ở việc tiến hành nghiên cứu chuyên đề này nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2007, từ đó định hướng và đề xuất các giải pháp hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp xây dựng của quí thầy, cô giáo, của cơ quan đơn vị địa phương nơi tôi thực tập cũng như sự giúp đỡ của bạn bè để chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn, bản thân tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc.

doc56 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5185 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại. Từ bao đời nay nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế nhằm đảm bảo nhu cầu cuộc sống của con người. Hiện nay mặc dù con người đã đạt được trình độ phát triển cao về khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học cũng như nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhưng nhiều nước trên thế giới vẫn còn sống dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Việc phát triển nông nghiệp và những vấn đề liên quan đến nông nghiệp như: Đất đai, giống, vật tư phân bón… là những đề tài được đông đảo các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở nước ta quan tâm đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình phát triển xã hội, gắn liền với các hoạt động mở rộng sản xuất công nghiệp, dịch vụ… đất đai không chỉ sử dụng vào trồng trọt, chăn nuôi mà còn sử dụng ngày càng nhiều để phát triển các ngành nghề khác. Điều đó có nghĩa là trong quá trình phát triển kinh tế gắn liền với việc chuyển dịch đất đai trong nông nghiệp sang các ngành khác, phản ánh quy luật tất yếu của chủ trương giảm diện tích đất trong sản xuất nông nghiệp. Điều này phản ánh sự tiến bộ của xã hội, song đó lại là mối đe dọa cho cuộc sống loài người trong việc sản xuất ra lương thực, thực phẩm nhằm đảm bảo cho nhu cầu lương thực ngày càng tăng. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và không thể tái tạo được nhưng nếu biết sử dụng hợp lí thì giá trị của nó sẽ được tăng thêm và mang lại lợi ích ngày càng cao cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy việc sử dụng và khai thác đất đai hợp lí, tiết kiệm không những có ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị xã hội mà còn góp phần tạo tiền đề để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác. Việt Nam là một nước “Trọng nông” lấy nông nghiệp làm ngành sản xuất chủ yếu, hàng năm tỉ lệ đóng góp của ngành nông nghiệp vào tổng sản phẩm xã hội là khá cao và có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy ruộng đất đóng vai trò hết sức quan trọng, là vấn đề cốt lõi trong mối quan hệ kinh tế. Việt Nam vốn là một nước đông dân, bình quân diện tích tự nhiên đầu người chỉ có 4450 m2. Vì vậy việc sử dụng đất đai tiết kiệm có hiệu quả không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn đảm bảo về mục tiêu chính trị, xã hội. Ngày nay trong bối cảnh đất nước đang trên đà phát triển và đổi mới, mở cửa hội nhập với nền kinh tế quốc tế đã có những tác động tích cực và không ít những cơ hội, thách thức liên quan đến mối quan hệ đất đai. Bên cạnh đó vấn đề bùng nổ dân số, công tác quản lí sử dụng đất còn nhiều lỏng lẻo, bất cập, công tác qui hoạch chậm, lỗi thời không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay đã tạo ra sức ép nặng nề đối với đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. Hơn nữa trong những năm gần đây quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững được xác định lại và được định hướng cùng những ứng dụng quan trọng về khoa học kỹ thuật tiến tiến trong sản xuất nông nghiệp của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, chính vì vậy mà việc điều tra đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết để từ đó có cơ sở khoa học nhằm chỉnh lý bổ sung xây dựng các phương án quy hoạch cũng như việc tổ chức sắp xếp lại phương thức sản xuất, mở ra phương hướng và triển vọng lâu dài cho địa phương, đồng thời sử dụng đúng đắn và bền vững tài nguyên đất đai. Caùt Trinh là moät xaõ thuoäc ñoàng baèng duyeân haûi mieàn trung naèm keà trung taâm huyeän Phuø Caùt, tỉnh Bình Định. Với tổng diện tích tự nhiên laø 4755,00 ha. Đến nay cùng với cả nước, xaõ Caùt Trinh đã triển khai học tập và vận động nhân dân thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai và sử dụng đất đai trong sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình thực hiện, bên cạnh những mặt đã đạt được, vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục. Để đánh giá đúng đắn và đầy đủ tình hình sử dụng đất đai, từ đó có cách nhìn tổng quát về hiệu quả kinh tế đạt được đồng thời phát hiện ra những hạn chế trong việc sử dụng đất nông nghiệp, vì vậy mà cá nhân tôi tiến hành nghiên cứu xây dựng chuyên đề: “Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định”. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chuyên đề là: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở xã Cát Trinh qua 3 năm (2005-2007). Để thực hiện tốt điều đó, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo… và một số phương pháp khác. Do điều kiện thời gian ngắn và trình độ năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều cho nên tôi chỉ dừng lại ở việc tiến hành nghiên cứu chuyên đề này nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2007, từ đó định hướng và đề xuất các giải pháp hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp xây dựng của quí thầy, cô giáo, của cơ quan đơn vị địa phương nơi tôi thực tập cũng như sự giúp đỡ của bạn bè để chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn, bản thân tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc. PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1 Khái niệm về đất, đất nông nghiệp và độ phì của đất: - Khái niệm: Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá của mọi quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt của sản xuất nông nghiệp, là một trong những yếu tố quan trọng nhất của môi trường sống và là địa bàn phân bố dân cư. Đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản hoặc sử dụng để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Ngoài tên gọi đất nông nghiệp, đất sử dụng vào nông nghiệp còn được gọi là ruộng đất. Khi nói đất nông nghiệp người ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp, bỡi vì trên thực tế có trường hợp đất đai được sử dụng vào những mục đích khác nhau của ngành. Trong trường hợp đó, đất đai được sử dụng chủ yếu cho các mục đích hoạt động sản xuất nông nghiệp mới coi là đất nông nghiệp, nếu không là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục đích nào là chính). - Độ phì nhiêu của đất: Độ phì nhiêu của đất là một thuộc tính tự nhiên khách quan, là đặc tính tự nhiên không thể tách rời về khái niệm đất. Nó quyết định đặc tính có khả năng tái tạo của đất. Nhờ đó, đất có thể tạo ra một khối lượng nông sản phẩm lớn hơn khối lượng nông sản phẩm cần để nuôi sống con người. Độ phì nhiêu của đất là đặc trưng cơ bản của đất, chc phép ta phân biệt đất với đá và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá phân hạng đất. Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp cho cây trồng về nước, thức ăn, khoáng và các yếu tố cần thiết khác để cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường. + Độ phì nhiêu tự nhiên: Độ phì nhiêu tự nhiên của đất là độ phì nhiêu được hình thành dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, chưa có tác động của con người. Độ phì nhiêu tự nhiên phụ thuộc vào thành phần, tính chất của đá mẹ, khí hậu, chế độ nước, không khí và nhiệt độ, vào những quá trình sinh lí học, hóa học và sinh vật học để tạo thành và tích lũy các chất dinh dưỡng cho thực vật thượng và hạ đẳng. + Độ phì nhiêu nhân tạo: Độ phì nhiêu nhân tạo của đất là độ phì nhiêu được tạo ra do tác động của con người, thông qua hoạt động sản xuất tác động vào đất đai như cày xới, bón phân, cải tạo đất, thủy lợi tưới tiêu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp…Nó phản ánh khả năng cải tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đất đai. Độ phì nhiêu nhân tạo phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, vào trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng ứng dụng chúng vào việc khai thác sử dụng đất cũng như quan hệ sản xuất xã hội. + Độ phì nhiêu tiềm tàng: Độ phì nhiêu tiềm tàng là độ phì nhiêu tự nhiên mà cây trồng tạm thời chưa sử dụng được. Trong độ phì nhiêu tự nhiên có một phần tác dụng ngay đến cây trồng, có một phần vì nhiều lí do khác nhau mà chưa ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng. + Độ phì nhiêu kinh tế: Độ phì nhiêu kinh tế là độ phì nhiêu mang lại lợi ích kinh tế cụ thể. Đây là cơ sở để đánh giá tính kinh tế của đất. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ phì nhiêu kinh tế: Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, của công nghệ và phương thức canh tác… Khai thác độ phì nhiêu của đất là mục tiêu cơ bản trong quá trình sử dụng đất. Người ta dựa vào độ phì nhiêu của đất để phân loại đất, định hạng đất giúp cho con người sử dụng đất một cách có hiệu quả cả về mặt diện tích bề mặt và khai thác tiềm năng. Hiệu quả đó được thể hiện ở việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm trên một đợn vị diện tích đất đai với chi phí thấp nhất. Đồng thời, hiệu quả đó còn phải đảm bảo cải tạo, bồi dưỡng, nâng cao độ phì của đất. Để làm được việc này, cần phải: - Ưu tiên đất tốt, có độ phì nhiêu cao cho sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất canh tác được và có khả năng canh tác được trên toàn thế giới và ở Việt Nam rất có hạn. Vì vậy chúng ta phải quy hoạch cho việc sử dụng tổng thể toàn diện tích đất đai trên phạm vi toàn quốc và từng vùng, từng địa phương nhằm sử dụng tiết kiệm đất đai và tránh sử dụng sai mục đích, lãng phí. - Thực hiện chế độ canh tác hợp lí, bố trí cây trồng thích hợp với từng loại đất. Đồng thời coi trọng việc thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để khai thác triệt để tiềm năng của đất, bảo vệ, cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất. - Ở những vùng đất đai có độ phì nhiêu cao nhưng xa trục lộ giao thông, đô thị, điều kiện giao thông khó khăn thì cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng môi trường kinh tế xã hội thích hợp với vùng khai phá. - Luôn chú ý khai thác độ phì nhiêu gắn liền với bảo vệ môi trường. 1.1.2 Vai trò và đặc điểm của đất trong sản xuất nông nghiệp: 1.1.2.1. Vai trò: Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của quá trình sản xuất. Đất đai tham gia vào tất cả các quá trình sản xuất của xã hội, nhưng tùy thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau. Nếu trong công nghiệp, thương mại, giao thông, đất đai là cơ sở, nền móng để trên đó xây dựng nhà xưởng, cửa hàng, mạng lưới đường giao thông… thì ngược lại trong nông nghiệp ruộng đất tham gia với tư cách yếu tố tích cực của sản xuất, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Ruộng đất là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, nó xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn của con người, vì thế đất đai là tài sản của quốc gia. Nhưng từ khi con người khai phá đất đai, đưa ruộng đất vào sử dụng nhằm phục vụ lợi ích của con người, trong quá trình lịch sử lâu dài lao động của nhiều thế hệ được kết tinh ở trong đó thì ngày nay ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Đất đai giữ vai trò vô cùng quan trọng. Luật Đất Đai năm 1993 đã khẳng định một vai trò to lớn như sau: “ Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng…”. Trong nông nghiệp, ruộng đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Ruộng đất là đối tượng lao động khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động vào đất làm cho đất thay hình đổi dạng như cày, bừa, đập đất, lên luống… quá trình đó làm tăng chất lượng của ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi để tăng năng suất cây trồng. Ruộng đất là tư liệu lao động khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động lên đất, thông qua các thuộc tính lí học, hóa học, sinh vật học và các thuộc tính khác của đất để tác động lên cây trồng. Sự kết hợp của đối tượng lao động và tư liệu lao động đã làm cho ruộng đất trở thành tư liệu sản xuất chủ yếu, tư liệu sản xuất đặc biệt, tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là sự sống của động thực vật và con người trên trái đất, là điều kiện cần thiết để con người tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Bởi vậy việc sử dụng đất đai tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ bền vững lâu dài nguồn tài nguyên quý giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đặc biệt cần phải làm thế nào để sử dụng nguồn tài nguyên này sao cho có hiệu quả cao nhất là nhiệm vụ của con người chúng ta. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, một trong những yếu tố cơ bản là sử dụng đất đai hợp lí và có hiệu quả. Chúng ta không ngừng tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp, bỡi vì quá trình kinh doanh nông nghiệp biểu hiện sự tác động của con người lên ruộng đất. Ngược lại, việc sử dụng đất đai không hợp lí có thể làm giảm hoặc mất đi vai trò ý nghĩa của lao động và các tư liệu sản xuất khác. Việc nâng cao chất lượng ruộng đất có nghĩa là nâng cao tính hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp, đặc biệt là trong ngành trồng trọt, đất đai có vị trí hết sức quan trọng. Ở đây, đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ dựa của lao động như ở các ngành khác mà còn cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát triển của trồng trọt tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển. Với ý nghĩa đó, trong nông nghiệp đất đai (hay ruộng đất) là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho xã hội. Đúng như Uyliam petis đã nói: “ Lao động là cha, đất là mẹ của mọi của cải vật chất”. 1.1.2.2. Đặc điểm: Khác với các tư liệu sản xuất khác, ruộng đất - tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp có những đặc điểm sau: - Ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Đất đai vốn là sản phẩm của tự nhiên, chỉ từ khi con người tiến hành khai phá đưa đất hoang hóa vào sử dụng để tạo ra sản phẩm cho con người thì ruộng đất đã kết tinh lao động con người và đồng thời trở thành sản phẩm của lao động. Đặc điểm này đặt ra trong quá trình sử dụng, con người phải không ngừng cải tạo và bồi dưỡng ruộng đất, làm cho đất ngày càng màu mỡ hơn. - Ruộng đất bị giới hạn về mặt không gian, nhưng sức sản xuất của ruộng đất là không có giới hạn. Số lượng diện tích đất đai đưa vào sử dụng canh tác bị giới hạn bởi không gian nhất định, bao gồm: Giới hạn tuyệt đối và giới hạn tương đối. Diện tích đất đai của toàn bộ hành tinh, của từng quốc gia, của từng địa phương là con số hữu hạn, đó là giới hạn tuyệt đối của đất đai. Không phải tất cả diện tích đất tự nhiên đều đưa vào canh tác được, tùy thuộc điều kiện đất đai, địa hình và trình độ phát triển kinh tế của từng nước mà diện tích đất nông nghiệp đưa vào canh tác chỉ chiếm một tỷ lệ % thích hợp nhất định. Đó là giới hạn tương đối, giới hạn này nhỏ hơn nhiều so với tổng quỹ đất tự nhiên. Ở nước ta tỷ lệ đất nông nghiệp năm 2000 chiếm trên 28,38% so với tổng diện tích tự nhiên, khả năng tối đa đưa lên là 35%. Vì thế cần phải biết quý trọng và sử dụng hợp lí ruộng đất, sử dụng một cách tiết kiệm, hạn chế việc chuyển dịch ruộng đất sang sử dụng mục đích khác. Mặc dù bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất của ruộng đất là không giới hạn, nghĩa là mỗi đơn vị diện tích đất đai nhờ tăng cường đầu tư vốn, sức lao động, đưa khoa học và công nghệ mới vào sản xuất mà sản phẩm đem lại trên một đơn vị diện tích ngày càng nhiều hơn. Đây là con đường kinh doanh chủ yếu của nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng lên về nông sản phẩm cung cấp cho xã hội loài người. - Ruộng đất có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều. Các tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển đến những nơi thiếu và cần thiết, ngược lại ruộng đất - tư liệu sản xuất chủ yếu này có vị trí cố định gắn liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và điều kiện xã hội của mỗi vùng. Để kết hợp với ruộng đất, người lao động và các tư liệu sản xuất khác phải tìm đến ruộng đất như thế nào là hợp lí và có hiệu quả. Muốn thế, một mặc phải quy hoạch các khu vực canh tác, bố trí các trung tâm dịch vụ và phân bố các điểm dân cư hợp lý. Mặc khác phải cải thiện điều kiện tự nhiên, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện để sử dụng đất có hiệu quả, nâng cao đời sống của nhân dân và từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn. Ruộng đất có chất lượng không đồng đều giữa các khu vực và ngay trên từng cánh đồng. Đó là kết quả, một mặt do quá trình hình thành đất, mặt khác quan trọng hơn là do quá trình canh tác của con người. Vì thế trong quá trình sử dụng cần thiết phải cải tạo và bồi dưỡng đất, không ngừng nâng dần độ đồng đều của ruộng đất ở từng cánh đồng, từng khu vực để đạt năng suất cây trồng cao. - Ruộng đất - tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất có chất lượng ngày càng tốt hơn. Các tư liệu sản xuất khác sau một thời gian sử dụng đều bị hao mòn hữu hình hoặc hao mòn vô hình, cuối cùng sẽ bị đào thải khỏi quá trình sản xuất và thay thế bằng tư liệu sản xuất mới, chất lượng cao hơn, giá rẻ hơn. Còn ruộng đất - tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn, nếu sử dụng hợp lý, chất lượng ruộng đất ngày càng tốt hơn, sức sản xuất của ruộng đất lớn hơn, cho nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích canh tác. Dĩ nhiên việc sử dụng ruộng đất có đúng đắn hay không là tùy thuộc vào chính sách ruộng đất của nhà nước và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học - công nghệ của từng giai đoạn phát triển nhất định. Từ những đặc điểm trên chúng ta càng thấy rõ vai trò quan trọng và có tính chất quyết định đến sản xuất nông nghiệp của đất đai. Nắm chắc được chất lượng đất, đầu tư thâm canh cải tạo đất, sử dụng hợp lý tài nguyên đất nhằm tăng năng suất cây trồng là điều kiện để giữ gìn, bảo vệ và phát triển quĩ đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp như hôm nay. 1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng đất: - Tỉ lệ % sử dụng đất: Là tỉ lệ % giữa quĩ đất đã sử dụng so với tổng diện tích đất tự nhiên (%). - Hệ số sử dụng ruộng đất: Chỉ tiêu này phản ánh cường độ sử dụng đất canh tác (lần). Hệ số sử dụng ruộng đất = Tổng diện tích gieo trồng/ Tổng diện tích canh tác (lần). - Năng suất cây trồng (Nci): Là lượng sản phẩm chính của loại cây trồng tính trên một hecta đất của loại cây trồng đó. Trong một vụ hay một năm chỉ tiêu này phản ánh trình độ sản xuất của hộ, của địa phương hay của toàn ngành. GOi Nci = (Kg/ha) Si GOi: Tổng giá trị của từng loại sản phẩm. Si: Diện tích của từng loại sản phẩm. - Năng suất ruộng đất: Về mặt lượng, năng suất ruộng đất, năng suất cây trồng và giá trị sản lượng trên hecta canh tác, hecta gieo trồng đôi khi đồng nhất với nhau. Nhưng về mặt chất mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nhất định của sử dụng đất nông nghiệp. Năng suất ruộng đất phản ánh hiệu quả của sử dụng đất nông nghệp, vì nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả sử dụng đất với chi phí sản xuất xét trên khía cạnh đất đai là tư liệu sản xuất dùng vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. - Tổng giá trị sản lượng (GO): Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ hữu ích trực tiếp tạo ra trong thời kỳ nhất định thường là một năm của các hoạt động sản xuất. - Chi phí trung gian (IC): Là những chi phí vật chất dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất không tính khấu hao. - Giá trị gia tăng (VA): Là hiệu số giữa tổng giá trị sản lượng và chi phí trung gian. VA = GO – IC - Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi thuế và các khoản lệ phí phải nộp. MI = VA – (Thuế + lệ phí phải nộp). - Hiệu quả trên một đơn vị lao động: Giá trị sản xuất (GO)/ Lao động; Giá trị gia tăng (VA) / Lao động; Thu nhập hỗn hợp (MI) / Lao động. - Bình quân diện tích đất nông nghiệp / Nhân khẩu = Tổng diện tích đất nông nghiệp / Tổng số nhân khẩu (m2/khẩu). - Bình quân diện tích đất canh tác / khẩu = Tổng diện tích đất nông nghiệp canh tác / Tổng số nhân khẩu (m2/khẩu). - Bình quân diện tích đất nông nghiệp / Lao động = Tổng diện tích đất nông nghiệp / Tổng số lao động (m2/lao động). - Bình quân d
Luận văn liên quan