Chuyên đề Thực trạng và giải pháp tiêu thụ sản phẩm thép của công ty TNHH thương mại Nhật Quang

Lí do lựa chọn đề tài Trong một nền kinh tế, doanh nghiệp thương mại giữ vai trò phân phối lưu thông hàng hoá, thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội. Hoạt động của doanh nghiệp thương mại diễn ra theo chu kì T - H - T’ hay nói cách khác nó bao gồm hai giai đoạn mua và bán hàng hoá. Như vậy, trong hoạt động kinh doanh thương mại, tiêu thụ là nghiệp kinh doanh vụ cơ bản, nó giữ vai trò chi phối các nghiệp vụ khác. Các chu kì kinh doanh chỉ có thể diễn ra liên tục nhịp nhàng khi khâu tiêu thụ được tổ chức tốt nhằm quay vòng vốn nhanh, tăng hiệu suất sinh lời,. Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh là hiện tượng tất yếu. Nó vừa là cơ hội vừa là thử thách đối với mỗi doanh nghiệp. Cơ chế thị trường cho phép đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào tổ chức tốt nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá đảm bảo thu hồi vốn và có lãi sẽ có điều kiện tồn tại và phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp nào tỏ ra “non kém” trong tổ chức hoạt động kinh doanh thì chẳng bao lâu sẽ đi đến bờ vực phá sản. Thực tế của nền kinh tế nước ta đã và đang chứng tỏ điều đó. Bước sang năm 2008, thời gian 1 năm kể từ khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việc tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại phải đối mặt với không ít những khó khăn và thử thách. Một là, sự gia tăng ngày càng nhiều của các doanh nghiệp với các loại hình kinh doanh đa dạng làm cho sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Thêm vào đó, cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế và tham gia và “sân chơi chung” là WTO, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài. Hai là cơ chế quản lí kinh tế còn nhiều điều bất cập gây không ít khó khăn trở ngại cho các doanh nghiệp, hệ thống luật pháp không chặt chẽ và chồng chéo. Do vậy, để có thể đứng vững trên thương trường thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác tiêu thụ hàng hoá, có chiến lược tiêu thụ thích hợp cho phép doanh nghiệp chủ động thích ứng với môi trường, nắm bắt các cơ hội, dự báo trước những mối nguy cơ, huy động có hiệu quả các nguồn lực hiện có và lâu dài để có thể bảo toàn phát triển vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, kết hợp với kiến thức đã học và quá trình thực tập tại công ty TNHH Thương mại Nhật Quang, sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hưỡng dẫn Thạc sĩ Cấn Anh Tuấn, cùng với các cán bộ nhân viên công ty, em đã thực hiên chuyên đề tốt nghiệp với đề tài : “Thực trạng và giải pháp tiêu thụ sản phẩm thép của công ty TNHH Thương mại Nhật Quang” Nội dung chuyên đề gồm 3 phần chính : Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM VÀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NHẬT QUANG Chương 2 : THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THÉP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NHẬT QUANG Chương 3 : GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THÉP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NHẬT QUANG

doc64 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3761 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp tiêu thụ sản phẩm thép của công ty TNHH thương mại Nhật Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Lí do lựa chọn đề tài Trong một nền kinh tế, doanh nghiệp thương mại giữ vai trò phân phối lưu thông hàng hoá, thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội. Hoạt động của doanh nghiệp thương mại diễn ra theo chu kì T - H - T’ hay nói cách khác nó bao gồm hai giai đoạn mua và bán hàng hoá. Như vậy, trong hoạt động kinh doanh thương mại, tiêu thụ là nghiệp kinh doanh vụ cơ bản, nó giữ vai trò chi phối các nghiệp vụ khác. Các chu kì kinh doanh chỉ có thể diễn ra liên tục nhịp nhàng khi khâu tiêu thụ được tổ chức tốt nhằm quay vòng vốn nhanh, tăng hiệu suất sinh lời,... Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh là hiện tượng tất yếu. Nó vừa là cơ hội vừa là thử thách đối với mỗi doanh nghiệp. Cơ chế thị trường cho phép đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào tổ chức tốt nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá đảm bảo thu hồi vốn và có lãi sẽ có điều kiện tồn tại và phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp nào tỏ ra “non kém” trong tổ chức hoạt động kinh doanh thì chẳng bao lâu sẽ đi đến bờ vực phá sản. Thực tế của nền kinh tế nước ta đã và đang chứng tỏ điều đó. Bước sang năm 2008, thời gian 1 năm kể từ khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việc tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại phải đối mặt với không ít những khó khăn và thử thách. Một là, sự gia tăng ngày càng nhiều của các doanh nghiệp với các loại hình kinh doanh đa dạng làm cho sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Thêm vào đó, cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế và tham gia và “sân chơi chung” là WTO, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài. Hai là cơ chế quản lí kinh tế còn nhiều điều bất cập gây không ít khó khăn trở ngại cho các doanh nghiệp, hệ thống luật pháp không chặt chẽ và chồng chéo. Do vậy, để có thể đứng vững trên thương trường thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác tiêu thụ hàng hoá, có chiến lược tiêu thụ thích hợp cho phép doanh nghiệp chủ động thích ứng với môi trường, nắm bắt các cơ hội, dự báo trước những mối nguy cơ, huy động có hiệu quả các nguồn lực hiện có và lâu dài để có thể bảo toàn phát triển vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, kết hợp với kiến thức đã học và quá trình thực tập tại công ty TNHH Thương mại Nhật Quang, sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hưỡng dẫn Thạc sĩ Cấn Anh Tuấn, cùng với các cán bộ nhân viên công ty, em đã thực hiên chuyên đề tốt nghiệp với đề tài : “Thực trạng và giải pháp tiêu thụ sản phẩm thép của công ty TNHH Thương mại Nhật Quang” Nội dung chuyên đề gồm 3 phần chính : Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM VÀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NHẬT QUANG Chương 2 : THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THÉP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NHẬT QUANG Chương 3 : GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THÉP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NHẬT QUANG Nội dung nghiên cứu Tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng tổng thể các biện pháp về tổ chức, kinh tế và kế hoạch. Như vậy nội dung nghiên cứu được đặt ra đó là các hoạt động nghiên cứu thị trường, các kế hoạch tiệu thụ sản phẩm,các hình thức tiêu thụ sản phẩm (kênh tiêu thụ sản phẩm), các hoạt động xúc tiến, công tác bán hàng, và đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm Mục đích nghiên cứu Với chuyên đề tốt nghiệp nghiên cứu về hoạt động tiêu thụ sản phẩm thép của công ty TNHH Thương mại Nhật Quang không nhằm mục đích gì khác ngoài mong muốn góp một phần nào đó giúp công ty có thể nhìn rõ hơn về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể là hoạt động tiêu thụ sản phẩm thép, từ đó đưa ra các biện pháp tốt nhất bước đầu phát triển hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuât kinh doanh, tăng cường sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi có thể phát triển một số kỹ năng, tiếp thu thêm nhiều kinh nghiệm giúp ích cho các công việc sau này. Phương pháp nghiên cứu Đầu tiên, chuyên đề này đã sử dụng phương pháp nghiên cứu là phép biện chưng duy vật của C.Mác và Ăng-ghen. Tức là thế giới vật chất là một thể thống nhất, tất cả các hoạt động diễn ra trên thế giới vật chật đều vận động và liên hệ mật thiết với nhau. Môi trường kinh tế luôn luôn thay đổi không ngừng, một sự việc bất kỳ nào đó cũng sẽ dẫn đến một nguyên nhân tất yếu. Và tât nhiên hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng không nằm ngoài quy luật trên, những sự thay đổi từ chiến lược kinh doanh của công ty, từ một chính sách kinh tế của Nhà nước hay từ môi trường kinh doanh khách quan bên ngoài như: Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),… chắc chắn sẽ dẫn đến sự thay đổi về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và tất nhiên hoạt động tiêu thụ sản phẩm phải có sự thay đổi để phù hợp với chiến lược chung của doanh nghiệp Mặt khác, sử dụng phương pháp biện chứng duy vật cho ta biết mọi vật đều phát triển từ thấp đến cao, từ chất cũ đến chất mới. Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng vậy, muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động này thì doanh nghiệp phải luôn cố gắng xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ càng hoàn hảo hơn đến với người tiêu dùng. Ngoài ra, để hoàn thiện hơn chuyên đề còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM VÀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NHẬT QUANG 1.1/ Tổng quan thị trường thép Việt Nam 1.1.1/ Thị trường thép Việt Nam trước sức ép của thị trường thép Trung Quốc Từ lịch sử cho đến hiện tại, người láng giềng Trung Quốc luôn cạnh tranh với Việt Nam về nhiều mặt cả về quân sự, chính trị, cũng như về kinh tế - xã hội. Trong những năm gần đây, chúng ta luôn luôn phải cạnh tranh với họ ở các ngành chủ chốt như: may mặc, thủy hải sản,… Hiện nay, khi ngành thép Việt Nam đã chính thức hội nhập với thế giới khi thực hiện thoả thuận “ASEAN + 1”. Điều này cũng đồng nghĩa thị trường thép Việt Nam chấp nhận cạnh tranh với thép Trung Quốc - quốc gia sở hữu 1/3 sản lượng thép trên toàn thế giới với những tập đoàn thép lớn như Vũ Hán, Bảo Sơn…. Trong khi thép Vũ Hán, Bảo Sơn chưa thực sự để mắt tới thị trường Việt Nam thì dòng thép địa phương ở khu vực phía Nam Trung Quốc đã thực sự gây khó khăn cho thị trường thép Việt Nam. Trong khi sự lạc quan của các doanh nghiệp trong nước chỉ còn trông đợi ở mảng thép cây thì hàng loạt chủng loại khác phần lớn phải nhập khẩu từ Trung Quốc: từ 80% tổng cầu phôi đến gần 100% thép dây, 70% thép tấm lá. Vào giữa năm 2006, thị trường thép “nóng” lên từ việc thép dây Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam nhưng tờ khai hải quan lại ghi là thép que hàn để được hưởng chênh lệch 5% thay vì 10% thuế nhập khẩu nếu mang danh thép dây. Vốn sức cạnh tranh đã yếu về cả chất lượng, mẫu mã cũng như chủng loại sản phẩm, lại thêm tư tưởng cạnh tranh lẫn nhau, nên ngành Thép Việt Nam dường như bất lực và chịu nép vế trước sự đổ bộ của thép Trung Quốc. Gần đây, thị trường thép xôn xao xung quanh thông tin Công ty thép Việt – Ý (VIS) đặt đơn hàng 5.000 tấn thép mác C3 tại Trung Quốc sau đó nhập khẩu trở lại Việt Nam nhằm phân tán đầu tư để giảm thiểu rủi ro. Chưa bàn đến những tranh chấp pháp lý cũng như ảnh hưởng của chúng đối với cả ngành thép và việc giải quyết hài hoà các nhóm lợi ích khác nhau, nhưng có thể thấy đó cũng là lời cảnh báo mạnh mẽ cho các doanh nghiệp Việt Nam và các bộ ngành trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho ngành thép. Những sự thách thức với thép Trung Quốc không chỉ đến với những sản phẩm đang có mặt trên thị trường mà còn với cả những dự án đang và chuẩn bị đầu tư lớn của Tổng công ty thép, của Tycoons hay Posco… Và có một điều rất dễ nhận ra là khi môi trường đầu tư đầy rủi ro thì rất khó để thu hút dòng vốn FDI. Từ đầu năm đến nay, số lượng phôi thép và thép xây dựng nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai đường bộ và đường sắt tăng đột biến. Tại cửa khẩu đường bộ Lào Cai, đã nhập khoảng 100 nghìn tấn phôi thép, 20 nghìn tấn thép cuộn loại phi 6. Tại cửa khẩu đường sắt Lao Cai đã nhập khoảng 26 nghìn tấn phôi thép và thép cuộn xây dựng. Hiện tại, có 12 doanh nghiệp trung ương và địa phương, công ty TNHH tư nhân tham gia nhập khẩu. Đây là sự gia tăng đột biến cả về số doanh nghiệp tham gia và số lượng phôi thép, thép cuộn nhập khẩu ở cửa khẩu Lào Cai từ trước đến nay. Những thông tin trên đòi hỏi các doanh nghiệp Thép cần thận trọng, phân tích những hướng đi đúng đắn để có thể tránh khỏi bị loại ra khỏi cuộc cạnh tranh đầy cam go và thử thách, khi mà đến năm 2010 mà một số loại thép sẽ chịu mức thuế bằng không khi nhập khẩu vào Việt Nam. 1.1.2/ Phát triển ngành công nghiệp thép Việt Nam Ngành thép Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công trong phát triển! Nhưng cũng có thực tế là từ hơn 10 năm nay, trong khi thị trường thép Việt Nam phát triển rất mạnh, thì công nghiệp thép lại chưa phát triển tương ứng. Và đó là điều bất bình thường của ngành thép Việt Nam. Tại Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép đến năm 2010 (ban hành năm 2001), Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2005: sẽ đạt sản lượng sản xuất 1,2 - 1,4 triệu tấn phôi thép; 2,5 - 3,0 triệu tấn thép cán các loại; 0,6 triệu tấn sản phẩm thép gia công sau cán. Còn đến năm 2010, kế hoạch đặt ra sẽ đạt mức: sản xuất 1,8 triệu tấn phôi thép, 4,5 - 5,0 triệu tấn thép cán các loại; và 1,2 - 1,5 triệu tấn sản phẩm thép gia công sau cán. Về cơ bản, ngành thép đã phát triển đúng kế hoạch, đạt được những chỉ tiêu trên đúng thời gian xác định. Trừ một số chỉ tiêu... then chốt! Dường như đây là một điều bất hợp lý của ngành thép mà chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Chẳng hạn, đến năm 2007, sản lượng phôi thép sản xuất trong nước mới đạt trên 782.000 tấn - thấp hơn so với mức phải đạt được theo kế hoạch vào năm 2005. Còn thép cán cả năm 2007 đạt: 2,2 triệu tấn - cũng thấp hơn cả mức phải đạt được vào năm 2005. Cần phải nói rõ là sản lượng phôi thép và thép cán trong nước của năm 2007 đã tăng hơn 10% - 14% so với năm 2006. Trong khi đó, thì lượng thép tiêu thụ của cả nước năm 2007 đã đạt 10,3 triệu tấn - tăng tới 42% so với năm 2006. Mức tăng này đã phá vỡ mọi dự báo về sự tăng trưởng - đưa Việt Nam trở thành thị trường có mức tiêu thụ thép cao nhất khu vực Đông Nam Á. Năm 2007 cũng ghi nhận bình quân tiêu thụ thép của Việt Nam đã gần tiệm cận "ngưỡng” 100 kg thép/người/năm - mức được nhiều chuyên gia khẳng định là điểm đầu trong giai đoạn "cất cánh" của công nghiệp quốc gia. Nhưng dường như, điều này sẽ không có nhiều ý nghĩa với thực tế tại Việt Nam! Vì với 8,1 triệu tấn thép tiêu thụ trong năm 2007 được cung ứng từ các nguồn không phải sản xuất trong nước, đã làm sai lệch hẳn theo hướng... nhập phôi thép! Và, phần lớn sản lượng là thép xây dựng, thì rõ ràng thị trường thép Việt Nam đang phát triển một cách tự phát! Tốc độ tăng sản lượng sản xuất trong nước đã không đáp ứng kịp nhu cầu tăng trưởng, đồng thời dự báo tốc độ tăng trưởng không chính xác, đã... đẩy thị trường thép Việt Nam tới thực tế phụ thuộc vào nguồn thép nhập khẩu. Có nghĩa là tính chủ động trong chiến lược phát triển ngành và hoạch định thị trường đã bị suy giảm, bị hạn chế! Và, đó là thực tế không tốt, không bình thường của ngành thép Việt Nam, với tư cách là công nghiệp cơ bản, đóng vai trò thúc đẩy các ngành công nghiệp khác của nền kinh tế. Bất chấp sự tăng trưởng của sản lượng sản xuất trong nước và sản lượng tiêu thụ, giá thép trên thị trường Việt Nam vẫn tăng với tốc độ rất nhanh. Trong 5 năm (2003 - 2008) giá thép đã tăng gấp đôi. Và chỉ trong vài tháng cuối năm 2007, đầu năm 2008, giá thép đã tăng tới 4 lần, lên tới "ngưỡng"... 18 triệu VND/tấn như hiện tại! Giá thép tăng gấp, không những làm các nhà thầu xây dựng, người tiêu dùng khốn đốn; mà đã ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế. Vì Nhà nước buộc phải bù giá vài nghìn tỷ VND cho các nhà thầu; đồng thời yêu cầu khẩn trương ban hành quy chế mới xác định giá vật liệu xây dựng đảm bảo sát với diễn biến của thị trường. Có không ít ý kiến đã khẳng định thép tăng giá là do phân phối thao túng. Hiệp hội Thép Việt Nam - với số hội viên hiện chiếm trên 80% sản lượng thép xây dựng - thừa nhận hiện việc đầu cơ giá thép là có thật với hình thức găm hàng để chờ giá. Cũng theo Hiệp hội thép, thực tế kinh doanh thép hiện tại chỉ bán qua đại lý đã tạo điều kiện cho giới kinh doanh thép có cơ hội thao túng giá. Thừa nhận này rõ ràng là nghiêm trọng. Vì Chính phủ đã chính thức có ý kiến yêu cầu các ngành chức năng phải tăng cường giám sát "xử lý nghiêm những vi phạm về liên kết độc quyền giá, nâng giá thép thành phẩm bất hợp lý" (Công văn 1609/VPCP-KTTH của Chính phủ ngày 14/3/2008). Dựa vào những thừa nhận của Hiệp hội thép và phản ứng của Chính phủ, chúng ta có thể khẳng định thực tế thị trường thép Việt Nam hiện nay đang chỉ do một số đầu mối phân phối thép làm chủ. Xa hơn, các nhà sản xuất thép Trung Quốc cũng đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Vì sản lượng thép thành phẩm nhập về Việt Nam từ Trung Quốc đang ngày càng tăng, đặc biệt là phôi thép. Với những điều chỉnh về thuế của chính phủ Trung Quốc trong thời gian gần đây, không ít DN Việt đã công bố ý định, thậm chí nhập khẩu thép thành phẩm của Trung Quốc để sử dụng thay cho thép trong nước sản xuất. Và trong thời gian trước mắt, đó dường như là giải pháp kinh doanh có lợi nhất đối với DN. Đối với các nhà quản lý và không ít DN, thực tế ấy là hạn chế, nhưng cũng lại là cơ hội để ngành thép trong nước phát triển. Bằng chứng là có hàng loạt dự án, với số vốn đầu tư lên tới hàng tỷ USD công bố sẽ đầu tư sản xuất phôi, các loại thép thành phẩm tại Việt Nam. Mà, tín hiệu đầu tiên chính là việc công bố sản xuất thành công thép tấm cán nóng tại cụm công nghiệp thép Cửu Long Vinashin (Hải Phòng). Đây là cụm công nghiệp thép được xây dựng từ năm 2004 với số vốn đầu tư lên tới trên 1.400 tỉ đồng. Sản lượng của cụm công nghiệp này đủ đáp ứng tới 20% nhu cầu thép tấm mỗi năm của Việt Nam - loại sản phẩm từ trước đến nay DN trong nước hoàn toàn phải... nhập khẩu ! Cái "được" nữa là với việc tổ chức cụm công nghiệp thép này thành 6 NM hoàn chỉnh, khép kín từ khâu luyện phôi đến cán thép thành phẩm và chế tạo thiết bị, khí công nghiệp... Mô hình này sẽ không những đảm bảo sự chủ động trong quản lý sản xuất; mà còn đảm bảo khai thác tối đa các giá trị gia tăng từ các loại sản phẩm thép. Xa hơn, điều đó cũng có nghĩa là nhà sản xuất sẽ nắm được quyền chủ động kinh doanh trên thị trường thép. 1.1.3/ Thị trường ống thép và phôi thép Hiện nay, giá thép của một số đơn vị trong Tổng công ty Thép Việt Nam chỉ ở mức hơn 13 triệu đồng/tấn đối với các loại thép cuộn và thép cây. Giá thép của Công ty gang thép Thái Nguyên (đã tính 5% VAT) đối với thép cây là 13,65 triệu đồng/tấn và thép cuộn là 13,7 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, giá bán tại các đại lý lên tới 15 - 16 triệu đồng/tấn, thậm chí có nơi bán tới 17 triệu đồng/tấn, đã gây ra sự chênh lệch lớn về giá trên thị trường thép xây dựng. Tuy nhiên, việc mua phôi thép từ Trung Quốc cũng đang rất khó khăn do nước này cắt giảm sản lượng phôi thép và thép thành phẩm nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Do vậy, các doanh nghiệp phải tìm mua phôi từ các nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan và các nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Ucraina thậm chí là từ Nam Phi hay Brazil. Tuy nhiên, việc mua phôi từ các nước này cũng không dễ dàng. Theo dự tính, trong năm 2008 tổng nhu cầu phôi cho sản xuất thép vào khoảng 4,6 triệu tấn. Tuy nhiên, nguồn phôi trong nước mới chỉ đáp ứng được 2 triệu tấn, còn lại hơn 2 triệu tấn vẫn phải nhập khẩu. Nhằm hạn chế và kiềm giá trên thị trường, các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Thép như Thép Thái Nguyên, Thép miền Nam đã buộc phải tăng giá, tuy nhiên việc tăng giá cũng hạn chế chỉ từ 100-200 nghìn đồng/tấn, nhưng giá này vẫn thấp hơn giá của các công ty ngoài (không thuộc Tổng công ty Thép) từ 500 nghìn - 1 triệu đồng/tấn. Do biết được thông tin này, một số doanh nghiệp thương mại đã đặt hàng của hai công ty Thép Thái Nguyên và Thép miền Nam với số lượng hàng nghìn tấn và trả tiền trước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thương mại đã tích trữ tới vài vạn tấn thép đợi đợt tăng giá thép mới bán ra. Theo một số chuyên gia trong ngành thép cho biết, với tốc độ phát triển nhanh cùng với nhu cầu xây dựng tăng cao thì nhu cầu thép của thị trường trong năm 2008 tăng khoảng 20% so với năm 2007, sẽ khiến giá thép tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Tuy nhiên, sẽ không có chuyện khan hiếm hàng, bởi các doanh nghiệp không hề giảm sản lượng mà ngược lại còn tăng lên. Theo thống kê của Hiệp hội Thép, trong mấy tháng cuối năm 2007 sản lượng thép tăng khá cao, trung bình đạt 330 nghìn tấn/tháng, nhất là trong tháng 10/2007 sản lượng thép đạt mức 380 nghìn tấn. 1.1.4/ Thị trường thép tấm, thép lá và xà gồ Thị trường thép tấm, lá và xà gồ nói chung cũng có tình trạng tương tự như thị trường ống thép đó là cung không đủ đáp ứng cầu, gía cả phụ thuộc và lên xuống theo giá nguyên liệu đầu vào và nhu cầu của khách hàng. Đôi khi sự lên xuống đó là thất thường. Gía thép tấm, lá vào hai quý cuối năm 2007 có xu hướng tăng mạnh do nguồn cung thế giới giảm mạnh và nhu cầu trong nước tăng cao, trong khi năng lực sản xuất toàn ngành không đáp ứng được nhu cầu Đến năm 2008 thì giá thép tấm, lá lại tăng gấp đôi so với giá năm 2005. Riêng đối với thị trường xà gồ thì do điều kiện thời tiết nước ta vẫn chưa vào mùa mưa nên các công trình công nghiệp vẫn đang được xây dựng nhiều. Do vậy làm cho nhu cầu, giá cả xà gồ tăng lên nhưng tăng một cách chậm dần. Sau khi nước ta gia nhập WTO được một năm, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công nghiệp, dân dụng, nhu cầu của các ngành cơ khí chế tạo…sẽ tăng lên nhanh chóng trong những năm tới. Nguyên nhân chủ yếu là trong thời kỳ hội nhập sẽ có nhiều nhà đầu tư mạnh trên thế giới tham gia vào thị trường Việt Nam mở ra cơ hội phát triển mới cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thép nói chung. 1.2/ Giới thiệu khái quát công ty TNHH Thương mại Nhật Quang 1.2.1/ Lịch sử hình thành và phát triển Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập ASEAN vào năm 1995; nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ bản, cơ khí chế tạo, nhằm cải thiện và xây dựng mới cơ sở hạ tầng, vật chất, kĩ thuật cho đất nước đang tăng cao…Công ty TNHH TM Nhật Quang đã ra đời vào ngày 1/6/1999, theo giấy đăng kí kinh doanh số: 071823 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. Nhà máy cán thép đầu tiên của công ty được xây dựng tại ngõ 53/109, Đức Giang – Gia Lâm – Hà Nội, với tổng số vốn đầu tư ban đầu là khoảng 11.5 tỷ đồng. Tuy giai đoạn đầu mới thành lập còn nhiều khó khăn trong việc tạo lập và phát triển thị trường. Song các cấp lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên luôn cố gắng làm việc hết mình vì sự phát triển chung của công ty. Do đó công ty đã dần từng bước vượt qua những khó khăn ban đầu, và đến nay có thể coi là đã có một vị trí nhất định trên thị trường, đã tạo được niềm tin nơi khách hàng. Đầu năm 2006 vừa qua Nhật Quang (NQ) đã đầu tư xây dựng thêm một nhà máy cán thép mới ở KCN Phố Nối – Hưng Yên, với tổng số vốn đầu tư ban đầu lên đến 50.3 tỷ đồng. Điều đó góp phần chứng tỏ rằng công ty đã có sự lớn mạnh cả về chất lẫn về lượng trên cả 3 phương diện nhân lực, vật lực, tài lực và thị trường của công ty đã, đang được mở rộng. Đầu năm 2006 vừa qua Nhật Quang (NQ) đã đầu tư xây dựng thêm một nhà máy cán thép mới ở KCN Phố Nối – Hưng Yên, với tổng số vốn đầu tư ban đầu lên đến 50.3 tỷ đồng. Điều đó góp phần chứng tỏ rằng công ty đã có sự lớn mạnh cả về chất lẫn về lượng trên cả 3 phương diện nhân lực, vật lực, tài lực và thị trường của công ty đã, đang được mở rộng. 1.2.2/ Cơ sở hạ tầng, vật chất, kĩ thuật của nhà máy Đức Giang Đối với Nhật Quang, nhà máy Đức Giang là một bộ phận quan trọng trong hoạt động của công ty, nhà máy cán thép Đức Giang có hai hệ thống nhà xưởng sản xuất và 3 kho hàng (kho cuộn, kho ống, kho băng), với
Luận văn liên quan