Chuyên đề Thực trạng và một số đề xuất xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm rượu Vodka đối với công ty cổ phần cồn - rượu Hà Nội

Chưa bao giờ Thương hiệu lại trở thành một chủ đề thời sự được các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội thương mại quan tâm một cách đặc biệt như hiện nay, nhất là khi nền kinh tế toàn cầu đang phát triển, khi Việt nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Nhiều hội thảo, hội nghị đã được tổ chức, hàng trăm bài báo và cả những trang website thường xuyên đề cập đến các khía cạnh khác nhau của thương hiệu, thậm chí thương hiệu của một tỉnh hay một quốc gia cũng được đưa ra thảo luận. Các doanh nghiệp trên thế giới từ lâu đã nhận biết sâu sắc rằng thương hiệu là một tài sản hết sức to lớn. Thương hiệu là phương tiện ghi nhận, bảo vệ và thể hiện thành quả của doanh nghiệp. Nó đem lại sự ổn định và phát triển thị phần, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo danh tiếng và lợi nhuận. Không một doanh nghiệp nào không bỏ công sức và tiền của để tạo dựng và phát triển thương hiệu. Họ gìn giữ, bảo vệ và phát triển thương hiệu bằng tất cả tài năng, trí tuệ, mồ hôi và nước mắt của nhiều thế hệ. Mặc dù vậy với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, việc tạo dựng và quản trị thương hiệu vẫn còn là vấn đề xa lạ và mới mẻ. Một số doanh nghiệp quan niệm đơn giản, tạo dựng thương hiệu chỉ thuần tuý là đặt tên cho sản phẩm mà không nhận thức đầy đủ để có một thương hiệu có giá trị là cả một quá trình bền bỉ, với những nỗ lực liện tục và cần được trợ giúp bởi các phương pháp và kỹ năng chuyên biệt. Xuất phát từ tầm quan trọng của thương hiệu, vai trò của sản phẩm Vodka, cũng như thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu Vodka ở Công ty cổ phần Cồn - Rượu Hà nội, trong quá trình thực tập tại Công ty em đã chọn cho mình đề tài “s” với mong muốn nâng cao kiến thức thực tế về thương hiệu đồng thời có thể đưa ra một số kiến nghị giúp công ty hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu cho sản phẩm này. Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần: Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần Cồn - Rượu Hà nội. Chương II: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm rượu Vodka ở Công ty. Chương III: Một số đề xuất xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm rượu Vodka đối với Công ty.

docx75 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2134 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số đề xuất xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm rượu Vodka đối với công ty cổ phần cồn - rượu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Chưa bao giờ Thương hiệu lại trở thành một chủ đề thời sự được các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội thương mại quan tâm một cách đặc biệt như hiện nay, nhất là khi nền kinh tế toàn cầu đang phát triển, khi Việt nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Nhiều hội thảo, hội nghị đã được tổ chức, hàng trăm bài báo và cả những trang website thường xuyên đề cập đến các khía cạnh khác nhau của thương hiệu, thậm chí thương hiệu của một tỉnh hay một quốc gia cũng được đưa ra thảo luận. Các doanh nghiệp trên thế giới từ lâu đã nhận biết sâu sắc rằng thương hiệu là một tài sản hết sức to lớn. Thương hiệu là phương tiện ghi nhận, bảo vệ và thể hiện thành quả của doanh nghiệp. Nó đem lại sự ổn định và phát triển thị phần, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo danh tiếng và lợi nhuận. Không một doanh nghiệp nào không bỏ công sức và tiền của để tạo dựng và phát triển thương hiệu. Họ gìn giữ, bảo vệ và phát triển thương hiệu bằng tất cả tài năng, trí tuệ, mồ hôi và nước mắt của nhiều thế hệ. Mặc dù vậy với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, việc tạo dựng và quản trị thương hiệu vẫn còn là vấn đề xa lạ và mới mẻ. Một số doanh nghiệp quan niệm đơn giản, tạo dựng thương hiệu chỉ thuần tuý là đặt tên cho sản phẩm mà không nhận thức đầy đủ để có một thương hiệu có giá trị là cả một quá trình bền bỉ, với những nỗ lực liện tục và cần được trợ giúp bởi các phương pháp và kỹ năng chuyên biệt. Xuất phát từ tầm quan trọng của thương hiệu, vai trò của sản phẩm Vodka, cũng như thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu Vodka ở Công ty cổ phần Cồn - Rượu Hà nội, trong quá trình thực tập tại Công ty em đã chọn cho mình đề tài “s” với mong muốn nâng cao kiến thức thực tế về thương hiệu đồng thời có thể đưa ra một số kiến nghị giúp công ty hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu cho sản phẩm này. Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần: Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần Cồn - Rượu Hà nội. Chương II: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm rượu Vodka ở Công ty. Chương III: Một số đề xuất xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm rượu Vodka đối với Công ty. Trong quá trình thực tập và nghiên cứu để hoàn thiện đề tài em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Ths. Trần Thị Thạch Liên cũng như sự tạo điều kiện thuận lợi của Ban lãnh đạo Công ty và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng Kế hoạch tiêu thụ. Tuy nhiên do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thày cô để em có thể hoàn thiện hơn chuyên đề của mình. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN CỒN - RƯỢU HÀ NỘI 1.1 Sự hình thành, phát triển và đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu 1.1.1Thông tin chung về công ty - Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Cồn rượu Hà nội - Tên giao dịch: HALICO.JSC (Ha Noi Liquor Joint Stock Company) - Tên viết tắt: Halico - Địa chỉ trụ sở chính: 94 Phố Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng, Hà nội - Điện thoại: +84 (4) 8213147 +84 (4) 9783575/ 9713249 - Fax: (84.4)9783 575/ 8212 662 - Điện thoại: +84 (8) 8296 888 - Fax: (84.8) 8296 888 - Email: Maito:halico-exp@hn.vnn.vn - Website: Http:// www.halico.com.vn/ - Tài khoản ngân hàng:1500.311000007 (tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Hà nội) - Mã số thuế:0100102245 - Logo / Since 1898 - Slogan: Men say hồn việt - Hình thức pháp lý: Từ T12/2006 công ty chuyển thành: “Công Ty cổ phần Cồn - Rượu Hà nội” theo quyết định số 2980/2006 QĐ - BCN ngày 20/10/2006 - Ngành nghề kinh doanh: Sau khi chuyển sang Công ty cổ phần, mục tiêu hoạt động chính của Công ty là duy trì và khai thác có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh với các sản phẩm truyền thống. Đồng thời khi có điều kiện, Công ty sẽ mở rộng thêm các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khai thác khác để phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình. Công ty dự kiến kinh doanh các ngành nghề: Sản xuất cồn và các loại đồ uống có cồn, không có cồn; Sản xuất buôn bán các loại bao bì; Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại: đồ uống có cồn và không có cồn, các loại thiết bị vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất rượu, cồn. Các mặt hàng công nghệ phẩm, thực phẩm; Tư vấn, chuyển giao công nghệ cung cấp thiết bị, dây chuyền sản xuất rượu, cồn; Đại lý, buôn bán các tư liệu sản xuất, các mặt hàng tiêu dùng; Sản xuất, chế biến các sản phẩm về lương thực, thực phẩm; Kinh doanh khách sạn, nhà ở và dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng, cửa hàng; Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá; Kinh doanh hàng hoá và các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm 1.1.2.Quá trình ra đời và phát triển của công ty Nhà máy Rượu Hà Nội được thành lập năm 1898 tại số 94 phố Lò Đúc. Đây là một trong những nhà máy ở Đông Dương do chi nhánh thuộc công ty Fontaine của Pháp xây dựng: nhà máy Rượu Nông Pênh, nhà máy Rượu Bình Tây và ba nhà máy ở đồng bằng Bắc Bộ là: Rượu Hà Nội, Rượu Nam Định, Rượu Hải Dương trong đó nhà máy Rượu Hà Nội có quy mô lớn hơn cả.. Năm 1942, các nhà máy rượu ở đồng bằng Bắc Bộ đều phải ngừng sản xuất vì thiếu nguyên liệu do gạo bị Nhật quản lý và do máy móc thiết bị quá cũ kỹ. Những năm kháng chiến chống Pháp, nhà máy đã bị kẻ địch biến thành trại giam. Khi hoà bình lập lại ở Đông Dương, nhà máy trở thành kho chứa hàng hoá, vật tư của ngành công thương. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Miền Bắc thắng lợi đi lên CNXH, nhà máy được chính phủ Việt Nam tiếp quản, cùng với sự nỗ lực không ngừng của tập thể nhà máy đến ngày 21/11/1955, nhà máy được phục hồi và sản xuất để phục vụ cho y tế, quốc phòng và nhân dân theo quyết định của Bộ trưởng Bộ công nghiệp. Đầu tháng 5/1956, toàn bộ máy móc thiết bị đã được tu sửa hoàn toàn và tiến hành nghiệm thu toàn phần, cho sản xuất không tải để hiệu chỉnh. Sau 10 ngày sản xuất thử thấy máy móc thiết bị tốt. Ngày 19/5/1956 nhà máy được khánh thành, cho ra sản phẩm đầu tiên đánh dấu sự ra đời và phát triển nhà máy Rượu Hà Nội. Trong những năm 1959-1960, được sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung quốc, nhà máy sản xuất thành công cồn tinh chế đảm bảo chất lượng trong nước và quốc tế với công suất 5 triệu lít/năm. Từ bước đột biến này đã ra đời một phong trào nghiên cứu sản xuất và đã cho ra thị trường hàng loạt các loại rượu Vodka và các loại rượu màu để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu với giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao Năm 1969 nhà máy thay phương pháp Amylô bằng phương pháp Usami có khả năng dịch hóa và đường hóa cao, phù hợp nguyên liệu ngô, khoai, sắn, nguyên liệu ẩm mốc kể cả nguyên liệu bị ngập nước đồng thời cơ giới hóa toàn bộ khâu làm nguội nguyên liệu từ 100oC đến 30o C, rút ngắn thời gian làm nguội nguyên liệu từ 24h xuống còn 15 phút Tháng 3 năm 1982 nhà máy rượu Hà nội cùng nhà máy bia Hà nội, nhà máy thủy tinh Hải phòng và phòng nghiên cứu rượu bia sáp nhập thành xí nghiệp liên hiệp Rươu – Bia - Nước giải khát I Năm 1991, nhà nước áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt cho sản phẩm rượu bia làm đẩy giá thành lên cao khiến cho việc tiêu thụ của nhà máy gặp nhiều khó khăn, sản xuất bị đình trệ, công nhân phải nghỉ chờ việc Tháng 7/1994, Nhà máy Rượu Hà Nội chính thức đổi tên thành Công ty Rượu Hà nội (Hanoi Liquor Company) theo quyết định của Bộ Công nghiệp nhẹ ký ngày 01/03/1991 về thành lập, giải thể và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước Năm 2004, Công ty rượu Hà Nội chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà nước MTV Rượu Hà Nội theo quyết định số 172/2004/QĐ-BCN ngày 20/12/2004 của Bộ Công Nghiệp. Tháng 12/2006 công ty chuyển thành công ty cổ phần Cồn - Rượu Hà nội 1.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp 1.1.3.1. Đặc điểm sản phẩm Bảng 1: Danh mục sản phẩm và đặc điểm sản phẩm STT  Sản Phẩm  Đặc điểm sản phẩm   1  Lúa mới  Được nấu từ ngũ cốc giàu tình bột. Rượu đạt độ tinh khiết cao, trong suốt, không có vẩn đục và tạp chất lạ,vị nồng đượm.   2  Nếp mới  Rượu được nấu từ ngũ cốc, có vị cay thấm dần trong lưỡi nhờ men cổ truyền của người dân được công ty chắt lọc, tìm tòi, nghiên cứu, nuôi cấy mà thành   3  Vodka Hà Nội  Vodka đỏ được nấu từ ngũ cốc và ngô.Vodka xanh được chưng cất từ gạo.   4  Rượu Hà Nội  Rượu mang hương vị thanh tao, quyến rũ nồng ấm.   5  Thanh Mai  Sản xuất từ mơ lâu năm, màu vàng nâu sóng sánh.   6  Rượu Chanh  Rượu màu vàng chanh,vị chanh tươi tự nhiên, thơm mát chua chua hòa với hơi rượu mạnh   7  Vang Chát  Rượu dành cho phụ nữ, vị êm dịu. Đây là đồ uống lý tưởng cho sức khỏe, giúp quá trình tiêu hóa và làm giảm nguy cơ đau tim   8  Champangne  Là loại rượu có chất lượng đã đạt được nhiều giải thưởng tại các hội chợ quốc tế hàng công nghiệp các năm 1994,1996   9  Anh Đào  Là loại rượu nhẹ, chất rượu ngọt dịu mát,màu đỏ thắm   10  Rượu Nếp Cẩm  Màu nâu đen sóng sánh, vị thơm thảo dược ngào ngạt, vị ngọt hài hòa, êm dịu, vị cay thơm nồng dễ chịu.   Sản phẩm của công ty tuy nhiều nhưng Vodka là loại sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản phẩm (85%) . Điều đó cũng cho thấy vai trò của sản phẩm Vodka trong tổng sản phẩm của công ty. Nó cũng cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển thương hiệu sản phẩm này đối với việc phát triển thương hiệu của công ty. Tuy nhiên đây cũng là một sự mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm của công ty vì các sản phẩm còn lại tuy nhiều song cũng chỉ chiếm một lượng nhỏ (15%) trong cơ cấu sản phẩm / 1.1.3.2.Thị trường tiêu thụ a.Thị trường trong nước Nhìn chung sản phẩm của công ty chủ yếu là phục vụ nhu cầu trong nước, tuy nhiên công ty vẫn đang cố gắng mở rộng thị trường bằng cách khai thác triệt để thị trường hiện có và thâm nhập vào các thị trường mới. Công ty Rượu Hà Nội có hệ thống đai lý phân phối và tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và ngày càng được mở rộng. Công ty cũng tham gia rộng rãi vào các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế tổ chức tại Việt Nam và đạt được nhiều giải thưởng cao. Bảng 2: Hệ thống đại lý các khu vực qua một số năm Khu vực, lãnh thổ  Đơn vị  Năm 2004  Năm 2005  Năm 2006   Khu vực miền Bắc  Đại lý  60  93  166   Khu vực miền Trung  Đại lý  8  24  25   Khu vực miền Nam  Đại lý  15  18  22   Cộng  Đại lý  83  135  215   b.Thị trường quốc tế Qua gần 30 năm phát triển thị trường quốc tế, sản phẩm của công ty Rượu Hà Nội đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, nhất là thị trường truyền thống như các nước khu vực Đông Âu. Những năm gần đây, sản phẩm của Công ty đã được các nước Châu Á đón nhận và đánh giá cao như các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Đặc biệt là thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng như Nhật Bản, thì sản phẩm của công ty cũng đã có mặt để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của người tiêu dùng Nhật Bản. 1.1.3. 3.Về khách hàng Nhóm khách hàng của công ty rất đa dạng: từ những người có thu nhập thấp, trung bình đến những người có thu nhập khá và trong tương lai công ty đang nghiên cứu, tìm tòi để cho ra dòng sản phẩm dành cho những người có thu nhập cao, cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài. Có thể đưa ra một số phân loại như sau: - Phân loại khách hàng theo thu nhập: + Với khách hàng có thu nhập khá: công ty có dòng sản phẩm phục vụ là Whisky, Vodka xanh, Vodka đỏ. + Với khách hàng có thu nhập trung bình sẽ phù hợp với sản phẩm lúa mới, nếp cẩm, thanh mai, anh đào… + Với khách hàng có thu nhập thấp: công ty có sản phẩm rượu nước đóng can bán với giá tương đương rượu do dân nấu. - Phân loại khách hàng theo giới tính: + Với khách hàng là nam giới: khách hàng nam giới thường uống những loại có nồng độ cồn tương đối cao vì vậy công ty đưa ra những sản phẩm như: Vodka (39.5 độ), lúa mới 45 độ, nếp mới… + Với khách hàng là nữ giới: thường thích những loại rượu nhẹ, có mùi thơm dịu của hoa quả phù hợp với rượu chanh, anh đào, sâm panh… - Phân loại khách hàng theo khu vực: mỗi một khu vực có một sở thích, thị hiếu khác nhau do đó sản phẩm của công ty cũng phải đáp ứng theo từng vùng khác nhau 1.1.3.4. Về lao động - Hiện nay tổng số lao động của công ty là 478 người bao gồm cả lao động gián tiếp và trực tiếp. Có thể phân lao động công ty theo nhiều tiêu thức khác nhau, cụ thể: Bảng 3: Cơ cấu nhân lực của Công ty năm 2006 (Đơn vị: người) TT  Phân loại  Số lượng  Tỷ trọng   1  Phân loại theo hợp đồng      Hợp đồng không xác định thời hạn Hợp đồng thời hạn từ 12 đến 36 tháng  470 8  98,33% 1,67%   2  Tính chất lao động      Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp  371 104  72,49% 27,51%   3  Phận loại theo trình độ lao động      Đại học và trên đại học Cao đẳng và trung cấp Công nhân kỹ thuật Lao động khác  64 6 264 144  13,39% 1,26% 55,22% 30,13%    Tổng cộng  478  100,00%   (Nguồn:Phòng TC-LĐ-TL) Xét theo cơ cấu nam nữ một cách tổng thể: ta thấy tỉ lệ nam nữ là tương đương nhau do đây là ngành sản xuất không có đặc thù về lao động như các ngành may mặc, cơ khí tuy nhiên xét cụ thể từng bộ phận trong công ty ta thấy lao động nữ tập trung chủ yếu ở phân xưởng rượu mùi. Đây là nơi chiết rượu , đóng chai, dãn nhãn, đóng hộp nên mức độ lao động nhẹ nhàng phù hợp lao động nữ giới. Xét ở khu sản xuất gián tiếp thì không có sự phân biệt nam nữ Xét theo cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp ta có đồ thị : / Nhìn vào đồ thị ta thấy cơ cấu lao động theo tính chất sản xuất có sự chênh lệch rõ rệt nhưng số lượng lao động gián tiếp vẫn còn khá cao xấp xỉ tỉ lệ LĐGT:LĐTT là 1:3.5, cho thấy bộ máy quản lý vẫn còn khá cồng kềnh Xét cơ cấu theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Ta thấy trình độ đại học và sau đại học là 64 người chiếm 13,39% so với tổng lao động của toàn công ty và chiếm 61.5% so với lao động gián tiếp. Như vậy nếu xét chung trong tổng lao động công ty thì tỉ lệ này là thấp tuy nhiên nếu xét riêng trong lao động gián tiếp mà chính là đội ngũ lãnh đạo thì đây lại là một tỉ lệ khá cao. Trong tương lai công ty đang muốn nâng cao trình độ lao động gián tiếp nên dự định tuyển thêm 20 lao động có chuyên môn nghiệp vụ đại học. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến việc nhận thức của đội ngũ lao động đối với vai trò của thương hiệu trong sự phát triển của doanh nghiệp cũng như việc tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nhận thức cho cán bộ công ty về vai trò thương hiệu. - Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương chính, tiền thưởng, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn). Hình thức thưởng chủ yếu là tiền. Bảng 4: Bảng lương bình quân của Công ty từ năm 2004-2006 Năm  Số lao động  Lương binh quân(ng đ)   2004  602  3000   2005  478  5000   2006  478  5000   (Nguồn: Phòng TC – LĐ –TL) 1.1.4.Môi trường kinh doanh 1.1.4.1. Sự quản lý của nhà nước Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh rượu ngoài chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT như các sản phẩm khác thì đây còn là ngành chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (được áp dụng từ năm 1991), điều này ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh Bảng 5: Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho mặt hàng rượu STT  Loại rượu  Thuế suất     Từ 25/12/2001  Từ 29/11/2005   1  Rượu trên 40º  75%  65%   2  Rượu từ 20º đến 40º  30%  30%   3  Rượu <20º, rượu hoa quả  20%  20%   4.  rượu thuốc  15%  20%   ( Nguồn: Phòng KHTT ) Ta có thể thấy rõ mức thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng ở đây là rất cao ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất làm cho giá bán tăng, đòi hỏi người quản lý phải có những biện pháp quản lý phù hợp để không ngừng tìm ra các giải pháp giảm giá thành. 1.1.4.2. Đối thủ cạnh tranh a.Đối thủ cạnh tranh trong nước Hiện nay các công ty sản xuất rượu trong nước khá nhiều, đây là khó khăn với công ty rượu Hà nội nhất là trong giai đoạn đất nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO, môi trường kinh doanh mới mở ra với nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thách thức. Có thể nêu ra một số đối thủ cạnh tranh của công ty : * Các công ty rượu - Công ty Vang Thăng Long với sản phẩm chính là rượu Vang đã được giới tiêu dùng ưa chuộng và có một vị trí đứng nhất định trên thị trường rượu trong nước tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài. Sản phẩm phân bố khắp thị trường miền Bắc và miền Trung. - Công ty Anh Đào Hà nội cũng là một trong các công ty sản xuất rượu lớn trên thị trường và là một trong các đối thủ cạnh tranh đáng chú ý của công ty rượu Hà nội - Công ty rượu Đồng Xuân – Phú Thọ có chất lượng rượu đạt yêu cầu và được thị trường rượu tín nhiệm, tiêu biểu cho khu vực miền núi. Công ty đã có sản phẩm xuất khẩu tuy không nhiều nhưng cũng là đối thủ khá mạnh * Các làng nghề truyền thống - Rượu Bàu Đá – Bình Định: không dùng men bột công nghiệp mà là men bánh dân gian, thường là men Trường Định ( Bình Hòa), Bả Canh (Đập Đá), nước đổ vào cơm rượu đã ủ phải lấy từ giếng đá ong không lấy nước giếng đất, giếng bê tông, xi măng; họ cũng không nấu nồi nhôm mà bằng nồi đồng có nắp bằng đất nung, cất rượu bằng ống tre… từ đó cho ra loại rượu thơm đặc biệt, khó tả, vị ngọt thanh dễ uống - Rượu Cần - dân tộc Mường: nguyên liệu làm ra từ gạo nếp, loại gạo thơm ngon nhất là nếp cẩm và men lá cây với cách ủ rất bài bản và tỉ mỉ. Rượu được sản xuất chủ yếu để phục vụ, thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng người Mường tuy nhiên ngày nay nó cũng đã được kinh doanh ở một số nơi và được du khách ưa chuộng - Rượu San Lùng – Lào Cai: có hương vị thơm ngát, đậm đà, đầm ấm, ngọt ngào. Nguyên liệu được chọn từ thóc nương vào sữa ở độ dẻo. Trước khi nấu, thóc được ngâm đến khi nẩy mọng, chưng ủ cùng cao lương thảo dược. Rượu được chưng cách thủy 2 lần: lần đầu khử tạp, lọc cốt; lần sau làm lạnh bằng những lá thơm với nước suối Pò Xèn. Rượu đã được nhiều người biết đến và cũng đã được bán ở nhiều nơi * Rượu do dân tự nấu - Không thể thống kê hết được có bao nhiêu hộ nấu rượu trên thị trường. Với họ công nghệ nấu rượu rất đơn giản, gon nhẹ, chỉ cần một nồi nấu nguyên liệu, chum vại, cát bằng nồi sắt, đồng hoặc nhôm, vòi voi hoặc ruột gà để làm lạnh, dùng men thuốc bắc để đường hóa sau đó lên men và cất rượu. Chính vì vậy mà rất đơn giản để có được rượu nhưng do đó chất lượng cũng không có gì đảm bảo và uống thường dễ đau đầu - Rượu do dân tự nấu có ưu điểm là giá rẻ, không phải vận chuyển, tiện cho những mua do thường chỉ phục vụ cho người dân xung quanh nhà nấu rượu. Rượu do dân nấu bao bì đơn giản thường bán theo dạng rượu nước, đóng vào can nhựa, chai và thường trốn thuế.Những người sủ dụng rượu do dân tự nấu chiếm tỷ trọng lớn, đây là một khó khăn đối với những công ty sản xuất rượu nói chung vì không thể kiểm soát hoạt động của họ và khó có biện pháp đối phó b. Rượu nhập ngoại Hiện nay trên thị trường rượu có rất nhiều sản phẩm nhập ngoại từ Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha. Rượu này có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, có uy tín, đa dạng, phong phú thường nhắm tới đối tượng khách hàng có thu nhập cao. Đây là đối thủ cạnh tranh trong tương lai của công ty khi mà công ty đang muốn phát triển những sản phẩm có chất lượng cao hướng tới khách hàng thu nhập cao trên thị trường 1.2. Đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của công ty Bảng 6: Kết quả kinh doanh của Công ty năm2006 TT  Chỉ tiêu  Đơn vị tính  TH 2005  KH 2006  TH 2006  Tỷ lệ %   Bảng  B  C  1  2  3  4=3/1  5=3/2   1  Giá trị sản xuất CN  tỷ đ  148.5  195.6  233.3  157.1  119.3   2  Tổng doanh thu - Doanh thu CN  tỷ đ  239.5 234.4  336.1 331.1  401.5 398.4  167.6 170  119.5 120.3   3  Sản phẩm sản xuất Rượu Cồn  tr lít  6.5 2.4  7.7 3.0  9.3 3.2  143.1 133.3  120.8 106.7   4  Rượu tiêu thụ  tr lít  7.0  7.7  9.0  128.5  116.8   5  Giá trị xuất khẩu  USD  52100  50000  30003  57
Luận văn liên quan