Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tỉnh Nam Định hiện nay

I. Lý do chọn đề tài. Biện chứng của quá trình phát triển các tư tưởng và học thuyết quản lý đã chỉ ra rằng con người luôn là nguồn lực cơ bản và quyết định sự phát triển của các tổ chức. Trong thời kỳ xã hội công nghiệp đã có một số học thuyết quản lý tập trung vào sự phát triển các yếu tố khoa học kỹ thuật và kinh tế. Nhưng ngay cả những học thuyết này cũng phải thừa nhận không thể đạt được hiệu quả những tiến bộ kinh tế bền vững nếu thiếu sự đầu tư cho phát triển các nguồn lực con người. Việc phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức đã và đang trở thành nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của những người làm công tác quản lý. Nhân lực là nguồn lực to lớn của mỗi quốc gia, là yếu tố vật chất quan trọng và quyết định nhất của lực lượng sản xuất và do đó nó là động lực thúc đẩy phát triển. Xuất phát từ cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về con người, dựa trên những thành tựu mới của khoa học, nhiều công trình lý luận xuất hiện những năm gần đây đã đề cập và làm sáng tỏ những khía cạnh sau đây: lý thuyết về sự phát triển đồng thời sác định trong cấu trúc sự phát triển thì phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu cuối cùng, là đỉnh cao của quá trình phát triển đang là chính sách bao trùm nhất của mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nước ta tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện tiềm lực kinh tế còn nhỏ bé, tích luỹ từ nội bộ kinh tế còn thấp. Ngoài ra tiềm lực con người, tài nguyên khoáng sản không nhiều . Do đó để tiếp cận với nền khoa học, kỹ thuật đang tiến nhanh như vũ bão của thế giới, từng bước rút ngắn và đuổi kịp với sự phát triển của các nước; Đảng ta đã xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, là nhân tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Sự khẳng định này là bài học rút ra từ lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại đều do chính con người quyết định. Nam Định là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng có diện tích đất tự nhiên 16.716 km2, trong đó có 105.437ha đất nông nghiệp, 72 km bờ biển, trên 80 làng nghề truyền thống, dân số năm 2000 là 1.915.000 người. Đất nông nghiệp bình quân đầu người 547m2, bằng 50 % bình quân chung cả nước. Là một tỉnh đứng thứ 57 trên cả nước về diện tích nhưng đứng thứ 6 về dân số trong 61 tỉnh, thành phố của cả nước. Tổng số lao động của tỉnh khoảng 1003000người. Lực lượng lao động của tỉnh Nam Định cần cù chịu khó có trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật khá. Hệ thống các cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm xá; bến cảng Hải Thịnh từng bước được hoàn thiện cùng với việc thành phố Nam Định vừa được chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại hai đã góp phần thuận lợi hơn cho việc phát triển và khai thác tiềm năng của các vùng kinh tế trong tỉnh. Là một tỉnh có truyền thống cách mạng, số đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công khoảng 110000 người. trong đó khoảng 60000 người là thương binh, gia đình liệt sỹ. Trong những năm qua Nam Định đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt các chính sách của Đảng và nhà nước về công tác “đền ơn đáp nghĩa” nên đời sống các gia đình chính sách ngày càng được nâng lên ngang bằng với cộng đồng dân cư. Những đặc điểm trên ảnh hưởng tới việc phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của tỉnh. Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của nguồn nhân lực từ thực tiễn của đất nước nói chung, của tỉnh Nam Định nói riêng tôi chon đề tài : "Thực trạng và một số giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá của tỉnh Nam Định hiện nay", rồi từ những lý luận được nghiên cứu học tập tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản để góp phần phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Nam Định đến năm 2005 – 2010 đáp ứng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá. II/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Trong giới hạn của chuyên đề này tôi mong muốn trình bày và làm sáng tỏ phần nào những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh Nam Định. Từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của tỉnh Nam Định. III/ Phạm vi nghiên cứu: Phát triển nguồn nhân lực là một phạm trù kinh tế xã hội rộng lớn với nhiều nội dung và biện pháp. Nói đến phát triển nguồn nhân lực là đồng thời đề cập đến các yếu tố: Giáo dục - đào tạo, Sức khoẻ và dinh dưỡng, Môi trường, việc làm, phát triển con người và giải pháp con người. Với nội dung thực trạng và một số giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá của tỉnh Nam Định, chuyên đề này chỉ đề cập một số vấn đề chung về nguồn nhân lực – thực trạng nguồn nhân lực hiện nay của tỉnh Nam Định và một số giải pháp cơ bản để phát triển nguồn nhân lực. IV/ Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực vận dụng những phương pháp sau: 1. Phân tích khái quát những tài liệu lý luận và thực tế có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. 2. Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích thống kê 3. Phương pháp phân tích tài liệu và một số phương pháp khác.

doc57 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tỉnh Nam Định hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan