Trong những năm gần đây, Việt Nam đã, đang và tiếp tục tăng cường công cuộc đổi mới kinh tế trên nhiều lĩnh vực và đạt được những thành tựu đáng kể. Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO thì toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta cũng như của các quốc gia khác. Việt Nam đang trên đà phát triển với nhiều công trình đang được dựng xây. Chính vì vậy ngành Xây dựng luôn thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của quốc gia. Ngành Xây dựng luôn giữ vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, là lực lượng chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nắm vững được tầm quan trọng ấy, công ty cổ phần xây dựng SHINEC – đơn vị thành viên của công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy SHINEC thuộc Tập đoàn tàu thủy Việt Nam đã, đang và từng bước dần hoàn thiện mình về mọi mặt nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Là đơn vị hạch toán độc lập, công ty đã có những bước tiến phát triển khá mạnh mẽ. Công ty đã bố trí một cách hợp lý lao động, đồng thời nỗ lực phát triển sản xuất mang tính chuyên môn và khoa học, tạo ra năng suất lao động cao, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mục tiêu: “Chất lượng – Thời gian – Uy tín” luôn được đưa lên hàng đầu trong chính sách phát triển của công ty.
Một trong những lĩnh vực mà công ty đang cố gắng hoàn thiện và đẩy mạnh phát triển hơn nữa là công tác quản lý dự án. Mặc dù công ty đã có những tiến bộ và thành tựu đáng kể trong hoạt động này nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót còn tồn tại. Chính vì thế, sau thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây dựng SHINEC, em nhận thấy có nhiều vấn đề trong công tác này cần phải tìm hiểu thêm.
Được sự giúp đỡ tận tình của quý công ty, cụ thể là phòng Kế hoạch và Ban quản lý dự án, em xin được lựa chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần xây dựng SHINEC” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Bài chuyên đề tốt nghiệp này bao gồm hai phần chính là:
● Chương 1: Thực trạng về công tác quản lý dự án của công ty cổ phần xây dựng SHINEC.
● Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần xây dựng SHINEC.
88 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần xây dựng SHINEC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần xây dựng SHINEC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã, đang và tiếp tục tăng cường công cuộc đổi mới kinh tế trên nhiều lĩnh vực và đạt được những thành tựu đáng kể. Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO thì toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta cũng như của các quốc gia khác. Việt Nam đang trên đà phát triển với nhiều công trình đang được dựng xây. Chính vì vậy ngành Xây dựng luôn thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của quốc gia. Ngành Xây dựng luôn giữ vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, là lực lượng chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nắm vững được tầm quan trọng ấy, công ty cổ phần xây dựng SHINEC – đơn vị thành viên của công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy SHINEC thuộc Tập đoàn tàu thủy Việt Nam đã, đang và từng bước dần hoàn thiện mình về mọi mặt nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Là đơn vị hạch toán độc lập, công ty đã có những bước tiến phát triển khá mạnh mẽ. Công ty đã bố trí một cách hợp lý lao động, đồng thời nỗ lực phát triển sản xuất mang tính chuyên môn và khoa học, tạo ra năng suất lao động cao, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mục tiêu: “Chất lượng – Thời gian – Uy tín” luôn được đưa lên hàng đầu trong chính sách phát triển của công ty.
Một trong những lĩnh vực mà công ty đang cố gắng hoàn thiện và đẩy mạnh phát triển hơn nữa là công tác quản lý dự án. Mặc dù công ty đã có những tiến bộ và thành tựu đáng kể trong hoạt động này nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót còn tồn tại. Chính vì thế, sau thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây dựng SHINEC, em nhận thấy có nhiều vấn đề trong công tác này cần phải tìm hiểu thêm.
Được sự giúp đỡ tận tình của quý công ty, cụ thể là phòng Kế hoạch và Ban quản lý dự án, em xin được lựa chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần xây dựng SHINEC” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Bài chuyên đề tốt nghiệp này bao gồm hai phần chính là:
● Chư ơng 1: Thực trạng về công tác quản lý dự án của công ty cổ phần xây dựng SHINEC.
● Chư ơng 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần xây dựng SHINEC.
Trong đó, chương 1 sẽ đi vào tìm hiểu những nét cơ bản, tổng quan về tình hình đầu tư tại công ty nói chung cũng như thực trạng về công tác quản lý dự án nói riêng. Cụ thể bài viết sẽ nghiên cứu về thực trạng quản lý dự án theo hai lĩnh vực, một là theo nội dung quản lý; hai là theo chu kỳ.
Chư ơng 2 sẽ đề cập đến những định hướng cụ thể để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại cơ sở. Đồng thời bài viết cũng sẽ đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy, hỗ trợ hơn nữa cho công tác này.
Em xin được chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các thày cô khoa Đầu tư đã giúp em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài để hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này.
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SHINEC.
1.1. Khái quát chung về công ty cổ phần xây dựng SHINEC:
1.1.1. Quá trình hình thành phát triển của công ty:
Nắm bắt được nhu cầu phát triển của thị trường thành phố Hải Phòng và kế hoạch của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong những năm tới về xây dựng các khu, cụm công nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất gia công sắt thép và xây dựng, năm 2004, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy SHINEC ra Quyết định số 289/QĐ-HĐQT về việc thành lập Xí nghiệp Xây dựng SHINEC trên cơ sở hoạt động theo phương thức hạch toán báo sổ với Công ty, tự thu, tự chi, bảo toàn và phát triển vốn đồng thời nộp đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và nghĩa vụ với công ty. Xí nghiệp có tài khoản riêng, con dấu và mã số thuế riêng theo quy định chung của Nhà nước. Sau hơn hai năm hoạt động, nhận thấy sự phát triển nhanh và bền vững của Xí nghiệp xây dựng SHINEC, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy SHINEC đã quyết định chuyển đổi và hình thành Công ty cổ phần Xây dựng SHINEC theo quyết định góp vốn số 07-QĐ/HĐQT-SHI ngày 01/4/2007. Công ty cổ phần xây dựng SHINEC mà tiền thân là Xí nghiệp xây dựng SHINEC chính thức đi vào hoạt động từ ngày 27/4/2007 theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0203003063 ngày 27/4/2007 của Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp.
Công ty hoạt động trong nhiều ngành nghề lĩnh vực, phấn đấu trở thành đơn vị có đủ kinh nghiệm và năng lực đúng với phương châm: “ Chất lượng là yếu tố căn bản”.
1.1.2. Đặc điểm và ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng SHINEC:
Công ty cổ phần xây dựng SHINEC hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, gia công và chế tạo thép phi tiêu chuẩn, kinh doanh sắt thép, phế liệu và vật tư cho ngành công nghiệp tàu thủy.
Cụ thể, các ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
Bảng 1.1: Các ngành nghề kinh doanh của công ty.
STT
Tên ngành
Mã ngành
1
Xây dựng nhà các loại
41
2
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác:
- Tư vấn, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, cầu cảng, đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm khu công nghiệp, khu đô thị.
- Xây lắp công trình điện đến 35 KV
- Xây dựng công trình điện, hệ thống điện công nghiệp chiếu sáng trong và ngoài trời.
- Khoan thăm dò địa chất công trình xây dựng.
42900
3
Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng
431
4
Sửa chữa thiết bị khác:
- Sửa chữa các phương tiện vận tải thủy, bộ
33190
5
Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan
46613
6
Bán buôn kim loại và quặng kim loại
4662
7
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
5510
8
Khách sạn
55101
9
Nhà khách nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày
55103
10
Dịch vụ ăn uống
56
11
Bán buôn chuyên doanh khác:
- Vật tư, thiết bị máy móc phục vụ ngành xây dựng, công nghiệp, thủy lợi, điện.
- Phương tiện vận tải thủy bộ.
466
12
Sản xuất các sản phẩm bằng kim loại chưa được phân vào đâu:
- Gia công, sản xuất, lắp đặt kết cấu phục vụ công trình xây dựng, công nghiệp, thủy lợi.
25999
13
Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước và lắp đặt xây dựng khác
432
14
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác chưa được phân vào đâu:
- Vật tư, thiết bị máy móc ngành công nghiệp tàu thủy
46599
15
Trồng hoa cây cảnh
01183
16
Trông cây lâu năm
01290
( Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần xây dựng SHINEC)
1.1.3. Cơ cấu tổ chức:
Mô hình 1.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty
( Nguồn: Phòng Tổ chức công ty cổ phần xây dựng SHINEC)
Hình thức quản lý dự án ở công ty vẫn là mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý nhưng trong một số trường hợp cụ thể, công ty sẽ lập ra Ban quản lý dự án. Các thành viên trong Ban quản lý dự án sẽ được chọn lựa từ ban lãnh đạo, các phòng ban và tập hợp lại để chịu trách nhiệm thực hiện công tác này. Thường thì Phòng kế hoạch đầu tư sẽ được công ty ủy quyền trách nhiệm quản lý đối với những dự án không quá phức tạp và quy mô không lớn.
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, có quyền quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ công ty quy định.
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hiện tại hội đồng quản trị của công ty có 4 thành viên là: Ông Phạm Hồng Điệp, Ông Nguyễn Như Hải Triều, Bà Trần Thị Tuyết, Ông Đỗ Quang Thắng.
- Giám đốc là ông Nguyễn Như Hải Triều, là người đại diện theo pháp luật của Công ty, là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền cũng như nhiệm vụ được giao như: quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị; Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng cổ đông; Tuyển dụng lao động…
- Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ban kiếm soát kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn thận trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Hiện nay Trưởng ban kiểm soát là ông Phạm Quốc Việt.
- Phòng tổ chức hành chính do bà Bùi Thị Dung làm trưởng phòng có một số chức năng chính sau đây: Xác định và xây dựng các tiêu chuẩn chức danh trong Công ty; Xây dựng nội quy, thể chế, chế độ công tác của các bộ phận; Xây dựng các định mức lao động, nghiên cứu chế độ tiền lương, tiền thưởng, tiền bồi dưỡng…
- Phòng kế toán do bà Nguyễn Thị Nhàn làm trưởng phòng có một số nhiệm vụ chính như: Quản lý tài sản, tiền vốn, hàng hóa, kinh phí và các quỹ, tổng kết thu – chi tài chính, báo cáo quyết toán, nắm bắt tình hình kinh doanh của Công ty. Từ đó phòng sẽ lập kế hoạch tài chính và cung cấp thông tin cho các bộ phận trong và ngoài Công ty, tham mưu cho Giám đốc thực hiện chức năng quản lý tài chính, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu về tài chính – kế toán.
- Phòng kế hoạch đầu tư do Ông Phí Trọng Chiến làm trưởng phòng có những chức năng như sau: thiết lập hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của khách hàng; Phối hợp với chỉ huy trưởng của công trình để giải quyết các vấn đề kỹ thuật có liên quan đến hợp đồng trong quá trình thi công; Nghiên cứu, tìm kiếm các nguồn vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh, thi công của công ty một cách ổn định, hiệu quả; Theo dõi, đánh giá và đưa ra các ý kiến, biện pháp để hoàn thiện và thực hiện đúng kế hoạch kinh doanh chung; Thu thập, sắp xếp và bảo quản cẩn thận tài sản, hồ sơ, tài liệu, thông tin nội bộ của Công ty…
- Phòng kỹ thuật của công ty sẽ chịu trách nhiệm một số vấn đề như: Thi công các công trình xây dựng; Phụ trách các vấn đề kỹ thuật – công nghệ cũng như thiết kế các công trình; Gia công, lắp đặt các sản phẩm khung nhà thép; Quản lý việc sử dụng máy móc, thiết bị thi công; Nghiệm thu các công trình xây dựng…Trưởng phòng kỹ thuật là Ông Phạm Quốc Việt.
- Phòng kinh doanh do ông Đỗ Quang Thắng làm trưởng phòng có một số chức năng chính như: Đảm bảo cung ứng vật tư, thiết bị và nhân công theo đúng tiến độ và chất lượng yêu cầu; Kiểm soát việc sử dụng vật tư trong quá trình thi công; Theo dõi việc tạm ứng, thanh quyết toán của công trình đồng thời kiểm soát chi phí trong quá trình thi công của các hợp đồng; Tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề liên quan đến thương lượng và ký kết hợp đồng với khách hàng.
1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:
Bảng 1.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
2007
35.853.434.818
--
35.853.434.818
33.849.219.993
2.004.214.825
1.419.276
31.138.824
123.996.122
584.824.523
1.265.674.632
189.460.943
30.567.009
158.893.934
1.424.568.566
398.879.198
1.025.689.368
2006
26.633.638.323
--
20.633.638.323
19.253.315.382
1.380.322.940
2.867.706
98.965.410
253.015.482
127.741.692
903.468.062
--
5.553.371
- 5.553.371
897.914.691
251.416.114
646.498.577
2005
11.911.267.131
172.412.000
11.738855.131
10.944.494.975
794.360.156
733.343
286.061.745
251.604.870
79.543.370
177.883.514
24.000.000
--
24.000.000
201.883.514
--
201.883.514
2004
16.974.261.139
--
16.974.261.139
16.409.263.319
564.997.820
6298
85.374.621
257.666.449
45.524.551
176.438.497
--
--
--
176.438.497
--
176.438.497
Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
15. Thuế TNDN phải nộp
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Qua bảng trên, ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng dần qua các năm. Tuy nhiên từ năm 2004 đến năm 2005, mức độ tăng lợi nhuận là rất chậm. Hai năm 2004 và 2005 không có khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vì tất cả khoản lợi nhuận trước thuế được đưa lên công ty mẹ rồi mới tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp chung của cả công ty Công nghiệp tàu thủy SHINEC. Bắt đầu từ năm 2006, công ty mới độc lập tính thuế thu nhập doanh nghiệp riêng của đơn vị mình. Và cũng bắt đầu từ năm này, lợi nhuận bắt đầu tăng rõ rệt thể hiện sự cố gắng nỗ lực của công ty trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
1.2. Hoạt động đầu tư của công ty cổ phần xây dựng SHINEC:
► Tình hình đầu tư phát triển của công ty:
Do tính chất đặc điểm của ngành nghề mà công ty cổ phần xây dựng SHINEC luôn quan tâm đến máy móc trang thiết bị phục vụ cho việc thi công công trình. Công ty đã cố gắng đầu tư tối đa vào mua sắm những máy móc thiết bị phù hợp để đảm bảo hoàn thành tốt được những yêu cầu của bạn hàng trong lĩnh vực xây dựng cũng như các lĩnh vực thuộc ngành nghề của doanh nghiệp.
Bảng 1.3: Tình hình đầu tư vào tài sản cố định gia tăng qua các năm
Tài sản
Năm
2004
2005
2006
2007
Nhà cửa, đất đai vật kiến trúc
10.457.254
10.909.091
10.909.091
8.181.821
Máy móc thiết bị sản xuất
97.786.547
100.301.584
104.761.904
212.375.673
Phương tiện vận tải truyền dẫn
169.435.879
244.782.834
257.625.756
300.875.959
Thiết bị văn phòng
68.798.267
45.674.986
17.962.000
63.095.770
Tổng
346.477.947
401.668.495
391.258.751
584.529.223
(Nguồn: phòng kế toán của công ty)
Qua bảng trên ta thấy đầu tư vào tài sản là một trong những vấn đề được đội ngũ lãnh đạo công ty quan tâm hàng đầu. Cụ thể tình hình đầu tư vào tài sản cố định không ngừng được tăng lên ở cả nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị văn phòng.
Không chỉ có máy móc trang thiết bị mà nguồn nhân lực cũng được công ty hết sức quan tâm. Nhận thức rõ được tầm quan trọng đó, công ty đã không ngừng đầu tư gia tăng lao động cả về mặt số lượng và chất lượng. Công ty đã cố gắng tuyển dụng ngày một nhiều hơn đội ngũ có trình độ tay nghề và ý thức nghề nghiệp cao. Hàng năm công ty có gửi một số cán bộ và công nhân đi học tại các lớp đào tạo chuyên sâu để củng cố thêm kiến thức nghề nghiệp cũng như phát huy sáng tạo giúp sức cho công ty ngày một vững mạnh đi lên. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo công ty cũng hết sức quan tâm đến các vấn đề về an toàn lao động, bảo hiểm xã hội cũng như chế độ lương thưởng… của công nhân.
► Vốn và nguồn vốn của công ty:
Nguồn vốn của công ty được huy động từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: vốn góp ban đầu của các cổ đông; trích phần thu nhập giữ lại; vốn vay từ các tổ chức tín dụng như ngân hàng và một số tổ chức tài chính khác; phát hành chứng khoán ra công chúng, chào bán cổ phần. Công ty được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 10,000,000 Việt Nam đồng (10 tỷ Việt Nam đồng).
Nói chung là nguồn vốn của công ty được hình thành từ nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài. Trong đó nguồn vốn bên trong hay chính là nguồn vốn được huy động trong nội bộ công ty có ưu điểm đảm bảo sự độc lập, tự chủ trong việc sử dụng. Đồng thời nguồn vốn nội bộ sẽ giúp công ty hạn chế việc phụ thuộc vào chủ nợ, làm giảm bớt rủi ro về tín dụng. Đây cũng là nguồn tài trợ chủ yếu cho các hoạt động của công ty. Để mở rộng quy mô đầu tư, công ty cũng cố gắng huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó việc vay ngân hàng là phổ biến để tạo tiềm lực về vốn, đảm bảo cho việc đầu tư được thực hiện một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, công ty cũng thực hiện việc chào bán cổ phần ra thị trường. Theo điều lệ của công ty, Hội đồng quản trị sẽ quyết định thời điểm, phương thức và giá chào bán cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán. Giá chào bán cổ phần không được thấp hơn giá trị thị trường tại thời điểm gần nhất, trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định cụ thể trong điều lệ. Sau khi cổ phần được chào bán, công ty phải phát hành và trao cổ phiếu cho người mua. Công ty có thể bán cổ phần mà không trao cổ phiếu.
Đại hội đồng cổ đông chịu trách nhiệm về các quyết định trích lập các loại quỹ từ lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế này được phân phối cho nhiều loại quỹ khác nhau trong công ty. Cụ thể tình hình trích lập cho các quỹ năm 2007 của công ty như sau:
Bảng 1.4: Bảng trích lập các quỹ năm 2007 của công ty
Trích lập các quỹ
Tỷ lệ trích lập
Giá trị cụ thể tương ứng
Quỹ dự trữ bắt buộc
10%
102.571.080 đồng
Quỹ đầu tư phát triển
7%
71.597.075 đồng
Quỹ khen thưởng phúc lợi
6%
61.542.648 đồng
Chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị
4%
40.000.000 đồng
Chi phí hoạt động của Ban kiểm soát
2%
20.000.000 đồng
Chi phí hoạt động của Ban giám đốc
3%
30.000.000 đồng
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty)
Qua bảng trên ta có thể thấy được sự ưu tiên cũng như sự quan tâm của công ty đối với quỹ đầu tư phát triển, từ đó chú ý tới việc sử dụng một cách hợp lý nguồn vốn cho quỹ đó, nhằm mục đích đầu tư sao cho hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí hay thất thoát.
► Công tác lập dự án của công ty:
Công tác lập dự án luôn được công ty chú ý triển khai thực hiện thật tốt. Đối với một số dự án nhỏ mang tính chất đơn giản thì phòng kế hoạch sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng và lập dự án. Tuy nhiên dự án cũng có sự tham gia của tất cả lãnh đạo các phòng và Ban lãnh đạo của công ty. Còn đối với những dự án mang tính chất phức tạp, công ty thường lựa chọn một công ty tư vấn có uy tín để tiến hành thuê lập dự án cho mình. Đối tác mà công ty thường lựa chọn trong việc lập một số dự án quan trọng là Công ty cổ phần tư vấn Đầu tư xây dựng và Thương mại SIC; công ty tư vấn Đại học xây dựng Hà Nội. Việc soạn thảo dự án luôn là một công việc quan trọng và được thực hiện chủ yếu qua các bước như:
- Bước 1: Xác lập chủ nhiệm dự án.
- Bước 2: Lập nhóm soạn thảo dự án.
- Bước 3: Chuẩn bị các đề cương.
- Bước 4: Triển khai việc soạn thảo dự án.
Ban lãnh đạo công ty luôn cố gắng chú trọng và thực hiện tốt công tác lập dự án dù ở phương diện trực tiếp lập hay đi thuê cơ quan tư vấn riêng.
► Công tác thẩm định dự án đầu tư:
Công ty chưa có một tổ chức thẩm định mang tính chuyên sâu. Khi một dự án được lập ra thường thì Phòng kế hoạch sẽ phối hợp với một số phòng ban khác để kiểm tra lại dự án một cách chi tiết. Sau đó sẽ đưa cho Ban lãnh đạo cũng như Hội đồng quản trị của công ty xem xét thật kĩ lưỡng trước khi đề ra những quyết định quan trọng. Thường thì các dự án sau khi đã được xem xét chi tiết sẽ trình lên Sở Xây dựng thành phố Hải Phòng để tiến hành tổ chức thẩm định lại một cách hoàn chỉnh.
Công việc