Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình

Nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là xu thế tất yếu, là đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh là một nhu cầu tất yếu khách quan của mọi hình thái kinh tế xã hội. Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có một lượng vốn nhất định. Song, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng một cách hiệu quả lượng vốn mà mình có. Mặt khác, vốn kinh doanh là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường - đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, doanh nghiệp phải tính đến việc sử dụng vốn hiệu quả như thế nào? Hiện nay, tuy phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần nhưng 51% vốn của doanh nghiệp vẫn do Nhà nước cấp và nắm giữ. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Nếu tiếp tục hoạt động như trước kia thì vốn sẽ thành lực cản rất lớn đối với sự phát triển của chính doanh nghiệp. Chính vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một vấn đề bức xúc đối với toàn bộ nền kinh tế. Việt Nam là một nước nông nghiệp nhiệt đới nên ngành lương thực đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của đất nước. Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình tuy chỉ là một bộ phận của Tổng công ty lương thực miền Bắc nhưng lại chịu trách nhiệm quản lý, điều khiển 7 đơn vị trực thuộc trong toàn bộ tỉnh Hà Tây và Hoà Bình nên cần phải có những biến đổi sâu sắc về quản lý sản xuất, quản lý tài chính và đặc biệt là phải tính đến hiệu quả sử dụng vốn để thu được nhiều lợi nhuận cho công ty nói riêng và toàn ngành lương thực nói chung. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình đã giúp em hiểu biết thêm và nhận thức được tầm quan trọng của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng, hoạt động Thương mại nói chung và cụ thể là tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình. Qua đó em đã quyết định lựa chọn đề tài tốt nghiệp của mình là: "Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình" Kết cấu của báo cáo chuyên đề tốt nghiệp, ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm 3 phần chính: - Chương I: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp thoơng mại. - Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình. - Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình.

doc93 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2043 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC Lời nói đầu 1 Chương I: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp thương mại 3 1.1. Vốn 3 1.1.1. Khái niệm về vốn 3 1.1.2. Phân loại vốn 7 1.1.2.1. Đứng trên giác độ pháp luật 7 a) Vốn pháp định 7 b) Vốn điều lệ 8 c) Vốn có quyền biểu quyết 8 1.1.2.2. Đứng trên giác độ chu chuyển vốn kinh doanh 8 a) Vốn lưu động 8 b) Vốn cố định 10 1.1.2.3 Đứng trên giác độ hình thành vốn 13 a) Vốn đầu tư ban đầu 13 b) Vốn bổ sung 14 c) Vốn liên doanh 14 d) Vốn đi vay 14 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp thương mại 14 1.2.1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp thương mại 14 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thương mại 16 1.2.2.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp thương mại 16 1.2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định ở doanh nghiệp thương mại 22 1.2.2.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại 23 Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 26 2.1. Khái quát về công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 26 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 26 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 27 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 27 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban trong Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 29 a) Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 29 b) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban trong Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 31 2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 34 2.1.3.1. Tính chất hàng hoá kinh doanh 34 a) Cơ chế và chủ thể cung ứng hàng hoá thay đổi 34 b) Tính chất nguồn hàng hoá thay đổi 35 c) Tính chất mùa vụ của hàng hoá 35 d) Tác động của quy luật thị trường đến hàng hoá 36 2.1.3.2. Phương thức hoạt động 36 a) Về tổ chức thu mua lương thực 36 b) Về chỉ đạo giá cả 37 c) Về xuất khẩu lương thực 37 d) Về tiêu thụ nội địa 38 e) Về dự trữ lưu thông và sử dụng quỹ bình ổn giá 38 2.1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh 39 a) Thuận lợi 39 * Về mặt khách quan 39 * Về mặt chủ quan 40 b) Khó khăn 41 2.1.3.4. Đặc điểm về thị trường 42 2.1.3.5. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh 43 2.1.3.6. Đặc điểm về nguồn hàng cung ứng 44 2.1.3.7. Đặc điểm về khách hàng 44 2.1.3.8. Đặc điểm về vốn và nguồn vốn 45 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 46 2.2.1. Thực trạng về sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 46 2.2.2. Thực trạng về nhân lực - đội ngũ lao động 47 2.2.3. Thực trạng về tiêu thụ sản phẩm 49 2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 51 2.3.1. Cơ chế quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 51 2.3.2. Phân tích tình hình tài chính 53 2.3.3. Phân tích cơ cấu tài sản của công ty 57 2.3.4. Phân tích nguồn vốn kinh doanh và cơ cấu vốn 58 2.3.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 61 2.3.5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn 61 2.3.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 61 a) Tình hình sử dụng vốn cố định 62 b) Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định 63 c) Hiệu quả sử dụng vốn cố định 63 2.3.5.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 66 a) Cơ cấu vốn lưu động 66 b) Tình hình bảo toàn và phát triển vốn lưu động 71 c) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 72 2.4. Đánh giá chung về tình hình và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 75 2.4.1. Những thành công 75 2.4.2. Những hạn chế 76 Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 77 3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 77 3.1.1. Kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định 77 3.1.2. Xử lý tài sản chờ thanh lý nhằm giảm tình trạng ứ đọng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định 78 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 79 3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý trong kinh doanh 79 3.2.2. Tăng cường công tác quản lý công nợ 80 3.2.3. Hoàn thiện công tác tồn kho dự trữ nhằm làm tăng vòng quay vốn lưu động 81 3.2.4. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để có chi phí vốn thấp nhất 82 3.3. Một số giải pháp khác 82 3.3.1. Xác định cơ cấu nguồn vốn hợp lý theo sự phát triển của quy mô kinh doanh 82 3.3.2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho người lao động 83 3.3.3. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, cải thiện tình hình thanh toán trong công ty 84 3.3.4. Tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài 85 Kết luận 87 Danh mục tài liệu tham khảo 88 DANH MỤC CÁC BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 29 Biểu 1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007) 46 Biểu 2: Cơ cấu lao động toàn công ty (2005 - 2007) 47 Biểu 3: Tình hình thu nhập của nhân viên toàn công ty (2005 - 2007) 48 Biểu 4: Lượng tiêu thụ gạo trên thị trường nội địa của các đơn vị trực thuộc (2005 - 2007) 49 Biểu 5: Tình hình tài chính của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007) 53 Biểu 6: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007) 56 Biểu 7: Cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007) 58 Biểu 8: Tình hình vốn lưu động và vốn cố định bình quân của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007) 59 Biểu 9: Cơ cấu vốn kinh doanh (2005 - 2007) 60 Biểu 10: Hiệu quả sử dụng tổng vốn 61 Biểu 11: Tình hình tăng giảm vốn cố định của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (năm 2007) 62 Biểu 12: Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007) 63 Biểu 13: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007) 64 Biểu 14: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007) 66 Biểu 15: Tình hình vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007) 68 Biểu 16: Tình hình bảo toàn và phát triển vốn lưu động (2005 - 2007) 71 Biểu 17: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong 3 năm 2005 - 2007 72 LỜI NÓI ĐẦU Nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là xu thế tất yếu, là đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh là một nhu cầu tất yếu khách quan của mọi hình thái kinh tế xã hội. Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có một lượng vốn nhất định. Song, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng một cách hiệu quả lượng vốn mà mình có. Mặt khác, vốn kinh doanh là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường - đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, doanh nghiệp phải tính đến việc sử dụng vốn hiệu quả như thế nào? Hiện nay, tuy phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần nhưng 51% vốn của doanh nghiệp vẫn do Nhà nước cấp và nắm giữ. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Nếu tiếp tục hoạt động như trước kia thì vốn sẽ thành lực cản rất lớn đối với sự phát triển của chính doanh nghiệp. Chính vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một vấn đề bức xúc đối với toàn bộ nền kinh tế. Việt Nam là một nước nông nghiệp nhiệt đới nên ngành lương thực đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của đất nước. Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình tuy chỉ là một bộ phận của Tổng công ty lương thực miền Bắc nhưng lại chịu trách nhiệm quản lý, điều khiển 7 đơn vị trực thuộc trong toàn bộ tỉnh Hà Tây và Hoà Bình nên cần phải có những biến đổi sâu sắc về quản lý sản xuất, quản lý tài chính và đặc biệt là phải tính đến hiệu quả sử dụng vốn để thu được nhiều lợi nhuận cho công ty nói riêng và toàn ngành lương thực nói chung. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình đã giúp em hiểu biết thêm và nhận thức được tầm quan trọng của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng, hoạt động Thương mại nói chung và cụ thể là tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình. Qua đó em đã quyết định lựa chọn đề tài tốt nghiệp của mình là: "Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình" Kết cấu của báo cáo chuyên đề tốt nghiệp, ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm 3 phần chính: Chương I: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp thoơng mại. Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình. Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình. Do trình độ và thời gian thực tập có hạn nên chuyên đề tốt nghiệp của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được các thầy, cô giáo và các cán bộ nhân viên hiện đang làm việc tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình quan tâm, giúp đỡ, góp ý phê bình để bản báo cáo của em đạt kết quả tốt hơn. Qua đây em xin trân trọng cảm ơn tới Thạc sĩ Đinh Lê Hải Hà và Ban Giám đốc, Phòng hành chính, Phòng Tài chính - Kế toán Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1. VỐN. 1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ VỐN. Trong các doanh nghiệp thương mại, vốn kinh doanh có vai trò quan trọng quyết định việc ra đời, hoạt động, phát triển và giải thể doanh nghiệp. Có nhiều quan niệm khác nhau về vốn, mỗi quan điểm nhìn nhận vốn dưới một góc độ nhất định, tuỳ vào từng giai đoạn phát triển, điều kiện kinh tế cụ thể. Theo Mác, dưới góc độ các yếu tố sản xuất: Vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là đầu vào của quá trình sản xuất. Ông cho rằng chỉ có quá trình sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư và bó hẹp vốn trong khu vực sản xuất vật chất mà chưa quan tâm đến mặt giá trị của nó. Tuy nhiên Mác đã thể hiện đầy đủ bản chất và vai trò của vốn. Một số nhà tài chính lại cho rằng: Vốn là tổng số tiền do những người có cổ phần trong công ty đóng góp và họ nhận được phần thu nhập thông qua lợi nhuận mà các chứng khoán của công ty đem lại. Khái niệm này chưa nói lên được bản chất, nội dung và quá trình vận động của vốn trong doanh nghiệp. Theo David Begg trong cuốn "Kinh tế học": Vốn bao gồm vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất ra để sản xuất các hàng hoá khác. Vốn tài chính là tiền mặt và các giấy tờ có giá trị có khả năng chu chuyển nhanh của doanh nghiệp. Với khái niệm này, chúng ta thấy được nguồn hình thành và trạng thái biểu hiện của vốn nhưng chưa thể hiện rõ mục đích về sử dụng và đặc điểm của vốn. Trong giai đoạn hiện nay, một khái niệm được nhiều người đồng tình và thể hiện một cách đầy đủ nhất bản chất, vai trò, trạng thái hoạt động và quá trình vận động của vốn là khái niệm: Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản và các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: - Nhà cửa xây dựng cho các phân xưởng sản xuất, quản lý. - Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải. - Tài sản hiện vật như nhà kho, cửa hàng, hàng hoá dự trữ. - Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng và đá quý. - Bản quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản vô hình khác. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại có các đặc trưng chủ yếu sau: Một là: Vốn kinh doanh phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định. Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định, hay vốn là sự biểu hiện bằng tiền cho giá trị của những tài sản hữu hình và vô hình như: nhà xưởng, đất đai, bằng phát minh sáng chế, ... Với tư cách là vốn, các tài sản này tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó không bị tiêu mất đi mà được thu hồi giá trị. Hai là: Vốn phải được vận động nhằm mục đích sinh lời. Sự vận động của vốn dược khái quát theo sơ đồ: TLSX T H ..... SX ..... H' T' (T' > T) SLĐ Quá trình vận động của vốn được chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Vốn hoạt động trong phạm vi lưu thông, lúc đầu vốn tiền tệ (T) tích luỹ được đem ra thị trường mua hàng hoá gồm tư liệu sản xuất (TLSX) và sức lao động (SLĐ) với tư cách là các yếu tố chuẩn bị cho giai đoạn sản xuất. Trong giai đoạn này vốn thay đổi từ hình thái vốn tiền tệ sang hình thái vốn sản xuất. - Giai đoạn 2: Vốn rời khỏi lĩnh vực lưu thông bước vào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Ở đây, các yếu tố của vốn sản xuất (TLSX) được kết hợp với sức lao động để sản xuất ra hàng hoá. Trong giai đoạn này, vốn sản xuất đã và đang chuyển hoá thành hình thái vốn hàng hoá. - Giai đoạn 3: Sau giai đoạn sản xuất, vốn trở lại hoạt động trên lĩnh vực lưu thông dưới hình thức vốn hàng hoá (H'). Khác với giai đoạn 1, trong giai đoạn này người chủ doanh nghiệp xuất hiện trên thị trường không phải thực hiện chức năng mua mà thực hiện chức năng bán số hàng hoá được sản xuất ra. Kết thúc giai đoạn này, hình thái vốn hàng hoá đã chuyển thành hình thái vốn tiền tệ ban đầu, nhưng với số lượng lớn hơn. Quá trình vận động liên tục của vốn từ hình thái này sang hình thái khác và trải qua 3 giai đoạn, thực hiện 3 chức năng để rồi trở lại hình thái ban đầu của vốn được gọi là sự tuần hoàn vốn. Sự tuần hoàn của vốn không chỉ diễn ra một lần mà lặp đi lặp lại, nó cho ta thấy nguyên lý đầu tư, sử dụng và bảo toàn vốn. Vì vậy, khi một đồng tiền được cất trữ, ứ đọng, không luân chuyển; tài sản cố định không cần dùng; tài nguyên, sức lao động không được sử dụng; ... chỉ là những đồng vốn "chết". Hoặc vốn có vận động nhưng bị thất lạc, không trở lại hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn thì đồng vốn đó cũng không được đảm bảo, chu kỳ vận động tiếp theo của vốn bị ảnh hưởng. Ba là: Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng được. Muốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, vốn phải được tập trung thành một lượng đủ lớn để mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất và chủ động trong các phương án sản xuất kinh doanh. Bốn là: Vốn có giá trị về mặt thời gian. Một đồng hôm nay có giá trị hơn một đồng ngày mai vì ngoài yếu tố đầu tư sinh lời, giá trị của đồng tiền còn chịu ảnh hưởng của yếu tố cơ hội đầu tư, lạm phát, chính trị, ... Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, đặc trưng này không được quan tâm, xem xét kỹ lưỡng bởi Nhà nước giao vốn, giao kế hoạch sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu, bao tiêu toàn bộ sản phẩm, và như vậy đã tạo ra sự ổn định đồng tiền trong nền kinh tế một cách giả tạo. Trong cơ chế kinh tế thị trường, vấn đề sản xuất cho ai? sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? rồi vấn đề chi phí của các yếu tố sản xuất, chi phí cơ hội, ... đều thông qua thị trường, giá trị về mặt thời gian của vốn ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh cũng như giá trị của doanh nghiệp. Năm là: Vốn phải gắn với chủ sở hữu. Trong nền kinh tế thị trường, vốn phải gắn với chủ sở hữu nhất định, nghĩa là không thể có những đồng vốn vô chủ, ở đâu có đồng vốn vô chủ thì ở đó sẽ có sự chi tiêu lãng phí, kém hiệu quả. Ngược lại, chỉ xác định rõ chủ sở hữu thì đồng vốn mới được chi tiêu tiết kiệm, có hiệu quả. Ở đây cần phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn. Tuỳ theo hình thức đầu tư mà người sở hữu và người sử dụng vốn có thể đồng nhất hay tách rời. Song dù trường hợp nào đi nữa, người sở hữu vốn vẫn được ưu tiên đảm bảo quyền lợi và phải được tôn trọng quyền sở hữu vốn của mình. Có thể nói đây là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong việc huy động, quản lý và sử dụng vốn, nó cho phép huy động được vốn nhàn rỗi trong dân cư vào sản xuất kinh doanh, đồng thời quản lý và sử dụng vốn hiệu quả. Sáu là: Trong doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động là khoản vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Ở một thời điểm nhất định, vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại thường thể hiện ở các hình thái khác nhau như hàng hoá dự trữ, vật tư nội bộ, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản phải trả... Cơ cấu của chúng phụ thuộc rất lớn vào phương thức thanh toán, phương thức mua bán hàng hoá và phương thức vay trả đối với tổ chức tín dụng... Vốn lưu động thường biến động nhanh. Nhu cầu về vốn lưu động thường tăng giảm thất thường, tình trạng căng thẳng thiếu vốn khi mua hàng nhiều, đặc biệt khi mua hàng thời vụ, sau đó lại có vốn khi bán hàng. Để điều hoà vốn, các doanh nghiệp thương mại thường phải quan hệ với ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng - tài chính để vay mượn, thanh toán và gửi tiền. Bảy là: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Vốn cố định chuyển đồi thành tiền chậm hơn vốn lưu động, nhưng tài sản cố định lại thường là tài sản có giá trị lớn, là bộ mặt của doanh nghiệp thương mại nên có giá trị thế chấp đối với ngân hàng thương mại khi vay vốn. Vốn cố định ở doanh nghiệp thương mại thường mới chiếm tỷ trọng từ 1/4 đến 1/3 vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2. PHÂN LOẠI VỐN. 1.1.2.1. Đứng trên giác độ pháp luật, vốn ở doanh nghiệp thương mại được quy định thành: Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Tuỳ theo từng ngành, nghề, từng loại hình sở hữu doanh nghiệp và từng thời kỳ, Nhà nước có quy định mức vốn pháp định hoặc doanh nghiệp phải đăng ký mức vốn cần phải có khi thành lập doanh nghiệp. Vốn điều lệ: là số vốn do tất cả các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệ công ty. Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong điều lệ công ty do các thành viên góp để tạo thành vốn của công ty. Vốn có quyền biểu quyết: là phần vốn góp, theo đó, người sở hữu có quyền biếu quyết về những vấn đề được hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng cổ đông quyết định... 1.1.2.2. Đứng trên giác độ chu chuyển vốn kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh thương mại, vốn kinh doanh vận động khác nhau. Đứng trên giác độ chu chuyển vốn kinh doanh, người ta chia vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại thành hai loại: Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu động. Tài sản lưu động là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng để xếp vào tài sản cố định. Tài sản lưu động của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất bao gồm: nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang trong quá trình dự trữ, sản xuất hoặc chế biến còn tài sản lưu động lưu thông bao gồm các sản phẩm là thành phẩm đang chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán... Trong quá trình kinh doanh các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành bình thường. Vốn lưu động dùng trong kinh doanh thương mại tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có thể trở lại hình thái ban đầu (tiền) sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hoá. Vốn lưu động có các đặc điểm sau: - Có nhiều cách phân loại vốn lưu động: phân loại theo vai trò của vốn lưu động, phân loại theo hình thái biểu diễn, phân loại theo quan hệ sở h