Chuyên đề Thực trạng vấn đề buôn bán trẻ em và Công tác phòng chống buôn bán trẻ em ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, nhất là từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tình hình tội phạm buôn bán người xảy ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Một bộ phận trẻ em bị buôn bán ở trong nước, chủ yếu từ các vùng nông thôn, miền núi ra thành phố, thị xã để làm gái mại dâm; phần lớn số còn lại bị buôn bán ra nước ngoài với nhiều hình thức và mục đích khác nhau. Tệ nạn buôn bán trẻ em đã trở thành vấn đề nóng bỏng, nhức nhối ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt của xã hội, phong tục tập quán, đạo đức xã hội, pháp luật của nhà nước, cướp đi hạnh phúc của nhiều gia đình, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, tiềm ẩn những nhân tố xấu về an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Ở hành tinh xanh này, không ít trong chúng ta bắt gặp những cảnh tượng hết sức đau lòng; bố mẹ mất con; con cái không được sự chăm sóc của cha mẹ, anh mất em Các em nhỏ, chỉ ở độ tuổi ê a, vậy mà đã trở thành hàng hóa để trao đổi mua bán, số lượng không nhỏ các em phải vật lội với cuộc sống hàng ngày vì không có người thân, không ít cảnh các em nhỏ phải đi xin từng đồng tiền lẻ của những người đi đường. Những tia nắng cuộc đời đã chiếu lên làn da non nớt của chúng, sạm đen và dày hơn. Tự hỏi, trong cuộc sống còn bao nhiêu đứa trẻ như thế nữa, tại sao chúng lại phải gánh trên vai số phận nghiệt ngã như vậy! Trong khi những đứa trẻ đồng trang lứa thì đang sống trong bầu không khí đầy ắp tình thương của biết bao người, còn các em đan lưu lạc ở những phương trời xa lạ, với bao tủi nhục cay đắng bởi những con người không có trái tim Chính vì những lý do trên mà em đã chọn đề tài “ Thực trạng vấn đề buôn bán trẻ em và Công tác phòng chống buôn bán trẻ em ở nước ta” làm đề tài cho bài chuyên đề “Trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt" của mình. Nghiên cứu vấn đề này em xin đưa ra thực trạng vấn đề, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục tình trạng trên. Do khuôn khổ thời gian có hạn và là lần đầu tiên tiếp cận đề tài nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự góp ý từ phía giáo viên hướng dẫn và các thầy cô bộ môn

doc32 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5034 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng vấn đề buôn bán trẻ em và Công tác phòng chống buôn bán trẻ em ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nhất là từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tình hình tội phạm buôn bán người xảy ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Một bộ phận trẻ em bị buôn bán ở trong nước, chủ yếu từ các vùng nông thôn, miền núi ra thành phố, thị xã để làm gái mại dâm; phần lớn số còn lại bị buôn bán ra nước ngoài với nhiều hình thức và mục đích khác nhau. Tệ nạn buôn bán trẻ em đã trở thành vấn đề nóng bỏng, nhức nhối ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt của xã hội, phong tục tập quán, đạo đức xã hội, pháp luật của nhà nước, cướp đi hạnh phúc của nhiều gia đình, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, tiềm ẩn những nhân tố xấu về an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Ở hành tinh xanh này, không ít trong chúng ta bắt gặp những cảnh tượng hết sức đau lòng; bố mẹ mất con; con cái không được sự chăm sóc của cha mẹ, anh mất em… Các em nhỏ, chỉ ở độ tuổi ê a, vậy mà đã trở thành hàng hóa để trao đổi mua bán, số lượng không nhỏ các em phải vật lội với cuộc sống hàng ngày vì không có người thân, không ít cảnh các em nhỏ phải đi xin từng đồng tiền lẻ của những người đi đường. Những tia nắng cuộc đời đã chiếu lên làn da non nớt của chúng, sạm đen và dày hơn. Tự hỏi, trong cuộc sống còn bao nhiêu đứa trẻ như thế nữa, tại sao chúng lại phải gánh trên vai số phận nghiệt ngã như vậy! Trong khi những đứa trẻ đồng trang lứa thì đang sống trong bầu không khí đầy ắp tình thương của biết bao người, còn các em đan lưu lạc ở những phương trời xa lạ, với bao tủi nhục cay đắng bởi những con người không có trái tim Chính vì những lý do trên mà em đã chọn đề tài “ Thực trạng vấn đề buôn bán trẻ em và Công tác phòng chống buôn bán trẻ em ở nước ta” làm đề tài cho bài chuyên đề “Trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt" của mình. Nghiên cứu vấn đề này em xin đưa ra thực trạng vấn đề, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục tình trạng trên. Do khuôn khổ thời gian có hạn và là lần đầu tiên tiếp cận đề tài nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự góp ý từ phía giáo viên hướng dẫn và các thầy cô bộ môn. Em xin chân thành cảm ơn! I. CỞ SỞ LÝ LUẬN 1.Những khái niệm chính 1.1. Khái niệm trẻ em Theo công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định: Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi trừ khi luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niêm sớm hơn. Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam: Điều 1 quy định: Trẻ em được hiểu là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi 1.2 Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng. Từ định nghĩa này, Điều 40 đã quy định: "Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật". Nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: - Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định; trẻ em cùng với gia đình đi lang thang. - Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (Ông, bà nội ngoại; bố mẹ nuôi hợp pháp, anh chị) để nương tựa.Trẻ em mồ côi còn được hiểu bao gồm cả trẻ em dưới 16 tuổi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàn tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại), không có nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa. - Trẻ em khuyết tật là trẻ em bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho sinh hoạt, học tập và lao động gặp nhiều khó khăn. - Trẻ em lao động. - Trẻ em phạm pháp. - Trẻ nghiện ma túy. - Trẻ em nghèo 1.3Khái niệm buôn bán người và buôn bán trẻ em Buôn bán người là các hành vi bao gồm: tuyển dụng, vận chuyển, che giấu hoặc tiếp nhận người bằng cách sử dụng bạo lực hay bằng các hình thức khác như ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, bằng cách sử dụng quyền lực hay lạm dụng hoàn ảnh dễ bị tổn thương bằng cách đưa hoặc nhận các khoản tiền hay lợi ích để đạt được sự đồng ý một người có quyền kiểm soát người khác nhằm mục đích bóc lột.( Theo công ước của Liên Hợp Quốc) Buôn bán trẻ em: Hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa chính thức thế nào là “ buôn bán phụ nữ và tre em”. Tuy nhiên , từ những thông tin tìm hiểu về vấn đề này em xin đưa ra cách hiểu của mình về buôn bán trẻ em. Buôn bán trẻ em là hành vi mua và bán vì mục đích tư lợi , hay là việc chuyển giao phụ nữ, trẻ em từ một người khác nhằm mục đích vụ lợi đổi lấy tiền hay lợi ích vật chất khác 2. Luật pháp quốc tế và Việt Nam đề cập tới vấn đề phòng chống buôn bán người (trẻ em bị buôn bán): 2.1 Luật pháp quốc tế - Nghị định thư của Liên hiệp quốc về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua, có hiệu lực từ ngày 25/12/2003 thì trẻ em là người dưới 18 tuổi. -  Công ước quốc tế: (Điều 11) 1. Các quốc gia thành viên phải tiến hành những biện pháp chống việc mang trẻ em ra nước ngoài bất hợp pháp và không đưa trở về. 2. Để đạt được mục đích này, các quốc gia thành viên phải thúc đẩy việc kí kết những hiệp định song phương hoặc đa phương hay tham gia các hiệp định hiện có. - Tối 15/9/2010, tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc, Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ, đã ký "Biên bản Hội nghị" và "Hiệp định về phòng, chống buôn bán người". 2.2 Ở Việt Nam Sự cần thiết xây dựng Luật Phòng, chống mua bán người : Trong những năm gần đây, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, phát triển kinh tế thị trường đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, làm chuyển biến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, việc mở rộng giao lưu giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng đã làm nảy sinh những vấn đề mới trong đó có việc buôn bán người, đăc biệt là buôn bán trẻ em.  Việt Nam được xác định là một trong những địa bàn trọng điểm về mua bán người. Giới tội phạm lợi dụng mọi hoàn cảnh để đưa người đi di cư trái phép, môi giới làm con nuôi, xuất khẩu lao động... Thủ đoạn hoạt động của bọn chúng là lợi dụng số trẻ em ở nông thôn nghèo có trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thất nghiệp, thiếu việc làm bằng... những lời đường mật, như hứa tìm việc làm thich hợp nhẹ nhàng ở thành phố, khu đô thị với mức lương ổn định sau đó tìm mọi cách để bán cho chủ lao động Những năm qua, đặc biệt gần đây, Nhà nước ta đã ban hành, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhiều văn bản pháp luật về phòng chống nạn mua bán người, tạo nên một khung pháp lý tương đối toàn diện như Hiến pháp, Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, Bộ luật Lao động, Luật Bình đẳng Giới, Luật Hình sự, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm, các nghị quyết, chỉ thị, nghị định, quyết định của Chính phủ và các bộ ngành chức năng. Tuy nhiên vẫn còn thiếu một văn bản mang tính pháp lý mạnh mẽ, do vậy Luật Phòng, chống mua bán người nếu được ban hành là một cam kết pháp lý mạnh mẽ, vững chắc của Nhà nước ta đối với cuộc chiến mua bán người đang diễn ra rất tinh vi, phức tạp hiện nay. a. Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người gồm 7 chương 53 điều: Chương II gồm 10 điều,từ Điều 8 đến Điều 17 với đầy đủ các nội dung cần thiết nhằm ngăn ngừa nạn mua bán người như : Thông tin, giáo dục, truyền thông - Tư vấn - Quản lý về an ninh, trật tự - Quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ - Lồng ghép nội dung phòng chống mua bán người vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội - Phát hiện và tố giác tội phạm - Phát hiện tội phạm về mua bán người thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra - Phát hiện, ngăn chặn tội phạm về mua bán người thông qua hoạt động nghiệp vụ phòng, chống tội phạm – Giải quyết tin báo, tố giác tội phạm về mua bán người hoặc kiến nghị khởi tố vụ án về mua bán người – Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án về mua bán người b. Các quyết định pháp luật mạng tính chất phòng ngừa: *Hiến pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Điều 63: Quy định quyền bình đẳng nam - nữ, nghiêm cấm hành vi buôn bán phụ nữ và trẻ em - Điều 65: Quy định quyền được chăm sóc và bảo vệ của trẻ em - Điều 71: Quy định quyền bất khả xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. * Luật: - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2002 có nhiều chế định liên quan đến phòng ngừa các điều kiện, nguyên nhân liên quan đến buôn bán trẻ em. Đó là các chế định về kết hôn, nhận nuôi con nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng con cái và cấp dưỡng nuôi con nuôi khi cha mẹ ly hôn. Cụ thể: + Điều 67: Nghiêm cấm việc lợi dụng nuôi con nuôi + Điều 77: Quy định chặt chẽ thủ tục cho và nhận con nuôi nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thấy nghi ngờ mục đích, động cơ có thể không cho phép nhân nuôi con nuôi. - Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em(2004) nhấn mạnh đến việc bảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ bị lạm dụng tình dục, sức lao động, bắt cóc, mua bán. * Các chế tài hình sự, dân sự, hành chính - Hình sự: Luật hình sự ban hành năm 1999 có 2 điều luật áp dụng đối với hành vi mua bán phụ nữ và mua bán trẻ em + Điều 199: Tội mua bán phu nữ. . Hình phạt chính: Xử phạt giam giữ tối thiểu là 2 năm và tối đa là trung thân. . Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 5.000.000đ – 50.000.000đ hoặc phạt quản chế từ 1 năm – 5 năm + Điều 120: Tội mua bán, đánh tráo và chiếm đoạn trẻ em. . Hình phạt chính: giam giữ tối thiểu là 3 năm đến trung thân. . Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm các chức vụ, cấm hành nghề. Bị quản chế từ 1- 5 năm. - Chế tài dân sự, hành chính: + Trong Luật dân sự không có quy định riêng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan đến buôn bán người. Nhưng theo nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại: Người nào xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự hoặc tài sản, quyền lợi của người khác thì phải bồi thường. Tuy vậy những người buông bán người sẽ bị áp dụng các chế tài này để bồi thường thiệt hại cho nạn nhân + Chế tài phạt hành chính quy định phạt cảnh cáo, phạt tiền, tước giấy phép hành nghề, tịch thu phương tiện, trục xuất đối với người nước ngoài. * Nhà nước ban hành các quy định về bồi thường, tái hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân bị buôn bán. - Quyết định về tiếp nhận và hồi hương cho nạn nhân bị buôn bán. Ban hành tại Quyết định 132/2007/QĐ-TT ngày 30/11/2007 về phê duyệt các đề án của chương trình. - Quy định về tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị buôn bán: + Quy định tất cả phụ nữ, trẻ em bị buôn bán về địa phương đều được hưởng các chế độ về hỗ trợ, giáo dục để ổn định cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng + Trợ giúp đối tượng trong việc làm giấy chứng minh thư nhân dân, nhập hộ khẩu, làm giấy khai sinh cho trẻ đi học và tùy từng đối tượng và khả năng hỗ trợ của địa phương được xem xét hỗ trợ đất đai canh tác và làm nhà ở. Tùy khả năng của địa phương mà tổ chức lớp dạy nghề, tạo việc làm cho đối tượng, hỗ trợ họ tiếp cận các nguồn vốn vay. Trợ cấp cho nạn nhân trở về kinh phí tái hòa nhập cộng đồng. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.Thực trạng buôn bán trẻ em ở Việt Nam Trẻ em nghèo là đối tượng chính mà bọn buôn người hướng tới Vấn đề buôn bán phụ nữ trẻ em (PNTE) tại VN nói riêng, trên toàn thế giới nói chung hiện là nỗi nhức nhối đau xót chung của cả nhân loại. Chế độ nô lệ dã man buôn bán PNTE của thời Trung Cổ xa xưa tưởng chừng chỉ còn trên phim ảnh, sách vở, như là những vết nhơ trong lịch sử loài người, nay lại  tái hiện, phá vỡ tất cả những giá trị luân lý, đạo đức truyền thống mà nhiều thế hệ con người trên khắp hành tinh này đã phải đấu tranh  bằng máu và nước mắt  để giành lấy và bảo vệ cho đến  hôm nay như là chân lý của loài người. Điều đau lòng nhất là Việt Nam hiện đang trở thành điểm nóng  của tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em. Vào tháng 6 năm 2005, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra báo cáo rằng Việt Nam là một trong những nước cần chú ý vì có tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam sang Trung Quốc, Hongkong, Macao, Malaysia, Đài Loan và Cộng Hoà Czech để làm công việc mại dâm. Cũng trong năm vừa qua, đã có rất nhiều hội nghị quốc tế được tổ chức ở Đài Loan cùng những cam kết của các quốc gia trong vùng sông Mêkông để tìm cách ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh (tp.HCM), là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là nơi tập trung đa dạng các hình thức buôn bán phụ nữ trẻ em, trong mấy năm qua đã tích cực triển khai chương trình hành động này và kết thúc giai đoạn I từ 2004-2006. Tuy nhiên, do phạm vi hoạt động của loại tội phạm này  không gói gọn trong thành phố Hồ Chí Minh, mà dính líu tổ chức xuyên quốc gia, cũng như tội phạm xuất phát và hầu hết nạn nhân có liên quan từ nhiều tỉnh, cho nên việc đánh giá thực trạng tình hình tội phạm  và nhận định công tác phòng chống tội phạm mua bán PNTE  phải trên phạm vi cả nước, trong đó có sự đóng góp của tp. HCM .Thông tin mới nhất mà tôi đã đọc được trên số báo Công An TP Hồ Chí Minh ra ngày chủ nhật 22-4-2007 sau khi tổng kết giai đoạn I chương trình hành động chống tội phạm buôn bán trẻ em 2004-2006; Trong 2 năm 2005-2006, cả nước phát hiện 568 vụ, 993 đối tượng phạm tội trẻ em. Trong số 1.518 nạn nhân, số trẻ em bị lừa bán ở lứa tuổi từ 10 đến 16 chiếm đa số, gồm 511 vụ với 882 đối tượng tham gia. So với năm 2005, số vụ buôn bán trẻ em của năm 2006 được phát hiện nhiều hơn 72%; số đối tượng tăng 89% và số người bị hại tăng 138%. Từ năm 1998 đến nay cả nước xác định được 33 tuyến, 139 địa bàn trọng điểm thường diễn ra hoạt động buôn bán trẻ em ra nước ngoài đưa vào diện quản lý 2.048 đối tượng với 654 đối tượng có liên quan, lập danh sách 5746 trẻ em bị bán ra nước ngoài; 7940 trẻ em vắng mặt lâu ngày tại địa phương nghi đã bị bán. Cho đến nay, theo thống kê, có  5746 trẻ em được đưa vào danh sách chính thức bị bán ra nước ngoài và 7940 trẻ em vắng mặt lâu ngày tại địa phương bị nghi là đã bị bán. Như vậy trên 13.000 mảnh đời trẻ em Việt Nam đã ghi nhận là nạn nhân của tội ác buôn bán trẻ em,  đã bị vùi chôn nghiệt ngã trong những địa ngục  trần gian mà những người có lương tri không bao giờ có thể tưởng tượng được. Và trong đó bao nhiêu người hiện còn đang sống với nỗi đọa đày xác thân bị vùi dập ngày đêm làm trò tiêu khiển và mang lại lợi nhuận cho những loại người không còn nhân tính; bao nhiêu người đang rên siết trong bệnh hoạn, cô đơn, trong nỗi niềm tuyệt vọng, và bao nhiêu người đã  chết dần mòn trong đớn đau tủi nhục…. Mặc dù phong trào phòng, chống tội phạm buôn bán trẻ em đã được thực hiện rộng khắp trên phạm vi toàn quốc, nhất là trẻ em ở các vùng có nguy cơ cao đã được nâng cao, song tình hình hoạt động của tội phạm buôn bán trẻ em vẫn diễn biến phức tạp. Tính chất và qui mô hoạt động phạm tội có chiều hướng gia tăng, có tổ chức chặt chẽ  và xuyên quốc gia…Bọn tội phạm thường lợi dụng triệt để số trẻ em ở các vùng nông thôn nghèo, có trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hứa tìm việc làm thích hợp, nhẹ nhàng ở thành phố, thị xã với mức lương ổn định, hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt … sau đó tìm mọi cách đưa qua biên giới  bán cho các chủ chứa hoặc các tổ chức tội phạm ở nước ngoài.” Một cách tổng quát, khi nói đến vấn đề buôn bán trẻ, ai cũng bức xúc nghĩ ngay đến những kẻ tội phạm đã làm những hành vi tội ác vô nhân, và mong muốn góp phần tìm những phương cách để tiêu diệt, để ngăn chặn nó, để chấm dứt những bi kịch đau thương trong đó không chỉ nhân phẩm con người bị chà đạp mà cả tính mạng con người cũng bị rẻ rúng, nhất là đối với trẻ em vô tội. Việc buôn bán trẻ em đã xảy ra từ cuối những năm 80, nhưng việc này chỉ xảy ra  lẻ tẻ ở một vài nơi mà thôi, mà nguyên nhân của nó bắt nguồn từ sự mở cửa kinh tế, buôn bán dọc theo biên giới Việt Nam và Trung Quốc. Tại các chợ biên giới do có rất nhiều người từ Việt Nam sang để làm cửu vạn, khuân hàng, chuyển hàng…và những “dịch vụ vui chơi, giải trí” đã hình thành . Đó chính là đầu đến của những việc buôn bán trẻ em từ Việt Nam sang Trung Quốc. Tệ nạn này càng ngày càng phát triển, nhất là vào những năm 90 trở đi cho đến bây giờ thì đã trở thành vấn đề rất lớn. Trẻ em Việt Nam bị đưa ra nước ngoài chủ yếu bằng đường bộ qua các tuyến biên giới. Tại khu vực biên giới Trung Quốc, bọn tội phạm chủ yếu “xuất khẩu” người làm gái mại dâm hay con nuôi. Còn tại biên giới giáp Campuchia, Lào, chúng đưa những em gái tuổi vị thành niên sang làm gái mại dâm, hoặc làm điểm trung chuyển để mang sang nước thứ ba. Đa số các vụ buôn người đều có “bàn tay” của các đường dây tội phạm xuyên quốc gia, mang lại cho chúng lợi nhuận khổng lồ.Đau lòng nhất là thực trạng trẻ em bị mua bán để phục vụ tình dục  bệnh hoạn được thể hiện qua một đoạn của cuốn phim tài liệu “Children For Sale” do Dateline NBC thực hiện, được trình chiếu. Phim cho thấy có nhiều trẻ em Việt Nam mới lên 5 tuổi bị bắt bán dâm tại làng Svay Pak ở Campuchia, rất thương tâm. Cơ quan International Justice Mission (IJM) do Bà Luật Sư Sharon Cohn, Phó Chủ Tịch cơ quan IJM. bao vây bất ngờ và đã cứu thoát 37 em. Có 8 thủ phạm đã bị truy tố và bị toà án Campuchia kết án từ 5 đến 20 năm tù. Các nạn nhân thường bị bóc lột tình dục, bóc lột sức lao động và phải đi ăn xin có tổ chức. Tại Việt Nam, vấn nạn này đang có chiều hướng gia tăng. Những phụ nữ trẻ chưa chồng, trình độ học vấn thấp và hầu như không có thông tin đều là những đối tượng có nguy cơ bị lừa gạt cao. Các nạn nhân thường bị lừa sang Trung Quốc, Campuchia, Đài Loan, Hong Kong, Malaysia và Thái Lan. Hành vi lừa gạt, câu móc của bọn tội phạm rất tinh vi. Ngoài thủ đoạn dụ dỗ bắt cóc, mua chuộc bọn lừa đảo còn “sáng tạo” ra những chiêu thức mới như qua hình thức du học, lao động xuất khẩu, du lịch. Điển hình như một trường hợp ở Hải Dương. Nạn nhân được một nhóm người đến giới thiệu, mời chào đi du học. Em gái này không những phải mất hơn 10 triệu đồng để lo lót “thủ tục” mà còn bị bán cho một nhóm người ở Trung Quốc. Đau lòng hơn khi một gia đình ở Nghệ An mất cả 3 đứa cháu gái. Mọi chuyện bắt đầu khi một nhóm người đến giới thiệu là đại diện của một công ty xuất khẩu lao động đi tuyển người, cả gia đình đã chạy vạy lo lót cho ba đứa cháu được đi “Tây” làm việc. Nhưng một năm trời trôi qua, gia đình không hề nhận được tin tức của những đứa trẻ này. Chẳng ai biết chúng ở đâu và cũng chẳng biết công ty nào đã đưa cháu mình đi nước ngoài. Lo lắng và ân hận, mọi người đều cứu cạnh khắp nơi, mong nhận được tin tức của con cháu mình Qua những thực trạng đã nêu  thì có thể kết luận, trong vấn đề buôn bán trẻ em tại Việt Nam hiện nay, mánh lới lường gạt của bọn buôn người rất đa dạng, nhưng chủ yếu gồm các hình thức: Dùng tiền bạc để lung lạc cha mẹ của nạn nhân. Môi giới hôn nhân, xuất khẩu lao động hay du lịch Giới thiệu việc làm có thu nhập cao.Lợi dụng tình cảm các cô gái rồi gạt đem bán.Cưỡng ép dưới nhiều hình thức: cho mượn nợ, hăm dọa… Bắt cóc: bằng thuốc gây mê rồi chuyển đi Nạn nhân của những đường dây “buôn người” này thường tập trung ở nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, các tỉnh giáp biên giới. Những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có việc làm, gặp cảnh “éo le” về tình cảm, thiếu hiểu biết xã hội, nhẹ dạ cả tin thường là đối tượng bị chúng dụ dỗ. Với những lời hứa hẹn đường mật. Cũng có những có gái trẻ, thích hưởng thụ, bị dụ dỗ đi du lịch, tham quan… và rơi vào cảnh ngộ bị bán. Đau đớn hơn, có những nạn nhân bị chính những người thân của mình lừa gạt đem đi bán… Và cả những trường hợp vì nhiều
Luận văn liên quan