Chuyên đề Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng - vào năm 1954. Thuế giá trị gia tăng theo tiếng Pháp gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajou tée (viết tắt là TVA) Tiếng Anh gọi là Value Added Tax (viết tắt là VAT) dịch ra tiếng Việt là thuế giá trị gia tăng.

ppt47 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2811 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thuế giá trị gia tăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* 01. Nguyễn Vĩnh An 02. Lê Thị Thu Băng 03. Đào Biên Cương 04. Nguyễn Thanh Danh 05. Đinh Thị Dung 06. Nguyễn Thị Ngọc Dung 07. Đào Thị Duyên 08. Trần Văn Đạo 09. Trần Xuân Đức 10. Lê Thị Giang 11. Vũ Thị Thúy Hà 12. Nguyễn Đức Hải 13. Bùi Thị Hiền 14. Nguyễn Thanh Lam CHUYÊN ĐỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG * Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng - vào năm 1954. Thuế giá trị gia tăng theo tiếng Pháp gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajou tée (viết tắt là TVA) Tiếng Anh gọi là Value Added Tax (viết tắt là VAT) dịch ra tiếng Việt là thuế giá trị gia tăng. Trên thế giới * Khai sinh từ nước Pháp, thuế giá trị gia tăng đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia Châu á trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế giá trị gia tăng. Các quốc gia khác cũng đang trong thời ký nghiên cứu loại thuế này. Tính đến nay đã có khoảng trên 130 quốc gia áp dụng thuế giá trị gia tăng. * THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CƠ SỞ PHÁP LÝ 2. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ 3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ * I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CƠ SỞ PHÁP LÝ 1.1. KHÁI NIỆM Tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khoá 9, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng và có hiệu lực thi hành kề từ ngày 01-01-1999. Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. * - Ðây là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng. - Chính vì vậy mà chúng ta còn gọi là thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước. Thuế gía trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ, và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ. 1.2. ĐẶC ĐIỂM: - Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT (vì vậy thuế GTGT là một loại thuế tiêu dùng, đối với cơ sở kinh doanh thì đây là loại thuế gián thu), là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá và dịch vụ, là khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp, hay nói cách khác giá cả hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng mua bao gồm cả thuế GTGT. * Tính gián thu của thuế GTGT biểu hiện: người mua hàng hoá, dịch vụ là người phải trả khoản thuế này thông qua giá mua của hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, người mua không trực tiếp nộp thuế GTGT vào NSNN mà trả thuế thông qua giá thanh toán hàng hoá và dịch vụ cho người bán, trong đó bao gồm cả khoản thuế GTGT mà người mua trả. Người bán thực hiện nộp khoản thuế GTGT phải nộp “đã được người mua trả” vào NSNN. * * Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào quy định như sau: 1.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ a) Có hoá đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT. - Hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn trên hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ. Đối với những hoá đơn này, cơ sở kinh doanh kê khai vào mục riêng trong bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ muavào. * - Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua trên hai mươi triệu đồng, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngânhàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đồng thời ghi rõ thời hạn thanh toán vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào. * - Trường hợp chưa có hứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng, cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ của giá trị hàng hoá không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. * VÍ DỤ: Tháng 1/2009, Công ty A mua một lô hàng của Công ty B đểp hục vụ sản xuất kinh doanh, tổng giá trị hợp đồng là 330 triệu đồng (bao gồm cả thuế GTGT theo thuế suất 10%), theo thoả thuận trong hợp đồng đến tháng 5/2009 Công ty A mới thanh toán tiền hàng cho Công ty B. * - Trong trường hợp này Công ty A được tạm kê khai thuế GTGT đầu vàovào kỳ kê khai của tháng 1/2009 là 30 triệu đồng. Đến thời hạn thanh toán tháng là 5/2009 Công ty A phải cung cấp chứng từ thanh toán qua ngân hàng có giá trị là 330 triệu đồng, nếu Công ty A không cung cấp được chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì số thuế GTGT đã tạm khấu trừ (30 triệu đồng) của tháng 1/2009 phải bị kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT được khấu trừ vào kỳ kê khai tháng 5/2009. * - Trường hợp đến thời điểm thanh toán là tháng 5/2009, Công ty A cung cấp được chứng từ thanh toán quan ngân hàng nhưng số tiền ghi trên chứng từ thanh toán này có giá trị 275 triệu đồng thì Công ty A chỉ được chấp nhận khấu trừ thuế GTGT 25 triệu đồng, đồng thời Công ty A phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT được khấu trừ vào của kỳ kê khai tháng 5/2009 là 5 triệu đồng. * - Hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa bán ra; bù trừ công nợ; thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng mà các phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng; * * Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Khi kê khai hoá đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ sở kinh doanh ghi rõ phương thức thanh toán được quy định cụ thể trong hợp đồng vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào. - Trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị trên hai mươi triệu đồng thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. * II – ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ VÀ ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ 2.1. Đối tượng chịu thuế GTGT: Là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở VN (bao gồm cả HH, DV mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài). Trừ các hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT. * 2.2. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ GTGT: CHỦ YẾU LÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG HÀNG HOÁ TIÊU DÙNG THIẾT YẾU CHO XÃ HỘI: - Sản phẩm do nông dân tự sản xuất ra và tự bán ra. - Sản phẩm muối. - Các dịch vụ không mang tính chất vì lợi nhuận. - Các dịch vụ công cộng… HH, DV thuộc diện không chịu thuế GTGT thì không phải nộp thuế, nhưng cũng không được khấu trừ hay hoàn thuế đầu vào. * * Áp dụng đối với HH, DV xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp KCX; hàng bán cho cửa hàng bán miễn thuế; vận tải quốc tế; HH, DV thuộc diện không chịu thuế GTGT. Quy định phải có HĐ mua bán, có chứng từ thanh toán qua ngân hàng có tờ khai Hải quan và các chứng từ quy định khác,… 2.3. Thuế suất thuế GTGT: Có 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10% 2.3.1. Thuế suất 0%: * 2.3.2. Thuế suất 5%: Áp dụng cho các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cho đời sống XH, nguyên liệu và các phương tiện phục vụ trực tiếp cho SX trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật nhằm thực hiện chính sách xã hội, khuyến khích đầu tư sản xuất… * 2.3.3. Thuế suất 10%: Áp dụng cho tất cả hàng hoá, dịch vụ thông thường và các hàng hóa dịch vụ không thiết yếu, không nằm trong diện chịu các mức thuế suất 0% hoặc 5%. Các mức thuế suất nêu trên được áp dụng thống nhất cho từng loại HH, DV ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại. III. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo một trong hai phương pháp: Phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nộp theo từng phương pháp như sau: * 3.1.1 Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. * 3.1- Phương pháp khấu trừ thuế GTGT: * 3.1.2 Xác định thuế GTGT phải nộp: Trong đó: a) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng. - Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì : Thuế GTGT đầu ra được xác định = giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế VÍ DỤ: Doanh nghiệp A bán 1 chiếc xe máy với giá thanh toán 12.100.000 trong đó thuế thuế là 10 % Cách tính * Vậy Thuế GTGT đầu ra được xác định” 12.100.000 - 11.000.000 = 1.100.000 - Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. -Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép chung chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ. * Doanh nghiệp bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt F6 là: 11.000.000 đồng/tấn; thuế GTGT 10% bằng 1.100.000 đồng/tấn,nhưng khi bán có một số hoá đơn doanh nghiệp chỉ ghi giá bán là 12.100.000 đồng/tấn thì thuế GTGT tính trên doanh số bán được xác định bằng: 12.100.000 đồng/tấn x 10% = 1.210.000 đồng/tấn thay vì tính trên giá chưa có thuế là 11.000.000 đồng/tấn * Ví dụ: Trường hợp hoá đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau: * -Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hoá; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT. * b) Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. * Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính . * * Trong kỳ, Công ty A thanh toán dịch vụ đầu vào được tính khấu trừ là loại đặc thù: Tổng giá thanh toán 110 triệu đồng (giá có thuế GTGT), dịch vụ này chịu thuế là 10%. Ví dụ: Giá chưa có thuế là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng. Cách tính số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính như sau: - Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua vào cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT. * Trường hợp hoá đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà các cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau: -Trường hợp xác định được bên bán đã kê khai, nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên hoá đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý người bán; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn….. * * Một DN sản xuất kinh doanh trong tháng có tình hình như sau: a.Tình hình dự trữ sản xuất trong kỳ: -Mua NVL chính: 2.000 kg đơn giá 78.000đ/kg thuế gtgt là 10% -Mua NVL phụ: 500 kg đơn giá 100.000đ/kg thuế gtgt là 10% -Tình hình tiêu thụ trong tháng: -Bán cho công ty A: 600Sp với giá chưa thuế là 420.000 đ/sp -Bán cho công ty B: 1000Sp với giá chưa thuế là 420.000 đ/sp Yêu cầu: Tính thuế GTGT đầu vào, đầu ra, thuế phải nộp. Để hiểu được cách tính thuế giá trị gia tăng phải nộp ta xét một ví dụ sau: * Áp dụng công thức: Số thuế GTGT = Số thuế GTGT - Số thuế GTGT Phải nộp đầu ra đầu vào Thuế GTGT đầu ra trong kỳ: Bán cty A: (600 X 420.000) X 10% = 25.200.000 Bán cty B: (1.000 X 420.000) X 10% = 42. 000.000 Tổng thuế GTGTđầu ra trong kỳ là: 67.200.000 Thuế GTGT đầu vào là trong kỳ: Mua NVL chính: (2.000 x 78.000 ) X 10% = 15.600.000 Mua NVL phụ: (500 x 100.000 ) X 10% = 5.000.000 Tổng thuế GTGTđầu vào là: = 20.600.000 Thuế giá trị gia tăng phải nộp là: 67.200.000 -20.600.00 = 46.600.000. Cánh tính 3.2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT 3.2.1. Đối tượng áp dụng: - Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định. - Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh kinh doanh không theo Luật đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định. - Hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. * * 3.2.2. Xác định thuế GTGT phải nộp: Trong đó: (1) Giá thanh toán của hang hóa, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm cả thế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả (2) Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng của hàng hóa, dịch vụ bán ra được xác định bằng giá trị hang hóa, dịch vụ mua vào (giá mua bao gồm cả thuế giá trị gia tăng) mà cơ quan sản xuất kinh doanh đã dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra. * VÍ DỤ: Một cơ sở A sản xuất đồ gỗ: trong tháng bán được 150 sản phẩm, tổng doanh số bán là 25.000.000 Giá trị vật tư, nguyên liệu mua ngoài để sản xuất 150 sản phẩm là 19.000.000 trong đó: + Nguyên liệu chính (gỗ): 14 .000.000 + Vật liệu và dịch vụ mua ngoài khác: 5.000.000 Thuế suất thuế GTGT là 10%. * * thuế GTGT cơ sở A phải nộp được tính như sau: + GTGT của sản phẩm bán ra: 25.000.000 -19.000.000 = 6.000.000 + Thuế GTGT phải nộp: 6.000.000 x 10% = 600.000. Cách tính - Đối với xây dựng, lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình trừ (-) chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí động lực, vận tải, dịch vụ và chi phí khác mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình…. - Đối với hoạt động vận tải là số chênh lệch giữa tiền thu cước vận tải, bốc xếp trừ (-) chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và chi phí khác mua ngoài dùng cho hoạt động vận tải…. * - Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống là số chênh lệch giữa tiền thu về bán hàng ăn uống, tiền phục vụ và các khoản thu khác trừ (-) giá vốn hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh ăn uống. - Đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ, giá trị gia tăng là số chênh lệch giữa doanh số bán ra vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ trừ (-) giá vốn của vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ bán ra. * - Đối với các hoạt động kinh doanh khác là số chênh lệch giữa tiền thu về hoạt động kinh doanh trừ (-) giá vốn của hàng hóa, dịch vụ mua ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh đó. - Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không được tính giá trị tài sản mua ngoài, đầu tư, xây dựng làm tài sản cố định vào doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào để tính giá trị gia tăng. * * THE END Good luck !!!
Luận văn liên quan