Cây cà phê được trồng ở nước ta hơn 100 năm nay và nó đã dần dần khẳng định được chỗ đứng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đã gia nhập WTO. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê tăng nhanh, kim nghạch xuất khẩu cà phê ngày càng tăng không chỉ đem lại nguồn thu lớn cho đất nước mà còn góp phần tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế dần dần ổn định thu nhập và từng bước cải thiện đời sống cho người dân.
Đăklăk là tỉnh thuộc Tây Nguyên Nam Trung Bộ có vị trí kinh tế - xã hội chiến lược đồng thời có diện tích đất đỏ Bazan lớn (311 nghìn ha) với điều kiện sinh thái khá thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, nhất là cà phê, cao su, ca cao, điều tiêu, trong đó cà phê là cây trồng chủ lực có diện tích lớn và phát triển nhanh trên địa bàn tỉnh. Đến nay diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh là 184.000 ha với sản lượng mỗi năm đạt khoảng 400.000 tấn, cà phê là một trong những loại cây trồng cho sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của tỉnh với kim nghạch xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 80% kim nghạch xuất khẩu của tỉnh và chiếm hơn 40% kim nghạch xuất khẩu cà phê của cả nước (2010). Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, mà hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng mà mình có. Do đó trong những năm tới cần có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển hơn nữa.
64 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8631 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu tình hình sản xuất cà phê của các nông hộ trên địa bàn xã Bình Thuận, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Daklak, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BÌNH THUẬN,
THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH DAKLAK
Người thực hiện : Lê Hữu Hoàng
Ngành học : Kinh Tế Nông Lâm
Khóa học : 2008 – 2012
Đắk Lắk, tháng 05 năm 2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BÌNH THUẬN,
THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH DAKLAK
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Hóa
Người thực hiện : Lê Hữu Hoàng
Ngành học : Kinh Tế Nông Lâm
Khóa học : 2008 – 2012
Đắk Lắk, tháng 05 năm 2012
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn:
Thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Văn Hóa đã tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập và viết báo cáo.
Ban lãnh đạo, các anh cô chú, anh chị công tác tại UBND Xã Bình Thuận, Thị xã Buôn Hồ đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt thời gian thực tập tại địa bàn Xã.
Các hộ gia đình tại địa bàn đã nhiệt tình cung cấp thông tin trong quá trình điều tra, thu thập số liệu trong suốt thời gian vừa qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô của bộ môn Kinh tế, khoa Kinh tế đã giúp em có thêm kiến thức, tạo điều kiện để em được đi thực tập cuối khóa đợt này.
Vì kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên đề tài mà em thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Buôn Ma Thuột, ngày 15 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Lê Hữu Hoàng
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. BQ : Bình quân
2. BQC : Bình quân chung
3. BVTV : Bảo vệ thực vật
4.CPSX : Chi phí sản xuất
5. ĐVT : Đơn vị tính
6. HQKT : Hiệu quả kinh tế
7. LĐ : Lao động
8. SL : Số lượng
9. THCS : Trung học cơ sở
10. UBND : Ủy ban nhân dân
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Tổng hợp một số cây trồng chính 17
Bảng 4.1: Tuổi trung bình của chủ hộ 27
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của các hộ 28
Bảng 4.3: Tình hình đất đai của các nông hộ 29
Bảng 4.4: Công cụ phục vụ sản xuất cà phê của nông hộ 31
Bảng 4.5: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê của nông hộ 32
Bảng 4.6: Chi phí đầu tư năm 2011 của các nhóm hộ (BQ/ha) 34
Bảng 4.7: Tình hình thu hoạch cà phê của nông hộ 36
Bảng 4.8: Kết quả sản xuất cà phê của các nông hộ 37
Bảng 4.9: Hiệu quả sản xuất cà phê 38
Bảng 4.10: Kho bảo quản 40
Bảng 4.11: Phân tích SWOT 41
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Cách sơ chế cà phê của nông hộ 39
Biểu đồ 4.2: Phương tiện sơ chế 40
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỘT - MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây cà phê được trồng ở nước ta hơn 100 năm nay và nó đã dần dần khẳng định được chỗ đứng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đã gia nhập WTO. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê tăng nhanh, kim nghạch xuất khẩu cà phê ngày càng tăng không chỉ đem lại nguồn thu lớn cho đất nước mà còn góp phần tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế dần dần ổn định thu nhập và từng bước cải thiện đời sống cho người dân.
Đăklăk là tỉnh thuộc Tây Nguyên Nam Trung Bộ có vị trí kinh tế - xã hội chiến lược đồng thời có diện tích đất đỏ Bazan lớn (311 nghìn ha) với điều kiện sinh thái khá thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, nhất là cà phê, cao su, ca cao, điều tiêu,…trong đó cà phê là cây trồng chủ lực có diện tích lớn và phát triển nhanh trên địa bàn tỉnh. Đến nay diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh là 184.000 ha với sản lượng mỗi năm đạt khoảng 400.000 tấn, cà phê là một trong những loại cây trồng cho sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của tỉnh với kim nghạch xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 80% kim nghạch xuất khẩu của tỉnh và chiếm hơn 40% kim nghạch xuất khẩu cà phê của cả nước (2010). Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, mà hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng mà mình có. Do đó trong những năm tới cần có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển hơn nữa.
Người dân sống trên địa bàn Xã Bình Thuận phần lớn đều sồng chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ nông nghiệp mà cụ nguồn thu từ cây cà phê cũng là một trong những cây trồng mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Cũng như hầu hết các địa bàn khác, xã Bình Thuận cũng có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển cây cà phê, tuy nhiên do kỹ thuật canh tác của người dân còn hạn chế, chưa đúng yêu cầu, công tác thu hoạch bảo quản sau thu hoạch chưa đạt tiêu chuẩn nên hiệu quả mang lại chưa cao. Do đó một yêu cầu được đặt ra trong việc phát triển kinh tế của xã đó là tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê. Xuất phát từ thực tiễn đó tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu tình hình sản xuất cà phê của các nông hộ trên địa bàn xã Bình Thuận, thị Xã Buôn Hồ, tỉnh DakLak” Để làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về tình hình sản xuất cà phê của các nông hộ trên địa bàn xã Bình Thuận, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăklăk.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây cà phê của các nông hộ trên địa bàn phường.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ sản xuất cà phê trên địa bàn xã Bình Thuận, Thị xã Buôn Hồ.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu tình hình sản xuất cà phê của nông hộ trên địa bàn xã Bình Thuận năm 2011.
- Phạm vi về không gian
Tiến hành điều tra thu thập số liệu tại các nông hộ trên địa bàn xã Bình Thuận, Thị xã Buôn Hồ, Tỉnh DakLak.
- Phạm vi về nội dung
+ Thực trạng sản xuất cà phê của các nông hộ được điều tra.
+ Những thuận lợi khó khăn trong qua trình sán xuất cà phê của nông hộ.
+ Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê của nông hộ.
PHẦN HAI - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Tổng quan về cây cà phê
Cây cà phê được người dân ở Ethiopia phát hiện ra đầu tiên. Vào thế kỷ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập, sau đó nó được trồng ở các nước thuộc Châu Mỹ, Châu Á. Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 75 quốc gia trên thế giới. Cây cà phê được các nhà truyền đạo đưa vào trồng tại việt nam từ năm 1857, trước hết là ở một số nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kom Tum,…song mãi tới đầu thế kỷ XX trở đi thì cây cà phê mới được trồng trên quy mô tương đối lớn của các chủ đồn điền người pháp tại Phủ Quỳ – Nghệ An và sau đó là ở Đắk Lắk, Lâm đồng, nhưng tổng diện tích không quá vài hecta. Năm 1905 người pháp đưa cây cà phê vối và cà phê mít vào trồng thay thế cà phê chè ở những vùng có độ cao thấp không thích hợp với cây cà phê chè, tới năm 1925 cà phê mới được trồng ở Tây Nguyên. Hiện nay nước ta chủ yếu trồng cà phê vối (Robusta) chiếm 95% tổng diện tích cà phê của cả nước và là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 trên thế giới sau Brazil, cà phê cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu nhiều thứ 2 của Việt Nam sau lúa gạo.
Cà phê là loại cây thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích ứng từ 24oC đến 30oC. Lượng mưa để cây sinh trưởng phát triển tốt là từ 1500mm đến 2000mm. Độ ẩm thích hợp là khoảng 80%, ưa ánh sáng dồi dào. Đất trồng cà phê phải có tầng sâu tối thiểu 70 cm. Cây cà phê yêu cầu phải có thời gian khô hạn từ 2 đến 3 tháng sau thu hoạch để phân hóa mầm hoa, khi hoa nở thời tiết phải khô ráo không có sương mù.
Cà phê là loại cây có giá trị kinh tế cao, là một trong 3 đồ uống quan trọng của nhân dân thế giới. Ngoài ra cà phê còn là nguyên liệu dùng trong nhiều ngành công nghiệp thực phẩm như bánh, kẹo,…hiện nay cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của thế giới, hoạt động mậu dịch cà phê chỉ xếp sau dầu mỏ.
2.1.2 Điều kiện sống của cây cà phê
Ở mỗi loài, mỗi giống đều có biên độ thích nghi và khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ khác nhau. Mỗi giống đều có những đặc tính thực vật sinh vật và khả năng thích nghi với yêu cầu ngoại cảnh đặc biệt là cường độ ánh sáng và nhiệt độ khác nhau. Cây cà phê là cây trồng có biên độ thích nghi với nhiệt độ khá rộng, nó có khả năng trồng ở độ dốc lớn và ở vùng cao sẽ tốt hơn. Đất đai và khí hậu là hai nhân tố ảnh hưởng lớn đến điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây cà phê, đất để trông cà phê phải có tầng sâu tối thiểu là 70cm ngoài tầng sâu, độ tơi xốp của đất cũng là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với cây cà phê.
2.1.3 Khái niệm, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cà phê
Khái niệm
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
Cây cà phê là cây công nghiệp dài ngày được trồng lấy hạt để chế biến đồ uống. Giá trị kinh tế mà cây cà phê mang lại là rất cao, nó là những mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta.
Đặc điểm sản xuất cà phê
- Sản xuất cà phê mang tính thời vụ.
- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thiếu, người sản xuất cần có một kế hoạch sử dụng ruộng đất hợp lý và có hiệu quả, không ngừng nâng cao chất lượng của đất đai, nhằm tăng năng suất, và chất lượng cây trồng.
- Có chu kỳ sản xuất tương đối dài và được tiến hành ngoài trời. Do đó phụ thuộc vào điều kiện tư nhiên là chủ yếu.
- Sản xuất cà phê tác động và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, đặc biệt là điều kiện về đất đai, khí hậu, nguồn nước,...do vậy trong quá trình sản xuất doanh nghiệp cần tính đến sự rủi ro có thể xảy ra và phải có kế hoạch dự phòng.
Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cà phê
- Điều kiện tự nhiên: Quá trình sản xuất cà phê thường bị ảnh hưởng bởi vị trí, địa hình, khí hậu, thời tiết, tài nguyên đất,…những nhân tố này ảnh hưởng quan trọng đối với việc sản xuất ra khối lượng cà phê và cà phê hàng hoá. Sản xuất cà phê hàng hoá chỉ thực sự có hiệu quả khi trồng trọt thích ứng với điều kiện tự nhiên, điều này đòi hỏi phải lựa chọn giống cà phê thích hợp với điều kiện tự nhiên, nâng cao trình độ chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến cà phê.
- Nhân tố thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất cà phê gì? Như thế nào? để đạt hiệu quả cao do thị trường quyết định. Cho nên, cầu thị trường là căn cứ thúc đẩy, người sản xuất lựa chọn cho mình khả năng tham gia cụ thể vào thị trường. Khi thị trường ngày càng phát triển, làm cho cà phê hàng hoá ngày càng đa dạng phong phú, đòi hỏi về số lượng và chất lượng cà phê hàng hoá ngày càng cao.
- Vốn và sử dụng vốn: Muốn nâng cao trình độ sản xuất cà phê hàng hoá thì phải có vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tốc độ sản xuất cà phê hàng hoá tuỳ thuộc vào mức thu nhập và khả năng tích luỹ của các nông hộ cũng như sự đầu tư của nhà nước thông qua hệ thống tài chính tín dụng.
- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ: Đây là một nhân tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái sản xuất cà phê, nâng cao khối lượng và chất lượng sản phẩm cà phê.
- Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cà phê hàng hoá. Nếu không có sự can thiệp của nhà nước trong nên kinh tế thị trường thì quá trình sản xuất cà phê hàng hoá tự phát khó tránh khỏi những rủi ro dẫn đến lãng phí cho nền kinh tế, gây thiệt hại đối với người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Do đó cần có chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước để định hướng và tác động đúng hướng thúc đẩy nâng cao sản xuất cà phê hàng hoá.
2.1.4 Khái niệm hộ, nông hộ, kinh tế hộ
Khái niệm hộ:
Là những người cùng sống chung trong một mái nhà, cùng ăn chung một mâm cơm và cùng ngân quỹ (Weberster-1990).
Là những người có chung huyết thống, có quan hệ mật thiết lẫn nhau trong quá trình tạo ra của cải vật chất, tạo ra sản phẩm để tồn tại cho bản thân và cho gia đình trong cộng đồng ( Raul-1989).
Là đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động kinh tế khác (Martin-1998).
Có nhiều khái niệm khác nhau về hộ nhưng có chung đặc điểm sau:
+ Chung sống dưới một mái nhà.
+ Chung nguồn thu nhập.
+ Sản xuất chung.
+ Có trách nhiệm với nhau trong sự tồn tại và phát triển.
Khái niệm nông hộ:
Là các hộ có phương tiện sống dựa trên ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất, nằm trong hệ thống kinh tế lớn về mặt cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia vào thị trường hoạt động với trình độ hoàn chỉnh không cao.
Khái niệm về kinh tế hộ:
Kinh tế hộ là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinhh tế nông thôn. Kinh tế hộ chủ yếu dựa vào gia đình để khai thác đất đai và các yếu tố sản xuất khác nhằm đạt được thu nhập cao nhất. Nó là đơn vị kinh tế tự chủ căn bản, dựa vào tích lũy là chủ yếu vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thoát khỏi đói nghèo vươn lên làm giàu từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa.
2.1.5 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế nói chung : Là thuật ngữ sử dụng cho mọi lĩnh vực trong đời sống. Nó dùng mô tả cách thức để đạt được mục tiêu đặt ra với hao tổn về nguồn lực ít nhất. Xã hội ngày càng phát triển, phạm trù hiệu quả ngày càng được chú trọng, vì thế có thể xem xét trình độ phát triển của xã hội thông qua việc đánh giá xã hội đó sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hay không.
Trong sản xuất hiệu quả kinh tế được coi là thước đo phản ánh năng lực trình độ, khả năng phát triển của một tổ chức. Nâng cao hiệu quả kinh tế được coi là cách thức duy nhất và quan trọng nhất để sản xuất tồn tại và phát triển. Với tầm quan trọng như vậy, hiệu quả kinh tế được định nghĩa như sau : “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và năng lực quản lí, đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhất những mục tiêu kinh tế- xã hội đặt ra với chi phí nhỏ nhất”.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có 75 nước trồng cà phê với diện tích trên 10 triệu hecta và sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn. Năng suất bình quân chưa vượt quá 6 tạ nhân/ha. Trong đó ở châu Phi có 28 nước năng suất bình quân không vượt quá 4 tạ nhân/ha. Nam Mỹ đạt dưới 6 tạ nhân/ha. Bốn nước có diện tích cà phê lớn nhất đó là: Brazil trên 3 triệu hecta chiếm 25% sản lượng cà phê thế giới, Côte D'voire (Châu Phi), Indonesia (Châu Á) mỗi nước khoảng 1 triệu hecta và Côlômbia có gần 1 triệu hecta với sản lượng hàng năm đạt trên dưới 700 ngàn tấn. Do áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới như giống mới và mật độ trồng dày nên đã có hàng chục nước đưa năng suất bình quân đạt trên 1 tấn/ha. Điển hình có Costa Rica ở Trung Mỹ với diện tích cà phê chè là 85.000 ha nhưng đã đạt năng suất bình quân trên 1.400 kg/ha.
Do sự xuất hiện và gây tác hại của bệnh gỉ sắt cà phê tại nhiều nước Trung và Nam Mỹ từ năm 1970 trở lại đây đã gây thêm những khó khăn và tốn kém cho nghề trồng cà phê ở khu vực này. Cà phê chè hiện nay vẫn chiếm 70% sản lượng của thế giới. Diện tích cà phê chè được trồng tập trung chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ, một số nước ở Đông Phi như: Kenya, Cameroon, Ethiopie, Tanzania và một phần ở châu Á như: Indonesia, Ấn Độ, Philippines.
Thị trường cà phê trên thế giới trong những năm vừa qua thường chao đảo, không ổn định nhất là về giá cả. Tổ chức cà phê thế giới (ICO) do không còn giữ được hạn ngạch xuất nhập khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do cho nên có những giai đoạn giá cà phê xuống thấp chưa từng có so với vài chục năm trở lại đây. Tình trạng này đã dẫn đến hậu quả là nhiều nước phải hủy bỏ bớt diện tích cà phê, hoặc không tiếp tục chăm sóc vì kinh doanh không còn thấy có hiệu quả. Năm 1994 do những đợt sương muối và sau đó là hạn hán diễn ra ở Brazil, vì vậy đã làm cho sản lượng cà phê của nước này giảm xuống gần 50%, do đó đã góp phần làm cho giá cà phê tăng vọt, có lợi cho những người xuất khẩu cà phê trê thế giới.
Cà phê là một loại nước uống cao cấp, nhu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng vẫn không ngừng tăng lên, chưa có những sản phẩm nhân tạo được chấp nhận để thay thế cho cà phê, vì vậy việc trồng, xuất khẩu, nhập khẩu loại hàng hóa đặc biệt này vẫn có một ý nghĩa kinh tế lớn đối với nhiều nước.Vấn đề quan trọng cần có nhận thức đầy đủ là sản phẩm cà phê đem ra thị trường phải đảm bảo chất lượng. Trong cơ chế thị trường thì tiền nào - của nấy lại càng đúng với mặt hàng cà phê.
2.2.2 Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam
Cây cà phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857, trước hết là ở một số nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kontum... Song mãi tới đầu thế kỷ hai mươi trở đi thì cây cà phê mới được trồng trên quy mô tương đối lớn của các chủ đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ - Nghệ An và sau đó là ở Đắc Lắc và Lâm Đồng, nhưng tổng diện tích không quá vài ngàn hecta. Sau cách mạng tháng 8, diện tích cà phê ở miền Bắc được phát triển thêm tại một số nông trường quốc doanh và thời kỳ có diện tích cao nhất là trên 10.000 ha vào năm 1963 - 1964. ở miền Nam trước ngày giải phóng, vào năm 1975 diện tích cà phê có khoảng 10.000 ha. Tại Đắc Lắc có khoảng 7.000 ha, Lâm Đồng 1.700 ha và Đồng Nai 1.100 ha. Cà phê trồng ở miền Bắc trong những năm trước đây chủ yếu là cà phê chè (Coffea arabica), năng suất thường đạt từ 400 - 600 kg/ha, có một số điển hình thâm canh tốt đã đạt trên 1 tấn/ha. Hạn chế lớn nhất đối với việc trồng cà phê chè ở miền Bắc là tác hại của sâu bệnh. Sâu đục thân (Xylotrechus quadripes) và bệnh gỉ sắt cà phê (Hemileia vastatrix), là hai đối tượng sâu bệnh hại nguy hiểm nhất. Do điều kiện sinh thái không phù hợp, đặc biệt là có một mùa đông giá lạnh kéo dài, vì vậy cây cà phê vối khó có khả năng phát triển ở miền Bắc, nhiều vùng đã trồng cà phê vối sau phải hủy bỏ vì kém hiệu quả.
Diện tích trồng cà phê ở miềm Nam trước ngày giải phóng chủ yếu là giống cà phê vối (Canephora robusta), một số diện tích nhỏ cà phê chè được trồng ở Lâm Đồng. Năng suất cà phê vối trong thời kỳ này thường đạt trên dưới 1 tấn/ha, ở một số đồn điền có quy mô vừa và nhỏ cũng đã đạt năng suất từ 2 - 3 tấn/ha. Ngày nay trong cơ chế quản lý mới, được áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật cho nên năng suất đã tăng lên rất nhanh. Tính đến cuối năm 1994, tổng số diện tích cà phê ở nước ta đã có khoảng 150.000 ha và sản lượng vụ năm 1993/1994 đã đạt trên 150.000 tấn.
Đến nay, diện tích cà phê cả nước đạt hơn 500.000 ha, năng suất đạt hơn 2 tấn/ha. Trung bình mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn cà phê nhân, kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 2 tỷ USD, chiếm hơn 8% kim ngạch xuất khẩu của cả ngành Nông nghiệp.
Cà phê chủ yếu được trồng ở Tây Nguyên - khoảng 70%, còn lại là ở miền Đông Nam bộ và các nơi khác. Cà phê chủ yếu xuất khẩu 90%, trong nước tiêu thụ khoảng 10%.
Việt Nam cũng là đối tác xuất khẩu cà phê của hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều thị trường truyền thống, lớn như: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha. Hiệp Hội cà phê ca cao Việt Nam cũng thẳng thắn nhìn nhận việc thông tin của Hiệp hội chưa theo kịp được diễn biến thị trường, chưa phong phú và thiếu tính dự báo, năng lực kinh doanh của một số hội viên còn hạn chế….
Trong nhiệm kỳ tiếp theo, từ nay đến năm 2013, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam nhận định, ngành cà phê Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức như: khí hậu biến đổi thất thường sẽ ảnh hưởng đến mùa vụ, thị trường và giá cả biến động ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cà phê nước ta.
Hiệp hội sẽ tập trung thực hiện 6 chương trình chính, quan trọng nhất là giữ vững diện tích khai thác 500.000 ha với sản lượng hơn 1,1 triệu tấn/năm, giữ 15% thị phần xuất khẩu cà phê thế giới, đẩy mạnh hợp tác và liên kết với các nước trồng cà phê lớn để học tập kinh nghiệm sản xuất.
2.2.3 Tình hình sản xuất cà phê ở DakLak
Hiện nay Đắk Lắk có trên 184.000 ha cà phê, (trong đó có trên 173.000 ha cà phê kinh doanh) với sản lượng đạt trên 400.000 tấn cà phê nhân xô, chiếm 36,4% sản lượng cà phê cả nước.
Cùng với việc tăng nhanh về diện tích, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh như: chọn giống, bón phân, tưới nước, tạo tán...đã làm năng suất và sản lượ