Chuyên đề Tìm hiểu về cá Rồng(Huyết Long)

Sinh sản: Loài này khó phân biệt đực, cái Thường cá tự ghép đôi sinh sản Tuy nhiên cá đực thường dài hơn cá cái. Cá có đặc tính là ngậm trứng trong miệng. Cá cái có buồng trứng đơn, mỗi lần đẻ có từ 60 – 65 trứng. Trứng to và nhiều noãn hoàng là dưỡng chất cho sự phát triển của phôi. Trứng nở khoảng 1 – 2 tuần nhưng cá bột được ấp trong miệng từ 4 – 5 tuần, trong thời gian này noãn hoàng tiêu biến dần, cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển.

ppt20 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3260 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu về cá Rồng(Huyết Long), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học Cần Thơ khoa thuỷ sản Báo cáo chuyên đề tìm hiểu về cá Rồng(Huyết Long) GVHD: TS: Bùi Minh Tâm SVTH: Võ Chí Công I/ Đặc điểm sinh học: 1/ Tên khoa học: Scleropages Legendrei Chi tiết phân loại: Bộ: Osteoglossiformes ( bộ cá that lát ) Họ: Osteoglossidae ( họ cá rồng ) 2/ Phân bố: Đây là loài cá Rồng Châu Á, có màu đỏ. Là loài cá phân bố ở thượng lưu sông Kapuas và vùng hồ Sentarm, tỉnh Tây Kalimantan, đảo Borneo, Indonesia. 3/ Môi trường sống: Huyết Long sống tầng mặt ở nước ngọt Nhiệt độ nước từ 24-300c pH từ 6.5 - 7.0. 4/ Dinh dưỡng: Cá ăn thiên về động vật, từ cá nhỏ, côn trùng, sâu bọ đến ếch nhái, tôm tép… Cá cũng ăn thức đông lạnh và thức ăn viên. 5/ Sinh trưởng: Loài cá này có tuổi thọ tương đối dài khoảng 15 năm. Sự phát triển của cá chia ra thành 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu đời: Tính từ lúc mới nở đến lứa tuổi bắt đầu động dục, giai đoạn này thường là 3-4 năm. Giai đoạn trưởng thành: Tính từ lúc cá thực sự trưởng thành ( tính từ năm tuổi thứ tư) đến khoảng năm tuổi thứ mười. Giai đoạn già yếu: Tính từ năm tuổi thứ mười trở đi, ở giai đoạn này cá thường không còn khả năng sinh sản. 6/ Sinh sản: Loài này khó phân biệt đực, cái Thường cá tự ghép đôi sinh sản Tuy nhiên cá đực thường dài hơn cá cái. Cá có đặc tính là ngậm trứng trong miệng. Cá cái có buồng trứng đơn, mỗi lần đẻ có từ 60 – 65 trứng. Trứng to và nhiều noãn hoàng là dưỡng chất cho sự phát triển của phôi. Trứng nở khoảng 1 – 2 tuần nhưng cá bột được ấp trong miệng từ 4 – 5 tuần, trong thời gian này noãn hoàng tiêu biến dần, cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển. II/ kỹ thuật nuôi: 1. Bể nuôi cá: - Bể kiếng hoặc bể xi măng. (Cá cũng có thể được nuôi ao đối với trang trại) - Chiều dài bể từ 1- 1,2 mét, mực nước 40-60 cm. - Bể nuôi riêng với các loài cá khác, có sục khí có nắp đậy. 2. Chọn cá nuôi: 2.1 Đối với cá con: Chọn những con cá khoẻ mạnh, năng động, không bị dị dạng về râu, mắt, miệng, vây, vẩy…, màu sắc ở các vây được thể hiện(màu đỏ) 2.2 Đối với cá trưởng thành: Chọn cá khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, râu nguyên vẹn và đôi râu có hình chữ V; vẩy đều,sáng đẹp có màu đặc trưng của giống loài; đuôi xoè rộng hình rẽ quạt, không dị tật về vây, miệng, mang 3. Chăm sóc: Mỗi tuần thay 20-25% nước bể Cần theo dõi các yếu tố môi trường thường xuyên. Thức ăn phải tươi sạch và đầy đủ Việc thay nước thường xuyên sẽ đảm bảo môi trường nước luôn được sạch sẽ. Điều này rất cần thiết cho cá phát triển khỏe mạnh. Cá trưởng thành ít khi chịu sống chung với cá khác, Cá cần có bộ lọc nước đủ mạnh, ánh sáng vừa phải, cần phải có một môi trường yên tĩnh. 4/ Một số bệnh thường gap ở cá: a/ Bệnh xoăn mang (kênh mang) - Nguyên nhân: Đối với việc thiếu chăm sóc, nhiễm bẩn và ký sinh là những nguyên nhân chính gây bệnh cho cá. Triệu chứng: Trong giai đoạn đầu thì cá thở gấp. lớp viền mang cá mở rộng, làm cho lược mang bị lộ ra, về sau thì lớp vỏ cứng của mang cũng kênh ra. và quan trọng là con cá trở nên xấu, mất giá trị. - Cách chữa trị: Khi thấy cá thở bất thường thì nên thay đổi 20% nước bể mỗi ngày. Tăng cường sủi khí, nếu cần thiết có thể dùng bình oxy bơm vào bể và có gắng duy trì PH là 6,5, duy trì 200g muối/100 lít nước. Một số trường hợp cá bị xoăn nhẹ dùng lá bàng khô ngâm nước rồi lấy nước đó đổ vào bể và lớp xoăn giảm rất nhiều. Còn nếu cá bị xoăn lớp mỏng viền mang thì có thể dùng biện pháp cắt bỏ rồi chăm sóc với chế độ giàu oxy. Nếu mang cá kênh ra phần vỏ cứng thì chịu, không khắc phục được. b/ Bệnh xù vẩy Nguyên nhân: Bệnh chủ yếu là do nấm và sự thay đổi quá đột ngột của môi trường, nước quá bẩn và nghèo oxy. Triệu chứng: Các hàng vẩy bị kênh lên (phần lớn ở lưng). Trường hợp nặng thì toàn bộ vẩy trên người bị kênh, hai mắt hơi lồi ra. Lúc đó cá bỏ ăn và hay oằn mình. Cách chữa trị: Cần phát hiện bệnh và xử lý càng sớm càng tốt. Đầu tiên là cố gắng duy trì nhiệt độ nước trong bể khoảng 30-31oC, tăng cường lượng muối trong bể, bổ xung thuốc bột vàng của Nhật. Một ngày có thể thay nước 2 lần nhưng lượng nước thêm vào và bớt ra thật ít. Trong những ngày đầu trị bệnh không nên cho cá ăn và những ngày sau cho ăn hạn chế. Nếu cá bị nhẹ thì chỉ 2 ngày là hết những vẫn phải duy trì nhiệt độ và thay nước trong 1 tuần. Nếu để bị nặng quá thì khả năng chết cao. c/ Bệnh xụp mắt (xệ mắt): Nguyên nhân: Theo một số thông tin ở nước ngoài thì khả năng xụp mắt do di truyền chiếm tới 60%. Cách cho ăn (thả nhiều mồi xuống bể một lúc nên tạo cho cá thói quen ăn chìm nên cá đói hay nhìn xuống đáy), Cho cá ăn quá nhiều (tạo ra lớp mỡ dưới tròng mắt nhiều, đẩy tròng ra ngoài)… Cách chữa trị: Thả vật nổi trên mặt nước (có thể là bóng bàn nhiều mầu), Lúc cá bé thì tạo thói quen ăn mồi nổi (như gián, châu chấu, thạch thùng, dế...) với số lượng hạn chế. Vớt mồi còn sót nếu cá không ăn Phẩu thuật cắt đi phần mỡ thừa d/ Bệnh trướng bụng: - Nguyên nhân: Chủ yếu là do ăn uống. - Triệu chứng: Cá bỏ ăn, bụng to hơn bình thường, bơi lội khó khăn, có trường hợp nặng thì chổng đầu hoặc đuôi lên trời. Nặng hơn nữa thì ở hậu môn chảy ra nước nhờn. Cách chữa trị: Bệnh này rất khó chữa, khả năng chết cực cao. Nếu thấy cá bỏ ăn, bụng hơi to, hay oằn mình thì nên thay 1/3 lượng nước, tăng cường bơm hơi, tăng lượng muối và duy trì nhiệt độ ở 30oC và có thể thêm một lượng metronidazol rồi theo dõi. e/ Bệnh đốm trắng Triệu chứng: Trên thân, nhất là trên vây, đuôi xuất hiện những đốm trắng và phát triển rất nhanh. Nước trong bề hơi đục và có mùi tanh nồng. Cá bơi lội hay giật mình, chà xát người vào thành bể, bỏ ăn... Nếu không chữa kịp thời để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì cá sẽ chết. - Cách chữa trị: Những đốm trắng là một dạng nấm, bám trên thân cá và hút chất lỏng trên thân thể cá làm cho cá khó chịu. Loại nấm này phát triển rất nhanh ở 25oC. Vì vậy khi thấy cá bị bệnh nên tăng nhiệt độ (khoảng 32oC), trong trường hợp nhẹ thì cá tự khỏi. Nếu nặng thì ta phải thay nước liên tục với số lượng ít một, bổ xung muối ăn. Nên dùng một số thuốc ở của hàng cá và phải chữa khỏi dứt điểm, tránh để bệnh kéo dài. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Luận văn liên quan