Chuyên đề Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của toà án nhân dân huyện Bình Lục
Tranh chấp đất đai hiện đang là đề tài nóng bỏng tại rất nhiều địa phương trong cả nước. Tại một số nơi tranh chấp đất đai diễn biến phức tạp, căng thẳng, kiện cáo kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân và trật tự xã hội. Do đó, Luật đất đai năm 2003 được Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ IV thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 với những nội dung mới mang tính cấp thiết - đặc biệt là quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất (được quy định tại điều 136) là cơ sở pháp lý quan trọng để người sử dụng đất có thể bảo vệ được quyền lợi của mình trên thực tế, góp phần ổn định quan hệ quản lý và sử dụng đất tại địa phương nói riêng và trong phạm vi cả nước nói chung. Được phân công về thực tập tại Toà án nhân dân huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam - địa bàn trong một vài năm trở lại đây tranh chấp đất đai có xu hướng tăng lên cả về số lượng và tính chất. Vì vậy em quyết định chọn đề tài: "Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của toà án nhân dân huyện Bỡnh Lục" làm chuyên đề viết báo cáo thưc tập của mình. Măc dù thời gian thực tập không dài và trong khuôn khổ một chuyên đề không thể đưa ra phân tích một cách sâu sắc, thấu đáo đối với một đề tài phức tạp như đề tài này, nhưng em hy vọng qua việc học hỏi, xem xét thực tiễn có thể đưa ra những nhìn nhận, đánh giá và đóng góp một phần ý kiến của mình về tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nơi thực tập. Do lần đầu tiếp xúc với thực tế, thời gian nghiên cứu hạn hẹp, giới hạn trang viết bị hạn chế, đặc biệt đây là một chuyên đề thực tập đầu tay của tác giả còn đang là sinh viên nghiên cứu lý luận trong trường đại học, nên dù đã cố gắng rất nhiều song chắc chắn chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, các bạn độc giả quan tâm để chuyên đề có thể được hoàn thiện hơn.