Chuyên đề Tình hình quản lý các dự án sử dụng vốn ODA tại Ban quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải

Trong giai đoạn hiện nay, để phát triển nền kinh tế trước hết cần phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, để từ đó mới có thể tạo điều kiện cho các vùng, miền trên cả nước phát triển kinh tế một cách đồng đều. Vì vậy Đảng và Nhà nước đã xác định mục tiêu hàng đầu và ưu tiên trước nhất là phát triển mạng lưới giao thông trên cả nước, có như vậy thì mới có thể đạt được mục tiêu chung của toàn nền kinh tế. Do đó trong những năm gần đây đầu tư cho xây dựng, nâng cấp và cải tạo mạng lưới giao thông chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng mức đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. Các dự án đầu tư được thực hiện chủ yếu sử dụng các nguồn vốn ngân sách, và vốn vay viện trợ nước ngoài và với khối lượng vốn lớn. Để quản lý các dự án này, Chính phủ thành lập ra các Ban quản lý thuộc các Bộ chủ quản để có thể tập trung chuyên môn vào quản lý, đại diện cho nhà nước làm chủ đầu tư. Công tác quản lý các dự án đầu tư là một chuỗi các hoạt động phức tạp, đòi hỏi phải có một trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý. Quản lý dự án giữ vai trò quan trọng, giúp cho việc thực hiện dự án được thực hiện theo một quy trình nhất định, đảm bảo mục tiêu đặt ra ban đầu cũng như hiệu quả do dự án đem lại sau này. Nhận thức được vai trò của quản lý dự án trong hoạt động đầu tư và qua tìm hiểu thực tế công tác quản lý được thực hiện tại Ban quản lý dự án 5, em đã củng cố được kiến thức về quản lý dự án và nắm bắt được phương pháp tổ chức và triển khai công tác quản lý đối với một dự án đầu tư đặc biệt là những dự án đầu tư từ nguồn vốn vay viện trợ nước ngoài. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: Tình hình quản lý các dự án sử dụng vốn ODA tại Ban quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải.

docx106 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2850 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình quản lý các dự án sử dụng vốn ODA tại Ban quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, để phát triển nền kinh tế trước hết cần phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, để từ đó mới có thể tạo điều kiện cho các vùng, miền trên cả nước phát triển kinh tế một cách đồng đều. Vì vậy Đảng và Nhà nước đã xác định mục tiêu hàng đầu và ưu tiên trước nhất là phát triển mạng lưới giao thông trên cả nước, có như vậy thì mới có thể đạt được mục tiêu chung của toàn nền kinh tế. Do đó trong những năm gần đây đầu tư cho xây dựng, nâng cấp và cải tạo mạng lưới giao thông chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng mức đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. Các dự án đầu tư được thực hiện chủ yếu sử dụng các nguồn vốn ngân sách, và vốn vay viện trợ nước ngoài và với khối lượng vốn lớn. Để quản lý các dự án này, Chính phủ thành lập ra các Ban quản lý thuộc các Bộ chủ quản để có thể tập trung chuyên môn vào quản lý, đại diện cho nhà nước làm chủ đầu tư. Công tác quản lý các dự án đầu tư là một chuỗi các hoạt động phức tạp, đòi hỏi phải có một trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý. Quản lý dự án giữ vai trò quan trọng, giúp cho việc thực hiện dự án được thực hiện theo một quy trình nhất định, đảm bảo mục tiêu đặt ra ban đầu cũng như hiệu quả do dự án đem lại sau này. Nhận thức được vai trò của quản lý dự án trong hoạt động đầu tư và qua tìm hiểu thực tế công tác quản lý được thực hiện tại Ban quản lý dự án 5, em đã củng cố được kiến thức về quản lý dự án và nắm bắt được phương pháp tổ chức và triển khai công tác quản lý đối với một dự án đầu tư đặc biệt là những dự án đầu tư từ nguồn vốn vay viện trợ nước ngoài. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: Tình hình quản lý các dự án sử dụng vốn ODA tại Ban quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải. Chuyên đề tập trung nghiên cứu tình hình quản lý các dự án sử dụng vốn ODA tại Ban quản lý dự án 5 và qua đó thấy được những ưu điểm cũng như những hạn chế còn gặp phải trong công tác quản lý dự án đầu tư để đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 2 phần: CHƯƠNG I : TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 5(PMU5) CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA Do thời gian thực tập và khả năng có hạn nên em chỉ nghiên cứu công tác quản lý dự án trên một góc độ và qua đó đánh giá hiệu quả của công tác quản lý tại Ban quản lý dự án 5. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Bạch Nguyệt và các cán bộ thuộc phòng Dự án 1- Ban quản lý dự án 5 đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG I TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 5(PMU5) I. TỔNG QUAN VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 5 - BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI 1. Quá trình hình thành Ban quản lý dự án 5 Ban quản lý dự án 5 trước đây có tên gọi là Ban quản lý dự án quốc lộ 5, là đơn vị trực thuộc Ban quản lý công trình Thăng Long được thành lập tại Quyết định số 1405 QĐ/TCCB-LĐ ngày 12/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Nhiệm vụ chủ yếu của Ban quản lý dự án quốc lộ 5 giai đoạn này là quản lý thực hiện công trình thuộc các nguồn vốn vay của JBIC( thành viên của Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức), ADB, WB, IDA, DFID….và vốn ngân sách nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ra Quyết đinh số 269/TCCB-LĐ ngày 5/3/1994 về việc tách nguyên trạng Ban quản lý dự án quốc lộ 5 đang trực thuộc Ban quản lý dự án công trình Thăng Long về trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và đổi tên thành Ban quản lý dự án 5. Thông qua Quyết định này, Ban quản lý dự án 5 được chính thức thành lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và độc lập với các Ban quản lý dự án khác. Trụ sở Ban quản lý dự án 5: 278 phố Tôn Đức Thắng- Hà Nội Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh : "PROJECT MANAGEMENT UNIT N0 5" (Viết tắt là PMU-5). 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của Ban quản lý dự án 5 trong giai đoạn 2006 -2010 Mục tiêu: Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ Bộ Giao Thông Vận Tải giao cho Ban từ năm 2006 đến năm 2010 Thực hiện tốt các quy định pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trong ngành GTVT Không ngừng nâng cao hiệu quả bộ máy hoạt động của Ban trong công tác quản lý các dự án và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên Nhiệm vụ : - Đại diện chủ đầu tư ký kết các hợp đồng kinh tế với phía nước ngoài và phía Việt Nam liên quan đến việc xây dựng, nâng cấp, cải tạo quốc lộ 5 từ giai đoạn chuẩn bị xây dựng đến khi kết thúc đầu tư xây dựng đưa công trình vào khai thác. - Tổ chức giám sát đấu thầu lựa chọn công ty tư vấn giám sát kỹ thuật việc xây dựng công trình. - Thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán và tài liệu liên quan, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét duyệt đảm bảo tiến độ công trình. - Tổ chức duyệt giá thành công trình và quyết toán công trình trên cơ sở các quy định của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế hiện hành. - Giải quyết các thủ tục về đất đai, đền bù, thực hiện giải phóng mặt bằng phù hợp với đặc điểm địa phương, lãnh thổ và giấy phép xây dựng. - Quan hệ với nước ngoài để giải quyết các vấn đề kỹ thuật, tài chính, dịch vụ tư vấn, giải quyết các thủ tục về cấp phát vốn công trình. - Tổ chức quản lý bảo dưỡng công trình trong quá trình khai thác và tổ chức thu phí sử dụng đường theo quy định của Nhà nước để hoàn vốn một phần công trình. 3. Cơ cấu tổ chức và các phòng ban chức năng trong Ban quản lý dự án 5 Cơ cấu tổ chức: ( Sơ đồ 1) Chức năng của các phòng ban Các phòng chức năng thuộc là bộ phận tham mưu chuyên sâu nghiệp vụ, đảm bảo đầy đu cơ sở pháp lý để TGĐ ra quyết định quản lý. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và thực hiện các quyết định của TGĐ cụ thể : Trực tiếp tổ chức thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao đúng với quy định của Pháp luật, quy định của Nhà nước Giữ mối liên hệ với các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ, ngành và địa phương. Cung cấp những thông tin cần thiết. Dự thảo các văn bản, các báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất Trực tiếp quản lý, cập nhật, lưu trữ hồ sơ của các dự án được giao, đảm bảo đầy đủ tính pháp lý theo quy định Lưu trữ các hồ sơ, tài liệu, văn bản có liên quan phục vụ công tác Khi kết thúc dự án, các phòng chức năng phối hợp trong thanh, quyết toán công trình theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, phục vụ công tác Thanh tra, Kiểm toán theo quy định của nhà nước. SƠ ĐỒ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 5 -BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2006-2010 (Nguồn: Văn phòng Ban quản lý dự án 5) 4. Tình hình thực hiện các dự án hiện nay của Ban quản lý dự án 5 Bảng 1: Các dự án sử dụng vốn trong nước: Đơn vị : tỷ đồng STT  Tên dự án  Địa điểm  TMDT  Nguồn vốn  Giá trị TH   1  Nâng cấp cải tạo QL4  Hà Giang –Lào Cai  1500  Trái phiếu CP  17   2  Nâng cấp cải tạo QL70  Phú Thọ -Yên Bái-Lào Cai  776  Trái phiếu CP  7   3  Nâng cấp QL32 đoạn Diễn- Nhổn  Hà Nội  983  Trái phiếu CP và NS TP  2   4  Nâng cấp cải tạo QL3 đoạn Bờ Đậu – Tà Lùng  Thái Nguyên- Bắc Cạn –Cao Bằng  1291  Trái phiếu CP  593.8   5  Dự án QL6  Hoà Bình- Sơn La  339  Trái phiếu CP  318   II  Các dự án nhóm B       1  Dự án cải tạo nâng cấp QL3 đoạn tránh TX Cao Bằng  Cao Bằng  255.44  Trái phiếu CP  198.8   2  Dự án cải tạo nâng cấp QL3 đoạn qua TX Bắc Kạn  Bắc Kạn  294  Trái phiếu CP  245.9   3  Dự án cải tạo nâng cấp QL4A đoạn km 66-km116  Cao Bằng  271  Trái phiếu CP  175   4  Dự án cải tạo nâng cấp QL 32 đoạn Nam Thăng Long- Cầu Diễn  Hà Nội  218  Trái phiếu CP  55.9   5  Nâng cấp cải tạo QL 279 đoạn Tuần Giáo-Điện Biên- Tây Trang  Điện Biên  577  Trái phiếu CP  85.3   II.  Các dự án nhóm C       1  Dự án đầu tư XD trụ sở cục GĐ và cục Đường sắt VN  Hà Nội  9.876  Vốn góp 3 bên.  9.8   ( Nguồn : Phòng Kế hoạch thẩm định) Bảng 2: Các dự án sử dụng vốn nước ngoài: (vốn vay ODA) Đơn vị: tỷ đồng Stt  Tên dự án  Địa điểm  TMDT  Nguồn vốn  GTTH   1  Dự án nâng cấp tỉnh lộ  18 tỉnh phía Bắc  1580  Vốn vay ADB  773.2   2  Dự án GTNT3  33 tỉnh miền Bắc, Trung  2646  Vốn vay WB  7   3  Giai đoạn 2- Dự án nâng cấp QL5  HN-HY-HD-HP  523  Vốn vay JBIC  490   (Nguồn : Phòng Kế hoạch thẩm định) II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 5- BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI 1. Giới thiệu về các dự án sử dụng vốn ODA do Ban quản lý dự án 5 thực hiện: 1.1. Dự án Giao thông nông thôn 3: Mục tiêu phát triển của dự án Mục tiêu phát triển của dự án là giảm bớt chi phí đi lại và nâng cao điều kiện đi lại tới chợ, giúp người dân tận dụng nhiều hơn các cơ hội phát triển kinh tế ngoài nghề nông, thụ hưởng các dịch vụ xã hội, tại 33 tỉnh Miền bắc và miền Trung, bằng cách: Gia tăng số lượng cộng đồng được hưởng điều kiện đường xá có thể đi lại trong bốn mùa Cải thiện tình trạng đường nông thôn thông qua việc nâng cao công tác quản lý và bảo trì mạng lưới đường Tăng cường năng lực của các cấp và khu vực tư nhân để nâng cao hiệu quả lập kế hoạch, thực hiện và duy trì mạng lưới đường nông thôn. Nguồn vốn của dự án Bảng 3: Cơ cấu vốn của dự án GTNT3 Nguồn vốn  Số vốn (tr USD)  Tỷ trọng các nguồn vốn   Bên vay/bên nhận tài trợ( vốn đối ứng)  42,52  24.54 %   IDA (vốn vay với lãi suất ưu đãi)  106,25  61.32 %   DFID (vốn viện trợ không hoàn lại)  24,50  14.14 %   Tổng:  173,27  100 %   (nguồn: phòng dự án 1) Thời gian thực hiện dự án : Bắt đầu từ: 01/03/2006 Kết thúc: 30/06/2011 1.2. Dự án nâng cấp tỉnh lộ Mục tiêu của dự án: Góp phần cải tạo nâng cấp hệ thống đường tỉnh nhằm đóng góp vaà việc phát triển kinh tế, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Địa điểm: 19 tỉnh phía Bắc Nguồn vốn : Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn của dự án Nâng cấp tỉnh lộ ADB Nguồn vồn  Số vốn (tr USD)  Tỷ trọng các nguồn vốn (%)   Bên vay/ bên nhận tài trợ  34.19  29.94 %   Ngân hàng phát triển Châu Á  80  70.06 %   Tổng  114.19  100%   (nguồn: phòng dự án 1) Thời gian thực hiện : 2002- 2006 1.3. Dự án nâng cấp và cải tạo QL 5 giai đoạn 2 Mục tiêu dự án : Do nhu cầu giao thông vận tải trên QL5 ngày càng cao và nhu cầu đi lại của nhân dân hai bên dọc tuyến đường nên mục tiêu của dự án là nghiên cứu các phương án đường gom, cầu vượt tại vị trí mật độ qua lại cao, đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn cho người và phương tiện. Vì vậy Bộ GTVT đã quyết định đầu tư dự án Các công trình nâng cao hiệu quả QL 5 giai đoạn II. Địa điểm : Hà Nội- Hưng Yên – Hải Dương- Hải Phòng Nguồn vốn: vốn vay JBIC và vốn đối ứng Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn dự án Cải tạo QL 5 giai đoạn II Nguồn vốn  Số vốn (tỷ đồng)  Tỷ trọng các nguồn vốn (%)   Vốn đối ứng  130.7  25%   Vốn vay JBIC  392.3  75%   Tổng  523  100 %   (nguồn: phòng dự án 1) Tiến độ thực hiện : 2002-2004 2. Đặc điểm và yêu cầu của các dự án sử dụng vốn vay viện trợ nước ngoài 2.1. Đặc điểm chung của các dự án sử dụng vốn vay viện trợ nước ngoài Nguồn vốn : từ phía nước ngoài Ban quản lý dự án 5- Bộ GIVT là phía đại diện cho Việt Nam ký kết hiệp định vay vốn Hình thức đầu tư : Đầu tư gián tiếp nước ngoài Hình thức quản lý dự án : Chủ nhiệm điều hành dự án Các dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển hệ thống giao thông vận tải quốc gia 2.2. Yêu cầu của Ngân hàng thế giới đối với quá trình quản lý dự án Yêu cầu về tham vấn cộng đồng và công khai thông tin Mục tiêu của quá trình tham vấn, công khai thông tin dự án nhằm: Chia sẻ thông tin với cộng đồng về các giai đoạn của dự án và các hoạt động dự án tiến hành, giúp người dân có thể tham gia, đóng góp vào dự án Tiếp nhận thông tin về nhu cầu, quyền ưu tiên cộng đồng cũng như các thông tin và phản hồi của người dân về các hoạt động, chính sách đề xuất Đảm bảo rằng cộng đồng sẽ được cung cấp thông tin đầy đủ về các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, chất lượng cuộc sống và có cơ hội tham gia vào các hoạt động của dự án Nhận được sự hưởng ứng cao nhất từ sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động cần thiết trong quá trình lập chuẩn bị công tác cải tạo đường Đảm bảo tính minh bạch đối với tất cả các hoạt động có liên quan đến việc đầu tư nâng cấp các tuyến đường Cung cấp diễn đàn giúp cho người dân có thể bày tỏ các vấn đề họ quan tâm Bắt đầu thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan có liên quan Nguyên tắc: Khi tiến hành lập kế hoạch, thiết kế tuyến và chuẩn bị các cấu phần liên quan, phải tiến hành tham vấn ý kiến góp ý của cộng đồng, những người bị ảnh hưởng đồng thời được hưởng lợi từ dự án Sau khi xây dựng hoàn thiện kế hoạch, chương trình phải tiến hành công khai các tài liệu trước khi trình cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt Sơ đồ 2: Tham vấn cộng đồng, công khai thông tin: Yêu cầu kiểm tra đảm bảo quy trình tổ chức đầu thầu, HSMT, kết quả đầu thầu a) Tạo ra sự cạnh tranh tối đa WB quy định hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế ( ICB) là chủ yếu nhất. Chỉ trong trường hợp cho phép mới được sử dụng các hình thức như đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp…Để đảm bảo cạnh tranh thực sự, trong hồ sơ mời thầu không được đưa ra các yêu cầu mang tính định hướng cụ thể, phải đảm bảo cho phép và khuyến khích sự cạnh tranh quốc tế, về nội dung phải nếu đầy đủ chi tiết rõ ràng. b) Bảo đảm công khai: WB quy định việc đăng tải thông báo mời thầu đối với các gói thầu lớn và quan trọng phải thực hiện thông qua một tờ báo của Liên hợp quốc. Trong thông báo mời thầu phải nói rõ thời điểm hết hạn nhận hồ sơ dự thầu, địa điểm nhận hồ sơ dự thầu và mở thầu được thực hiện ngay sau khi đóng thầu đồng thời phải thông báo rõ các thông tin về nhà thầu. Để tạo điều kiện cho các nhà thầu có được thông tin mời thầu thì việc thông báo mời thầu phải được đăng trên ít nhất một tờ báo trên phạm vi toàn quốc của nước vay. Một nguyên tắc cơ bản là phải mở thầu công khai, các nhà thầu tham gia đấu thầu phải được mời tới dự lễ mở thầu. Những nội dung cơ bản đối với từng hồ sơ dự thầu phải được đọc rõ, được ghi vào biên bản mở thầu. c) Ưu đãi nhà thầu trong nước: WB đã quy định chế độ ưu tiên trong xét thầu đối với các nhà thầu đủ điều kiện ưu đãi thuộc nước vay. Theo quy định này thì trong đấu thầu mua sắm hàng hoá, nhà thầu trong nước chỉ được ưu đãi khi trong giá xuất xưởng có ít nhất 30% thuộc chi phí trong nước. Trong đấu thầu xây lắp, để được ưu đãi , nhà thầu trong nước phải có tối thiểu 50% sở hữu là thuộc nước chủ nhà. Mức ưu đãi tối đa trong cung cấp hàng hoá là 15%, còn trong xây lắp là 7,5%. d) Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu: Các quy định về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu của WB vừa đảm bảo sự chặt chẽ, tiến tiến nhưng lại linh hoạt. - Đối với lựa chọn dịch vụ tư vấn, quy định mua sắm của WB cho phép sử dụng 6 phương pháp đánh giá: + đánh giá trên cơ sở xem xét cả hai yếu tố chất lượng tư vấn và chi phí tư vấn. Và bằng phương pháp này có thể có được dịch vụ tư vấn đạt hiệu quả tổng hợp. + Đánh giá dựa trên cơ sở về chất lượng: theo phương pháp này nhà tư vấn chỉ yêu cầu nộp đề xuất kỹ thuật hoặc nộp cả đề xuất tài chính. + Đánh giá dựa trên một nguồn ngân sách cố định: theo cách này nhà tư vấn được yêu cầu nộp ra đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính. + Đánh giá trên cơ sở chi phí thấp nhất: Đối với các công việc tư vấn đã có chuẩn mực là các công việc thông thường thì hồ sơ dự thầu nào được đánh giá vượt qua mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật và có chi phí thấp nhất sẽ được mời vào đàm phán hợp đồng. + Đánh giá trên cơ sở năng lực: Phương pháp này được sử dụng cho các công việc tư vấn có giá trị nhỏ ( không vượt quá 100.000 USD). Theo đó, hồ sơ dự thầu được đánh giá là có năng lực và phẩm chất thích hợp sẽ được mời để trình một đề xuất kỹ thuật và tài chính để có cơ sở cho việc đàm phán hợp đồng. + Phương pháp chọn theo một nguồn duy nhất: nó chỉ được coi là một trường hợp ngoại lệ, dùng cho một vài trường hợp đặc biệt. - Đối với mua sắm hàng hoá và xây lắp, WB quy định phương pháp đánh giá như sau: + Bước đánh giá về kỹ thuật: Phương tiện đánh giá sự đáp ứng về mặt kỹ thuật là tiêu chí “đạt”, “không đạt” và nó được công khai trong hồ sơ mời thầu. + Bước đánh giá về tài chính, thương mại để xếp hạng nhà thầu: những hồ sơ vượt qua được bước trước thì mới được xem xét trong bước này. Chỉ tiêu cơ bản- sản phẩm cuối cùng của bước đánh giá này là giá đánh giá. e) Các nguyên tắc cơ bản trong quy định mua sắm của WB. - Không phân biệt đối sử: Theo nguyên tắc này, hình thức đấu thầu rộng rãi được ưu tên áp dụng. - Không đàm phán về giá: Trong quy định mua sắm của WB, giá dự thầu của nhà thầu luôn phải được coi là cố định. - Đảm bảo sự cạnh, công băng, minh bạch trong đấu thầu: điều này được thể hiện ở hình thức đấu thầu rộng rãi, không phân biệt đối sử, mẫu hoá hồ sơ mời thầu… - Không được vi phạm quy chế đấu thầu - Sự điều chỉnh theo thời gian - Chống tham nhũng 2.3.Yêu cầu của Ngân hàng phát triển Châu Á đối với quá trình quản lý dự án Yêu cầu đối với công tác đấu thầu: Nguyên tắc chính trong quy chế đấu thầu của ADB là: a) Cạnh tranh: Việc đấu thầu cạnh tranh quốc tế là hình thức cơ bản nhất. Nội dung cụ thể của hình thức này thì cũng giống như của WB mà đã dược nêu ở trên. b) Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu: cũng tương tự WB, phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu của ADB là tiên tiến, phù hợp với thông lệ đấu thầu thế giới, tuy có một vài đặc thù riêng cụ thể như sau: ADB luôn coi trọng tính hợp lệ của nhà thầu. Chỉ có những thành viên của ADB mới đủ tư cách là nhà thầu hợp lệ. Quan điểm đánh giá của ADB là ưu tiên đánh giá về kỹ thuật trong việc chọn tư vấn. Nếu WB quy định danh sách sách ngắn trong đấu thầu lựa chọn tư vấn là từ 3 đến 6 nhà tư vấn, thì con số này trong quy định của ADB là từ 5 đến 7. Trong đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp thì phương pháp đánh giá dựa theo giá đánh giá là cơ bản. c) Quy trình thực hiện: có thể tóm tắt quy trình này như sau: Sơ đồ 3: Quy trình đấu thầu theo quy định của ADB Phân chia gói thầu   ( Sơ tuyển ( nếu cần)   ( Phát hành HSMT   ( Mở thầu   ( Xét thầu   d) Ưu đãi nhà thầu trong nước: Quy định mua sắm của ADB đề cập đến sự ưu đãi nhà thầu trong nước theo từng trường hợp cụ thể và việc ưu đãi này được nêu rõ trong HSMT e) Tính quốc tế cao: Để đảm bảo cạnh tranh tối đa, quy định mua sắm của ADB thể hiện tính quốc tế cao. Điều này được thể hiện ở : - Việc thông báo mời thầu sử dụng tờ báo tiếng Anh hoặc trên tờ báo có lưu lượng phát hành rộng rãi - Ngôn ngữ: phần lớn sử dụng bằng tiếng Anh. Trong trường hợp sử dụng nhiều ngôn ngữ thì tiếng Anh có ưu thế quyết định - Loại tiền: Cho phép quy định trong hồ sơ mời thầu là sử dụng một hoặc nhiều loại tiền để bỏ thầu. Thông thường cho phép chào bằng loại tiền của nước mình hoặc một loại tiền mua bán quốc tế quy định trong hồ sơ mời thầu. Yêu cầu đối với công tác GPMB: Ngân hàng phát triển Châu Á đưa ra các yêu cầu về công tác đền bù giải phóng mặt bằng trong quá trình thực hiện dự án. Yêu cầu này được đưa ra trong khuôn khổ GPMB do ADB lập. Theo đó: Nguyên tắc áp dụng : + Cần tránh hoặc giảm thiểu tái định cư bắt buộc và thiệt hại về đất đai, công trình, các tài sản khác và thu nhập bằng cách khai thác mọi phương án khả thi + Tất cả các hộ đều được đền bù theo giá thay thế cho tài sản, thu nhập và công việc sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng, được hỗ trợ khôi phục để cải thiện hay ít nhất cung phục hồi được mức sống, mức thu nhập và năng lực sản xuất của họ trước khi có dự án. + Hộ thiếu giấy tờ hợp pháp đối với tài sản bị thiệt hại vẫn được hưởng đền bù và các biện pháp khôi phục nói trên + Đền bù cho tài sản thiệt hại theo giá thay thế + Trong trường hợp di chuyển cả một khu vực dân cư
Luận văn liên quan