Chuyên đề Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. C.Mác viết rằng: đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp. Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con người dựa vào đó để tạo nên sản phẩm nuôi sống mình. Đất đai là nguồn của cải, là thước đó sự giàu có của mỗi quốc gia. Trên thế giới và đối với mỗi quốc gia, đất đai là ngồn tài nguyên và nguồn lực có hạn, việc sử dụng tài nguyên đất đai và việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước một cách tiết kiệm, đảm bảo hiệu quả cao là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa rất lớn. Trong thời kỳ hiện nay, nước ta đang đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế làm cho nhu cầu sử dụng đất tăng lên đáp ứng cho các hoạt động và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Các hoạt động nói trên làm thay đổi mục đích sử dụng đất đai mà trong khi đó đất là điều kiện quan trọng nhất của con người. Bất kỳ một nước nào cũng nắm lấy đất đai để hướng đất đai phục vụ theo yêu cầu của mình. Do đó phải quản lý đất đai một cách đầy đủ và chặt chẽ, đảm bảo được sử dụng hợp lý, đầy đủ và có hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay việc quản lý, khai thác và sử dụng đất đai ở nước ta còn rất nhiều bất cập và chưa hợp lý, gây lãng phí lớn về đất đai. Những vấn đề này đặt ra cho nhà nước phải quan tâm nhiều hơn đến công tác quản lý và sử dụng đất đai. Sau một thời gian thực tập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phù Yên – Tỉnh Sơn La cùng với những bức xúc trên em đã chọn đề tài: “ Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La” là chuyên đề tốt nghiệp. * Mục đích nghiên cứu của chuyên đề nhằm góp phần: - Sáng tỏ các vấn đề lí luận, phương pháp luận trong hoạt động quản lý và sử dụng đất, vai trò và sự cần thiết của quản lí nhà nước về đất đai. - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lí và sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên. - Đề xuất các phương hướng và các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. * Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng làm nền tảng, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác như: phương pháp thu thập số liệu thông tin, phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp điều tra * Kết cấu chuyên đề: Ngoài lời mở đầu và kết luận gồm có 3 phần: Chương I: Cơ sở khoa học của việc quản lý và sử dụng đất. Chương II: Thực trạng quản lý và sử dụng đất ở huyện Phù Yên hiện nay. Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất trong những năm tới.

doc85 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 4234 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. C.Mác viết rằng: đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp. Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con người dựa vào đó để tạo nên sản phẩm nuôi sống mình. Đất đai là nguồn của cải, là thước đó sự giàu có của mỗi quốc gia. Trên thế giới và đối với mỗi quốc gia, đất đai là ngồn tài nguyên và nguồn lực có hạn, việc sử dụng tài nguyên đất đai và việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước một cách tiết kiệm, đảm bảo hiệu quả cao là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa rất lớn. Trong thời kỳ hiện nay, nước ta đang đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế làm cho nhu cầu sử dụng đất tăng lên đáp ứng cho các hoạt động và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Các hoạt động nói trên làm thay đổi mục đích sử dụng đất đai mà trong khi đó đất là điều kiện quan trọng nhất của con người. Bất kỳ một nước nào cũng nắm lấy đất đai để hướng đất đai phục vụ theo yêu cầu của mình. Do đó phải quản lý đất đai một cách đầy đủ và chặt chẽ, đảm bảo được sử dụng hợp lý, đầy đủ và có hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay việc quản lý, khai thác và sử dụng đất đai ở nước ta còn rất nhiều bất cập và chưa hợp lý, gây lãng phí lớn về đất đai. Những vấn đề này đặt ra cho nhà nước phải quan tâm nhiều hơn đến công tác quản lý và sử dụng đất đai. Sau một thời gian thực tập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phù Yên – Tỉnh Sơn La cùng với những bức xúc trên em đã chọn đề tài: “ Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La” là chuyên đề tốt nghiệp. * Mục đích nghiên cứu của chuyên đề nhằm góp phần: - Sáng tỏ các vấn đề lí luận, phương pháp luận trong hoạt động quản lý và sử dụng đất, vai trò và sự cần thiết của quản lí nhà nước về đất đai. - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lí và sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên. - Đề xuất các phương hướng và các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. * Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng làm nền tảng, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác như: phương pháp thu thập số liệu thông tin, phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp điều tra * Kết cấu chuyên đề: Ngoài lời mở đầu và kết luận gồm có 3 phần: Chương I: Cơ sở khoa học của việc quản lý và sử dụng đất. Chương II: Thực trạng quản lý và sử dụng đất ở huyện Phù Yên hiện nay. Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất trong những năm tới. Do tính chất phức tạp của đất đai và điều kiện khó khăn thực tế trên địa bàn nghiên cứu. Do trình độ và năng lực có hạn nên báo cáo chuyên đề này không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý kiến của các thầy, cô để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thế Phán đã tận tình hướng dẫn trong quá trình em thực hiện đề tài. CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT ĐAI 1. Khái niệm Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động. Về bản chất, đất đai là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành gồm: Đá, thực vật, động vật, khí hậu và thời gian. Do đất đai có vị trí đặc biệt trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi người và của mỗi quốc gia. Đất đai cùng là một trong những cơ sở quan trọng để hình thành các vùng kinh tế của đất nước, của mỗi lãnh thổ quốc gia. Đất đai có vị trí cố định và tính giới hạn. Đất đai không thể sản sinh ra mà cùng thời gian đất đai có thể bị mất đi. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý là một trong những vấn đề mà mọi quốc gia đều quan tâm. Ở Việt Nam việc quản lý đất đai đã được thực hiện ngay trong những ngày đầu giành được độc lập. Theo luật đất đai năm 1993 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất, là địa bàn phân bố các dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay”. 2. Vai trò đất đai trong đời sống kinh tế xã hội Đất đai là một trong những bộ phận lãnh thổ của mỗi quốc gia. Nói đến chủ quyền của mỗi quốc gia là phải nói đến những bộ phận lãnh thổ trong đó có đất đai. Tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, trước hết phải tôn trọng lãnh thổ của quốc gia đó vì thế đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, xã hội loài người. Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, một quá trình lao động sản xuất nào cũng như không có sự tồn tại của loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của loài người, là điều kiện sống và sự sống của động thực vật và con người trên trái đất. Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người. Thông qua các hoạt động khai thác đất đai như trồng trọt, chăn nuôi mà con người có thể làm ra những sản phẩm cần thiết phục vụ nhu cầu của con người. Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Không có đất đai thì không có sự tồn tại của con người ngày nay, không có bất kì ngành sản xuất nào. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, công trình, công nghiệp, giao thông, Đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp như gạch ngói, xi măng , gốm sứĐất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể của nền kinh tế quốc dân, đất đai có vị trí khác nhau. Đất đai là nguồn của cải, là tài sản cố định, là thước đo sự giàu có của mỗi con người, của mỗi quốc gia, là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính thông qua sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và là nguồn lực cho các mục đích sản xuất và tiêu dùng. Đất đai gắn liền với khí hậu, môi trường trên phạm vi toàn cầu cũng như từng vùng, từng miền lãnh thổ. Trải qua lịch sử hàng triệu năm của trái đất, khí hậu (môi trường) nhiều biến động do những nguyên nhân tự nhiên hoặc do tác động của con người thông qua quá trình khai thác và sử dụng đất, con người đã tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường sống của mình, làm biến đổi khí hậu đồng thời cũng không ngừng chinh phục được thiên nhiên giúp cho xã hội ngày càng phát triển. Đất đai có vị trí và vai trò khác nhau trong từng ngành kinh tế quốc dân. Trong ngành công nghiệp, đất đai làm nền tảng, làm địa điểm để tiến hành các hoạt động sản xuất, làm nền móng để xây dựng các nhà máy, công xưởng kho tàng, bến bãi, các công trình giao thông và các công trình khác đòi hỏi cần có sự cải tạo nó cho hoạt động sản xuất. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, là sự phát triển của các ngành khác như: Xây dựng các công trình dân cư phát triển đòi hỏi xây dựng nhà ở và hình thái các khu dân cư, khu đô thị mới. Đồng thời với nó là sự phát triển ngày càng cao của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu đi lại và sinh hoạt của dân cư. Những nhu cầu này ngày càng tăng làm cho nhu cầu về đất đai các ngành đó cũng tăng theo. Trong nông nghiệp, đất đai có vị trí hết sức quan trọng, là yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất này. Đất đai trong nông nghiệp vừa là tư liệu sản xuất vật chất vừa là đối tượng lao động. Đất đai không chỉ là chỗ ở, chỗ đứng để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng, mọi tác động của con người đến cây trồng đều dựa vào đất đai và thông qua đất đai. Vì vậy, dù quá trình sản xuất nông nghiệp hay sản xuất kinh doanh các sản phẩm khác thì đều là quá trình khai thác hoặc quá trình sử dụng đất. Vì thế, không có đất đai thì các hoạt động khác không xảy ra. Vì đất đai có vị trí cố định, không di chuyển được, đất đai không thể sản sinh ra và bị giới hạn bởi lãnh thổ, quốc gia và theo đặc tính của đất đai, tính hai mặt của đất đai được thể hiện có thể tái tạo nhưng không thể sản sinh ra đất đai. Bên cạnh đó trong các yếu tố cấu thành môi trường: Đất đai, nguồn nước, khí hậu, cây trồng, vật nuôi, hệ sinh thái thì đất đai đóng vai trò quan trọng. Những biến đổi, những phá vỡ hệ sinh thái vùng nào đó trên trái đất ngoài tác động ảnh hưởng của tự nhiên thì ngày nay con người cũng là nguyên nhân gây nên rất lớn: lũ lụt do phá rừng, canh tác bất hợp lý, đắp sông ngăn đập tất cả những tác động đó đều ảnh hưởng đến môi trường. Việc sử dụng hợp lý và hiệu quả đất đai có vai trò không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. Sử dụng đất đai hiệu quả và hợp lý giúp cho đất đai tránh được xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái và đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong thời kỳ hiện nay, nước ta đang đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế làm cho nhu cầu sử dụng đất tăng lên đáp ứng cho các hoạt động và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Các hoạt động nói trên làm thay đổi mục đích sử dụng đất đai mà trong khi đó đất là điều kiện quan trọng nhất của con người. Bất kỳ một nước nào cũng nắm lấy đất đai để hướng đất đai phục vụ theo yêu cầu của mình. Yêu cầu phải quản lý đất đai một cách đầy đủ và chặt chẽ, đảm bảo được sử dụng hợp lý, đầy đủ và có hiệu quả. 3. Phân loại đất đai Từ khi loài người chuyển từ săn bắn, hái lượm sang trồng trọt canh tác, con người đã biết cách xem xét đất, chọn đất và canh tác đất. Càng ngày những kinh nghiệm và kiến thức ấy càng được tích lũy và đúc kết lại. Tùy theo mục đích có thể có những cách phân loại khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu chung là nắm vững các loại đất đai để bố trí sử dụng và quản lý chung. Theo Điều 13 Luật Đất Đai năm 2003, đất đai được phân loại như sau: - Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác theo quy định của chính phủ. - Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất: Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; Đất sản xuât, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng,làm đồ gốm; Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của chính phủ; Đất do các sơ sở tôn giáo sử dụng; Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; Đất sông ngòi, kêng rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ. - Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. II. NỘI DUNG SỬ DỤNG ĐẤT Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng hợp lý nhất tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất đai nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế và xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào các thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với ý nghĩa là nhân tố của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện theo 4 mặt sau: - Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. - Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất được sử dụng, hình thành cơ cầu kinh tế sử dụng đất. - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. - Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. Hiện nay xu thế sử dụng đất đai được phát triển theo các hướng sau: 1. Sử dụng đất đai phát triển theo chiều sâu và tập trung Lịch sử phát triển xã hội loài người cũng chính là lịch sử biến đổi quá trình sử dụng đất. Khi con người còn sống bằng phương thức săn bắn và hái lượm, chủ yếu dựa vào sự ban phát của tự nhiên và thích ứng với tự nhiên để tồn tại, vấn đề sử dụng đất hầu như không tồn tại. Thời kỳ du mục, con người sống trong lều cỏ, những vùng đất có nước và đồng cỏ băt đầu được sử dụng. Khi xuất hiện ngành trồng trọt với những công vụ sản xuất thô sơ, diện tích đất đai được sử dụng tăng lên nhanh chóng, năng lực sử dụng và ý nghĩa kinh tế của đất đai cũng gia tăng. Tuy nhiên, trình độ sử dụng đất vẫn còn thấp, phạm vi sử dụng cũng rất hạnh chế, mang tính kinh doanh thô, đất khai phá nhiều nhưng thu nhập rất thấp. Với sự tăng trưởng của dân số và phát triển của kinh tế, kỹ thuật, văn hóa và khoa học, quy mô, phạm vi và chiều sâu của việc sử dụng đất ngày một nâng cao. Tuy nhiên, trong thời ký quá độ chuyển từ kinh doanh quảng canh sang kinh doanh thâm canh cao trong sử dụng đất là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài. Để nâng cao sức sản xuất và sức tải của một đơn vị diện tích, đòi hỏi phải liên tục nâng mức đầu tư về vốn và lao động, thường xuyên cải tiến kỹ thuật và công tác quản lý, ở những khu vực khác nhau của một vùng hoặc một quốc gia, do đó khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật cũng như các điều kiện đặc thù, do đó phải áp dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều phương thức tùy từng thời điểm khác nhau. 2. Cơ cấu sử dụng đất đai phát triển theo hướng phức tạp hóa và chuyên môn hóa Khoa học kỹ thuật và kinh tế của xã hội phát triển. sử dụng đất đai từ hình thức quảng canh chuyển sang thâm canh, đã kéo theo xu thế từng bước phức tạp hóa và chuyên môn hóa cơ cấu sử dụng đất. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã cho phép mở rộng khả năng kiểm soát tự nhiên của con người áp dụng các biện pháp bồi bổ và cải tạo sẽ nâng cao sức sản xuất của đất đai, các loại nhu cầu của xã hội. Trước đây, việc sử dụng đất rất hạn chế do kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp, chủ yếu sử dụng bề mặt của đất đai, nông nghiệp thì độc canh, đất lâm nghiệp, đồng cỏ, mặt nước ít được khai thác, khai thác khoáng sản còn hạn chế, xây dựng chủ yếu là chọn đất bằng. Khi khoa học kỹ thuất hiện đại phát triển, ngay cả đất xấu cũng được khai thác triệt để, hình thức sử dụng đất đa dạng, ruộng nước phát triểnđã làm cho nội dung sử dụng đất ngày một phức tạp hơn theo hướng sử dụng toàn diện, triệt để để các chất dinh dưỡng, sức tải, vật chất cấu thành và sản phẩm của đất đai để phục vụ con người. Hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân và phát triển kinh tế hàng hóa dẫn đến sự phân công sử dụng đất theo hướng chuyên môn hóa. Do đất đai có đặc tính khu vực rất mạnh sự sai khác về ưu thế tài nguyên hết sức rõ rệt, phương hướng và biện pháp sử dụng đất của các vùng cũng rất khác nhau. Để sử dụng hợp lý đất đai và đạt được sản lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất cần phải có sự phân công và chuyên môn hóa theo khu vực. Cùng với việc đầu tư, trang bị và ứng dụng các công cụ kỹ thuật, công cụ quản lý hiện đại sẽ nảy sinh yêu cầu phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn và tập trung, đồng thời cũng hình thành các khu vực chuyên môn hóa sử dụng đất đai khác nhau về hình thức và quy mô. 3. Sử dụng đất đai phát triển theo hướng xã hội hóa và công hữu hóa Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và xã hội dẫn tới việc xã hội hóa sản xuất. Mỗi vùng đất thực hiện sản xuất tập trung một loại sản phẩm và hỗ trợ bổ xung lẫn nhau đã hình thành nên sự phân công hợp tác mang tính xã hội hóa sản xuất cũng như xã hội hóa việc sử dụng đất đai. Đất đai là cơ sở vật chất và là công cụ để con người sinh sống và xã hội tồn tại. Vì vậy việc chuyên môn hóa theo yêu cầu xã hội hóa sản xuất phải đáp ứng nhu cầu của xã hội hướng tới lợi ích cộng đồng và tiến bộ xã hội. Ngay cả ở chế độ xã hội mà mục tiêu sử dụng đất chủ yếu vì lợi ích của tư nhân, những vùng đất đai hướng dụng công cộng như: Nguồn nước, núi rừng, khoáng sản, sông ngòi vẫn có những quy định về chính sách thực thi hoặc tiến hành công quản, kinh doanh của nhà nước nhằm ngăn chặn, phòng ngừa việc tư hữu tạo nên những mâu thuẫn gay gắt của xã hội. Xã hội hóa sử dụng đất là sản phẩm tất yếu và là yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội hóa sản xuất. Muốn kinh tế phát triển và thúc đẩy xã hội hóa sản xuất cao hơn phải thực hiện xã hội hóa và công hữu hóa sử dụng đất. Như vậy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đạt được sự quản lý và sử dụng đất đai tốt nhất, có hiệu quả nhất, tránh lãng phí đất đai có thể xảy ra thì vẫn phải vẫn phải thực hiện các yêu cầu sau: Phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của cả nước đã được phê duyệt đông thời tuân thủ theo đúng pháp luật, phù với quy chuẩn, tiêu chuẩn sử dụng đất và các điều kiện kinh tế - xã hội tự nhiên của mổi địa phương, từng vùng. Phù hợp trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương đối với từng loại đất đã được quy hoạch, tránh sử dụng đất không đúng khả năng của loại đất đã quy hoạch gây tốn kém, lãng phí đất đai Để đảm bảo cho thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Việc bố trí các công trình công cộng, khu giao thông, đất ở, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật phải được bố chí vào các vị trí thuận lợi nhất phục vụ nhu cầu của người dân. Sử dụng tiết kiệm đất đai, có hiệu quả đất đai. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, nó không thể di chuyển, sản sinh thêm được. Vì vậy phải sử dụng đất cần hết sức tiết kiệm, gây thất thoát phá hủy đất đai. Đặc biệt hạn chế việc chuyển đổi mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm ngiệp sang loại đất khác. Vì đất nông nghiệp đâu phải chỗ nào cũng tốt, cũng có thể sản xuất nông nghiệp được thuận lợi. Bên cạnh đó, cũng có hạn chế việc chuyển đất lâm nghiệp sang loại đất khác đặc biệt là đất có rừng, tránh tình trạng phá hủy rừng gây sói mòn đất đai. Phải chú ý đến cải tạo, bảo vệ môi trường. Khi sử dụng đất, ta cần bồi dưỡng, cải tạo môi trường trong sạch nâng cao canh tác thâm canh đất đai, hướng sự phát triển bền vững của đất đai. III. VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1. Vai trò quản lý nhà nước đối với đất đai Tăng cường năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai được bắt nguồn từ nhu cầu khách quan của việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai được thể hiện qua các khía cạnh sau: - Ban hành hệ thống văn bản pháp luật, tạo môi trường pháp lý cho quản lý và sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Luật đất đai năm 2003 quy định nội dung quản lý nhà nước về đất đai, quy định khung giá các loại đất, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và một hệ thống văn bản pháp quy khác. Chính phủ ban hành và các Bộ, ngành Trung ương cụ thể hóa bằng các thông tư hướng dẫn trong những lĩnh vực liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai. Trên cơ sở đó tạo được một môi trường pháp lý thuận lợi cho quản lý và sử dụng đất trong thị trường bất động sản giúp cho thị trường hoạt động sôi nổi và đúng theo pháp luật, hạn chế tình trạng sử dụng đất tùy tiện, lãng phí, nhà nước khó kiểm soát được hoạt động mua bán, chuyển nhượng bất động sản từ chủ thể này sang chủ thể khác. - Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất định hướng cho quản lý và sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
Luận văn liên quan