Việt Nam là một quốc gia có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời. Nền văn hóa nghìn năm của dân tộc ta đã được gìn giữ và thể hiện đậm nét qua hình ảnh các làng nghề truyền thống trên khắp đất nước. Hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) qua đó đã trở thành những vật thể hữu dụng kết tinh đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và sự tài hoa của những con người Việt Nam cần cù, khéo léo. Đó cũng là những sứ giả độc đáo thay lời nhân dân Việt Nam giới thiệu về vẻ đẹp của con người và dân tộc mình rộng rãi đến toàn thế giới.
Trong xu thế tất yếu của toàn cầu hóa và trong bước chuyển mình lớn lao của thời đại mới, với mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã từng bước vươn ra thế giới, đưa nhiều mặt hàng chất lượng cao của đất nước mình đến với người tiêu dùng quốc tế. Hàng TCMN Việt Nam, với những nét đặc sắc, tinh xảo, hoàn mỹ, được tạo nên từ bàn tay tài hoa của hàng vạn người lao động ở các làng nghề nổi tiếng, cũng theo xu thế chung đó mà trở thành mặt hàng kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp và là ngành hàng xuất khẩu nhiều tiềm năng, được ưa chuộng trên toàn thế giới. Hàng TCMN đã đóng góp thêm vào giá trị sản xuất công nghiệp của các địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Không những vậy, ngành sản xuất hàng TCMN với đặc tính sử dụng nhiều lao động thủ công đã tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn, góp phần ổn định kinh tế và thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam, giảm tệ nạn xã hội, duy trì và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Điều đó làm cho ngành sản xuất này trở thành lĩnh vực kinh doanh không những có ý nghĩa kinh tế hiệu quả mà còn đảm bảo ý nghĩa xã hội đáng trân trọng. Chính vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN sẽ mang lại lợi ích to lớn về cả kinh tế và văn hóa - xã hội cho đất nước, đảm bảo sự phát triển đồng đều và ổn định, đồng thời tiếp thêm sức tồn tại lớn mạnh, vững bền cho các làng nghề truyền thống, tạo tiền đề giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới.
Tuy vậy, bên cạnh việc được coi là nhóm hàng hứa hẹn mang lại giá trị xuất khẩu to lớn, có tỉ lệ thực thu sau xuất khẩu rất cao do sử dụng đến 95% nguyên liệu sẵn có và rẻ tiền trong nước, hàng TCMN Việt Nam vẫn chưa tận dụng tốt nhất những tiềm năng và lợi thế mà nó có được. Mức độ phát triển của ngành hàng này vẫn còn nhiều hạn chế so với tiềm lực của nó, khi doanh thu xuất khẩu những năm gần đây dù có tăng trưởng nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra, các mặt hàng TCMN còn bộc lộ nhiều điểm yếu và lượng xuất khẩu còn thiếu ổn định. Điều đó cho thấy ngành sản xuất hàng TCMN cần được quan tâm phát triển đúng hướng và đầu tư lâu dài để nâng cao chất lượng hàng hóa, ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào và củng cố thị trường đầu ra cho sản phẩm. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái như hiện nay, thì việc đưa ra những giải pháp cần thiết, kịp thời và hiệu quả để phát triển nhóm hàng này càng trở nên quan trọng và cần được quan tâm đặc biệt hơn.
27 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2684 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời. Nền văn hóa nghìn năm của dân tộc ta đã được gìn giữ và thể hiện đậm nét qua hình ảnh các làng nghề truyền thống trên khắp đất nước. Hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) qua đó đã trở thành những vật thể hữu dụng kết tinh đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và sự tài hoa của những con người Việt Nam cần cù, khéo léo. Đó cũng là những sứ giả độc đáo thay lời nhân dân Việt Nam giới thiệu về vẻ đẹp của con người và dân tộc mình rộng rãi đến toàn thế giới.
Trong xu thế tất yếu của toàn cầu hóa và trong bước chuyển mình lớn lao của thời đại mới, với mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã từng bước vươn ra thế giới, đưa nhiều mặt hàng chất lượng cao của đất nước mình đến với người tiêu dùng quốc tế. Hàng TCMN Việt Nam, với những nét đặc sắc, tinh xảo, hoàn mỹ, được tạo nên từ bàn tay tài hoa của hàng vạn người lao động ở các làng nghề nổi tiếng, cũng theo xu thế chung đó mà trở thành mặt hàng kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp và là ngành hàng xuất khẩu nhiều tiềm năng, được ưa chuộng trên toàn thế giới. Hàng TCMN đã đóng góp thêm vào giá trị sản xuất công nghiệp của các địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Không những vậy, ngành sản xuất hàng TCMN với đặc tính sử dụng nhiều lao động thủ công đã tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn, góp phần ổn định kinh tế và thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam, giảm tệ nạn xã hội, duy trì và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Điều đó làm cho ngành sản xuất này trở thành lĩnh vực kinh doanh không những có ý nghĩa kinh tế hiệu quả mà còn đảm bảo ý nghĩa xã hội đáng trân trọng. Chính vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN sẽ mang lại lợi ích to lớn về cả kinh tế và văn hóa - xã hội cho đất nước, đảm bảo sự phát triển đồng đều và ổn định, đồng thời tiếp thêm sức tồn tại lớn mạnh, vững bền cho các làng nghề truyền thống, tạo tiền đề giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới.
Tuy vậy, bên cạnh việc được coi là nhóm hàng hứa hẹn mang lại giá trị xuất khẩu to lớn, có tỉ lệ thực thu sau xuất khẩu rất cao do sử dụng đến 95% nguyên liệu sẵn có và rẻ tiền trong nước, hàng TCMN Việt Nam vẫn chưa tận dụng tốt nhất những tiềm năng và lợi thế mà nó có được. Mức độ phát triển của ngành hàng này vẫn còn nhiều hạn chế so với tiềm lực của nó, khi doanh thu xuất khẩu những năm gần đây dù có tăng trưởng nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra, các mặt hàng TCMN còn bộc lộ nhiều điểm yếu và lượng xuất khẩu còn thiếu ổn định. Điều đó cho thấy ngành sản xuất hàng TCMN cần được quan tâm phát triển đúng hướng và đầu tư lâu dài để nâng cao chất lượng hàng hóa, ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào và củng cố thị trường đầu ra cho sản phẩm. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái như hiện nay, thì việc đưa ra những giải pháp cần thiết, kịp thời và hiệu quả để phát triển nhóm hàng này càng trở nên quan trọng và cần được quan tâm đặc biệt hơn.
Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho chuyên đề kinh tế của mình là: “Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam hiện nay”, nhằm tìm hiểu thực trạng xuất khẩu hàng TCMN ở nước ta trong những năm gần đây, qua đó phân tích đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu hàng TCMN ra thị trường thế giới và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh và năng lực xuất khẩu của hàng TCMN Việt Nam.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình xuất khẩu hàng TCMN ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN ở Việt Nam những năm gần đây (2009, 2010).
- Đánh giá những cơ hội và thách thức trong xuất khẩu hàng TCMN.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển xuất khẩu hàng TCMN.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi không gian
Phạm vi không gian ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi thời gian
Số liệu sử dụng cho đề tài là số liệu thu thập của các năm 2009, 2010 và nửa đầu năm 2011.
3.3. Phạm vi nội dung
Phân tích tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời tìm hiểu những cơ hội, thách thức và đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định việc xuất khẩu hàng TCMN ra thị trường thế giới.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ Internet, báo chí, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, Hiệp hội TCMN Việt Nam, Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
Tổng hợp các số liệu, so sánh các số liệu tương đối, số liệu tuyệt đối thu thập được để đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam sang thị trường thế giới.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Hàng thủ công mỹ nghệ
Mặt hàng TCMN là mặt hàng có quy trình sản xuất thủ công là chủ yếu, được truyền từ đời này qua đời khác, vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ và thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.
1.1.2. Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
1.1.2.1. Nghề thủ công truyền thống
Có rất nhiều tên gọi khác nhau để chỉ nghề thủ công truyền thống ở nước ta như: Nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề thủ công, nghề phụ, ngành tiểu thủ công nghiệp
Theo Từ điển bách khoa Encarta: “Nghề thủ công (handicrafts) là nghề sản xuất hoàn toàn hay một phần bằng tay những vật dụng trang trí hay tiêu dùng, việc sản xuất đòi hỏi kỹ năng tay chân và cả kỹ năng nghệ thuật.”
Đối với mỗi nghề được xếp vào các nghề thủ công truyền thống, nhất thiết phải có các yếu tố sau đây:
Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta;
Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề;
Có nhiều nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề;
Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt Nam;
Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn, hoặc chủ yếu nhất;
6. Sản phẩm tiêu biểu và độc đáo của Việt Nam, có giá trị và chất lượng rất cao, vừa là hàng hóa vừa là sản phẩm văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di sản văn hóa của dân tộc, mang bản sắc văn hóa Việt Nam;
7. Là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng. Có đóng góp đáng kể về kinh tế vào ngân sách Nhà nước.
1.1.2.2. Làng nghề thủ công truyền thống
Làng nghề là thực thể vật chất và tinh thần tồn tại cố định của một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống. Vì thế, mỗi nghề truyền thống đều được bảo tồn, hoạt động, phát triển ở một làng nghề, một cụm làng nghề hay ở nhiều làng nghề, vùng nghề trong cả nước, do tính lan tỏa và sức sống mãnh liệt của nghề thủ công lâu đời ở nước ta cũng như bất cứ dân tộc nào khác ở phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan)
Ở nông thôn Việt Nam, bên cạnh những làng nông nghiệp, có các làng có hoạt động nổi bật về một nghề thủ công nào đó và được gọi là làng nghề hay làng nghề thủ công. Làng nghề thủ công truyền thống được xác định bằng các yếu tố sau:
Cộng đồng nghề nghiệp là những người thợ, các hộ, các cơ sở cùng tham gia vào một nghề.
Nghề có thao tác chủ yếu hay một phần bằng tay.
Địa bàn không có ranh giới rạch ròi, có thể trùng cũng có thể không trùng với ranh giới hành chính, có thể chỉ nằm trên một phần của một đơn vị hành chính, hoặc trải rộng qua nhiều đơn vị hành chính khác nhau.
Thời gian: Nghề được truyền nối trong một thời gian khá dài, việc truyền nối ấy có thể xảy ra bên ngoài, nhưng đã được quy tụ trên địa bàn và đã trải qua vài ba thế hệ thợ.
1.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1.2.1. Giới thiệu chung về nghề truyền thống hàng thủ công mỹ nghệ
Nghề TCMN Việt Nam vốn được hình thành từ lâu đời. Truyền thống ấy gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công được sản xuất và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Sản phẩm TCMN Việt Nam có bản sắc riêng, linh hồn riêng và gây ấn tượng sâu đậm tới mức tên của sản phẩm luôn kèm theo tên làng làm ra nó. Ở đó không chỉ tập trung một hay nhiều nghề thủ công như một trung tâm sản xuất vừa và lớn, mà còn là nơi hội tụ những người thợ thủ công và nghệ nhân tài hoa.
Lịch sử phát triển nền văn hoá và kinh tế của đất nước ta luôn gắn liền với lịch sử phát triển làng nghề. Bởi những sản phẩm TCMN không chỉ là những vật phẩm văn hoá hay vật phẩm kinh tế thuần tuý cho sinh hoạt thường ngày mà còn là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền văn hoá xã hội, trình độ phát triển kinh tế, dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc.
Trước khi có nền sản xuất cơ khí hoá và hiện đại hoá, kể cả tự động hoá như hiện nay, thì mọi sản phẩm trong xã hội đều được làm ra bởi một nền công nghệ duy nhất, đó là công nghệ truyền thống với bàn tay và khối óc sáng tạo của các thế hệ thợ thủ công cùng việc sử dụng các loại công cụ sản xuất thô sơ. Nói khác đi, mọi giá trị vật phẩm vật chất và tinh thần trong các thời kỳ lịch sử – xã hội lúc đó của dân tộc ta, cũng như các dân tộc khác trên thế giới, đều là sản phẩm thủ công, đều hội tụ ở các sản phẩm thủ công. Ngay cả ở thời hiện đại, khi máy móc đã thay thế phần lớn sức lao động của con người, nền sản xuất và sản phẩm thủ công cũng không mất đi. Với sự giúp đỡ của máy móc và thiết bị hiện đại, công nghệ truyền thống sẽ được hiện đại hoá, nền sản xuất thủ công thủ công truyền thống càng phát triển thuận lợi và mạnh mẽ hơn. Hàng TCMN Việt Nam vẫn tồn tại và bước vào đời sống thường nhật một cách giản dị, tự nhiên, dần phát triển muôn hình vạn dạng, bắt kịp với nhịp sống ngày một cao, như một thứ gia vị không thể thiếu làm tăng thêm sắc màu cho cuộc sống hiện đại ngày nay.
1.2.2. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
Các mặt hàng TCMN của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Có thể kể đến, đó là: hàng gốm sứ, hàng đúc đồng, hàng mây tre đan, hàng thêu ren, hàng thổ cẩm, hàng gỗ, hàng sơn mài, hàng kim hoàn, hàng rèn, hàng đá và một số hàng nổi tiếng như nón, tranh dân gian, giấy dó ở các làng nghề truyền thống Dưới bàn tay khéo léo và khối óc tài hoa của những người thợ thủ công, từ các nguyên liệu thô sơ, họ đã tạo ra biết bao thành phẩm không những có giá trị về kinh tế mà có giá trị về nghệ thuật, có sức thu hút lớn không chỉ với người tiêu dùng Việt Nam mà còn được người tiêu dùng nhiều nước ưa chuộng.
1.2.3. Tình hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ những năm gần đây
1.2.3.1. Cơ cấu chủ thể sản xuất
Xét về chủ thể sản xuất, hiện nay phần lớn các cơ sở sản xuất ở các làng nghề truyền thống vẫn là các hộ gia đình, chiếm tới 90% số lượng các cơ sở sản xuất ở các làng nghề. Tỷ lệ khiêm tốn của các doanh nghiệp cho thấy sự phát triển về trình độ quản lý kinh tế còn chậm ở các làng nghề. Trên thực tế, có nhiều hộ gia đình hoàn toàn có khả năng phát triển thành công ty nhưng do trình độ nhận thức chưa cao và chưa có nhu cầu nên họ vẫn chỉ dừng ở mức hộ gia đình. Điều này là do đặc thù sản xuất làng nghề là các thao tác công nghệ còn đơn giản, tận dụng sức lao động thủ công là chính, không đòi hỏi vốn nhiều với mô hình quản lý phức hợp. Cho đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư nước ngoài nào tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của các làng nghề.
Một đặc điểm của các doanh nghiệp làng nghề là hầu hết giám đốc là người địa phương, có trình độ văn hóa, có tay nghề, nắm bắt được tình hình phát triển hàng hóa địa phương mình, có sự nhanh nhạy về đánh giá, nắm bắt thị trường. Chính vì thế, tuy chiếm tỉ trọng nhỏ về số lượng, nhưng các doanh nghiệp làng nghề đóng góp một tỉ lệ đáng kể trong tổng giá trị sản xuất và tỉ trọng này có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây.
Theo Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, trong các thành phần kinh tế ở làng nghề Hà Nội hiện nay, Hộ cá thể chiếm tỉ trọng đáng kể với trên 90% các chủ thể sản xuất, sau đó là các Doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn (hơn 2%), còn lại là Tổ hợp tác sản xuất, Hợp tác xã và Công ty cổ phần chiếm tỉ trọng không đáng kể.
1.2.3.2. Quy mô sản xuất
Có thể nhận thấy, sản xuất của các làng nghề vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, quy mô vốn không nhiều, tập trung ở các làng nghề có quy trình sản xuất không đòi hỏi đầu tư nhiều như mây tre, thêu Bên cạnh đó cũng có một số làng nghề có các hộ gia đình đầu tư với số vốn tương đối lớn, tập trung ở các nghề gốm sứ, đồ gỗ Tuy nhiên, ngay cả những gia đình này cũng khó so sánh được về quy mô vốn so với các cơ sở sản xuất trong các lĩnh vực khác.
Bản thân các hộ gia đình cũng không nhận thấy sự cần thiết phải tập trung sản xuất với các hộ gia đình khác để hình thành những cơ sở sản xuất quy mô lớn hơn. Lý do thường là các hộ gia đình sợ bị đánh cắp mẫu mã, bí quyết kỹ thuật khi sản xuất tập trung. Điều này cũng đặt ra nhiệm vụ phải xây dựng và bảo hộ thương hiệu đối với các sản phẩm TCMN.
1.2.3.3. Phương thức sản xuất
Hiện nay, việc tổ chức sản xuất tại làng nghề đang có xu hướng chuyển sang mô hình tổ chức sản xuất theo kiểu phân công chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất theo giai đoạn công nghệ và theo chi tiết sản phẩm của nền sản xuất lớn cơ giới hóa. Tuy nhiên trong lĩnh vực này giữa các làng nghề cũng có một số nét khác biệt phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của mặt hàng được sản xuất ra.
Mặc dù phương thức tổ chức sản xuất của các làng nghề tuy có đặc điểm khác nhau nhưng có một số nét chung là:
- Đã hình thành nhiều dây chuyền sản xuất chính phát triển song song để cùng sản xuất những mặt hàng tương tự và hoạt động theo phương thức tự sản tự tiêu.
- Trên những dây chuyền đó đã hình thành sự phân công chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất theo giai đoạn công nghệ và theo chi tiết sản phẩm. Chính các tổ chức sản xuất đó đã tạo điều kiện chuyển sản xuất tại làng nghề lên trình độ cơ khí hóa, điện khí hóa.
- Vì phát triển trên cơ sở hộ gia đình nên trên từng dây chuyền sản xuất đã có sự hợp tác, liên kết các hộ gia đình theo mô hình tổ chức gia công công nghiệp với các hộ vệ tinh và hộ đầu mối.
- Cũng vì phát triển trên cơ sở hộ gia đình nên tiềm lực của từng hộ tuy cho phép thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa sản xuất từng công đoạn nhưng cũng vì tiềm lực đó có hạn nên trình độ công nghệ được ứng dụng còn thấp so với các nước trong khu vực nên có thể bị cạnh tranh khi thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế. Đây cũng là nhược điểm cần chú ý tìm giải pháp khắc phục.
1.2.4. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ những năm gần đây
Sản phẩm TCMN là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, và được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn.
1.2.4.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN
Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh trong 10 năm gần đây. Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN tăng từ 274 triệu USD đến 880 triệu USD.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2008 đã ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu và tốc độ tăng trưởng của ngành hàng làm kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này có sự chững lại vào năm 2009.
Giai đoạn từ cuối 2009, đầu 2010, ngành TCMN, đồ gỗ, đồ gia dụng và quà tặng đã phục hồi trở lại, với nhiều cơ hội tăng trưởng hơn. Doanh thu ngành hàng TCMN đạt trên 1 tỷ USD năm 2010, và thường có mức tăng trung bình khoảng 13- 15%/ năm. Ngành hàng TCMN đã giúp tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở các làng nghề trên cả nước, đem lại nguồn thu nhập đáng kể và ổn định, đem lại nguồn thu ngoại tệ, trong khi sử dụng nguyên liệu chính là ở trong nước, nâng cao tỷ suất hiệu quả. Tám tháng đầu năm 2010, một số mặt hàng như mây, tre, đan xuất khẩu đạt 135 triệu USD, gốm sứ hơn 200 triệu USD.
Trong 8 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng TCMN từ mây, tre, cói thảm của cả nước đạt 128,6 triệu đô la Mỹ, giảm 36,32% so cùng kỳ năm 2010, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng Cục Hải quan. Riêng kim ngạch trong tháng 8 là 16,7 triệu đô la Mỹ, giảm 8,59% so cùng kỳ. Nguyên nhân là do kinh tế toàn cầu vẫn còn trong tình trạng suy thoái, những mặt hàng TCMN trang trí lại không phải là mặt hàng thiết yếu trong danh mục tiêu dùng của người dân nên bị giảm trừ trong mua sắm.
Bảng 1. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MÂY, TRE, CÓI THẢM NĂM 2009 VÀ 2010
ĐVT: USD
KMXK 2010
KNXK 2009
Tăng giảm KN năm 2010 so năm 2009 (%)
Tổng KN
203.109.346
178.712.078
13,65
Hoa Kỳ
33.820.915
24.460.190
38,27
Nhật Bản
28.898.182
26.227.912
10,18
Đức
27.178.977
29.268.429
(7,14)
Pháp
10.034.189
7.997.754
25,46
Ôxtrâylia
9.618.422
6.748.072
42,54
Hà Lan
8.640.430
5.145.150
67,93
Đài Loan
8.127.220
8.483.463
(4,20)
Anh
6.611.794
5.484.482
20,55
Italia
6.541.492
7.403.216
(11,64)
Bỉ
6.034.618
5.206.632
15,90
Tây Ban Nha
5.940.072
7.701.257
(22,87)
Hàn Quốc
5.305.466
4.570.881
16,07
Nga
4.642.359
4.513.080
2,86
Ba Lan
3.715.938
3.989.739
(6,86)
Canada
2.550.047
2.332.703
9,32
Thuỵ Điển
2.098.637
2.603.815
(19,40)
Đan Mạch
1.749.071
1.501.643
16,48
Nguồn: Tổng Cục Hải quan
Nhiều thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng TCMN đang bắt đầu suy giảm. Theo Tổng Cục Hải quan, xuất khẩu nhóm mặt hàng TCMN tại thị trường Mỹ chiếm 15,7% tỷ trọng trong 8 tháng đầu năm với 20,3 triệu USD, giảm 3,18% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 8, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 2,8 triệu USD, giảm 11,04% so với tháng 8-2010. Sau Mỹ là thị trường Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8 đạt 2,2 triệu USD, giảm 12,1% so với tháng 8-2010. Tính chung 8 tháng đầu năm 2011, Nhật Bản đã nhập khẩu 17,9 triệu USD mây, tre, cói thảm từ Việt Nam, giảm 15,58% so với cùng kỳ năm 2010.
1.2.4.2. Cơ cấu mặt hàng
Hàng TCMN của nước ta thâm nhập vào các thị trường với nhiều loại mặt hàng khác nhau nhưng trong đó tập trung chủ yếu vào 5 nhóm mặt hàng chính là: Gốm sứ mỹ nghệ, Đồ gỗ mỹ nghệ, Mây, tre đan, Thêu ren và Thảm len. Từ năm 1999 đến nay kim ngạch xuất khẩu của các nhóm hàng này ổn định và tăng lên không ngừng.
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2000 - 2009)
Qua biểu đồ trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam chủ yếu là do xuất khẩu hàng gốm sứ đem lại. Nghề gốm sứ vốn là truyền thống lâu đời của Việt Nam, do vậy lợi thế phát triển mặt hàng này rất dồi dào. Tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu cho việc sản xuất mặt hàng này khá lớn nên các thành phần kinh tế tư nhân, hộ gia đình khó có thể đáp ứng được.
Đồ gỗ mỹ nghệ cũng là mặt hàng đang được ưa chuộng hiện nay. Mặt hàng này có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai vì các doanh nghiệp Việt Nam đã dần tiếp cận thị trường EU một cách hiệu quả bằng cách thiết lập các của hàng giới thiệu sản phẩm tại nước sở tại để bán trực tiếp không qua trung gian.
Bên cạnh đó, hàng mây tre đan cũng đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của nước ta. Trong tháng 3/2011 xuất khẩu mặt hàng mây tre đan đạt 20 triệu USD, tính chung cả quý I đạt 50 triệu USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2010. Ngoài ra, còn có một số mặt hàng khác đem lại kim ngạch xuất khẩu cho ngành TCMN Việt Nam, trong đó phải kể đến mặt hàng thổ cẩm rất có triển vọng. Mặt hàng này chủ yếu xuất khẩu tại chỗ tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động du lịch.
1.2.4.3. Cơ cấu thị trường
Cơ cấu thị trường hàng TCMN xuất khẩu có chiều hướng phát triển tốt, theo hướng đa dạng hóa, mở rộng được nhiều thị trường mới. Hiện nay hàng TCMN nước ta đã có mặt ở 163 nước, trong đó tập trung vào 15 nước và vùng lãnh thổ. Trong đó có thể thấy Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Canada là các thị trường lớn và nhiều tiềm năng.
a) Thị trường EU
Sản phẩm TCMN Việt Nam hiện nay đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới với tốc độ tăng trưởng 17,87%/năm. Theo Bộ Thương mại, thị trường rộng lớn nhất và có nhiều tiềm năng nhất trong xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam là EU. Sản phẩm TCMN của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này tăng lên rất nhanh trong nhữn