1. Định nghĩa Ngày Chúa Nhật.
Ngày Chủ nhật, (Người công giáo Việt Nam còn gọi là ngày Chúa nhật), là ngày trong tuần giữa thứ Bảy và thứ Hai. Chủ nhật trong một số tiếng phương Tây được lấy tên từ thần Mặt Trời. (Sunday)
Ở một vài nơi, thí dụ như ở châu Âu và Nam Mỹ, Chủ nhật là ngày cuối tuần, còn ở vài nơi khác, trong đó có Hoa Kỳ, Chủ nhật vẫn là ngày đầu tuần (từ truyền thống cổ của người Do Thái, Ai Cập và đế quốc La Mã Thần thánh).
Vậy Ngày Chúa Nhật là gì?
Ngày Chúa Nhật là ngày của Chúa, ngày dành riêng cho Thiên Chúa, để ta thờ phượng Ngài, đặc biệt hơn các ngày khác trong tuần. Là ngày Chúa KiTô đã sống lại từ cõi chết, khai mở cuộc sáng tạo mới.
Vì thế, Giáo Hội dạy rằng: "việc cử hành Ngày của Chúa và Hy tế Tạ Ơn của Chúa (The Eucharist) mỗi ngày Chúa Nhật là trung tâm điểm của đời sống Giáo Hội. Ngày Chúa Nhật cũng là ngày cử hành Mầu Nhiệm vượt qua theo truyền thống Tông Đồ, và phải được tuân giữ trong toàn thể Giáo Hội như ngày lễ buộc chính yếu" (x. SGLGHCG, số 2177; giáo luật số 1246).
32 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3388 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tôn giáo học- Ngày Chúa Nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I.KHÁI QUÁT VỀ NGÀY CHÚA NHẬT.
Định nghĩa Ngày Chúa Nhật.
Ngày Chủ nhật, (Người công giáo Việt Nam còn gọi là ngày Chúa nhật), là ngày trong tuần giữa thứ Bảy và thứ Hai. Chủ nhật trong một số tiếng phương Tây được lấy tên từ thần Mặt Trời. (Sunday)
Ở một vài nơi, thí dụ như ở châu Âu và Nam Mỹ, Chủ nhật là ngày cuối tuần, còn ở vài nơi khác, trong đó có Hoa Kỳ, Chủ nhật vẫn là ngày đầu tuần (từ truyền thống cổ của người Do Thái, Ai Cập và đế quốc La Mã Thần thánh).
Vậy Ngày Chúa Nhật là gì?
Ngày Chúa Nhật là ngày của Chúa, ngày dành riêng cho Thiên Chúa, để ta thờ phượng Ngài, đặc biệt hơn các ngày khác trong tuần. Là ngày Chúa KiTô đã sống lại từ cõi chết, khai mở cuộc sáng tạo mới.
Vì thế, Giáo Hội dạy rằng: "việc cử hành Ngày của Chúa và Hy tế Tạ Ơn của Chúa (The Eucharist) mỗi ngày Chúa Nhật là trung tâm điểm của đời sống Giáo Hội. Ngày Chúa Nhật cũng là ngày cử hành Mầu Nhiệm vượt qua theo truyền thống Tông Đồ, và phải được tuân giữ trong toàn thể Giáo Hội như ngày lễ buộc chính yếu" (x. SGLGHCG, số 2177; giáo luật số 1246).
Nguồn gốc ngày Chúa nhật trong Kinh thánh.
2.1 Nguồn gốc ngày Chúa Nhật.
Theo giáo huấn của Công đồng Va-ti-ca-nô II về ngày Chúa nhật, trong Hiến chế Phụng vụ số 102 và 106:
Hiến chế Phụng vụ số 102 đưa ra định nghĩa về ngày Chúa nhật và trình bày năm phụng vụ như là một cuộc mừng kính mầu nhiệm cứu chuộc với những lời lẽ như sau:
"Mẹ chúng ta là Hội thánh thấy mình có bổn phận phải mừng kính công trình cứu chuộc của Bạn Trăm năm, bằng một cuộc tưởng nhớ thánh thiêng vào những ngày nhất định trong suốt cả năm. Mỗi tuần vào ngày gọi là ngày của Chúa, Hội thánh tưởng nhớ cuộc phục sinh của Chúa. Cuộc phục sinh này cũng là chính cuộc phục sinh Hội thánh cử hành long trọng mỗi năm một lần, cùng với cuộc thọ hình trong đại lễ Vượt Qua."
Hiến chế Phụng vụ số 106 diễn tả chi tiết hơn các dạng khác nhau của ngày Chúa nhật. Ngày Chúa nhật cốt yếu là ngày họp nhau để mừng kính mầu nhiệm Đức Ki-tô sống lại mà ngọn nguồn có từ thời Tân Ước. Số này nói như sau :
"Hội thánh mừng kính mầu nhiệm phục sinh, dựa vào truyền thống của các Tông đồ có ngay từ chính ngày Đức Ki-tô phục sinh là ngày thứ tám được gọi chí lý là ngày của Chúa hay ngày Chúa nhật."
Bản văn này cho thấy một cách chính xác bản tính và danh xưng của ngày Chúa nhật : bản tính là ngày mừng kính mầu nhiệm phục sinh, và danh xưng là ngày của Chúa.
Hội thánh mừng kính mầu nhiệm phục sinh vào chính ngày Chúa Ki-tô sống lại. Về nguồn gốc lập ra ngày Chúa nhật thì các sử gia chấp nhận một cách dễ dàng, chỉ có mối tương quan giữa ngày Chúa nhật và ngày sa-bát là gây tranh cãi mà thôi.
Trước hết chúng ta nói về khía cạnh liên kết ngày Chúa Nhật của những người Kitô với những gì Kinh Thánh nói về ngày Sabbat, ngày của Thiên Chúa trong Cựu Ước, ngày mà người Do Thái Giáo ngày nay vẫn cử hành. Kết thúc bài tường thuật về một tuần lễ tạo dựng vũ trụ, chương thứ nhất của sách Sáng Thế nói rằng Thiên Chúa nghỉ việc "vào ngày thứ Bảy", và Ngài "chúc lành cho Ngày Thứ Bảy và thánh hóa ngày ấy" (STK 2,2-3). Ngày Sabát, Ngày thứ Bảy trong Kinh Thánh Cựu Ước, có liên hệ đến Mầu Nhiệm của việc Thiên Chúa nghỉ ngơi. Nếu chúng ta, những người Kitô, chúng ta cử hành ngày của Chúa vào ngày Chúa Nhật, đó là bởi vì trong ngày nầy, đã xảy ra biến Cố Chúa Kitô phục sinh, ngày hoàn tất công việc tạo dựng đầu tiên và bắt đầu công việc tạo dựng mới. Trong Chúa Kitô Phục Sinh, việc nghỉ ngơi của Thiên Chúa đạt đến sự thể hiện trọn vẹn, đầy đủ nhất của nó.
Qua hình ảnh Thiên Chúa nghỉ việc, Kinh Thánh nói đến sự vui mừng thỏa mãn của Ðấng tạo hóa trước những công cuộc do Tay Ngài làm ra. Vào ngày thứ Bảy, Thiên Chúa quay lại nhìn đến con người và thế giới, với lòng khâm phục và đầy tình yêu thương, một tâm tình được xác nhận trong dòng lịch sử cứu rỗi, khi Ðấng Tạo Hóa, đặc biệt trong những biến cố của cuộc xuất hành, trở thành Ðấng cứu chuộc của dân Ngài.
Như thế, "Ngày của Chúa" là ngày mạc khải tình thương của Thiên Chúa đối với những tạo vật của Ngài. Các ngôn sứ đã không ngại ngùng ca ngợi mối tương quan tình thương nầy bằng những từ ngữ của tình yêu hôn nhân ((x. Os 1,16-24) Gier 2,2 van van): Là Ðấng Tạo Hóa, Thiên Chúa trở thành như vị hôn phu của nhân loại, và việc nhập thể của Con Một Ngài kết thành điểm cao chóp đỉnh của cuộc hôn nhân huyền nhiệm nầy.
Vào ngày Chúa Nhật, người Kitô được mời gọi khám phá lại cái nhìn đầy nét tươi vui của Thiên Chúa và cảm thấy mình như được bao gồm và được bảo vệ bởi cái nhìn nầy. Cuộc sống chúng ta, trong thời đại của kỷ thuật, liều bị làm cho càng ngày càng trở thành như vô danh hơn, và chỉ quy hướng về (chỉ phục vụ cho) tiến trình sản xuất. Như thế con người không còn có thể vui hưởng những vẻ đẹp của tạo vật, và hơn nữa, không còn có thể đọc thấy trong những vẻ đẹp nầy một phản ảnh dung mạo của Thiên Chúa. Những người kitô dừng lại mỗi ngày Chúa Nhật, không những vì lý do để nghỉ ngơi hợp lý, nhưng còn nhất là để cử hành công việc của Thiên Chúa Tạo Hóa và Cứu Chuộc. Từ việc cử hành nầy, phát sinh những lý do để vui mừng và hy vọng, làm cho đời sống hằng ngày có được mùi vị mới, và cung cấp một phương thuốc căn bản để chửa trị bệnh buồn chán, mất ý nghĩa sống, thất vọng, mà đôi khi họ có thể bị cám dỗ cảm thấy như vậy.
2.2 Ngày Chúa nhật đã thay thế ngày sa-bát thế nào ?
2.1.1 Nét độc đáo của ngày Chúa nhật.
Một sự kiện rất đáng chú ý là ngày Chúa nhật đã được Hội thánh lập ra. Đôi khi có người lầm tưởng rằng đó là ngày sa-bát chuyển qua, nhưng không phải. Giữa ngày sa-bát và Chúa nhật có một liên hệ lịch sử, vì ngày Phục sinh diễn ra vào hôm sau ngày sa-bát. Còn về nội dung thì ngày Chúa nhật có một nội dung tôn giáo độc lập và đặc biệt, không phát xuất từ ngày sa-bát. Cho nên nền tảng của ngày Chúa nhật không phải là ngày sa-bát Do thái.Có hai lý do minh chứng điều này :
Trước hết ngay từ đầu và trong thời gian Hội thánh hiện hữu trong khung cảnh Do thái giáo, ngày Chúa nhật được đặt thêm vào ngày sa-bát. Các Tông đồ vẫn giữ ngày sa-bát, cộng đoàn các môn đệ vẫn tiếp tục cử hành việc thờ phượng trong khung cảnh Do thái giáo và lại lập thêm cách thế thờ phượng riêng.
Tiếp đến là ngay từ đầu, trong lúc còn cùng với ngày sa-bát rồi cho đến khi tách biệt riêng thành ngày thờ phượng của những người không phải từ Do thái mà vào đạo, ngày Chúa nhật không có dáng dấp gì của ngày sa-bát cả. Ngày sa-bát nhấn mạnh đặc biệt đến sự nghỉ việc và coi đây là yếu tố quan trọng bậc nhất, còn ngày Chúa nhật cốt yếu là ngày thờ phượng chung, đòi phải dành ra một số thời giờ rảnh rỗi cần thiết để lo việc thờ phượng Chúa.
Ngoài ra lại còn một yếu tố nữa khiến cho ngày Chúa nhật khác với ngày sa-bát : đó là ngày sa-bát chỉ chú trọng đến hình thức bên ngoài, còn ngày Chúa nhật thì chú trọng đến ý nghĩa nội tại, dựa vào thái độ của Chúa Giê-su, các Tông đồ và đặc biệt thánh Phao-lô, nhất là trong thư gửi tín hữu Do thái đối với ngày sa-bát.
2.1.2 Liên hệ giữa ngày sa-bát và Chúa nhật.
Tuy Chúa nhật không thay thế cho ngày sa-bát và cũng không phải là ngày sa-bát kéo dài sang, nhưng giữa hai ngày đó vẫn có một vài liên hệ. Đó là sự liên hệ giữa việc thờ phượng và sự nghỉ ngơi, nhưng chỉ là liên hệ thực tế hơn là liên hệ cốt yếu.
Quả thật trong ngày sa-bát, người Do thái có đến hội đường để nghe sách luật và phải nghỉ việc hoàn toàn, cũng như người công giáo đi nhà thờ dự lễ và kiêng việc xác. Hiểu như thế thì có liên hệ, còn ngoài ra thì ít liên hệ và lại khác nhau nữa, như đã nói ở trên, vì Chúa nhật cốt yếu là ngày thờ phượng, còn nghỉ việc chỉ là phụ thuộc và tương đối. Đàng khác mãi đến thế kỷVI, Hội thánh mới buộc phải kiêng việc nặng nhọc ngày Chúa nhật và dần dần sau này mới coi việc nghỉ ngày Chúa nhật là một yếu tố gắn liền với ngày của Chúa.
3. Lịch sử ngày Chúa nhật.
3.1 Ngày thứ nhất trong tuần trở thành ngày của Chúa :
Lịch sử ngày Chúa nhật bắt đầu bằng cuộc sống lại của Đức Ki-tô vào ngày thứ ba sau khi Người chết, và ngày thứ nhất trong lễ Do Thái. Chính Người đã ghi một dấu đặc biệt lên ngày thứ nhất sau ngày sa-bát, bằng cách chọn ngày đó để ra khỏi mồ. Các tác giả Tin Mừng đã tường thuật biến cố này thật là khúc chiết. Nhưng đây không phải là tường thuật một sự kiện lịch sử mà thôi, vì trong những bài tường thuật đó, đã thấy lộ ra những yếu tố đạo lý về việc mừng kính ngày Chúa nhật
3.1.1 Ngày Phục Sinh
"Sáng ngày thứ nhất trong tuần, Đức Ki-tô đã sống lại và hiện ra với các người thân. Sau khi đã hiện ra với bà Ma-ri-a Mác-đa-la, và mấy phụ nữ khác, rồi ông Phê-rô, chính ngày hôm đó Người lại hiện ra với hai người môn đệ trên đường Em-mau. Các ông này nhận ra Chúa khi Người bẻ bánh chia cho các ông. Sau đó, Người hiện ra với các Tông đồ đang hội nhau ở nhà Tiệc ly. Người ăn với các ông và nói : "Như Chúa Cha đã sai Thầy thì bây giờ Thầy cũng sai anh em." Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo : "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha." (Ga 20,21-23).
Tất cả những sự việc trên diễn tả một cách đầy đủ ngày Chúa Giê-su Ki-tô phục sinh. Đây là biến cố chính yếu của lịch sử cứu độ. Biến cố này ghi dấu đến muôn đời ngày thứ nhất trong tuần. Mầu nhiệm mà ngày nay chúng ta cử hành trong các ngày Chúa nhật đã có từ ngày Chúa phục sinh.
3.1.2 Tám ngày sau
Nhưng nếu chỉ có Chúa nhật thứ nhất này thì chưa có gì khiến người ta cử hành mỗi tuần một lần ngày ấy như một ngày lễ. Phải có một ngày khác nữa, đó là sau khi hoàn thành mầu nhiệm cứu chuộc vào một ngày lịch sử, Chúa Ki-tô đã phân biệt ngày này với sáu ngày khác. Người đã tách biệt, thánh hóa và làm cho ngày ấy thành ngày riêng của Người. Tám ngày sau, Người lại hiện ra với các môn đệ. Ngày Chúa nhật của chúng ta hiện nay đã bắt đầu từ ngày ấy, ngày kỷ niệm tám ngày sau khi Chúa Giê-su sống lại, ngày Chúa nhật của Tông đồ Tô-ma. Ngay từ tuần Bát nhật Phục sinh, ngày thứ nhất trong tuần đã được ấn định là ngày Chúa Giê-su hiện ra với các môn đệ. Không thấy nói Người hiện ra vào một ngày nào khác. Các cuộc gặp gỡ giữa Người với các môn đệ đều diễn ra vào ngày Chúa nhật. Đó là nguồn gốc các buổi gặp gỡ đầu tiên giữa các tín hữu.
Thánh Gio-an tường thuật giai đoạn này như sau :
"Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà đó, lần này có cả ôngTô-ma nữa. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói :"Bình an cho anh em." Rồi Người bảo ông Tô-ma : "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa bàn tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng tin nữa, nhưng hãy tin." Ông Tô-ma thưa Người : "Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con !" Đức Giê-su bảo : "Vì thấy Thầy, nên anh mới tin. Phúc cho những người không thấy mà tin !" (Ga 20,26-29)
Xưa nay đọc đoạn Tin Mừng vắn tắt này, thường người ta chỉ chú trọng tới cuộc hiện ra của Chúa Giê-su và sự cứng lòng tin của ông Tô-ma nhiều hơn là những gì khác. Điều này không sai. Nhưng ở đây còn hai yếu tố khác sẵn có để làm nền tảng cho giáo lý về ngày Chúa nhật : đó là các dấu đanh và sự cần thiết phải có lòng tin. Khi tỏ các dấu đanh cho ông Tô-ma là Chúa Giê-su muốn đặt thánh giá vào trung tâm các cuộc cử hành phục vụ, và khi đòi ông Tô-ma phải tin là Người muốn rằng khi cử hành phụng vụ, người ta phải tin và phải quy tụ các tín hữu lại với nhau.
3.2 Ngày thứ nhất, ngày lễ hàng tuần
Ngoài các sách Tin Mừng, sách Công vụ Tông đồ cũng cho ta thấy vị trí của ngày thứ nhất, đối với các tín hữu thuộc thế hệ đầu. Theo chương hai mươi thì ngày Chúa nhật đã có từ thời thánh Phao-lô, khi người đi hết nơi này đến nơi khác để lập các giáo đoàn :
"Ngày thứ nhất trong tuần, chúng tôi họp nhau làm lễ bẻ bánh. Ông Phao-lô thảo luận với các anh em, và vì hôm sau ông ra đi, nên ông đã kéo dài cuộc nói chuyện đến mãi nửa đêm." (Cv 20,7)
Thánh Phao-lô cũng xin tín hữu Cô-rin-tô quyên tiền vào ngày thứ nhất. Ngày Chúa nhật đã được đặt ra làm ngày nhất định để họp nhau. Đó là ngày Đấng phục sinh ngồi đồng bàn với các môn đệ. Chỉ cần các Ki-tô hữu họp nhau lại ngày hôm đó là Chúa Ki-tô có mặt một cách đặc biệt.
Trong các giáo đoàn do thánh Phao-lô thành lập, ngày Chúa nhật vẫn giữ tên Do Thái là ngày hôm sau ngày sa-bát, hay ngày thứ nhất trong tuần. Chỉ trong sách Khải huyền mới thấy tên riêng là ngày của Chúa:
"Tôi đã xuất thần vào ngày của Chúa và nghe đàng sau tôi có một tiếng lớn như thể tiếng kèn." (Kh 1,10)
Ngày Chúa nhật đã được cử hành ngay từ thời đó như một ngày lễ hàng tuần để tôn kính Chúa Giê-su Ki-tô. Có lẽ khi dùng chữ ngày của Chúa, người ta muốn dùng kiểu nói đó để tôn kính Đức Ki-tô là Chúa, nghĩa là Chủ tể càn khôn, Đấng phán xét kẻ sống và kẻ chết. Trong sách Khải huyền thường hay thấy phảng phất biểu tượng phục sinh. Trong Tin Mừng theo thánh Gio-an, cũng thấy nói đến ngày Chúa nhật.
Ngày Phục sinh, ngày thứ nhất trong tuần đã khai mạc một chương trình cứu độ mới, một nền phụng vụ mới vượt lên trên các ngày lễ Do Thái, một cách thờ phượng mới trong tinh thần và trong chân lý. Tất cả Tin Mừng theo thánh Gio-an đều xây dựng trên mầu nhiệm phục sinh. Đó là nhận xét của nhiều nhà chú giải Kinh thánh và sử học gần đây như Y.B.Trémel, M.E. Boismard, D.Mollat và A.Jaubert. Những nhận xét này củng cố thêm xác tín đã có từ lâu về nguồn gốc ngày Chúa nhật phát xuất từ thời các Tông đồ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY CHÚA NHẬT.
Một số hoạt động trong ngày Chúa Nhật.
Ngày chủ nhật là ngày nghỉ ngơi, là ngày dành thời gian cho gia đình: khi xã hội phát triển, khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến, trình độ lao động và sản xất ngày càng nâng cao thì đời sống con người cũng đươc nâng lên. Tuy nhiên để đời sống được nâng cao thì đòi con người cần phải có sự đầu tư rất nhiều mặt, cả về trí tuệ lẫn thời gian. Đặc biệt ở các nước phát triển thì vấn đề thời gian trong lào động lại càng quan trọng, họ hầu như không còn thời giờ để có thể làm những việc cho riêng mình vì quỹ thời gian không còn. Họ phải làm quá tám tiếng một ngày vì khối lượng công việc quá lớn. Đôi khi có những lúc công việc đòi buôc họ phải làm đêm để kịp tiến độ công việc yêu cầu. Hơn nữa trong xã hội ngày nay, không chỉ có nam giới tham gia vào công việc ngoài xã hội, mà còn có sự góp mặt của cả phái nữ. Phái nữ ngày càng khẳng định vị trí của mình trong vấn đề kinh tế xã hội. Chính vì thế thời gian giành cho gia đình và những người thân là rất ít. Thời gian gần đây chúng ta thấy có rất nhiều trường hợp con cái trong gia đình, vì thiếu tình cảm và sự quan tâm của cha mẹ nên đã gặp rất nhiều khó khăn. Có những trường hợp con cái vì thiếu sự chăm sóc và quản lý, thiếu tình cảm của cha mẹ, nên đã tìm đến với những tệ nạn xã hội để giải khuây. có những trường hợp cha mẹ vì công ăn việc làm đã để con cái lao vào cảnh bệnh tật về tâm lý chỉ vì chúng không được quan tâm. Trong các gia đình có cha mẹ già cũng thường hay có trường hợp cha mẹ phải tìm đến viện dưỡng lão, vì con cái trong gia đình không có thời giờ để chăm sóc cha mẹ.
Do đó, sau một tuần học tập, làm việc mệt mỏi cả gia đình có thể họp mặt lại cùng nhau đi chơi, về thăm ông bà, cha mẹ hay thăm hỏi bạn bè. “Gia đình là tế bào của xã hội” ( theo quan điểm, khái niệm của xã hội ), còn theo quan điểm tư tưởng của Giáo Hội thì gia đình là Hội Thánh thu nhỏ giữa lòng thế giới, chính vì vậy ngày Chúa nhật đối với người Công giáo lại càng quan trọng hơn. Ngày Chúa nhật, cả nhà xum họp vui vẻ bên nhau vừa để gắn kết gắn kết các thành viên trong gia đình hơn nữa, vừa có thời gian để cha mẹ quan tâm đến con cái nhiều hơn, nhất là việc giá dục Đức Tin cho con cái không những qua các giờ kinh hằng ngày mà còn qua việc học giáo lý ngày Chúa nhật nữa.
Ngày Chúa nhật cũng là ngày dành thời gian cho bạn bè, họ hàng thân cận. Đây là một một cơ hội để mọi người có cơ hội gắn kết với nhau hơn bằng nhiều cách như: đến chơi nhà nhau, ăn cùng với nhau 1 bữa cơm hay chỉ đơn giản là gặp nhau trên đường đi lễ hoặc sau khi Thánh Lễ kết thúc. Lúc đó họ có thể nán lại hàn huyên, trò chuyện đôi chút trước khi trở về với mái ấm gia đình của mình, chỉ thế thôi cũng làm cho tình bạn gắn bó hơn, những mối quạn hệ khăng khít bền vững hơn.
Việc vui chơi giải trí cũng là một việc không thể thiếu với mỗi gia đình vào ngày Chúa Nhật đối với mỗi người nói chung và người Công giáo nói riêng, bên cạnh việc dành chút thời gian cho bạn bè, họ hàng lân cận thì việc vui chơi giải trí cũng là một phần trong việc gia đình dành thời gian cho nhau để đi chơi công viên, đi dạo phố, mua sắm hay đi thăm ông bà, cha mẹ, cô bác, anh chị em…..hay chỉ đơn giản là cả nhà cùng nhau đi ăn cơm nhà hàng hoặc một bữa ăn thịnh soạn mà trong đó có công sức đóng góp của cả nhà. Vì bữa cơm gia đình đối với người Việt Nam là vô cùng quan trọng vì đó chính là những điều kiện để giữ gìn hạnh phúc. Tuy nhiên do điều kiện ngày nay, đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, vì thế rất nhiều gia đình không đảm bảo được những bữa cơm quan trọng ấy. Trong một tuần chỉ có ngày chủ nhật là cơ hội để gia đình có thể quây quần trong bàn ăn với nhau. Vì vậy ngày chủ nhật chính là tâm điểm mà các thành viên mong đợi, và cũng chính vì thế nó đóng góp một phần rất lớn trong việc bảo vệ hạnh phúc gia đình, như vậy ngày Chúa nhật là ngày nghỉ tuyệt vời với mọi gia đình.
Tuy nhiên đó chưa phải là điều tuyệt vời nhất, điều tuyệt vời nhất là Gia đình Công giáo dành ngày Chúa nhật cho Chúa thông qua việc tham gia học hỏi, sinh hoạt Giáo lý hay phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể( đối với các em thiếu nhi từ 6 tới 17 tuổi). Đây là hoạt động đòi buộc đối với các em vì quá trình học Giáo lý là quá trình củng cố và tôi luyện Đức Tin, giúp các em hiểu biết hơn về Giáo lý Hội Thánh và dần hình thành nhân cách của người KiTô hữu trong các em. “Nhân cách của người KiTô hữu” ở đây chính là những nhân đức, đức tính tốt cần thiết của con người nói chung và của người KiTô hữu nói riêng. Đó không chỉ là những đức tính tốt mà xã hội cần mà còn là những nhân đức mà Giáo hội cần như: sống ngoan hiền, lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị và mọi người xung quanh, chân thành, tốt bụng, quan tâm chia sẻ với mọi người, và đặc biệt là yêu Chúa, yêu tha nhân, chăm lo học hỏi Giáo lý, siêng năng tham dự Thánh Lễ và lãnh nhận bí tích Thánh Thể. Ngày Chúa nhật cũng là dịp để các hội đoàn, đoàn thể trong Giáo xứ gặp gỡ, sinh hoạt với nhau như Hội Gia trưởng ( Hội những ông bố Công giáo ), Hội Hiền Mẫu (Hội những bà mẹ Công giáo), Hội Giới trẻ ( tầng lớp thanh niên nam, nữ ở độ tuổi từ 18t đến 35t )… đây là dịp để các Hội đoàn tụ họp nhau lại cùng nhau đọc kinh, cầu nguyện, chia sẻ với nhau về đời sống Đức Tin, đời sống Cầu nguyện cũng như đời sống hằng ngày, qua đó củng cố Đức Tin cũng như đời sống Đạo được nên hoàn thiện hơn.
Nói đến các hoạt động ngày Chúa nhật không thể không nói đến Thánh Lễ, vì Thánh Lễ là đỉnh cao của ngày Cháu nhật. Đối với người Công Giáo, Thánh Lễ là hoạt động tối quan trọng trong đời sống mỗi Tín hữu, bên cạnh đó đây cũng là hoạt động có tính bắt buộc theo luật của Hội Thánh, không chỉ có thế Thánh Lễ còn là một hoạt động có vai trò quan trọng đối với đời sống tâm linh của người KiTô Hữu. Đó là lí do tại sao có những tín hữu ( người có lòng tin) tuy không mặn mà với đời sống Đạo nhưng vẫn cố gắng đi tham dự Thánh Lễ mỗi ngày Chúa nhật.
Thánh Lễ.
Thánh lễ là hoạt động thờ phượng Thiên Chúa. Thánh lễ được tiến hành (dâng lễ) bởi một hay nhiều linh mục hay giám mục với sự tham dự của các giáo dân. Thánh lễ tiến hành bởi nhiều linh mục/giám mục gọi là Thánh lễ đồng tế, trong đó có một vị là Chủ tế. Thông thường thánh lễ được tiến hành trong nhà thờ, nhưng cũng có thể tiến hành ở nơi khác như bệnh viện, trường học, nhà riêng...
Thánh lễ được cử hành khởi đầu bằng lời ca, tiếng hát trong niềm vui và hân hoan.
Ca hát là cách diễn tả thông thường của bất cứ lễ hội nào. Và việc gặp gỡ Thiên Chúa luôn luôn là một lễ hội. Bài hát nhập lễ nhằm xóa tan sự lạnh lùng của mỗi người chúng ta và kết hợp chúng ta thành một cộng đoàn tình thương và sống động.
Hát là dấu chỉ niềm hân hoan trong tâm hồn. Chúng ta hát để diễn tả sự hiệp nhất của cộng đoàn tham dự và để nói lên rằng chúng ta vui sướng được gặp lại nhau, như Thánh vịnh 132 đã biểu lộ :
"Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, Anh em được sống sum vầ