Màn hình là thiết bịngoại vi không thểthiếu đối với rất nhiều nguồn phát tín
hiệu, từcác vật dụng nhỏbé như đồng hồ, điện thoại, máy tính cầm tay cho đến
những thứlớn hơn như TV, máy tính cá nhân, bảng báo hiệu, giải trí điện tử. Hòa
vào “luồng gió sốhóa”, công nghệmàn hình đang tạo nên cơn cuồng phong mới để
lột bỏlớp áo “tương tự” đã mặc suốt hơn 100 năm qua. Ra đời cách nay hơn 100 năm,
công nghệCRT (đèn tia âm cực) đã tạo ra bước ngoặt lịch sửcho ngành truyền thông.
Không đơn thuần trao đổi cho nhau những hàng chữtĩnh lặng hoặc giọng nói, con
người đã có thểtruyền hình ảnh cho nhau ởnhững khoảng cách vượt xa khỏi trí tưởng
tượng. Máy tính ra đời, màn hình CRT cũng đã mang lại những dòng chữ, hình ảnh
trực quan thay thếcho lối giao tiếp thô sơ qua giấy đục lỗtrước đó. Ưu điểm là vậy
song CRT vẫn mang nhiều khuyết điểm cốhữu như tiêu thụnhiều điện năng; điều
khiển tia điện tửrất khó chính xác; độhội tụvà màu sắc thay đổi không đồng đều
theo thời gian; mạch điện cao áp và từtrường mạnh tạo ra vùng sóng điện từcó hại;
kích thước cồng kềnh (màn hình CRT 20' chiếm không gian lớn hơn cảthùng
CPU).LCD đã ra đời theo đà phát triển của công nghệsố.
Tinh thểlỏng (liquid crystal)mang đặc tính kết hợp giữa chất rắn và chất lỏng
được Friedrich Reinitzer, nhà thảo mộc học người Áo, phát hiện vào năm 1898. Trong
tinh thểlỏng, trật tựsắp xếp của các phân tửgiữvai trò quyết định mức độánh sáng
xuyên qua. Dựa trên trật tựsắp xếp phân tửvà tính đối xứng trong cấu trúc, tinh thể
lỏng được phân thành 3 loại: nematic, cholesteric(chiral nematic) và smectic; nhưng
chỉtinh thể nematicđược sửdụng trong màn hình LCD (Liquid Crystal Display).
Ngành công nghiệp sản xuất LCD chỉthật sựbắt đầu phát triển vào năm 1960, khi
giới khoa học phát hiện ra phương pháp điều khiển hướng phân bốphân tửtinh thể
lỏng bằng điện trường. Dựa trên kiến trúc cấu tạo, LCDđược phân chia thành dòng
sản phẩm DSTN (Dual Scan Twisted Nematic) và TFT (Thin Film Transistor) lần
lượt hướng đến môi trường ứng dụng phổthông và cao cấp.
Trong bài viết này,chúng em sẽtìm hiểu “Tổng quan vềcông nghệLCD :các
thuộc tính và những bộmạch cơ bản”.Trong quá trình học môn Cấu kiện điện tử
và lựa chọn đềtài bài tập lớn ,bài viết không tránh khỏi những thiếu sót,chúng em xin
gửi lời cám ơn Thạc sĩĐinh ThịNhung,giảng viên khoa ĐTVT đã đọc và tư vấn để
bài viết này được hoàn chỉnh.
Nhóm sinh viên
55 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2724 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổng quan về công nghệ LCD -Các thuộc tính và những bộ mạch cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LCD Monitor Nhóm SV lớp KSTN-DTVT-K52
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Trung tâm đào tạo Tài Năng
-------ثث------
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ
CHUYÊN ĐỀ : MÀN HÌNH LCD
Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Đinh Thị Nhung.
Nhóm sinh viên: Phạm Văn Chí.
Lê Thái Hưng.
Nguyễn Duy Linh.
Lê Anh Văn.
Lớp KSTN-ĐTVT-K52.
Hà Nội, 05/2009
LCD Monitor Nhóm SV lớp KSTN-DTVT-K52
2
LỜI NÓI ĐẦU.
Màn hình là thiết bị ngoại vi không thể thiếu đối với rất nhiều nguồn phát tín
hiệu, từ các vật dụng nhỏ bé như đồng hồ, điện thoại, máy tính cầm tay cho đến
những thứ lớn hơn như TV, máy tính cá nhân, bảng báo hiệu, giải trí điện tử... Hòa
vào “luồng gió số hóa”, công nghệ màn hình đang tạo nên cơn cuồng phong mới để
lột bỏ lớp áo “tương tự” đã mặc suốt hơn 100 năm qua. Ra đời cách nay hơn 100 năm,
công nghệ CRT (đèn tia âm cực) đã tạo ra bước ngoặt lịch sử cho ngành truyền thông.
Không đơn thuần trao đổi cho nhau những hàng chữ tĩnh lặng hoặc giọng nói, con
người đã có thể truyền hình ảnh cho nhau ở những khoảng cách vượt xa khỏi trí tưởng
tượng. Máy tính ra đời, màn hình CRT cũng đã mang lại những dòng chữ, hình ảnh
trực quan thay thế cho lối giao tiếp thô sơ qua giấy đục lỗ trước đó. Ưu điểm là vậy
song CRT vẫn mang nhiều khuyết điểm cố hữu như tiêu thụ nhiều điện năng; điều
khiển tia điện tử rất khó chính xác; độ hội tụ và màu sắc thay đổi không đồng đều
theo thời gian; mạch điện cao áp và từ trường mạnh tạo ra vùng sóng điện từ có hại;
kích thước cồng kềnh (màn hình CRT 20' chiếm không gian lớn hơn cả thùng
CPU).LCD đã ra đời theo đà phát triển của công nghệ số.
Tinh thể lỏng (liquid crystal) mang đặc tính kết hợp giữa chất rắn và chất lỏng
được Friedrich Reinitzer, nhà thảo mộc học người Áo, phát hiện vào năm 1898. Trong
tinh thể lỏng, trật tự sắp xếp của các phân tử giữ vai trò quyết định mức độ ánh sáng
xuyên qua. Dựa trên trật tự sắp xếp phân tử và tính đối xứng trong cấu trúc, tinh thể
lỏng được phân thành 3 loại: nematic, cholesteric (chiral nematic) và smectic; nhưng
chỉ tinh thể nematic được sử dụng trong màn hình LCD (Liquid Crystal Display).
Ngành công nghiệp sản xuất LCD chỉ thật sự bắt đầu phát triển vào năm 1960, khi
giới khoa học phát hiện ra phương pháp điều khiển hướng phân bố phân tử tinh thể
lỏng bằng điện trường. Dựa trên kiến trúc cấu tạo, LCD được phân chia thành dòng
sản phẩm DSTN (Dual Scan Twisted Nematic) và TFT (Thin Film Transistor) lần
lượt hướng đến môi trường ứng dụng phổ thông và cao cấp.
Trong bài viết này,chúng em sẽ tìm hiểu “Tổng quan về công nghệ LCD :các
thuộc tính và những bộ mạch cơ bản”..Trong quá trình học môn Cấu kiện điện tử
và lựa chọn đề tài bài tập lớn ,bài viết không tránh khỏi những thiếu sót,chúng em xin
gửi lời cám ơn Thạc sĩ Đinh Thị Nhung,giảng viên khoa ĐTVT đã đọc và tư vấn để
bài viết này được hoàn chỉnh.
Nhóm sinh viên
KSTN-ĐTVT-K52.
LCD Monitor Nhóm SV lớp KSTN-DTVT-K52
3
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT LCD. Trang
1. Lịch sử phát triển...............................................................................................4
2. Đặc tính kỹ thuật. .............................................................................................5
3. Phân loại. ........................................................................................................10
4. Nguyên lý hoạt động. .....................................................................................15
II. TỔNG QUAN VỀ MẠCH MÀN HÌNH LCD.
1.Sơ đồ khối tổng quát........................................................................................24
2.Bộ mạch nguồn. ..............................................................................................26
3.Bộ mạch cao áp................................................................................................29
4.Bộ mạch khởi động . .......................................................................................36
5.Đèn chiếu sáng ngược......................................................................................38
6. Mainboard – Logic board – Scalar board – AD board....................................40
7. Màn hiển thị LCD. .........................................................................................43
III. SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÁC CÔNG NGHỆ.
1.LCD & CRT. ..................................................................................................48
2.LCD & Plasma. ..............................................................................................51
3.LCD & OLED. ...............................................................................................54
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.
LCD Monitor Nhóm SV lớp KSTN-DTVT-K52
4
I. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT LCD.
1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN.
1.1. Vật liệu tinh thể lỏng
· Năm 1888, Austrian Botanist Freidrich Reinitzer đã
khám phá ra tinh thể lỏng. Một loại vật liệu dẫn sáng
quan trọng
1.2. Thời kỳ 1900 – 1970.
Đây là thời kỳ sơ khai của LCD. Bắt đầu với việc nghiên
cứu tính chất của tinh thể lỏng.
· Mặc dù tìm ra tinh thể lỏng tương đối sớm nhưng bắt
đầu từ năm 1958, bằng bài báo của Dr. Glenn Brown
người ta mới chú ý đến vật liệu này.
· Kỷ nguyên của tinh thể lỏng bắt đầu từ năm 1963 khi
lần đầu tiên Richard và Geogre Heilmeier đưa ra đề
xuất dùng vật liệu tinh thể lỏng trong hiển thị hình
ảnh
· Năm 1967 đánh dấu bởi sự kiện James Fergason tìm
ra “twisted nematic”. Ông là người đầu tiên chế tạo ra
màn hình hiển thị đầu tiên
· Tiếp theo đó chiếc LCD vận hành đầu tiên dựa trên chế độ Dynamic Scattering
Mode (DSM) được nhóm của George Heilmeier (Mỹ) công bố năm 1968.
1.3. Thời kỳ 1970 – 1980.
Thập kỷ 70 đánh dấu bởi việc ứng dụng của nó trong việc
hiển thị chữ số.
· Năm 1972, công ty International Liquid Crystal
(ILIXCO) sản xuất ra chiếc đồng hồ sử dụng ý
tưởng của Fergasom
· Năm 1973, công ty Sharp sản xuất ra máy tính bỏ túi sử dụng màn hình DSM
LCD
· Năm 1979, Walter Spear và Peter Le Comber chế tạo ra màn hình màu đầu tiên
dùng công nghệ TFT LCD
1.4. Thời kỳ 1980 – 2000
Bắt đầu thời đại của màn hình LCD dùng trong thương mại
· Năm 1985, Seiko – Epson giới thiệu chiếc ti vi thương
mại đầu tiên sử dụng màn hình màu LCD. Nhưng lúc
này chúng chỉ có 2 inch đường chéo.
Geogre Heilmeier
LCD Monitor Nhóm SV lớp KSTN-DTVT-K52
5
· Năm 1992, Sharp phát triển chiếc màn hình TFT
LCD 16.5 inch đa phương tiện đầu tiên
1.5. Từ năm 2000 – nay:
Màn hình LCD dần thay thế CRT. Kích thước màn hình
và cấu tạo cũng như chất lượng không ngừng được nâng
cao.
2. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT.
Màn hình LCD bao gồm sáu lớp: đèn nền , tấm kính phân cực trên, tấm TFT, 1
lớp dung dich tinh thể lỏng, tấm kính lọc sắc và tấm kính phaan cực thứ hai.
Nguồn sáng huỳnh quang hay còn gọi là đèn nền được đặt sau cùng. Ánh sáng
được phát ra từ đèn nền đầu tiên đi qua lớp kính phân cực thứ nhất, tại đây ánh sáng
bị phân cực.
Ánh sáng phân cực sau đó sẽ đi qua 1 lớp tinh thể lỏng. lớp tinh thể lỏng chứa hàng
triệu hạt tinh thể lỏng được sắp xếp trong các ô. Các ô này được xếp thành hàng dọc
theo màn hình; một hoặc một vài ô tạo nên 1 điểm ảnh (điểm nhỏ nhất có thể phân
biệt cảu màn hình). Dòng điện bao quanh cạnh màn hình tạo nên điện trường làm
xoắn các phân tử tinh thể đồng thời mặt phẳng phân cực của ánh sáng cũng xoay theo
và cho phép ánh sáng đi qua tấm kính phân cực thứ hai. Mỗi phân tử tinh thể vừa cho
phép ánh sáng truyền qua vừa có thể cản lại. Tập hợp các tinh thể tạo nên hình ảnh
chúng ta thấy.
2.1. Kích thước màn hình:
Khi bạn mua một màn hình CRT 17 inch, bạn thông thường chỉ thấy hình ảnh
hiển thị trên một vùng rộng khoảng 16 inch( vùng nhìn thấy) hay hơn 1 chút tùy theo
LCD Monitor Nhóm SV lớp KSTN-DTVT-K52
6
nhãn hiệu và nhà sản xuất. Sự khác biệt giữa kích thước màn hình và kích thước
“vùng nhìn thấy” liên quan đến cấu tạo của màn hình CRT : thông thường bóng đèn
hình của màn hình CRT luôn có khung viền đen bao quanh làm giảm độ rộng vùng
nhìn thấy.
Không giống màn hình CRT, kích thước của màn hình lcd là kích thước thực sự
, tức là nếu bạn mau 1 màn hình 17’’ lcd, bạn sẽ thực sự có 17’’ vùng nhìn thấy. Đây
là kích thước vùng hiển thị của màn hình được đo từ góc dưới đến góc trên đối diện.
Dưới đây là một số so sánh về kích thước giữa CRT và LCD:
17” CRT = 15” TFT
19” CRT = 17”-18.4” TFT
21” CRT = 19”-20” TFT
Lưu ý quy đổi trên không luôn luôn chính xác nhưng đúng cho hầu hết các
trường hợp. Ngày nay, màn hình 15’’ và 17’’ LCD đang ngày càng hiếm trên thị
trường bởi vì các nhà sản xuất hiện đang tập trung vào loại 19’’ hoặc hơn nữa. Đồng
thời họ cũng nghiêng về ưu tiên các loại màn hình rộng ( Widescreen ) hơn. Kích
thước của một màn hình rộng ( wide) LCD
2.2. Thời gian đáp ứng:
Thời gian đáp ứng là chỉ số mà rất nhiều người , đặc biệt là các game thủ , quan
tâm hàng đầu khi chọn mua 1 chiếc màn hình. Nó là khoảng thời gian cần thiết để một
diểm ảnh chuyển từ màu đen ( không hoạt động) sang màu trắng ( hoạt động hoàn
toàn) rồi lại quay về màu đen một lần nữa. Một cách dễ hiểu, đó là tốc độ của điểm
ảnh từ chuyển từ một màu này sang một màu khác đồng thời nó cũng là tốc độ mà
hình ảnh được vẽ lại tren màn hình. Sự biến chuyển này càng nhanh càng tốt. Điều
này làm giảm hiệu ứng bóng mờ trong phim và game ( rất hay xảy ra với các màn
hình co thời gian đáp ứng chậm) đặc biệt trong những pha hành động nhanh.
LCD Monitor Nhóm SV lớp KSTN-DTVT-K52
7
Thời gian đáp ứng được đo bằng mili giây (ms). Số này càng nhỏ càng nhỏ
chứng tỏ thòi gian chuyển đổi càng nhanh ( vi dụ 16 ms nhanh hơn 25 ms). Bạn có thẻ
vào bất cứ cửa hàng bán máy vi tính nào, lấy một tờ giới thiệu va bạn sẽ thấy dòng
chữ nhỏ được in bên cạnh giá màn hình LCD. Nó chỉ ra thòi gian đáp ứng riêng của
mỗi màn hình. Thông thường thời gian đáp ứng càng nhỏ thì giá màn hình đó càng
cao.
2.3. Độ phân giải
Cấu trúc của các loại màn hình, bao gồm LCD,Plasma CRT, xác định bao nhiêu
điểm ảnh đồng thời hiển thị ở cùng 1 thời điểm. Màn hình hiển thị hình ảnh sắc nét
nhất khi ở độ phân giải thực. Đó là số điểm ảnh theo hàng ngang và hàng dọc tạo nên
ma trận hiển thị của màn hình LCD.
Điều chỉnh màn hình máy tính về độ phân giải thấp hơn độ phân giải thực sẽ
gây nên màn hình phải co nhỏ hơn kích thước vùng hiển thị hoặc nó phải thực hiện
ngoại suy. Phép ngoại suy này sẽ ghép các điểm ảnh của màn hình vỡi nhau để cùng
hiển thị một điểm ảnh mà nó muốn hiển thị. Tuy nhiên chất lượng hình ảnh ko thể so
sánh khi ở độ phân giải thực.
Dưới đây là một số độ phân giải thực phổ biến trong các màn hình CLD hiện
nay:
14-15": 1024x768 (XGA)
17-19": 1280x1024 (SXGA)
20"+: 1600x1200 (UXGA)
19” (Widescreen): 1440x900 (WXGA+)
20” (Widescreen): 1680x1050 (WSXGA+)
24” (Widescreen): 1920x1200 (WUXGA)
30” (Widescreen): 2560x1600.
2.4. Độ tương phản
Độ tương phản là công cụ marketing hiệu quả của các nhà sản xuất và nó cũng
là thứ mà khách hàng không dễ nắm rõ. Độ tương phản liên quan đến sự khác biệt khi
so sánh giá trị màu trắng ở mức sáng nhất của màn hình với mức màu đen tối nhất của
nó. Tất nhiên, độ tương phản càng lớn càng tốt. Độ tương phản cao hơn sẽ có màu sắc
trung thực hơn vói ít hơn. Tiêu chuẩn cho các model cấp thấp thông thường là 700:1.
Còn các chuyên gia khuyên cáo đô tương phản nên là 1000:1 hoặc cao hơn,
Tuy nhiên bạn hãy cẩn thận với giới kinh doanh vì đôi khi họ có thể đánh lừa
bạn. Một số công nghệ thổi phồng khả năng điều khiển động độ tương phản và đưa ra
độ tương là 30000:1 hoặc hơn nữa.
2.5. Độ sáng
Độ sáng cho thấy màu trắng tại mức sáng nhất mà màn hình có thể hiển thị. Độ
sáng của 1 màn hình lcd thông thường cũng là quá sáng để cảm thấy thoải mái khi dử
dụng. Chúng ta có thể chỉnh độ sáng trên OSD (On Screen Display). Độ sáng cao
không chỉ giúp năng cao đô tương phản mà còn rất có ích trong các cảnh tối trong
phim/game ( khi đó rát khó để phân biệt giữa các cảnh vật/
LCD Monitor Nhóm SV lớp KSTN-DTVT-K52
8
2.6. Góc nhìn
Màn hình CRT có thể nhìn ở hầu như mọi góc nhưng đó là vấn đề với màn hình
LCD. Góc nhìn thực sự đáng quan tâm nếu bạn muốn cho phép nhiều người cùng xem
1 man hình. Khi bạn sử dụng màn hình LCD, hình ảnh bạn thấy thay đổi theo góc và
khoảng cách đến màn hình. Ở tại góc nào đó, bạn có thể nhận ra hnhf ảnh trên màn
hình mờ đi thậm chí biến mất hoặc thay đổi màu sắc. Nguyên nhân của hiện tượng
này là màn hình LCD tạo nên hình ảnh bởi 1 tấm phim mà khi có dòng điên chạy qua
mỗi điểm ảnh, nó sẽ phát ra màu sắc. vấn đề với tấm phim của mh là màu sắc của tấm
phim chỉ có thể được hiển thị chính xác nếu nhìn thẳng vào.
Màn hình thường được đánh giá bởi góc nhìn lớn nhất có thể trước khi hình ảnh
bắt đầu mờ đi hoặc đổi màu theo cả phương ngang va phương dọc. góc nhìn 180 độ
tức là hnhf ảnh trên màn hình có thể trông thấy rõ ràng từ bất cứ góc độ nào trước
màn hình. Đa số mh hiện nay đều có góc nhìn tối thiểu theo phương ngang là 10 độ và
theo phương dọc là 120 độ. Góc nhìn càng rộng càng thuận lợi cho bạn làm việc
2.7. Kết nối số và kết nối tương tự:
Hai kiểu giao tiếp thông dụng hiện nay giữa màn hình máy tính và máy tính
(thông qua bo mạch đồ hoạ) là: D-Sub và DVI:
· D-Sub là kiểu truyền theo tín hiệu tương tự ( cổng giao tiếp D-SUB có 15 chân
xắp xếp thành 3 hàng ), tất cả các màn hình CRT và rất nhiều mh sử dụng giao
tiếp này.
· DVI là kiểu truyền theo tín hiệu số( cổng giao tiếp gồm 24 chân), đa phần màn
hình LCD hiện nay sử dụng chuẩn này, phần còn lại vẫn sử dụng theo D-Sub.
Kiểu giao tiếp này có ưu điểm hơn so với kiểu D-Sub là có thể cho chất lượng
ảnh tốt hơn. Tuy nhiên để sử dụng kiểu DVI đòi hỏi bo mạch đồ hoạ phải hỗ trợ
chuẩn này (đa số các bo mạch đồ hoạ rời đều có cổng DVI, tuy nhiên bo mạch
đồ hoạ tích hợp sẵn trên bo mạch chủ phần nhiều là không hỗ trợ chuẩn này).
Giao tiếp DVI Giao tiếp D-SUB
Ngoài ra trên một số mh cao cấp hay tivi LCD, để truyền tải phim ảnh hay
game có độ nét cao (chuẩn HD , độ phân giải của hình ảnh là 1920*1080) thường sủ
dụng giao tiếp HDMI. Trên thực tế, HDMI là DVI cộng thêm những tính năng sau
đây:
- Âm thanh (tối đa 8 kênh âm thanh không nén).
LCD Monitor Nhóm SV lớp KSTN-DTVT-K52
9
- Đầu cắm nhỏ hơn.
- Hỗ trợ dải màu YUV.
- CEC (Consumer Electronics Control).
- CEA-861B InfoFrame.
- Vậy nên ưu điểm lớn nhất của HDMI là tích hợp tín hiệu âm thanh và cho hình
ảnh rõ nét hơn
2.8. Tuổi thọ màn hình
Tuổi thọ màn hình là thời gian sủ dụng cảu màn hình để đèn nền mất đi 50% độ
sáng như lúc ban đầu. Thông thường mh có tuổi thọ cao hơn màn hình CRT. Trung
bình tuổi thọ của 1 màn hình LCD là 50000 giờ so sánh với từ 15000 đến 20000 giờ
của màn hình CRT. Do đó sử dụng màn hình LCD là kinh tế hơn nếu xét về lâu dài.
2.9. Điểm chết trong màn hình LCD
Do công nghệ chế tạo các loại màn hình cũng như các sản phẩm khác thì đều có
các lỗi sai hỏng, tuy nhiên điểm chết trong màn hình LCD thì lại là các lỗi có thể
được chấp nhận ở một số lượng nhất định nhằm tránh loại bỏ các sản phẩm mà chi phí
sản xuất của nó còn cao. Số lượng điểm chết thì là một tiêu chí rất quan trọng trong
đánh giá một màn hình LCD, bởi vì một màn hình xuất hiện các điểm chết thì không
thể sửa chữa được, và nó tồn tại suốt đời của chiếc màn hình đó
Ở màn hình loại CRT thì không có khái niệm về điểm chết bởi nguyên lý hiển
thị của chúng không phụ thuộc vào các điểm ảnh cố định như ở màn hình LCD.
Điểm chết có thể là điểm chết đen hoặc điểm chết trắng, loại
điểm chết này rất quan trọng trong chế độ bảo hành của các loại màn
hình máy tính, chẳng hạn như với một số hãng sản xuất cho phép 3
điểm chết trắng và 5 điểm chết đen, nhưng một số hãng đã kiểm tra
và loại bỏ các điểm chết trước khi bán sản phẩm (hoặc cho phép đổi
lại các sản phẩm trước đó)[1]. Trong thời gian trước đây thì tỷ lệ xuất
hiện điểm chết của màn hình LCD chiếm khoảng 30% tổng sản
phẩm xuất xưởng nên các hãng sản xuất có các thái độ riêng về vấn
đề này.
· Điểm chết đen được coi là một điểm ảnh chỉ xuất hiện màu đen trong mọi
trường hợp hiển thị, tức là nó như một chấm bẩn nhỏ trên màn hình LCD bình
thường mà ta có thể thỉnh thoảng nhìn thấy - nhưng nó hoàn toàn màu đen. Các
điểm chết đen chúng ít lộ và dễ lẫn vào hình ảnh bởi đa phần các hình ảnh được
hiển thị trên một nền có màu sắc nào đó không phải hoàn toàn là màu trắng.
· Điểm chết trắng là các điểm mà lúc nào cũng phát ra một màu trắng, chúng rất
dễ lộ nên thường gây ra sự khó chịu từ người sử dụng. Tôi nhận thấy rằng nếu
Một điểm chết
đen
LCD Monitor Nhóm SV lớp KSTN-DTVT-K52
10
như chỉ soạn thảo văn bản hoặc duyệt web thì có lẽ các điểm chết trắng có lẽ
không quan trọng, nhưng nếu xem một bức ảnh tối màu thì điều đó thật tệ.
Để kiểm tra các điểm chết trên các màn hình LCD, tốt nhất dùng các phần mềm
chuyên dụng (rất dễ tìm các phần mềm kiểu này bởi chúng thường miễn phí do sự đơn
giản của nó có thể chỉ là hiển thị các màu sắc khác nhau thay đổi theo thời gian), hoặc
nếu không có các phần mềm, người sử dụng có thể tạo các ảnh toàn một màu đen,
toàn một màu trắng, toàn một màu khác và xem nó ở chế độ chiếm đầy màn hình (full
screen) để kiểm tra và đếm các điểm chết.
3. PHÂN LOẠI.
Có 2 kiểu hiện thị màu sắc cơ bản của LCD là :ma trận thụ động và ma trận
chủ động.
Trên bảng điều khiển màu sắc của LCD,mỗi điểm ảnh được tạo bởi 3 ô tinh thể
lỏng.Những điểm ảnh không chắc sẽ tạo ra những màu sắc ta nhìn thấy.Tia sáng trắng
chuyển qua mỗi điểm ảnh,được lọc để lấy màu sắc chỉ định.Mặt trước của màn hình
được phủ lớp chất lọc màu ,trước mỗi ô màu đỏ -lục-xanh (dot). Tia sáng chiếu tới ô
lọc tạo ra màu sắc hiển thị trên LCD.
Mỗi ô hoặc điểm ảnh phụ (subpixel -1 pixel bao gồm 3 điểm phụ hợp lại) ,có
thể được định vị một cách riêng rẽ với một điện áp điều khiển.Chẳng hạn, như 1
pannel chuẩn SXGA ( 1280 x 1024 ) có khoảng 4 triệu điểm phụ ( sub pixel) :1280
x1024 x3 .Nếu có 7 điểm chết thì tỉ lệ điểm chết là cực nhỏ : 0.00018 % trên tổng số 4
triệu sub pixel
(1280 Horizontal Pixels) x (1024 Vertical Pixels) x (3 sub-pixels per pixel) =
3,932,160 sub-pixels
[(7 non-performing pixels) / (3,932,160 sub-pixels)] x 100% = 0.00018 %
LCD Monitor Nhóm SV lớp KSTN-DTVT-K52
11
LCD được chia thành 2 dòng sản phẩm chính:
3.1. LCD MA TRẬN THỤ ĐỘNG (DSTN)
Những màn hình LCD dùng ma trận thụ động - Passive (DSTN , CSTN ... )
dùng trong máy tính xách tay có chất lượng hình ảnh không sắc nét và không có góc
nhìn rộng như những màn hình Active . Thành phần của chúng có nhiều lớp .
Đầu tiên là tấm kính phủ lớp Oxide kim loại. Vật chất có độ trong suốt cao để
không gây cản trở tính trung thực của hình ảnh. Hoạt động này là những lưới gồm hàn
và cột điện cực cho dòng điện đi qua cần thể kích hoạt những thành phần trên màn
hình . Có một lớp Polyme có những khe song song với nhau để định hướng những
phân tử tinh thể lỏng theo hướng thích hợp và cung cấp thành phần cơ bản là những
phân tử tinh thể lỏng trong đó .
Sườn của nó được dán bằng Epoxy , bên trong nó được phủ đầy bằng những
tinh thể lỏng giữa những tấm ( trạng thái chân không ) trước khi chúng được dán
lại.Trước kia quá trình này hay bị lỗi và kết quả là nhiều điểm Pixel bị lỗi tại những vị
trí mà tinh thể lỏng bị lỗi trên màn hình hiển thị.
LCD Monitor Nhóm SV lớp KSTN-DTVT-K52
12
Tiếp theo là lớp phân cực được gắn mặt ngoài của mỗi tấm kính để định hướng
của lớp liên kết . Đối với DSTN , lớp định hướng liên kết lớp giữa 90 độ và 270 độ ,
phụ thuộc vào sự quay của lớp tinh thể bên trong . Có ánh sáng đằng sau ( Backlight
)được đưa thêm vào , thông thường là ống huỳnh quang Cold-Cathode được gắn ở
sườn trên và sườn dưới của Panel .
Hình ảnh xuất hiện trên màn hình được tạo ra do ánh sáng xuyên qua những lớp
của Panel . Khi kh