Chuyên đề Tổng quan về ngân hàng thương mại

Có nhiều khái niệm về NHTM nhưng để đưa ra một khái niệm chính xác và tổng quát thì ta phải dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính, đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động. Ví dụ: Theo Luật Ngân hàng của Pháp, năm 1941 định nghĩa: “Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở hành nghề nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác, số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”. Hay theo Luật Ngân hàng của Ấn Độ năm 1959 đã nêu: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư” Và ở Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khoá X thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997, định nghĩa về NHTM như sau:“Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động của ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”.

doc38 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8516 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổng quan về ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Tây Đô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh  Chuyên đề: TỔNG QUAN VỀ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Cẩm Tuyền Nhóm 8: 1. Phạm Thị Tài Linh Mssv: 0854020185 2. Phạm Thị Minh Hà Mssv: 0854020090 3. Đặng Thành Danh Mssv: 0854020045 4. Huỳnh Hải Hưng Mssv: 0854020131 5. Võ Thành Đông Mssv: 0854020062 CHƯƠNG I: Đại cương về Ngân hàng thương mại (NHTM) Khái quát sự ra đời và phát triển của NHTM: Khái niệm NHTM Có nhiều khái niệm về NHTM nhưng để đưa ra một khái niệm chính xác và tổng quát thì ta phải dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính, đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động. Ví dụ: Theo Luật Ngân hàng của Pháp, năm 1941 định nghĩa: “Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở hành nghề nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác, số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”. Hay theo Luật Ngân hàng của Ấn Độ năm 1959 đã nêu: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”… Và ở Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khoá X thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997, định nghĩa về NHTM như sau:“Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động của ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”. Tóm lại: NHTM là tổ chức tài chính trung gian giữa người thừa tiền và người thiếu tiền; giữa nhà nước và người dân, doanh nghiệp và giữa các NHTM với nhau. Như vậy, mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau về định nghĩa NHTM (nó tùy thuộc vào tập quán pháp luật của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ) nhưng khi đi sâu phân tích, khai thác nội dung của từng định nghĩa đó, người ta dễ dàng nhận thấy rằng: tất cả các NHTM đều có chung một tính chất đó là việc nhận tiền ký thác – tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính ngân hàng đó. Sự ra đời và phát triển của NHTM: Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân và nền kinh tế. Trong các nước phát triển hầu như không có một công dân nào là không có quan hệ giao dịch với một Ngân hàng thương mại. NHTM được coi như là một định chế tài chính trong kinh tế. Khi nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động dịch vụ của ngân hàng càng được nâng cao và quen thuộc đời sống con người. Mọi công dân đều chịu tác động từ các ngân hàng, dù họ chỉ là khách hàng gửi tiền, một người vay hay đơn giản là người đang làm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng. Qua sự phân tích lịch sử phát triển của hệ thống Ngân hàng trung gian, có thể nói, NHTM ra đời bằng hai con đường: Con đường thứ nhất: Những người chuyên làm nghề kinh doanh tiền đúc (bảo quản, đổi tiền) dần dần tích lũy được một số vốn, chuyển sang hoạt động cho vay nặng lãi, cùng với sự phát triển của xã hội, với sức ép từ phía Nhà nước và Giáo hội, họ từng bước hạ lãi suất cho vay, mở rộng các hoạt động nghiệp vụ để hình thành các “ngân hàng” cổ từ thế kỷ XIII trở về trước. Đây là con đường phát triển lâu dài hàng ngàn năm từ thời Trung Cổ. Con đường thứ hai: Các nhà kinh doanh trong lĩnh vực công thương nghiệp, dịch vụ, đứng trước gánh nặng lãi suất của “ngân hàng” cho vay nặng lãi, đã làm cho họ phải hợp lực lại với nhau, hùn vốn, góp vốn để lập ra các Hội tín dụng và sau đó phát triển thành các NHTM để hoạt động kinh doanh ngân hàng với lãi suất thích hợp và vừa phải. Các NHTM này được ra đời vào khoảng thế kỷ XVI trở về sau. Ví dụ: Ở Ý có Istituto Bancario Sanpaolo di Torino (1563), Banco di Napoli (1591), ở Hà Lan có Amsterdam Bank (1600), ở Anh có Bank of England (1694) và trở thành NHTW của Anh quốc vào năm 1947 …Từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII hàng loạt các ngân hàng cổ phần tư nhân được thành lập ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ, còn ở Châu Á các ngân hàng ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XIX trở về sau (Trung Quốc 1896, Đông Dương 1875…) Có thể nói ngay từ thời xa xưa ngân hàng đã tồn tại từ Ngân hàng thợ vàng của việc đổi tiền hoặc đúc tiền của các thợ vàng và cho vay nặng lãi của người giàu, đến sự ra đời của NHTM xuất phát từ vận động của tư bản thương nghiệp và gắn liền với quá trình luân chuyển của tư bản thương nghiệp chủ yếu cho các nhà buôn vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và ngày nay NHTM hiện đại với thanh toán điện tử và vi tính hóa. Sau năm 1986 Đại hội Đảng lần VI đã đề ra mục tiêu: “Đổi mới toàn diện”- Ngân hàng phát triển một bước mới. Chức năng và vai trò của NHTM Chức năng của NHTM: Trong sự phát triển của nền kinh tế-xã hội, Ngân hàng là một yếu tố không thể thiếu bởi các chức năng cơ bản của nó: là trung gian tài chính, tạo phương tiện thanh toán, trung gian thanh toán. Trung gian tài chính: NHTM là cầu nối giữa những người có vốn dư thừa và những người có nhu cầu về vốn. Ký thác, gửi tiền Cấp tín dụng Sơ đồ thể hiện chức năng trung gian tài chính của NHTM Từ “trung gian” ở đây có thể hiểu theo hai ý nghĩa: Trung gian giữa các khách hàng với nhau. Trung gian giữa ngân hàng Trung ương và công chúng: Ngân hàng Trung ương hay ở Việt Nam thường gọi là ngân hàng Nhà nước không có giao dịch trực tiếp với công chúng mà chỉ giao dịch với các NHTM, trong khi các NHTM vừa giao dịch với ngân hàng Trung ương lại vừa giao dịch với công chúng. Với chức năng trung gian tài chính, NHTM thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: Huy động các nguồn từ các chủ thể tiết kiệm có vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế: nhận tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền tệ, tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và cá nhân, phát hành kỳ phiếu ngân hàng để huy động vốn trong xã hội… Cấp tín dụng đầu tư đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế xã hội. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế cá nhân. Chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá. Cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp và các hình thức cấp tín dụng khác. Chức năng trung gian tín dụng của NHTM góp phần tạo lợi ích cho các chủ thể tham gia kinh tế và lợi ích chung của nền kinh tế. Đối với người gửi tiền: thông qua cơ chế huy động vốn của ngân hàng đã tập hợp các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi và tạo ra thu nhập cho những người gửi tiền dưới hình thức lãi tiền gửi. Đồng thời ngân hàng cũng đảm bảo an toàn cho các khoản tiền gửi và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ thanh toán tiện lợi. Đối với người vay: Tiết kiệm được chi phí, thời gian, sức lực cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi chắc chắn và hợp pháp, họ sẽ thoả mãn được nhu cầu về vốn. Đối với bản thân ngân hàng: Ngân hàng sẽ được khoản lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Đối với nền kinh tế: cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp, khuyến khích sản xuất, tạo việc làm, đồng thời giảm nhập khẩu hàng hoá. Điều tiết vốn trong khu vực dân cư, khuyến khích nhu cầu tiêu dùng hàng hoá Ngân hàng đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Chức năng trung gian thanh toán: NH thực hiện chức năng trung gian thanh toán làm cho nó trở thành thủ quỹ cho khách hàng. Việc nhận tiền gửi và theo dõi các khoản thu, chi trên tài khoản tiền gửi của khách hàng làm cho ngân hàng thực hiện được vai trò trung gian thanh toán. Chức năng trung gian thanh toán được thể hiện qua biểu đồ sau: Cung ứng hàng hoá, dịch vụ lệnh chi Báo nợ Báo có Trong chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho khách hàng: NHTM có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu mở tài khoản giao dịch cho khách hàng khi họ yêu cầu (theo quy định về việc mở và sử dụng tài khoản giao dịch tại ngân hang). Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng (thanh toán không dùng tiền mặt, nó được thực hiện qua phản ánh trên sổ sách ngân hàng). Thanh toán qua ngân hàng là thanh toán bằng chuyển khoản tức là bằng cách ghi Nợ, ghi Có vào các tài khoản liên quan, chứng từ do chính ngân hàng cung cấp và kiểm soát, đảm bảo quá trình thanh toán được tiến hành nhanh chóng, an toàn và chính xác, quyền lợi của khách hàng sẽ được đảm bảo. NHTM cung cấp nhiều loại phương tiện thanh toán khác nhau cho khách hàng như: séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, thư tín dụng, các loại thẻ,… Cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng. Chức năng trung gian thanh toán cho phép làm giảm bớt chi phí và lượng tiền mặt lưu hành, tăng khối lượng thanh toán bằng chuyển khoản. Thanh toán không dùng tiền mặt cho phép khách hàng thực hiện thanh toán nhanh chóng và hiệu quả, góp phần tăng tốc độ lưu thông hàng hoá, tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả của quá trình tái sinh sản xuất xã hội. Việc cung ứng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho ngân hàng thu hút khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng và do đó tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn tiền gửi. Chức năng tạo phương tiện thanh toán: Các ngân hàng thương mại hiện nay đang có lợi thế lớn về tiền gởi thanh toán do nắm giữ phần lớn quan hệ tín dụng và chi phối cả quan hệ thanh toán với doanh nghiệp mở tài khoản. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp, góp phần tạo ra nguồn thu lớn về dịch vụ.Từ năm 2000, khi xu thế mở cửa thực sự ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh, kéo theo sự phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại.Doanh số hoạt động này có mức tăng trưởng đều đặn. Tuy nhiên, doanh số hoạt động trong lĩnh vực này phụ thuộc nhiều vào sự biến động về tỷ giá ngoại tệ, về những ảnh hưởng kinh tế, chính trị mang tính khu vực và quốc tế. Với tác động của quá trình toàn cầu hóa, việc mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài, cân đối nguồn ngoại tệ trong thanh toán luôn được chú trọng để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, các ngân hàng không chỉ phục vụ nhà nhập khẩu( ngân hàng mở thư tín dụng) dựa theo yêu cầu của nhà nhập khẩu(người đề nghị mở thư tín dụng) tiến hành mở một thư tín dụng (Letter of Credit- L/C) mà còn đứng ra trả tiền có điều kiện cho nhà sản xuất, Phương thức tín dụng chứng từ ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn trong thanh toán quốc tế. Vai trò của Ngân hàng thuơng mại: 2.1 Đối với nước ta: Kể từ khi hình thành nên hệ thống Ngân hàng hai cấp: Ngân hàng trung ương và Ngân hàng thương mại, trong đó các Ngân hàng thương mại thực hiện hoạt động kinh doanh về tiền tệ và ngày càng được mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng đã đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vốn và dịch vụ Ngân hàng cho nền kinh tế. Bên cạnh đó ngành Ngân hàng TM còn có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ thuế và lợi nhuận cho ngân sách Nhà nước mỗi năm hàng tỷ đồng, bằng nguồn quỹ phúc lợi và sự đóng góp của cán bộ, công nhân viên, ngành Ngân hàng còn tham gia đóng góp nhiều hoạt động xã hội khác như: xóa đói giảm nghèo, ủng hộ quỹ từ thiện, khắc phục hậu quả thiên tai... Đối với nền kinh tế chung của thế giới: Cũng như đối với nước ta, nếu như xem thế giới là một đất nước thì NHTM là nhân tố, là động lực phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Nó giúp cho việc thanh toán xuyên quốc gia diễn ra dễ dàng và nhanh chóng. Bên canh đó, với những điều khoản cũng như quy định do NHTM đặt ra cho thị trường phái sinh này mà các nhà xuất khẩu và nhập khẩu đảm bảo được quyền lợi, quyền hạn và trách nhiệm mỗi bên để không bên nào phải chịu thiệt. cũng chính nhờ có thị trường phái sinh này mà nền kinh tế chung của thế giới như có một ban tay vô hình tác động vào, điều hòa luồng tiền lưu thông, ổn định tỷ giá hối đoái, bổ trợ co nền kinh tế phát triển. Hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của hệ thống Ngân hàng cũng không ngừng phát triển, giúp khai thác được nguồn vốn đáng kể từ nước ngoài cho phát triển đất nước. Đến nay quan hệ song phương về hợp tác Ngân hàng giữa Việt nam với các nước đã không ngừng phát triển và mở rộng. CHƯƠNG II: Phân loại hệ thống Ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Phân loại NHTM Căn cứ theo hình thức sở hữu: Các Ngân hàng thương mại được phân thành: - Ngân hàng sở hữu tư nhân: Là ngân hàng được thành lập bằng vốn của một cá nhân. Đây là các ngân hàng nhỏ, thường chỉ hoạt động trong phạm vi một địa phương với đối tượng phục vụ chủ yếu là những người trong địa phương. - Ngân hàng sở hữu của các cổ đông: Là ngân hàng được hình thành từ nguồn vốn thông qua tập trung phát hành cổ phiếu. Những người nắm giữ cổ phiếu này chính là những người chủ của ngân hàng. Họ có quyền tham gia vào các hoạt động của ngân hàng và được chia lãi cổ tức. Do huy động từ nhiều người nên các ngân hàng này có vốn chủ sở hữu lớn, có các hình thức kinh doanh đa dạng. - Ngân hàng sở hữu nhà nước: Là loại hình ngân hàng có vốn chủ sở hữu thuộc về Nhà nước. Đây là loại hình ngân hàng có thể nói là an toàn nhất, rất ít khi bị phá sản. Tuy nhiên, các ngân hàng này nhiều khi phải thực hiện những nhiệm vụ nhà nước giao, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Ngân hàng liên doanh: Là Ngân hàng được thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là ngân hàng thương mại Việt nam và bên khác là ngân hàng thương mại nước ngoài có trụ sở đặt tại Việt nam, hoạt động theo pháp luật ở Việt nam. Căn cứ theo cơ cấu tổ chức Ngân hàng sở hữu công ty và công ty sỡ hữu ngân hàng: Sự phân chia này là do pháp luật ở nhiều nước cấm không cho ngân hàng trực tiếp tham gia vào một số hoạt động kinh doanh như: buôn bán chứng khoán, bất động sản... nên các ngân hàng tổ chức ra các công ty riêng, có tư cách pháp nhân để kinh doanh. - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Do ngân hàng nước ngoài thành lập, được đặt trụ sở trong nước, hoạt động theo luật pháp trong nước. vốn điều lệ được ngân hàng chính quốc cung ứng theo mức vốn quy định của ngân hàng trung ương nước sở tại quy định. Căn cứ theo tính chất hoạt động - Ngân hàng chuyên doanh và ngân hàng đa năng: Ngân hàng chuyên doanh là ngân hàng hoạt động theo hướng chuyên doanh, thường chỉ cung cấp một số dịch vụ ngân hàng nhất định. Ngân hàng đa năng là ngân hàng cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng. Đây là xu hướng chủ yếu hiện nay của các ngân hàng thương mại. - Ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ: Ngân hàng bán buôn là loại hình ngân hàng mà hoạt động của nó chủ yếu thực hiện đối với các khách hàng lớn. Số lượng các giao dịch của ngân hàng bán buôn nhỏ song về giá trị một dịch vụ lại lớn. Ngân hàng bán lẻ là loại hình ngân hàng mà hoạt động chủ yếu của nó thực hiện đối với các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Số lượng các giao dịch của ngân hàng bán lẻ lớn song giá trị một giao dịch thường nhỏ. Hệ thống NHTM ở Việt Nam Trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung: NHTM là một sản phẩm độc đáo của nền kinh tế sản xuất hàng hóa trong kinh tế thị trường,nó là một tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế. Bản chất, chức năng, các hoạt động nghiệp vụ của các ngân hàng hầu như gán liền với nền kinh tế của đất nước, song quan niệm về ngân hàng thời kì kế hoạch hóa tập trung ở nước ta lại có phàn chậm phát triển hơn một số nước phát triển khác. Do quan niệm còn hạn chế của cơ chế lãnh đạo cũ nên trước đổi mới( Đại hội Đảng lần 6-1986) nên ở Việt Nam chỉ tồn tại một ngân hàng duy nhất đó là Ngân hàng dự trữ. Ngân hàng dự trữ này được xem là nền tảng của những cải cách, quá trình xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ. NHTM lúc này hầu như là chưa được phép thành lập và hoạt động nhưng để phát triển và hội nhập thì điều quan trọng là phải “đổi mới” và đại hội Đảng lần 6 đã nắm bắt được xu thế. Từ đó, NHTM bắt đầu phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động hội nhập thế giới, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. Trong nền kinh tế thị trường: Hiện nay, ở Việt Nam có các loại hình ngân hàng sau: - Ngân hàng thương mại quốc doanh: Các ngân hàng này được nhà nước cấp vốn và hoạt động chịu sự quản lý của nhà nước. Ngoài việc tiến hành kinh doanh bình thường: huy động vốn, cho vay và các dịch vụ khác, ngân hàng còn phải thực hiện các nhiệm vụ nhà nước giao cho. - Ngân hàng thương mại cổ phần: Đây là các ngân hàng được thành lập và hoạt động theo luật công ty cổ phần. Sở hữu ngân hàng là các cổ đông, họ cùng nhau góp vốn để hình thành và hoạt động theo quy định của pháp luật như: Ngân hàng TMCP Kiên Long, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Viêt Nam, … - Ngân hàng liên doanh: Là ngân hàng được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Vốn điều lệ là vốn góp của bên ngân hàng Việt Nam và bên ngân hàng nước ngoài, có trụ sở chính tại Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. (IndoVina Bank) . - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Là một bộ phận của ngân hàng nước ngoài (ngân hàng nguyên xứ) hoạt động tại Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. (HSBC, Citibank). - Ngân hàng đầu tư: Ngân hàng đầu tư hoạt động với mục tiêu đầu tư trung và dài hạn, cũng vì sự phát triển nhưng thông qua hình thức đầu tư gián tiếp thông qua các giấy tờ có giá. - Ngân hàng phát triển: Ngân hàng phát triển có nét đặc trưng nổi bật là những ngân hàng này tập trung vốn huy động trung, dài hạn và đầu tư trung, dài hạn vì sự phát triển. Hoạt động đầu tư của loại ngân hàng này chủ yếu đầu tư trực tiếp qua các dự án. -Ngân hàng hợp tác: Ngân hàng hợp tác hay gọi rộng ra là những tổ chức tín dụng hợp tác, là những tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể, được các thành viên tự nguyện lập lên không phải vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu tương trợ lẫn nhau về vốn và dịch vụ ngân hàng. Sự khác nhau giữa NHTM và các định chế tài chính khác Định chế tài chính Phi Ngân hàng là loại hình tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động Ngân hàng như là hoạt động kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kì hạn và không làm dịch vụ thanh toán. Các tổ chức tài chính phi Ngân hàng bao gồm: Công ty Bảo hiểm, Công ty Tài chính, Quỹ đầu tư, các định chế tài chính phi Ngân hàng khác (Quỹ cho vay của chính phủ, các công ty chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán…) Các Tổ chức tài chính phi Ngân hàng có một số đặc điểm chung như: Huy động có kỳ hạn để đưa vào lĩnh vực đầu tư .Cung cấp một số loại hình dịch vụ ngân hàng như nhận đại lý, môi giới, ủy thác… và mỗi loại hình còn có chức năng đặc biệt tùy theo mục tiêu hoạt động Không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không làm dịch vụ thanh toán cho khách hàng nên không tham gia vào quá trình tạo tiền và do đó không bị chi phối, điều hành, kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Trung ương. Vậy: nếu như các khoản đầu tư của Ngân hàng thương mại chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại và công nghiệp thì các tổ chức tài chính phi ngân hàng lại tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chứng khoán, cho vay tiêu dùng và thế chấp Sự khác nhau cơ bản giữa NHTM với NH CSXH, NH hợp tác và NH phát triển: CHƯƠNG III: Nghiệp vụ của NHTM I . Nghiệp vụ của NHTM Trên thế giới, nghiệp vụ ngân hàng được hiểu theo nghĩa rộng, tức là toàn bộ các hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối… Mà ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp và công chúng Điều 7 chương 1 luật các tổ chức tín dụng: “hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Như vậy có sự phân biệt giữa hoạt động kinh doanh tiền tệ và ngân hàng. Nhưng nghiệp vụ của ngân hàng thương mại theo tổng quan thì có các nghiệp vụ chính sau: 1
Luận văn liên quan